Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi A3 trong trường mầm non Cao Đức

Ưu điểm nổi bật:

+ Tôi luôn nhận thức sâu sắc về việc nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ trong trường MN là việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên dặc biệt là rèn ý thức cho trẻ ngay từ thủa còn thơ. Chính vì vậy tôi luôn giành thời gian, linh hoạt, sáng tạo, lắng nghe góp ý của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đồng nghiệp để tích lũy lấy kinh nghiệm chăm sóc chi trẻ.

 + Tích cực sưu tầm các trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để nâng cao tính tự giác hàng ngày cho trẻ.

+ Tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của phụ huynh, của đồng nghiệp để tôi được phát triển về chuyên môn cũng như công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

 

doc22 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi A3 trong trường mầm non Cao Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 MỤC LỤC
 Nội dung báo cáo Trang
 PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
1. Mục đích của sáng kiến. 2
2. Tính mới của sáng kiến và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. 2-3
3. Đóng góp của sáng kiến 3-4
 PHẦN II: NỘI DUNG 4
Chương 1: Khái quát thực trạng của sáng kiến 4-7
Chương 2: Một số biện pháp được áp dụng lần đầu tại lớp 3-4 7
tuổi TMN Cao Đức.
a. Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của lứa 7-9
tuổi: 
b. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng tự lập, tự phục 10-11
vụ cho trẻ. 
c. Biện pháp 3. Lựa chọn hình thức tổ chức 11-12
 d. Biện pháp 4. Lồng ghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ vào 13-16
mọi hoạt động trong ngày. 
e. Động viên khen ngợi việc làm của trẻ 16-17
g. Phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo 17-18
dục trẻ.
Chương 3 : Kiểm chứng các giải pháp 18-20
 PHẦN 3 : KẾT LUẬN 20
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến. 20
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến. 20-21
3. Kiến nghị với các cấp quản lý. 21-22
 PHẦN 4: PHỤ LỤC 22 3
 Các giải pháp đã xác định rõ vai trò học hỏi của người giáo viên trong công tác 
giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ trong trường mầm non Cao Đức huyện Gia 
Bình.
 Những giải pháp mà sáng kiến đưa ra có những nét khác và mới so với các giải pháp 
trước đây. Nó vừa có tính kế thừa và phát huy những ưu điểm, đồng thời được áp dụng 
thực tế hàng ngày trong nhà trường, phù hợp với yêu cầu của đội ngũ giáo viên nhân 
viên trường mầm non trong xã hội hiện đại ngày nay.
* Đề tài“ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi A3 trong
trường mầm non Cao Đức”. được áp dụng lần đầu của lớp tôi thời gian từ tháng 8 
năm 2022.
* Ưu điểm nổi bật: 
+ Tôi luôn nhận thức sâu sắc về việc nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ trong 
trường MN là việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên dặc biệt là rèn ý thức cho 
trẻ ngay từ thủa còn thơ. Chính vì vậy tôi luôn giành thời gian, linh hoạt, sáng tạo, lắng 
nghe góp ý của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đồng nghiệp để tích lũy lấy kinh 
nghiệm chăm sóc chi trẻ.
 + Tích cực sưu tầm các trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp với tình hình 
thực tế của địa phương để nâng cao tính tự giác hàng ngày cho trẻ.
+ Tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của phụ huynh, của 
đồng nghiệp để tôi được phát triển về chuyên môn cũng như công tác chăm sóc giáo 
dục trẻ.
3. Đóng góp của sáng kiến:
Đề tài “ Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mầm non 3-4 tuổi 
A3 trường mầm non Cao Đức”.
 Nhằm góp phần rèn luyện các kĩ năng tự phục vụ cho trẻ trong lớp, trong nhà 
trường, giúp cho trẻ có tự tin hơn, mạnh dạng hơn trong các kĩ năng tự phục vụ bản 
thân mà không còn ỉ lại vào phụ huynh nhiều nữa thông qua việc“Giáo dục kĩ năng tự 
