Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4-5 tuổi
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Một tấm gương sáng ngời về đạo đức, phong cách, lối sống, tư tưởng của dân tộc Việt Nam và các nước trên thế giới. Người luôn sống mãi trong lòng kính yêu vô hạn của nhân dân Việt Nam. Lúc sinh thời, Người đã dành tình cảm và lòng yêu thương vô hạn đặc biệt cho các em nhỏ, những mầm non tương lai của đất nước. Sự quan tâm, yêu thương đặc biệt của Người dành cho các em nhỏ còn bắt nguồn từ tận sâu trong đáy lòng, từ sự nhìn xa trông rộng: “Trẻ em như búp trên cành”, trẻ em như những mầm chồi non nớt, đang trong độ tuổi ăn, tuổi ngủ cần được chăm sóc, nuôi dưỡng, phát triển cả thể chất và tâm hồn bằng tất cả lòng yêu thương nhất của con người. “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Vì mai sau các em là chủ nhân tương lai của đất nước, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun trồng thế hệ mầm non của đất nước. Phải vun trồng cho các em có đạo đức, thói quen đoàn kết và tập thể, giúp cho các em phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức - trí - lao - thể - mỹ, dần hình thành nhân cách cho trẻ.
Đặc biệt lòng yêu thương là một trong những tình cảm quý báu không thể thiếu đối với tâm hồn trẻ thơ. Ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, các em đã biết đến lòng yêu thương. Lòng yêu thương là chất men nuôi dưỡng tâm hồn cùng với sự phát triển của trẻ em đến hết cuộc đời. Khi thiếu hoặc không có lòng yêu thương, các em nhỏ sẽ trở nên buồn chán, không có niềm vui và sức mạnh, thậm chí còn trở nên thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, không có niềm tin vào cuộc sống, có những hành vi, hành động làm tổn thương và nguy hiểm đến những người xung quanh như bạn bè, các em bé, người thân, sống lệch lạc về chuẩn mực đạo đức gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho gia đình và xã hội.
Mọi người trong chúng ta, với vai trò là ông bà, cha mẹ đều có mong muốn và hy vọng con cháu mình là người tốt; có đạo đức, có lòng yêu thương với mọi người; ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Một đứa trẻ khi được dành nhiều tình yêu thương ngay từ nhỏ, được học và biết cách thể hiện lòng yêu thương với mọi người, mọi vật xung quanh sẽ có nền tảng để trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.
ì nữa?”. “Tụi mình đã hút đầy nước yêu thương và vắt nước yêu thương ấy cho bạn bọt biển buồn phiền hay cáu giận đó”. Bọt biển nháy mắt: “Thế thôi, dễ lắm”. Cô bé chân thành: “Bạn đúng là bạn của mình, Bọt biển ạ. Mình muốn được như bạn. Những cậu bé và cô bé chúng mình có thể hấp thụ yêu thương và sẽ hạnh phúc như bạn không?”. Bọt biển chắc chắn: “Dĩ nhiên là được!”. Cô bé chợt nhớ: “Mình không phải là bọt biển! Mình là một cô bé. Làm sao mình có thể làm được?”. Bọt biển tự tin: “Không sao! Chỉ cần bạn tin vào tình yêu. Bạn giống bọt biển vì bạn có thể tự làm đầy mình bằng tình yêu thương, và bạn có thể cho đi tình yêu đó”. Cô gái thốt lên vui vẻ: “Thật tuyệt vời! mình sẽ thử!”. Cô bé bắt đầu hít thở thật sâu. Cô bé để ý hít vào tình yêu thương và thở ra. Cô bé mỉm cười đồng ý: “Đúng thật! Mình thấy hạnh phúc hơn rồi!”. Bọt biển nói: “Thấy không, rất dễ. Đối với tình yêu, tất cả chúng ta đều như nhau”. * Bài hát 1: Tình yêu sẽ là gì đó, nếu được cho đi Tình yêu sẽ là gì đó, nếu con cho đi. Con cho đi, cho đi. Tình yêu sẽ là gì đó, nếu con cho đi. Và rồi, con sẽ nhận được nhiều hơn... Tình yêu như một đồng xu có phép màu. Càng giữ chặt thì càng không có. Hãy cho mượn, chi sài và con sẽ được nhiều Những đồng xu hơn nữa * Bài hát 2: Người bạn thân màu xanh Điệp khúc: Người bạn thân luôn biết quan tâm Ngay lập tức xuất hiện khi cần Người bạn thân ấy Có màu xanh biếc Là điều bé nghĩ cho bạn. Người bạn của bé Lời: Những lúc bé buồn, người bạn ấy nói Nói cho tớ biết Nỗi buồn sẽ qua. Bạn cho bánh ngọt, cả đồ chơi nữa Không hay chút nào nếu làm bạn ngã Không hay chút nào khi làm bạn buồn. * Bài hát 3: Chia sẻ Điệp khúc: Thật đẹp khi em biết Chia sẻ, chia sẻ, và chia sẻ. Thật hay khi em biết Quan tâm, quan tâm và quan tâm. Em có bạn khắp nơi Khi em biết chia sẻ. Lời: Em nhường búp bê đẹp? Em đưa bạn đồ chơi Cùng chơi và cùng chơi Tự nhiên biến thành hai! Ai kia, có phải Johnny? Cùng chơi nào Johnny Chúng ta cùng chơi nhé Và có thêm bạn mới. (Đóng góp của Max và Marcia Nass) * Bài hát 4: Ai đó nói: Mình yêu bạn Ai đó nói: “Mình yêu bạn Mình muốn là bạn của bạn”, Thì trái tim mình hạnh phúc Và hài lòng. La, la, la, la, la. La, la, la, la, la. La, la, la, la, la. La, la, la, la. Ai đó nói: “Bạn là ngôi sao đáng yêu, Mình muốn tỏa sáng như bạn”, Thì trái tim mình hạnh phúc Và hài lòng. * Bài hát 5: Những ngôi sao hạnh phúc Em hạnh phúc, em hạnh phúc, Em là một ngôi sao, Em hạnh phúc, em hạnh phúc Em là một ngôi sao, Em hạnh phúc khi nhớ Em luôn tỏa sáng, Em hạnh phúc, em hạnh phúc Em là một ngôi sao. Em trao tình yêu thương Cho mọi người từ trong tim Em trao ánh sáng cho mọi người, Làm họ cũng tỏa sáng. 3.5 Biện pháp 5: Xây dựng môi trường học tập. Xây dựng môi trường giáo dục với nhiều góc mở tạo cơ hội cho trẻ chủ động học tập, rèn luyện kỹ năng theo trình độ, khả năng của mỗi cá nhân trẻ là một trong những tiêu chí của đổi mới chương trình giáo dục hiện nay. Chính vì vậy, xây dựng môi trường hoạt động tốt là nhằm tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, trải nghiệm củng cố những kiến thức đã lĩnh hội được trong tiết học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Ngoài ra còn giúp trẻ giảm bớt căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập và cung cấp nhiều vốn kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như ý thức tự lao động phục vụ. Xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ vui chơi còn hình thành ở trẻ những tình cảm đẹp đẽ, tình yêu thương đối với trường lớp, cô giáo, bạn bè, ông bà, cha mẹ và những kỹ năng cần thiết trong quá trình ứng xử giao tiếp với mọi người xung quanh. Tôi luôn chú ý tạo cảnh quan sư phạm trong phòng học, đồ dùng đồ chơi được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, từng góc riêng biệt. Mỗi kệ góc tôi đều thay đổi và làm mới để hấp dẫn trẻ, tạo cảm giác thích thú luôn mong muốn được sắp xếp ngăn nắp. Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé, nặn các sản phẩm để trang trí các góc. Cô giáo là trung tâm hướng trẻ tới các giá trị sống, kỹ năng sống; qua các tập thơ truyện, tạp chí, họa báo,... mở ra ý nghĩa, truyền cho thính giả nhỏ tuổi những tình cảm, xúc cảm với mọi người, mọi vật xung quanh, hiểu và biết cách thể hiện lòng yêu thương ngay từ khi còn nhỏ. Vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã sưu tầm sách văn học, những tập thơ truyện, các hoạ báo, tạp chí, tranh rối làm bằng bìa giấy màu (do trẻ và cô tự làm) có nội dung giáo dục lòng yêu thương trưng bày ở góc "Yêu thương" để tạo môi trường học tập cho trẻ, để trẻ được xem, được quan sát và được tìm tòi khám phá một cách có hiệu quả nhất. a/ Xây dựng môi trường học tập cho trẻ thông qua việc bố trí góc chơi phù hợp với lớp học. Để hoạt động vui chơi của trẻ đạt kết quả tốt thì trước hết phải xây dựng được góc chơi phù hợp. Ví dụ: Khu vực góc chơi thiên nhiên tôi bố trí ngoài hành lang phía trước của lớp, để tận dụng ánh sáng cho cây cối, vừa để tạo cảnh quan cho lớp. Tôi xây dựng góc“Yêu thương”, cho các cháu ngồi vào phía ngoài gần cửa sổ, tách riêng các góc chơi khác, để các cháu được yên tĩnh xem sách, xem truyện, làm những món quà, bưu thiếp, trái tim, nói những lời yêu thương mà không bị ảnh hưởng. b/ Xây dựng môi trường học tập thông qua việc chọn tiêu đề, tranh ảnh thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ : Ở góc yêu thương, tôi cho trẻ làm những trái tim đầy màu sắc bằng bìa cứng để trang trí, có bàn học, trải chiếu, sách truyện và lấy tên góc là “Góc yêu thương” để thu hút trẻ. Hình ảnh: Góc yêu thương. Ngoài việc lựa chọn tiêu đề ra, tôi còn chú ý tới tranh ảnh của mẫu gợi ý trong góc chơi. Vì ở trẻ khả năng tư duy chưa bền, trẻ dễ nhớ, mau quên. Nên trong mỗi chủ điểm, mỗi góc chơi cần có tranh mẫu gợi ý cung cấp kiến thức cho trẻ quan sát. Những bức tranh mẫu đó phải có hình ảnh sinh động, màu sắc đẹp, thu hút trẻ, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ Hình ảnh: Mẫu gợi ý trong góc chơi: “Yêu thương là quan tâm, chia sẻ” Thông qua hình thức này trẻ được quan sát và cùng nhau bàn luận bức tranh về lòng yêu thương. Trẻ biết: “Yêu thương là quan tâm, yêu thương là chia sẻ, yêu thương là tốt bụng”. Qua đó trẻ có thể hiểu ý nghĩa và nội dung giáo dục. Ví dụ : Khi dạy trẻ biết “Giải quyết xung đột - Cư xử bằng trái tim” Tôi xây dựng môi trường học tập cho trẻ bằng hình thức: Trang trí mảng tường có nhiều loài hoa nổi bật, phía trên tôi gắn hình ảnh hai bạn nhỏ đang ôm nhau rất hạnh phúc. Hay khi dạy trẻ biết “Yêu thương là quan tâm”, tôi trang trí mảng tường bằng các sản phẩm do trẻ tự làm như: bưu thiếp, hộp quà, tranh vẽ, trái tim,... mà ở mỗi sản phẩm có ghi những lời chúc, lời quan tâm của trẻ dành cho người thân, bạn bè, cô giáo,... Tóm lại, cô cần xây dựng môi trường học tập cho trẻ bằng nhiều cách sao cho phù hợp với nội dung bài dạy mình đang thực hiện. Và luôn thay đổi, lựa chọn các hoạt động phù hợp với kế hoạch tháng, kế hoạch tuần; theo đúng phiên chế kế hoạch nhà trường xây dựng. Qua hình thức xây dựng môi trường học tập cho trẻ giúp cho các hoạt động của lớp nói chung và hoạt động giáo dục lòng yêu thương nói riêng đạt hiệu quả cao. Từ đó giúp trẻ yêu thích thể hiện và thích học hoạt động này hơn. 3.6 Biện pháp 6:Trao đổi, phối hợp với phụ huynh. Trao đổi, phối hợp là quá trình cùng nhau bàn bạc ý kiến để đi đến thống nhất, cùng hành động, hoạt động hỗ trợ lẫn nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Ở trường mầm non không thể thiếu hoạt động trao đổi, phối hợp, vì trẻ ở độ tuổi đến trường cùng một lúc tiếp nhận hai nền giáo dục của gia đình và nhà trường. Dù nhà trường có cố gắng đến bao nhiêu, đổi mới thế nào mà không có sự phối hợp của gia đình thì chất lượng giáo dục trẻ, giáo dục một con người sẽ không đạt được kết quả toàn diện như mong muốn. Vì vậy giữa hai nền giáo dục ấy cần phải có sự thống nhất, đồng bộ. Do đó việc dạy trẻ không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường mà cần phối kết hợp với gia đình trao đổi để hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ, việc dạy trẻ lòng yêu thương giúp hình thành nền tảng nhân cách cho trẻ sau này. Trao đổi, phối hợp với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ giúp giáo viên hiểu rõ hơn về tính cách, đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh, nếp sống của trẻ để từ đó đề ra các biện pháp giáo dục phù hợp, tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ ở nhà đúng cách như dành nhiều thời gian hơn cho con, thường xuyên lắng nghe, trò chuyện với trẻ, bày tỏ lòng yêu thương trước mặt trẻ để trẻ học tập và bắt chước. Để làm tốt công tác trao đổi, phối hợp với phụ huynh thì giáo viên cần phải lập kế hoạch tháng, kế hoạch tuần một cách rõ ràng, cụ thể. Tuyên truyền, thông báo trong các giờ đón và trả trẻ về nội dung cũng như kế hoạch hàng tháng, hàng tuần cho phụ huynh. Để phụ huynh biết được con em mình đang học trong kế hoạch tháng nào? Chuẩn bị bước sang tháng mới nào? Trong tháng này, con em mình được học những gì? Học những bài học yêu thương nào? Để phụ huynh về cũng sẽ kiểm tra, ôn lại cho con em mình. Tổ chức họp phụ huynh định kỳ để thông báo kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và nhà trường, kết hợp phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho cha mẹ trẻ. Bên cạnh đó phụ huynh cũng cần theo dõi kế hoạch hàng tuần được thể hiện ở bảng tuyên truyền ngay cửa lớp, để phụ huynh nắm được kế hoạch cùng kết hợp với cô giáo, với nhà trường dạy trẻ biết yêu thương được tối ưu nhất. Cô giáo cần trao đổi với phụ huynh về khả năng của trẻ ở lớp để phụ huynh cũng sẽ tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện tại nhà. Nhất là với những cháu hiếu động hoặc còn nhút nhát thì ngoài những lúc ở trường ra phụ huynh cũng cần động viên, giáo dục thêm cho trẻ, khuyến khích trẻ để trẻ mạnh dạn hơn. Khi trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ, có sự tự tin thì trẻ sẽ thoải mái thể hiện lòng yêu thương với mọi người, mọi vật xung quanh. Chỉ khi có sự phối hợp và thực hiện kế hoạch giáo dục một cách đồng bộ giữa gia đình và nhà trường thì trẻ mới có thể khỏe mạnh, thông minh và phát triển toàn diện được. Trao đổi cho phụ huynh hiểu: Muốn trẻ thể hiện được lòng yêu thương với mọi người thì điều quan trọng là cha mẹ cần hiểu con cái mong ước gì từ mình, đó là: + Không muốn cha mẹ cãi nhau trước mặt chúng. + Muốn cha mẹ đối xử công bằng giữa các thành viên. + Cha mẹ là những người lương thiện, thành thật. + Cha mẹ là những người bao dung, rộng lượng. + Niềm nở với bạn bè của con. + Cha mẹ là những người biết lắng nghe và giải đáp thắc mắc của con. + Không kỉ luật con trước mặt người ngoài. + Tập trung vào ưu điểm hơn là khuyết, nhược điểm của con. + Cha mẹ nhất quán và kiên định. Bởi vậy nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu mong muốn của con cái, có những câu nói, hành động không tốt làm cho trẻ có những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức. Việc hiểu và giáo dục lòng yêu thương cho trẻ là việc không thể một sớm một chiều mà làm được, đó là một quá trình và đòi hỏi phải có sự kiên trì nhẫn nại của cha mẹ cũng như cô giáo. Bất kể là cha mẹ hay cô giáo, chúng ta hãy: “Yêu con, hãy để con được tự lập. Yêu con, hãy để con có sự tự tôn. Yêu con, hãy cho con đầy ắp tinh thần khám phá thế giới này. Nếu chúng ta yêu con, hãy để cho con phát triển theo yêu cầu cuộc sống của chính bản thân chúng”. Có như vậy, trẻ em mới được phát triển một cách toàn diện, có nền tảng nhân cách đạo đức tốt cho sự phát triển sau này. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: * Đối với bản thân: Sau 1 năm thực hiện đề tài tôi cũng cảm thấy tự tin hơn, tôi đã biết cách tổ chức hoạt động giáo dục lòng yêu thương cho trẻ, dạy trẻ biết cách thể hiện lòng yêu thương với bạn bè, người thân, mọi vật xung quanh và đạt kết quả cao. Tôi đã có thêm kinh nghiệm khi xây dựng, tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ với tất cả các hoạt động. Khi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.., tôi đã linh hoạt hơn trong việc lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục lòng yêu thương, giúp trẻ hứng thú với hoạt động hơn. Khi tổ chức các hoạt động học tôi luôn sử dụng linh hoạt các hình thức như: trò chơi, tạo tình huống có vấn đề, trò chuyện,.., tích hợp trong các tiết dạy và các bộ môn âm nhạc, khám phá khoa học, thể dục,... Đặc biệt tôi nhận thấy việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ thực sự đem lại kết quả cao trong quá trình chăm sóc cũng như giáo dục trẻ. * Đối với trẻ: Qua các biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ mà tôi thực hiện, tôi thấy trẻ yêu thích, hứng thú tham gia các hoạt động mà tôi tổ chức và đạt mục đích, yêu cầu của các hoạt động giáo dục. Cụ thể sau thời gian thực hiện các biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ, sự tiến bộ của trẻ được thể hiện ở bảng sau: Bảng kết quả sau khi thực hiện đề tài có đối chứng: STT Nội dung Kết quả So sánh Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài Số trẻ Tỷ lệ (%) Số trẻ Tỷ lệ (%) 1 Trẻ biết lễ phép, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người (ông bà, bố mẹ, cô giáo, bạn bè, em nhỏ,...) 9/30 30 28/30 93,3 Tăng 63,3(%) 2 Trẻ biết cách thể hiện lòng yêu thương với mọi người qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. 8/30 26,6 27/30 90 Tăng 63,4(%) 3 Trẻ biết chơi đoàn kết, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè. 11/30 36,6 26/30 86,6 Tăng 50(%) 4 Trẻ biết kiềm chế tức giận, cáu gắt, giải quyết xung đột. 6/30 20 23/30 76,6 Tăng 56,6(%) 5 Trẻ biết giải quyết vấn đề. 7/30 23,3 25/30 83,3 Tăng 60(%) 6 Trẻ biết bảo vệ và giữ gìn đồ dùng đồ chơi, lấy và cất đúng nơi qui định gọn gàng, ngăn nắp. 10/30 33,3 29/30 96,6 Tăng 63,3(%) 7 Trẻ có thói quen văn minh khi ở nơi công cộng. 11/30 36,6 24/30 80 Tăng 43,4(%) Theo bảng kết quả sau khi thực hiện đề tài có đối chứng ta có thể thấy rõ tỷ lệ trẻ hứng thú, hiểu nội dung, ý nghĩa của các hoạt động giáo dục lòng yêu thương đã tăng lên rõ rệt. Tỷ lệ trẻ biết lễ phép, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người (ông bà, bố mẹ, cô giáo, bạn bè, em nhỏ,...) cũng đã tăng lên. Đặc biệt việc trẻ biết cách thể hiện lòng yêu thương với mọi người qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, biết kiềm chế tức giận, cáu gắt, giải quyết xung đột, giải quyết vấn đề là rất khó, đòi hỏi trẻ phải rất chú ý và rất tập trung thì mới có thể làm được nhưng sau khi thực hiện đề tài thì tỷ lệ trẻ biết cách thể hiên lòng yêu thương với mọi người qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, biết kiềm chế tức giận, cáu gắt, giải quyết xung đột, vấn đề cũng đã tăng lên. Điều này chứng tỏ các biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ mà tôi thực hiện đã đem lại hiệu quả cao. Cụ thể nhìn vào bảng kết quả sau khi thực hiện đề tài có đối chứng ở trên ta thấy: Tỷ lệ trẻ biết cách thể hiện lòng yêu thương với mọi người qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động đã tăng 63,4(%) từ 26,6(%) từ đầu năm lên 90(%) vào cuối năm. Tỷ lệ trẻ biết kiềm chế tức giận, cáu gắt, giải quyết xung đột tăng 56,6(%) từ: 20(%) vào đầu năm lên 76,6(%) vào cuối năm. Tỷ lệ trẻ biết giải quyết vấn đề tăng 60(%) từ: 23,3(%) vào đầu năm lên 83,3(%) vào cuối năm... Theo bảng kết quả sau khi thực hiện đề tài thì đây là thành quả to lớn của đề tài “Một số biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ 4 - 5 tuổi” mà tôi đã thực hiện. * Đối với phụ huynh học sinh: Đã có sự quan tâm và phối kết hợp tốt với giáo viên trong việc dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người và mọi vật xung quanh. PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Giáo dục lòng yêu thương cho trẻ hiện nay là một hoạt động mới và được áp dụng ở nhiều trường mầm non. Và tôi thấy việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ là một việc làm rất cần thiết, qua các biện pháp giáo dục lòng yêu thương mà tôi đã thực hiện ở trên tôi thấy học sinh lớp tôi được hình thành và phát triển nhân cách. Các con biết biết quan tâm, chia sẻ, mạnh dạn, tự tin thể hiện tình yêu thương của mình qua lời nói, hành động với ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn bè, cô giáo, mọi người xung quanh, cây cối, con vật... Và các con còn biết yêu quý cái hay, cái đẹp hay, biết trân trọng, khen ngợi những đức tính tốt, qua đó làm phát triển đời sống tình cảm của trẻ, giúp trẻ ngoan ngoãn hơn, hồn nhiên, trong sáng và thân thiện hơn. * Bài học kinh nghiệm: Tôi luôn nghiên cứu tài liệu và học hỏi chị em đồng nghiệp về các kiến thức giáo dục trẻ biết yêu thương. Sưu tầm các câu chuyện, bài hát, bài thơ, tổ chức các hoạt động... có nội dung, ý nghĩa giáo dục lòng yêu thương cho trẻ. Thường xuyên đi kiến tập các hoạt động mẫu do phòng và nhà trường tổ chức, học hỏi chị em đồng nghiệp về các phương pháp và hình thức mới lạ. Giáo viên cần lưu ý phương pháp dạy trẻ từ đơn giản, đến phức tạp, từ dễ đến khó, cần phải tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc được tích lũy các biểu tượng về lòng yêu thương để trẻ có thể mạnh dạn tự tin trao đổi với mọi người về quan điểm của mình. Trong quá trình tổ chức cho trẻ tham gia vào các giờ hoạt động chung giáo viên phải biết sử dụng các thủ thuật để lôi cuốn sự chú ý của trẻ, phải tạo ra được động lực để trẻ cố gắng và tích cực tham gia vào hoạt động. Hình thức tổ chức phải nhẹ nhàng, tiết học phải tạo cho trẻ sự thoải mái, tránh mệt mỏi để giúp trẻ tích cực, hứng thú trong khi học. Giáo viên là tấm gương sáng giàu lòng yêu thương, thể hiện khi quan hệ với chị em đồng nghiệp, phụ huynh, và trẻ để trẻ bắt chước và học tập theo. Ngoài thời gian tổ chức giáo dục lòng yêu thương trong giờ hoạt động học, giáo viên cần phải bố trí, sắp xếp thời gian để tích hợp lồng ghép giáo lòng yêu thương cho trẻ thông qua các hoạt động khác. Giáo viên cần tích cực, đổi mới, sáng tạo, tìm tòi những cái mới phù hợp với nhận thức của trẻ, thu hút được sự chú ý của trẻ phát huy được tối đa khả năng sáng tạo và hứng thú của trẻ trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động giáo dục lòng yêu thương. Tăng cường công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục lòng yêu thương cho trẻ . Tôi nghĩ rằng khi cô giáo chủ động, linh hoạt dạy trẻ lòng yêu thương một cách có hiệu quả thì sẽ giúp trẻ trong các trường mầm non trở nên mạnh dạn, tự tin, chơi đoàn kết với các bạn,... 2. Khuyến nghị, đề xuất: Tôi nhận thấy hoạt động giáo dục lòng yêu thương là hoạt động vô cùng cần thiết đối với trẻ, nhất là đối với trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi, hoạt động này góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non, là nền tảng để hình thành và phát triển tình cảm, nhân cách của trẻ. Kính mong phòng giáo dục thường xuyên mở các lớp tập huấn về các biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ để cho giáo viên các trường được tham quan học tập. Đề nghị Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các chuyên đề, mở các lớp kiến tập về giáo dục lòng yêu thương cho trẻ, tạo cơ hội cho giáo viên chúng tôi được học hỏi, trau dồi kiến thức, đúc kết những kinh nghiệm hay, bổ ích cho bản thân nhằm áp dụng vào việc dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục lòng yêu thương cho trẻ dễ dàng hơn. Tôi mong rằng các biện pháp giáo dục lòng yêu thương cho trẻ có hiệu quả sẽ được nhiều trường mầm non áp dụng, được các giáo viên tìm hiểu, quan tâm và sẽ ngày càng phong phú hơn. Tôi hy vọng sáng kiến này có thể thực hiện rộng rãi ở tất cả các trường mầm non tùy theo đặc điểm của từng địa phương để áp dụng cho phù hợp. Trên đây là một số biện pháp tôi cho rằng rất quan trọng đối với người giáo viên mầm non nói chung và bản thân tôi nói riêng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lòng yêu thương cho trẻ đối với mọi người xung quanh, thiên nhiên, đất nước. Kính mong sự tham gia góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Nguyễn Ánh Tuyết (1993), Tâm lý học lứa tuổi mầm non, NXB Đại học sư phạm. 2. Nguyễn Công Khanh (2005), Phương pháp giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, NXB Đại học sư phạm. 3. Nguyễn Thị Mỹ lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Phan Thị Thảo Hương, Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 4. Diane Tillman, Diana Hsu, Những giá trị sống dành cho trẻ từ 3 - 7 tuổi. Living Values Activities for Children Ages 3 - 7, NXB Trẻ. 5. Tôn Thụy Tuyết, Yêu thương và tự do, NXB Văn Học. Hà Đông, ngày 10 tháng 04 năm 2017
File đính kèm:
- gdmg_phuong_mn-phu-luong.docx