Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi khuyết tật ngôn ngữ

Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình và của toàn xã hội, do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội. Một trong rất nhiều nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non đó là giáo dục hành vi văn hóa và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mầm non.

 Đặc biệt trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay của thời đại 4.0. Con người đang dần dần phụ thuộc và ỷ lại vào máy móc và công nghệ, thêm vào đó trong gia đình mọi người cũng dần dần giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ trở nên ít đi, đa phần người lớn chủ yếu tập trung vào điện thoại, máy tính, internet, hay vì người lớn bận vào công việc, bị chi phối nhiều bởi việc kiếm tiền, do sự lão hóa dân số và sự gia tăng toàn cầu về tình trạng các bệnh lý mãn tính, do đó tỷ lệ người khuyết tật đang ngày càng gia tăng chưa có con số thống kê cụ thể. Tình trạng trẻ sinh ra bị tự kỷ và khó khăn về ngôn ngữ cũng không nhỏ, đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ cũng như của toàn xã hội. Đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta về quyền của trẻ em. Chính vì thế, việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần được quan tâm. Giáo dục hòa nhập sẽ giúp trẻ bị khuyết tật được can thiệp sớm, được giáo dục trong môi trường giáo dục bình thường khắc phục khả năng phát triển kém, giúp trẻ có cơ hội hòa nhập với xã hội,với cộng đồng. Do vậy trường mầm non là chiếc nôi giúp trẻ khuyết tật phát triển tiến bộ hàng ngày, tạo cho trẻ có sự tự tin hòa nhập với cộng đồng, với toàn xã hội.

 

doc20 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4-5 tuổi khuyết tật ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng hay lơ đãng không chú ý khi nghe cô dạy, tôi phải chú ý nhắc nhở cháu nhiều lần. Đối với các bài thơ khi dạy trẻ tôi thường đọc rất chậm từng câu ngắn trong bài thơ để trẻ hiểu. Nếu trong bài thơ có những từ khó tôi giảng giải cho trẻ hiểu và đọc lại nhiều lần, nhấn mạnh để trẻ nhấn mạnh đọc theo cô. 
Ngoài ra mỗi ngày tôi dành 15 phút để dạy riêng cho trẻ đọc thơ, trò chuyện cùng trẻ. 
+ Đối với môn kể chuyện ngoài việc kể cho trẻ nghe cùng các bạn trong lớp, giờ hoạt động chiều tôi lấy sách tranh truyện (có ảnh) ra để đọc cho trẻ nghe. Kể cho trẻ nghe nhiều lần, cho trẻ chỉ vào truyện để trẻ biết tên của các nhân vật trong câu chuyện. 
 Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” tiết học kể chuyện “Bác gấu đen và hai chú Thỏ” ngoài việc chỉ tranh và nói tên các nhân vật trong chuyện, cô gợi ý và hỏi trẻ về tính cách của nhân vật: Con thấy bạn Thỏ nào tốt? 
Câu chuyện “Chiếc cầu mới” ở lần kể thứ 3 tôi cho trẻ xem hình ảnh có các nhân vật động phối hợp với lời kể. Lúc đầu tôi thấy trẻ không chú ý lên màn hình nhưng khi thấy các bạn vỗ tay và tiếng động của các nhân vật trong truyện tôi thấy trẻ thay đổi hẳn thái độ. Trẻ hào hứng hơn, khi đến nhân vật Thỏ trẻ chỉ lên màn hình và nói to: Cô ơi! Thỏ đấy, Thỏ đấy. Từ đó tôi khai thác và thường xuyên cho trẻ nghe kể chuyện bằng các hình ảnh động hay những con rối chúng tôi tự tạo kết hợp với lời thoại của nhân vật. Tôi thấy trẻ có chiều hướng phát triển tốt cả về ngôn ngữ lẫn hành động.
* Môn “Âm nhạc”: 
 Tôi cho trẻ hát 1 mình thì thấy trẻ không những không hát mà còn cúi gằm mặt hoặc quay đi. Qua đó tôi nghĩ chắc trẻ xấu hổ tôi thay đổi biện pháp mời từng tổ hát một. Sau đó tôi mời tổ cuối cùng có trẻ khuyết tật hát thì thấy cháu cùng hát với các bạn những khi không thuộc cháu dừng lại và quan sát bạn bên cạnh. Những lúc rảnh tôi thường dạy cháu hát, múa một mình với cô. 
 Từ đó tôi biết là trẻ xấu hổ không tự tin nên trẻ có phản ứng như vậy. Qua đó có biện pháp đúng kích thích ngôn ngữ cho trẻ
Biện pháp 4: Giúp trẻ khuyết tật biểu đạt ngôn ngữ của mình thông qua các hoạt động.
- Tôi hỏi trẻ các góc chơi có tên gì từ đó dần dần trẻ nhớ tên từng góc chơi. Tôi dắt cháu đi từng góc chơi, giải thích cho trẻ hiểu các bạn đang làm gì. Bạn Thảo đang nấu ăn, bạn đang rán cá ... Bạn Minh đang xây dựng công viên. Qua đó tôi thấy kích thích ngôn ngữ cho trẻ ngày càng phong phú hơn. Tôi bắt đầu cho cháu chơi từng góc chơi cứ 2- 3 ngày tôi lại đổi góc chơi 1 lần cho cháu.
* Hoạt động góc:
+ Trước khi vào hoạt động góc tôi thường hỏi cá nhân trẻ thích chơi ở góc nào. Bạn nào thích chơi ở góc nào thì về góc đó. Riêng cháu Linh không nói mình muốn chơi ở góc nào mà chỉ im lặng. Tôi thử cho trẻ chơi từng góc chơi một cùng với các bạn xem phản ứng của trẻ như thế nào?
Hoặc tôi dắt trẻ đến nơi các bạn đang chơi. Giải thích cho trẻ hiểu các bạn của mình đang làm gì. Bạn Thư đang nấu ăn, bạn Thông đang xây nhà Qua đó kích thích ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú hơn. 
Ví dụ: Góc tạo hình tôi cho các trẻ nặn về các con vật sống trong gia đình.
Một số bạn thì có có hứng thú chơi với bạn còn một số bạn không chơi với cháu. Cuối buổi chơi đầu tiên tôi lại gần những cháu không chơi với cháu Phong. Tôi hỏi nguyên nhân vì sao các con không chơi với bạn Phong. Các cháu bảo rằng vì bạn không biết làm, Tôi khuyên các cháu là học cùng một lớp các con phải chơi với bạn và khi bạn không biết làm thì con giúp bạn như vậy thì con đã làm một việc tốt, cuối tuần cô thưởng cho con phiếu bé ngoan nhé.
Sau đó tôi cho trẻ nặn các con vật. Tôi thấy cháu không làm mà véo đất nhỏ rồi miết xuống bàn, lúc chán thì cháu vứt đất nặn xuống bàn. Qua quan sát tôi lại gần nhẹ nhàng hỏi cháu: Nhà con có nuôi con gì không. Cháu nói có con chó, con mèo. À thế thì cô cháu mình cùng nặn con chó con mèo ở nhà con nhé. Trẻ không nói mà gật đầu. Trước tiên cô cháu mình làm cho đất mềm này rồi chia đất này. Tôi cho trẻ cùng làm và thấy trẻ bắt đầu hứng thú. Cuối buổi chơi trẻ nặn được con mèo. Để động viên tôi đã khen trẻ và thấy trẻ rất vui.
- Trẻ không có khả năng nhớ lâu nên khi dạy trẻ vẽ trẻ không chịu vẽ hoặc không vẽ theo yêu cầu của cô, cầm bút chì bằng tay trái và vẽ bậy vào sách. Ví dụ: tôi yêu cầu trẻ tô màu đỏ cho quả dài, màu vàng cho quả tròn nhưng trẻ tô màu xanh cho quả dài và màu đỏ cho quả tròn. Vì vậy thường hay quan tâm chú ý đến trẻ nhiều hơn theo sát trẻ ở mọi hoạt động, cầm tay trẻ cho trẻ tập vẽ, chỉ dẫn trẻ cách tô màu. Khuyến khích trẻ tô màu đều, đẹp không lem ra ngoài, cầm viết bằng tay phải, không vẽ bậy vào sách làm bẩn sách. Để kích thích trẻ cố gắng tôi thường khen ngợi trẻ kịp thời khi trẻ ngoan và làm tốt theo yêu cầu của cô. 
* Hôm khác tôi quan sát cháu chơi ở hoạt động ngoài trời:
Ví dụ: Chơi vẽ nước.
+ Tôi cho các cháu mỗi cháu 1 chiếc cốc nhỏ để chấm vẽ nước các loài cây ăn quả. Tôi phát đồ dùng cho các cháu, các cháu trong nhóm vẽ nhanh và rất hứng thú. Nhưng cháu Phong thì cho cả tay vào cốc nước rửa, sau đó thì hắt nước ra ngoài rồi lại đi lấy nước khác. Tôi lại gần cháu và hỏi:
+ Con có biết dùng nước này có thể vẽ được nhiều cây rất đẹp không. Con nhìn xem trước tiên cô chấm nước này sau đó cô vẽ những nét thẳng làm thân cây này, rồi cô vẽ tán cây này có hay không con. Tôi thấy trẻ mìm cười. Sau đó cô vẽ tiếp quả cho cây này nhưng mà các nét vẽ đâu rồi nhỉ? À nếu con không vẽ nhanh thì sẽ khô mất đấy. Con có muốn vẽ thêm nhiều cây nữa không. Trẻ nói: Có ạ. Vậy thì con vẽ tiếp nhé khi nào không vẽ được thì con lại gọi cô nhé. Tôi thấy cháu đã hứng thú và bắt đầu hòa cùng các bạn.
* Giờ hoạt động chiều: Tôi cho các bạn ôn lại một số bài thơ. Tôi kết hợp cho trẻ đọc cùng các bạn và mời cá nhân trẻ khuyết tật lên đọc. Qua một thời gian tôi thấy cháu đã tự tin hơn và có hứng thú học bài và đọc bài.
- Lớp tôi có 45 cháu. Tất cả các cháu đều chơi với nhau rất hòa đồng và vui vẻ. Riêng có cháu Phong do bị khuyết tật nên cháu không chơi với ai, hay ngồi một mình, hay là cháu đứng ở một góc xa nhìn các bạn chơi cùng nhau. Chính vì vậy tôi luôn để ý quan tâm tới cháu nhiều hơn, tôi luôn theo dõi những cử chỉ, hành động của cháu, xem cháu phản ứng ra sao khi có bạn muốn chơi cùng cháu. Tôi thấy cháu không tự tin nên tôi thường đến bên cháu động viên khuyến khích cháu: Sao con không ra nhóm nấu ăn xem các bạn đang nấu gì. Cô nghĩ là các bạn đang cần con giúp các bạn một số việc nhỏ như rửa bát hay sắp đồ đấy. Từ đó tôi thấy cháu chăm chú nhìn các bạn rồi dần dần cháu hỏi bạn và nói chuyện với các bạn và gần gũi các bạn hơn, tôi gợi hướng các bạn hỏi chuyện, nói chuyện cùng cháu Phong thể hiện qua các hành động chơi để cháu hiểu và theo các bạn.
 Hôm khác ở góc âm nhạc các bạn hôm nay làm gì mà vui thế cô cháu mình cùng ra xem các bạn đang làm gì nhé.Các bạn hát bài hát về “Con mèo đấy” Cô cháu mình cùng hát với các bạn nhé. Tôi thấy trẻ hát được một số câu ở cuối bài hát và dần dần trẻ đã hát được bài hát cùng với bạn khác.
- Qua quan sát tôi thấy trẻ rất ít khi nói lên việc mình muốn làm hay muốn gọi cô mà trẻ chỉ lay gọi cô rồi kéo tay cô đi theo trẻ. 
Ví dụ: Trẻ muốn cởi áo mà không làm được thì trẻ đến bên cô chỉ vào áo và giơ tay lên hay trẻ kéo bạn và chỉ vào áo mình. Lúc đó tôi vừa cởi áo cho cháu và bảo: Con nhớ, khi muốn cởi ảo con phải nói “Cô ơi! Cởi áo cho con” như thế mới ngoan và giỏi con biết chưa nào. Khi con muốn là việc gì đó con phải nói với cô thì cô mới yêu và thương con nhiều con biết chưa nào.
+ Khi cháu muốn mách cô bạn trêu mình hay làm điều gì sai trẻ đều không nói mà chỉ kéo cô rồi chỉ vào bạn. Khi cô nhắc nhở bạn cháu mới thôi. Những lúc như vậy tôi thuờng đến bên trẻ hỏi trẻ: Con đang làm gì vậy? Bạn ấy lấy hạt của con à? Khi hỏi trẻ trò chuyện với trẻ tôi thường nắm tay trẻ, mỉm cười với trẻ tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, tin tưởng cô.
Biện pháp 5: Dạy trẻ khuyết tật tự phục vụ mình.
- Trẻ bị khuyết tật không như các bạn bình thường khác, trẻ cũng biết tự phục vụ bản thân nhưng còn vụng về. Vì vậy cô luôn phải để ý và nhắc nhở trẻ nhiều lần thì trẻ mới thực hiện. Cô cần rèn luyện cho trẻ thường xuyên để trẻ không quên và làm tốt.
Những lúc trẻ xúc cơm vãi hay làm một việc gì đó vụng về cô động viên cháu dạy cháu xúc cơm ít một rồi đưa lên miệng. Khi cháu không làm vãi thì khen ngợi cháu kịp thời để cháu hứng thú làm tốt các việc.
Ví dụ: Khi bé xúc giỏi cô khen “Bé Phong giỏi quá tự xúc ăn gần hết cơm rồi, lại còn xúc giỏi không làm vãi cơm ra bàn nữa đấy”.
Mỗi lần như vậy tôi thấy cháu rất ngoan và tự xúc ăn không cần cô nhắc.
+ Buổi trưa cháu ngủ thường đi đái dầm. Lúc đầu tôi chưa tìm hiểu rõ những sau tôi động viên cho cháu đi vệ sinh thêm 1 lần trước khi đi ngủ và gần cháu dặn dò cháu khi nào con buồn đi vệ sinh con nhẹ nhàng đi nhé đừng tè dầm ra quần là xấu và không ngoan đâu các bạn chê đấy, con biết chưa.
Tôi thấy số lượng lần cháu tè dầm ra quần trong 1 ngày giảm dần, có lúc cháu còn tự dậy đi vệ sinh khi buồn.
- Những hôm trời nắng nóng cháu mặc quần áo rét nhiều. Tôi hỏi cháu: Con có biết cởi quần áo không. Cháu nói nhỏ không nghe rõ. Tôi bảo: Cô dạy con cách cởi áo và gấp áo nhé. Con cần cởi ống tay ra trước này sau đó tới ống tay bên này và cuối cùng là cổ áo nữa này... Sau đó con gấp hai ống tay lại và gập đôi áo vào rồi con xếp đẹp lên bàn nhé. Con làm lại cô xem nào. Sau vài lần tôi thấy trẻ đã biết làm và không phải cô giúp nữa.
Qua một thời gian thực hiện tôi thấy cháu đã có thể tự phục vụ mình một số việc làm đơn giản như: Cháu có thể tự đi rửa tay khi tay bẩn hay cháu biết cởi áo khi nóng, cháu biết cất quần áo đúng tủ của mình.... Tôi thấy rất vui.
Biện pháp 6: Rèn ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật mọi lúc mọi nơi.
- Cháu Phong bị khuyết tật chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém. Vì thế ngay từ lúc này tôi luôn cố gắng làm sao cho cháu hoà đồng với các bạn. Tôi gọi trẻ nói nhiều những lúc đọc thơ hay hát tôi gọi trẻ hát cùng các bạn sau mỗi lần hát tôi động viên khen trẻ cùng nhóm bạn.
- Tôi dạy trẻ làm quen dần với các sự vật hiện tượng xung quanh, với các tình huống có thể xảy ra với trẻ. Cho trẻ vào nề nếp thực hiện những yêu cầu đơn giản phù hợp với nhận thức và khả năng của trẻ. Đó chính là nền tảng để sang năm cháu lên lớp lớn cháu không bỡ ngỡ làm những việc mà cháu thích và gọi cô khi cần chứ không dùng hành động lay cô khi muốn gọi cô.
Biện pháp 7: Phối kết hợp với phụ huynh thông qua giờ đón trả trẻ và đồng nghiệp cùng chăm sóc trẻ khuyết tật.
Tôi cùng với phụ huynh phối kết hợp cùng dạy cháu. Qua từng chủ điểm tôi in cho phụ huynh cháu những bài thơ, bài hát, vẽ tranh gửi cho phụ huynh để phụ huynh ở nhà có thể dạy cháu đọc thơ và hát. Chỉ cho cháu cách vẽ và tô màu phù hợp. Qua theo dõi thấy cháu có những biểu hiện như thế nào phụ huynh trao đổi với cô giáo để cùng giúp đỡ trẻ. Từ đó cô có biện pháp phù hợp với trẻ khi ở trên lớp. Phụ huynh cũng từ đó có thể cùng cô giáo dục trẻ. Dạy trẻ từ những cái nhỏ nhất để trẻ tự tin và hứng thú khi học bài.
- Cô tư vấn cho phụ huynh mang cháu đi khám định kỳ mỗi tháng 1 lần.
- Tôi thường xuyên trao đổi, học hỏi đồng nghiệp về những biểu hiện của cháu để chị em cùng giải quyết. Giúp tôi có kinh nghiệm về cách thức dạy dỗ để có những biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra tôi thường xuyên lên mạng, tìm hiểu thông tin từ sách, báo, nghe đài để hiểu thêm về cách hướng dẫn và chăm sóc trẻ khuyết tật để từ đó có những biện pháp chăm sóc cháu tốt hơn.
Bên cạnh đó BGH nhà trường cũng luôn giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi cả về tinh thần và trang thiết bị đồ dùng cần thiết. Chính vì vậy mà việc chăm sóc cháu Hải Phong đã đạt kết quả thật khả quan.
- Cháu biết tên và đồ.
- Mỗi ngày cô gọi tên cháu, cháu biết quay đầu, cháu hiểu và đã trả lời được 1 số câu hỏi của cô đưa ra.
- Cháu thực hiện được nhiều với ĐDVS cá cháu. Cháu nhận biết 1 số yêu cầu đơn giản cá nhân của cháu. Con chỉ được 100% ĐDVS cá nhân cô giao: Cất dép lên kệ, cất gối đệm, đồ chơi đúng nơi qui định. Cô quan sát, nhắc nhở cháu thực hiện tốt nơi quy định. Cháu thường xuyên 90%. Dạy trẻ đọc thơ thuộc, cháu đọc được 80% 1- 2 câu ngắn. Ví dụ: Cô làm mẫu cho trẻ xem- thơ: “Đi nắng”. Dạy trẻ đọc thường xuyên: Lúc đón trẻ, trả trẻ, chuẩn bị đi ngủ. 
+ Trẻ rất ít nói khi muốn nhờ cô việc gì cháu thường hay đến bên cô lay lay cô và chỉ nói ú ớ. Ví dụ: Khi muốn cô cởi áo cháu đến gần cô, chỉ vào áo và giơ hai tay lên. Lúc đó tôi vừa cởi áo cho cháu vừa bảo cháu. Con nhớ khi muốn cô cởi áo con phải nói “Cô ơi! Cởi áo cho con” như thế mới giỏi, cô thương nhiều. Tôi khuyến khích trẻ nói trọn câu. 
+ Khi cháu muốn làm một việc gì đó hoặc mách cô bạn làm sai điều gì. Trẻ muốn chơi gì. Trẻ đều không nói mà chỉ động vào cô và chỉ chỉ tay về phía bạn. Khi cô nhắc nhở bạn cháu mới thôi. Những lúc như vậ y tôi thường đến bên trẻ hỏi trẻ: “Con đang làm gì thế?” hoặc “Bạn lấy bóng của con phải không?. Khi hỏi trẻ, trò chuyện với trẻ tôi thường mỉm cười và nhìn thẳng vào trẻ tạo cho trẻ cảm thấy yên tâm, sự tin tưởng khi nói với cô điều mà trẻ thể hiện. 
 * Do bị khuyết tật nên trẻ không như các bạn bình thường khác, trẻ cũng biết tự phục vụ mình, tự xúc cơm ăn và tự lấy gối nệm ngủ nhưng cô phải nhắc nhở nhiều lần và rèn luyện thường xuyên trẻ mới thực hiện đựơc. Nhưng trẻ xúc cơm còn rất vụng về hay làm đổ cơm ra ngoài và thường hay ngồi đợi cô đến xúc cơm cho mình. Tôi động viên cháu nên tự xúc ăn, và chỉ dẫn cháu cách xúc cơm không làm rơi vãi, khen ngợi cháu kịp thời, khi cháu thực hiện tốt ăn nhanh. 
Ví dụ: Bạn Hải Phong giỏi lắm, bạn đã ăn hết rồi đấy các con! Hải Phong giỏi lắm đó, tự xúc ăn đi con. Mỗi lần như vậy, tôi thấy cháu rất ngoan và tự xúc ăn không cần cô nhắc. 
+ Khi mới đến lớp cháu vẫn thường hay đái dầm khi ngủ trưa. Nhiều lần còn “đi ngoài” ra quần mà không hề hay biết và cũng không nói với cô. Lúc mới bắt đầu tôi rất ngại và cũng thường hay bực dọc và trách móc cháu. Nhưng thấu hiểu được khiếm khuyết của cháu tôi đã thay đổi thái độ khi cháu “đi” như vậy. Tôi thường hay khuyên bảo, nhắc nhở cháu, rèn cho cháu thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ và đi đúng nơi quy định. Lần sau nếu có “mắc” con nhớ đứng dậy đi hoặc nói với cô nhé! Không được đi ra quần như thế là xấu lắm, không ngoan đâu, các bạn cười con đấy. 
Bên cạnh đó tôi luôn đựơc sự giúp đỡ của Ban giá m hiệu, nhà trường luôn tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt cả về tinh thần và trang bị cho tôi những đồ dùng, đồ chơi cần thiết. Chính vì vậy mà việc chăm sóc cháu Hải Phong của tôi được tốt hơn và mang lại kết quả thật khả quan. 
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trong những ngày đầu tôi chưa tự tin còn lúng túng khi xử lý các tình huống của cháu. Nhưng được sự giúp đỡ của BGH và đồng nghiệp tôi đã vượt qua trở ngại và tìm ra những phương pháp tốt nhất để dạy dỗ và chăm sóc cháu tốt hơn. Vì vậy qua 9 tháng dạy cháu, tôi thấy cháu có những biểu hiện rất tốt và cụ thể sau:
+ Cháu biết nói thưa cô khi muốn đi vệ sinh hay khi bị bạn trêu.
+ Cháu biết cầm bút bằng tay phải vẽ và tô màu không nguệch ngoạc như trước và không vẽ lung tung ra vở.
+ Cháu biết xúc cơm gọn gàng không rơi vãi.
+ Cháu biết xin phép đi vệ sinh và đã đi vệ sinh đúng nơi qui định. Cháu có thói quen đi vệ sinh trước giờ đi ngủ.
+ Cháu hứng thú tham gia chơi cùng các bạn và biết lấy, cất đồ chơi đúng nơi qui định.
+ Trẻ biết lấy cất đồ dùng cá nhân ở tủ của mình.
+ Trẻ biết sắp xếp giầy dép gọn gàng.
+ Cháu đọc được một số bài thơ, hát các bài hát ngắn.
+ Cháu gọi tên được một số đồ vật đơn giản mà mình thấy như: Cô ơi! Con cá kìa....
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Đối với bản thân tôi là năm đầu tiên nhận trẻ có cháu bị khuyết tật. Qua công tác chăm sóc và dạy dỗ cháu Hải Phong là một trẻ khuyết tật “Chậm phát triển trí tuệ, ngôn ngữ kém” tôi đã rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân như sau:
- Trẻ khuyết tật rất cần tình cảm chính vì vậy mà trẻ rất cần sự quan tâm và giúp đỡ của mọi người. Từ yếu tố đó cô giáo cần:
+ Yêu nghề mến trẻ, chăm sóc trẻ như con của mình.
+ Dùng tình cảm để trẻ hiểu và tin tưởng vào cô giáo.
+ Dạy và sát sao trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ việc thực hiện những phương pháp giúp trẻ khuyết tật hứng thú tích cực hơn trong mọi hoạt động là vô cùng quan trọng. Thông qua các phương pháp giúp trẻ tự phục vụ mình, biết thể hiện tình cảm với cô giáo và các bạn. Trẻ đã biết sử dụng lời nói thay cho hành động. Hình thức dạy trẻ với nhiều phương pháp đa dạng và phong phú giúp trẻ phát triển các mặt trí tuệ và ngôn ngữ.
Từ thực tế tôi đã rút ra một số kinh nghiệm nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tuệ cho trẻ khuyết tật.
+ Trước hết cô cần nắm rõ hoàn cảnh gia đình cháu, đặc điểm sinh lý, tình trạng sức khoẻ của trẻ để có kế hoạch hoạt động chăm sóc và phương pháp dạy phù hợp.
+ Cho trẻ hoạt động cùng các bạn để trẻ mạnh dạn tự tin.
+ Dùng tình cảm yêu thương gần gũi trẻ.
+ Tích cực học hỏi tham khảo bạn bè trao đổi với đồng nghiệp tích lũy thêm kiến thức.
+ Trong giờ học và giờ chơi cô cho cháu ngồi gần cô và quan tâm nhắc nhở cháu thường xuyên.
+ Cô dùng tình yêu thương nhẹ nhàng khuyên bảo khi cháu không biết làm hay làm sai. Động viên khuyến khích cháu thường xuyên, không quát mắng cháu tạo sự thân thiết giữa cô và trò. Không nên gò ép trẻ quá mức mà tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi ngồi học. Khi tiến hành như vậy trẻ sẽ không thấy sợ khi phải vào học hay làm một việc gì đó.+ Cô kiên trì dạy dỗ trẻ. Dạy trẻ đọc thơ bài hát cô nên dạy trẻ từng câu. Những từ nào trẻ không đọc được cô khuyến khích trẻ đọc và nhìn vào miệng cô để trẻ phát âm đúng. Khuyến khích trẻ nói đúng và khen ngợi trẻ kịp thời.
+ Dạy trẻ từng bước một không nên áp đặt cho trẻ không nên hối thúc trẻ quá mức tạo áp lực cho trẻ. Nếu trẻ không chú ý lắm hay có những biểu hiện chán cô nên dừng lại và có thể tiếp tục dạy trẻ vào những buổi sau.
2. Kiến nghị:
* Đối với các cấp lãnh đạo: 
- Việc rèn cho trẻ chậm phát triển ngôn ngữ tăng vốn từ và khả năng diễn đạt tốt về ngôn ngữ. Vì vậy, tôi tha thiết mong nhà trường bổ sung cho chúng tôi thêm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dành cho trẻ khuyết tật chậm phát triển ngôn ngữ.
- Bên cạnh đó nhà trường có thể tổ chức các buổi toạ đàm giữa các chuyên gia tư vấn về chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật bẩm sinh châm phát triển cho toàn bộ tập thể giáo viên, phụ huynh để qua đó người lớn cùng kết hợp có biện pháp rèn luyện phát triển vốn từ cho trẻ chậm phát triển nói chung. 
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên cần kết hợp tốt với gia đình để giáo dục và rèn cho trẻ phát âm, diễn đạt ngôn ngữ để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tham khảo tài liệu, sách báo, trang web để có thêm kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và biết vận dụng vào hoạt động thực tiễn.
- Tuyên truyền, vận động mời phụ huynh tham gia cùng cô giáo trong các hoạt động của trẻ.
* Đối với phụ huynh:
- Quan tâm đến các nội dung mà giáo viên trao đổi, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, tạo sự giáo dục đồng bộ để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Chúng ta các cô giáo mầm non hãy cùng chung tay bồi đắp, tạo dựng một thế hệ tương lai tiềm năng cho đất nước.
Do đề tài được áp dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm trẻ, vì thế một số kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Qua đây, tôi rất mong được cán bộ chuyên môn phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường và bạn đồng nghiệp đọc, góp ý, xây dựng bổ sung thêm để giúp tôi có được bài học kinh nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân, đặc biệt nâng cao chất lượng của việc  giáo dục trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung, trẻ 4- 5 tuổi nói riêng.                    
Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Hình ảnh một số góc chơi của trẻ khuyết tật cùng các bạn
Trẻ khuyết tật nặn, vẽ cùng các bạn và cô giáo
 Trẻ đọc cùng các bạn
Trẻ lên đọc thơ một mình 
Cô và trẻ khuyết tật múa hát
Cô giáo cùng trẻ trò chuyện về hoa
Cô trao đổi với phụ huynh về bai học ở lớp
Trẻ được bố mẹ cho đi khám và tư vấn
 Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2019 
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Đặng Thị Sen

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_m.doc
Sáng Kiến Liên Quan