phục vụ” cho học sinh tại trường mầm non. Phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh 
để rèn luyện các kĩ năng cho trẻ. Hạn chế tuyệt đối tình trạng trẻ lười biếng và ỉ lại vào 
người khác.Nâng cao nhận thức về giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ đối với phụ 
huynh và cộng đồng. Tham mưu với nhà trường xây dựng các kế hoạch rèn luyện các 
kĩ năng tự phục vụ phù hợp đối với trẻ. Đề xuất một số kinh nghiệm để góp phần nâng 5
 Cả 2 cụm MN xã Cao Đức đều có môi trường xanh – an toàn – thân thiện có đủ 
số phòng học, phòng chức năng cho trẻ hoạt động hàng ngày. Trường luôn duy trì và 
giữ vững trường chuẩn mức độ 2 Và đặc biệt trong năm học 2022-2023 nhà trường 
đang chuẩn bị tốt các điều kiện hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục và công 
nhận lại trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ II trong học kỳ I này.
 - Đối với GV trong nhà trường: Tôi là một giáo viên mới được chuyển về xã 
Cao Đức nhưng luôn được chị em đồng nghiệp yêu mến và giúp đỡ tận tình chính vì 
vậy mà tôi luôn có tư tưởng chính trị vững vàng, năng động, tích cực trong mọi công 
việc được giao. Đặc biệt là sáng tạo trong công tác làm đồ dùng đồ chơi.
 - Đối với phụ huynh: Thì đa số các phụ huynh cho con đi học đúng độ tuổi, phối 
hợp với nhà trường trong mọi hoạt động, đóng góp đầy đủ cho con em khi đến trường.
 - Đối với trẻ: Thì đa số trẻ đến trường đều bạo dạn, lễ phép.
 a. Ưu điểm:
 - Năm học 2022-2023 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3-4 tuổi A3 cụm 
Đình Than với tổng số 17 cháu. Trong đó nam là 10 cháu, nữ 7 cháu.
 - Tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của phụ huynh, 
của đồng nghiệp để tôi được phát triển về chuyên môn cũng như công tác chăm sóc 
giáo dục trẻ.
 - Tôi luôn nhận thức sâu sắc về việc nâng cao chất lượng chăm sóc cho trẻ 
trong trường MN là việc làm không thể thiếu đối với mỗi giáo viên dặc biệt là rèn ý 
thức cho trẻ ngay từ thủa còn thơ. Chính vì vậy tôi luôn giành thời gian, linh hoạt, sáng 
tạo, lắng nghe góp ý của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và đồng nghiệp để tích lũy lấy 
kinh nghiệm chăm sóc chi trẻ.
 - Tích cực sưu tầm các trò chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ, phù hợp với tình 
hình thực tế của địa phương để nâng cao tính tự giác hàng ngày cho trẻ.
 - Nghiêm túc thực hiện chuyên đề mà hàng năm cấp trên tổ chức, luôn bám sát 
vào Nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường đó là: “ Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ 
trong trường mầm non”
 Góp phần nhỏ bé của bản thân để cùng nhà trường: Hoàn thiện tốt công tác 
đánh giá ngoài và công nhận lại trường MN đạt chuẩn Quốc gia mức độ II của nhà 
trường.
 b. Hạn chế, nguyên nhân hạn chế: 7
Biết tự lấy cốc uống nước và cất đúng nơi 17 4 24 13 76
quy định 
Biết xin phép cô khi đi vệ sinh 17 6 35 11 65
Biết rửa tay với xà phòng 17 3 18 14 82
Biết tự lau mặt, gấp khăn của mình 17 0 0 17 100
Biết tự đi giày, dép 17 9 53 8 47
 Nhìn vào kết quả trên là một giáo viên trẻ tôi rất lo lắng. Lo rằng không biết 
mình sẽ viết gi lên những trang giấy trắng này đây. nhất là đang trong thời kỳ đổi mới 
toàn diện về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 
mầm non, vấn đề giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ đã được quan tâm nhiều hơn. Vì 
vậy, từ nhiều năm nay, các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu sự phát triển khả năng tự 
lập của trẻ và kết luận: Những trẻ có tính tự lập sớm, khi lớn lên trẻ sẽ tự xây dựng lấy 
cuộc sống cho mình mà không ỷ lại vào người khác. Chính vì vậy tôi quyết định suy 
nghĩ và tìm ra một số biện pháp để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện sau này. 
 CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG LẦN ĐẦU TẠI 
 LỚP 3-4 T A3 TMN CAO ĐỨC
 a. Biện pháp 1: Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của lứa tuổi: 
 * Tâm sinh lý lứa tuổi. 
 Để có những biện pháp giáo dục kĩ năng tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi 
nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi lớp tôi nói riêng . Ngay từ khi nhận lớp, tôi đã 
tìm hiểu về tâm sinh lý, về khả năng nhất định của trẻ để phần nào hiểu được tâm 
sinh lý cũng như nhu cầu của bản thân trẻ từ đó đưa ra kế hoạch chăm sóc giáo dục 
trẻ tốt nhất. 
 Nhắc đến trẻ lên ba, ai ai cũng nghĩ ngay tới cụm từ “Khủng hoảng tuổi lên 
ba”. Thật vậy, bởi tâm lý trẻ 3 tuổi khá đặc biệt. Có lúc ngoan rất ngoan, có lúc lại 
hư không ai bảo được, nó cứ như một vòng quay lúc thế này lúc thế kia, nói nhiều 
hỏi lắm, khó vừa ý. Bởi một cái “tôi” trong trẻ xuất hiện, trẻ thích làm mọi thứ 
theo ý của mình, trẻ thích tập làm người lớn, quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung 
quanh, cái gì cũng có vẻ như có nam châm thu hút bé vào cuộc. Những tình trạng 9
 * Khả năng của lứa tuổi:
 Nếu giáo viên không biết được đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ thì không thể biết 
được trẻ đó có khả năng làm được những công việc gì, đã phù hợp với lứa tuổi của trẻ 
hay chưa. Liệu rằng có vừa sức với trẻ không? Hay những việc đó là nặng nhọc đối 
với trẻ. Để từ đó cô lựa chọn những kỹ năng phù hợp nhất cho trẻ thực hiện. 
 Tôi luôn đặt các câu hỏi, câu nói mở đối với trẻ trong mọi tình huống và 
trường hợp. Không áp đặt hay yêu cầu trẻ làm khi trẻ cảm thấy không thoải mái, tùy 
cho trẻ chọn lựa theo khả năng của mình thích hợp thực hiện hoạt động đó như thế 
nào. 
 Ví dụ: Sau khi kết thúc giờ hoạt động tôi luôn khuyến khích động viên trẻ giúp 
cô theo khả năng của mình và cho trẻ chọn công việc phù hợp với trẻ. Có trẻ thì cất 
ghế, trẻ cất sách, trẻ cất bút
 Trẻ dọn đồ dùng sau hoạt động tạo hình
 Khủng hoảng tuổi lên 3” là hiện tượng phổ biến mà đa số trẻ đều gặp phải. Song 
nó lại mang tính tạm thời, chuyển tiếp. Sự tách rời về bản thân ra khỏi người khác, 
mong được độc lập tự chủ đó là tiền đề cho sự hình thành nhân cách trẻ trong những 
giai đoạn tiếp theo.Vì vậy tạo kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là rất quan trọng. Đòi hỏi 
giáo viên phải nghiên cứu tìm hiểu, quan sát, gần gũi trẻ để hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ. 
Qua tìm hiểu, tôi phần nào nắm được tính cách, sở thích, thái độ, khả năng của từng 
trẻ. Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp mình một cách khoa học, hiệu quả 11
 - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được luyện tập. 
 - Hình thành thói quen. 
 - Vận dụng linh hoạt vào các hoạt động. Đảm bảo quy tắc từ dễ đến khó cho trẻ 
thực hiên. 
 c. Biện pháp 3. Lựa chọn hình thức tổ chức. 
 * Trải nghiệm. thực hành. 
 `Trẻ có thể học được rất nhiều điều từ một hoạt động tưởng chừng như đơn giản 
nếu như chúng ta biết cách tổ chức các hoạt động để tạo sự hứng thú và khác biệt đối 
với trẻ. Qua thực hành trải nghiệm, trẻ sẽ có thể dần hình thành kĩ năng tự học, tự tìm 
hiểu và khám phá. Việc tự xây dựng hiểu biết cho mình giúp trẻ hiểu sâu sắc bản chất 
của sự vật hiện tượng và ghi nhớ lâu những điều thu nhận được. Góp phần không nhỏ 
để trẻ hoàn thiện dần những kĩ năng thực hiện công việc và sự khéo léo của đôi bàn 
tay, sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Phát triển khả năng sáng tạo thông qua 
các hoạt động tạo hình, và thể hiện nét biểu cảm riêng của mình vào mỗi sản phẩm. Có 
khả năng tập trung thực hiện và hoàn thành công việc đến cùng mà không cảm thấy 
mệt mỏi nhờ những trải nghiệm thú vị. Trẻ học được cách hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau 
và sự phân công trong công việc làm cho bé có sự chủ động cá nhân, trong khi vẫn 
đảm bảo công việc chung của nhóm. Học được trình tự công việc: từ khâu chuẩn bị, 
thực hiện cho đến kết thúc. 
 Trẻ được tham gia trải nghiệm làm hoa giấy nở 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_tu_p.doc
  • docđơn xin skkn nhinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan