Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Trẻ em là nguồn hạnh phúc, niềm tự hào lớn của mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nền tảng vững chắc cho xã hội Việt Nam “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Để đạt được mục tiêu đó thì việc chăm sóc giáo dục trẻ phải có sự chung tay góp sức của nhà trường, gia đình và xã hội.
Trong những năm gần đây, giáo dục luôn không ngừng đổi mới về hình thức, nội dung và phương pháp tổ chức dạy học cho trẻ. Giáo dục kỹ năng sống là nội dung được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một nội dung và nhiệm vụ quan trọng của cấp học mầm non. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học, về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hóa. Thực tế kết quả của nhiều nhà nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học ở lứa tuổi mầm non chính là những kỹ năng sống như: Sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp.
Hiện nay, có rất nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ, phụ huynh luôn che chở, làm giúp trẻ mọi việc vì họ nghĩ con mình còn nhỏ chưa tự làm được những việc đó; hoặc cũng có nhiều bậc phụ huynh chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến con cái., họ đâu biết rằng chính những suy nghĩ và việc làm của các bậc cha mẹ đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình quá thụ động, nhút nhát, luôn chờ vào sự giúp đỡ của người lớn Ngay từ khi còn bé cha mẹ định hướng cho con những kỹ năng cần thiết của từng lứa tuổi như: Dạy con biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, dạy con biết cách tự lập như phục vụ bản thân, dạy con biết bảo vệ bản thân “Ngã phải tự đứng lên, phải làm gì khi bị người khác bắt nạt mà không phải mách cô giáo, mách bố mẹ”. Nếu cha mẹ dạy cho con được những kỹ năng đó ngay từ khi còn bé chắc chắn đứa trẻ sẽ hình thành cho mình được các kỹ năng ban đầu, sẽ thích nghi được với môi trường sống hiện nay.
Đề tài “ngày 8/3”, dạy trẻ biết quan tâm đến bà, mẹ, biết nói lời chúc tặng bà, tặng mẹ nhân ngày 8/3. Chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” Cho trẻ khám phá về nước, trẻ biết có nhiều loại nước khác nhau như nước máy, nước lọc, nước suối, nước mưa, nước ao hồ, nước biển. Trẻ biết tình trạng hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm dần và cạn kiệt vì do con người đã sử dụng lãng phí từ đó giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm nước. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh các con nhớ vặn vòi nước vừa đủ để rửa, tránh lãng phí. Giáo dục trẻ khi đi chơi hay đi đâu không vứt rác xuống nguồn nước, tránh làm ô nhiễm. Biết mùa hè thường mặc trang phục gì? Mùa đông thì mặc như thế nào? Khi cho trẻ khám phá về “nước” trẻ biết có nhiều loại nước khác nhau như nước máy, nước mưa, nước sông, suối, hồ, ao, nước biển trẻ biết tình trạng ô nhiễm hiện nay. Khi đi tắm biển phải mặc áo phao và biết tự bảo vệ mình. Chủ đề “Quê hương, thủ đô, Bác Hồ” Đề tài khám phá “Bác Hồ với các cháu thiếu nhi” giáo dục trẻ biết tự hào về vị lãnh tụ của đất nước, biết yêu quý đất nước mình.. * Hoạt động học tạo hình: Qua các hoạt động học tạo hình giáo dục trẻ biết giữ gìn sách vở sạch đẹp không làm quăn mép vở không vẽ tẩy xóa vở, không vẽ bậy ra ghế ra bàn, giáo dục trẻ biết yêu quý, trân trọng sản phẩm của mình, của bạn, mong muốn tạo ra những sản phẩm đẹp để tặng cô, tặng ông, bà, bố, mẹ * Hoạt động học âm nhạc: Ở trường mầm non âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảmđối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Thực tế cho ta thấy rằng: Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc. Trẻ em rất thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. Giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình yêu thương con người rộng lớn. Hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát, nhảy múa, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầm non không chỉ mang lại cho trẻ những cảm xúc âm nhạc mà thông qua đó còn giúp trẻ phát triển rất nhiều kỹ năng sống tốt đẹp như: kỹ năng tạo niềm vui, kỹ năng mạnh dạn tự tin Ví dụ: Khi dạy trẻ hát, múa, biểu diễn tổng kết chủ đề, trẻ được hợp tác với bạn luyện tập các tiết mục văn nghệ, được thể hiện vai người dẫn chương trình... giúp trẻ biết quan tâm, chia sẻ và hợp tác với bạn để luyện tập được tốt. * Hoạt động phát triển thể chất: Thông qua hoạt động thể chất cô nhắc trẻ thường xuyên tập thể dục để cho cơ thể lớn lên và khỏe mạnh. Khi chơi các trò chơi vận động không nên tranh nhau, phải biết nhường nhịn nhau, khi chơi phải biết phối hợp với bạn để tạo ra tính đoàn kết. 2..2.3 Biện pháp 3: Xác định, xây dựng nội dung, kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi. * Xác định nội dung, kỹ năng sống cơ bản cho trẻ. Để xác định được những nội dung giáo dục kỹ năng sống cơ bản, trước hết chúng ta cần phải hiểu được kỹ năng sống là gì? mục đích của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non? - Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh, cho phép bạn đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày. - Mục đích của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Từ đây, chúng ta xác định được những nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi bao gồm: - Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp. Học cách có được những mối liên kết mật thiết với các bạn khác trong lớp, biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe trình bày và diễn đạt được ý của mình trong nhóm bạn. - Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới. - Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình đang học lớp nào? Cô nào? Thích cái gì? Địa chỉ nhà mình ở đâu? - Nhận biết được các ưu điểm cũng như khuyết điểm của bản thân mình. - Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cách lắng nghe mọi người và đối đáp. - Nhận biết được hoàn cảnh không an toàn, cách giữ an toàn cho mình nơi công cộng (sân trường, công viên, siêu thị....) - Kỹ năng giao tiếp tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. - Kỹ năng hợp tác: Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với bạn. - Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được. Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ những hành vi văn hóa trong ăn uống, qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến người xung quanh. * Xây dựng nội dung các tiêu chí giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Việc xác định được các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp tôi lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Qua đó tôi đã xây dựng nội dung tiêu chí giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động cụ thể: Thứ tự Nội dung kỹ năng sống 1 Kỹ năng tự phục vụ 2 Kỹ năng tự bảo vệ 3 Kỹ năng hợp tác 4 Kỹ năng giao tiếp- ứng xử 5 Kỹ năng tự tin 2.2.4. Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Để giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi, luôn làm gương cho trẻ noi theo. Khi trẻ vào lớp tôi nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, tôi luôn chủ động chào hỏi trao đổi với các bậc phụ huynh giúp cho trẻ nhận thấy sự gần gũi, quan tâm của cô giáo với phụ huynh giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn. Vì đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có tính bắt chước nên người lớn, giáo viên phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho trẻ. *Hoạt động đón trẻ: Vào buổi sáng, giáo viên đến lớp trước 15 phút, công việc đầu tiên là mở cửa thông thoáng phòng học, sau đó chuẩn bị đón trẻ. Khi trẻ đến lớp trẻ biết chào cô, chào bố mẹ, cất dép, cất ba lô đúng nơi quy định. * Hoạt động ngoài trời: Qua hoạt động ngoài trời khi cho trẻ quan sát một số loại cây cảnh, cây hoa, cây ăn quả tôi cho trẻ biết ích lợi của cây xanh đối với con người. Quan sát một số con vật nuôi tôi cho trẻ tập cho gà ăn, từ đó hình thành cho trẻ kỹ năng sống yêu thương chăm sóc. Hoạt động tìm hiểu về một số loại rau tôi cho trẻ đi thăm vườn rau của lớp. Để gieo được những luống rau xanh như thế này thì các cô phải làm gì? Trước tiên phải làm đất tơi xốp, sau đó đến gieo hạt và tưới rau. Nếu không nhặt cỏ bắt sâu cho cây thì điều gì sẽ xảy ra? Từ đó trẻ có thể đưa ra ý kiến của mình một cách độc lập, giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Khi cho trẻ chơi ngoài trời tôi luôn nhắc trẻ khi chơi trên sân trường không được chạy đùa, xô đẩy bạn vào đồ chơi sẽ bị ngã chảy máu. Biết giữ gìn đồ chơi ngoài trời khi chơi. * Hoạt động góc: Trẻ mầm non học bằng chơi-chơi mà học, đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai khác nhau trong xã hội, khi đóng vai được tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được trẻ thể hiện qua hoạt động vui chơi. Vì vậy, tôi rất chú trọng đến việc tạo các tình huống khi trẻ đóng vai để trẻ tìm cách giải quyết. Ví dụ: Ở góc phân vai tôi giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết với bạn khi bán hàng, mua hàng. Dạy trẻ cách mua hàng. Bác ơi bán cho tôi 5 con cá này! Bao nhiều tiền hả bác? Trẻ biết cách chào mời khách mua hàng, mặc cả, và trả tiền khi mua thức ăn xong. Hay ở góc "Nấu ăn”, tôi chú ý đến những thao tác mà trẻ thể hiện vai của mình: Trẻ bắc nồi lên đặt bếp ga đã đúng giữa bếp chưa? Để đảm bảo an toàn thì khi nấu xong con cần phải làm gì? Khi xoong đang nóng muốn bắc nồi xuống con làm thế nào?. Ví dụ: Góc bác sĩ tôi cho trẻ khám sức khỏe cho bạn, biết cách đặt tai nghe, ống nghe. Biết thể hiện một số thao tác đơn giản khi khám bệnh, biết sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bệnh nhận: Cháu bị làm sao? Cháu bị đau cổ họng ạ? Hãy há miệng ra cho bác kiểm tra? Trẻ biết há mồm bác sỹ thì lấy đèn soi vào. Được rồi, bây giờ hãy vén áo lên cho Bác đặt ống nghe vào nào? Không sao đâu bác sẽ viết cho cháu đơn thuốc ra ngoài cửa hàng và mua thuốc nhé! Góc xây dựng: Rèn cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm, biết phối hợp công việc khi chơi, biết hợp tác cùng nhau để xây dựng được những công trình. Góc sách truyện: Trẻ biết mở sách truyện từng trang một, không tranh giành sách chuyện với bạn, biết sử dụng những đồ dùng đó một cách có hiệu quả. Góc khám phá: Trẻ có một số kỹ năng khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Trẻ được trải nghiệm với các thí nghiệm như: Sự nảy mầm của hạt; vật nổi, vật chìm; sự tan chảy của viên đá... * Hoạt động lao động-vệ sinh: Trẻ biết nhặt lá cây rụng trong sân trường, trong bồn cây, biết giữ gìn lớp học, sân trường luôn sạch sẽ. Không vứt rác vào bồn cây. * Hoạt động giờ ăn: Trong giờ ăn, tôi nhắc trẻ khi ăn không được nói chuyện, không xúc miếng quá to, không nhai nhồm nhoàm, khi ho biết lấy tay che miệng, nhặt cơm rơi. Sau khi ăn xong biết lau mồm, súc miệng. Nhắc trẻ khi ăn phải giữ trật tự không nói chuyện riêng, khi ăn bị hắc xì hơi thì phải biết che miệng, cơm rơi, cơm vãi thì nhặt vào khay và lau tay vào khăn. 2.2.5. Biện pháp 5: Nêu gương thưởng sao ngoan, bình chọn “ngôi sao của tuần” vào thứ sáu cuối tuần. Động viên khích lệ là một biện pháp cơ bản trong mọi hoạt động của mầm non. Sự tán thưởng khiến trẻ hiểu rằng việc trẻ làm là đúng. Đặc biệt khi sự tán thưởng đó lại có sự chứng kiến của bạn bè hoặc cha mẹ sẽ khắc sâu trong trẻ niềm phấn khởi, tạo động lực cho trẻ phát huy khả năng của bản thân. Trẻ thường bắt chước, noi gương rất nhanh, chính vì vậy tôi đã chọn hình thức nêu gương thưởng sao ngoan, bình chọn “Ngôi sao của tuần” vào thứ sáu cuối tuần. Trẻ đã thành thói quen và luôn có mong muốn được nhận phiếu bé ngoan vào thứ sáu cuối tuần. Trên cơ sở đó, tôi đã nghĩ ra thêm hình thức thưởng sao ngoan cho cá nhân trẻ và được gắn vào bảng bé ngoan những trẻ có cố gắng nhiều trong tuần. Những ngôi sao được làm bằng giấy màu óng ánh đã đem lại cho các bé nhiều niềm vui và tiến bộ bất ngờ. Đặc biệt nhất là hình thức khen thưởng ra bảng vàng ngoài cửa lớp, trẻ sẽ được ghi tên ra bảng và đi kèm đó là nội dung khen thưởng. Thông qua đó không những trẻ được khen sẽ cố gắng phấn đấu tiếp, bạn trong lớp lấy đó làm tấm gương để học tập mà các bậc phụ huynh cũng nắm bắt được tình hình của con mình trong tuần. Đây hình thức mà trong tâm lí giáo dục trẻ mầm non thường xuyên sử dụng- hình thức nêu gương- trẻ sẽ học tập các bạn đồng thời bản thân trẻ cũng sẽ có nhiều cố gắng tích cực hơn trong tuần tới. Sau khi thực hiện biện pháp này, tôi nhận thấy không khí thi đua của trẻ trong lớp rất sôi nổi, bản thân các cháu tự nhắc nhở nhau ngoan hơn, cố gắng hơn để làm “ngôi sao của tuần”. Các cháu đều tỏ ra rất hãnh diện khi được bầu là “ngôi sao của tuần”. Nhờ vậy, nhiều cháu hiếu động trong lớp tôi cũng dần đạt nhiều tiến bộ, tập trung chú ý hơn trong giờ học để được cả lớp và cô giáo công nhận vào buổi sinh hoạt cuối tuần. 2.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Bên cạnh việc dạy trẻ các kỹ năng ở lớp, tôi thường xuyên chú trọng đến việc phối kết hợp với phụ huynh cùng dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh hiểu không nên làm hộ con, phải dạy trẻ tính tự lập từ bé. Trẻ càng được hướng dẫn sớm về cách tự vệ, nhận biết những mối nguy hiếm từ xung quanh và cách xử lý thì sẽ vững vàng vượt qua những thử thách trong mọi tình huống. Điều đó được chứng minh rõ ràng từ thực tế. Việc giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp. Trong gia đình, việc dạy trẻ những hành vi văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ năng, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác, thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ chỉ thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ. Trước hết người lớn phải gương mẫu, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ vui chơi. Cô giáo, cha mẹ, giúp trẻ phát triển sở thích, ý thích của mình và đảm bảo rằng người lớn có thể cung cấp thêm phương tiện để trẻ thực hiện ý thích đó. Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên làm đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống... Trẻ luôn bắt chước người lớn và bố mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất. Vì vậy, các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Bố mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác. Ví dụ: Khi ở nhà, gia đình nên khuyến khích trẻ tự khởi xướng ra những cuộc chơi bằng cách xin phép bố, mẹ và ông bà cho con được chơi. Khi chơi xong phụ huynh cần nhắc nhở và dạy cho con biết cách tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi. Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ. Trong các dịp lễ tết cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, trang trí cây đào, cây quất, lau lá cây, đi chợ tết mua sắm cùng mẹNgoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem, khi xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem. Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ trong điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay không? Trẻ có thích tham gia dã ngoại hay tham gia các nhóm sinh hoạt không? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi với đồ chơi không? Trẻ có lễ phép trong cách nói năng với người lớn hay không? để từ đó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm. Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lí bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Cha mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia vào các buổi họp của nhà trường để nắm bắt tình hình cùng với nhà trường giáo dục trẻ một cách toàn diện hơn. 2.3. Kết quả đạt được. - Sau khi áp dụng những biện pháp trên vào công tác giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả sau: 100% trẻ đều được cô giáo và cha mẹ tạo điều kiện, khuyến khích, khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng động, mạnh dạn, tự tin. 100% trẻ được rèn luyện khả năng sẵn sàng học tập và kết quả học tập ở trường hiệu quả ngày càng cao. 98% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông qua các hoạt động hàng ngày, trong cuộc sống của trẻ. 100% trẻ được rèn luyện về kỹ năng xã hội, kỹ năng thể hiện cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, chung sống hoà bình. Trẻ đi học đều hơn, tỉ lệ chuyên cần đạt 93% trở lên và ít gặp khó khăn khi đến lớp, trẻ có kỹ năng trực nhật, giúp cô kê bàn ăn, xếp khay ăn, chia thìa, kê ghế, phơi khăn. Thông qua kết quả đánh giá chất lượng cuối mỗi chủ đề, đối với từng mặt phát triển trẻ đạt khá tốt: (Bảng khảo sát cuối năm - Tháng 4) Nội dung Tổng số Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % Kỹ năng tự phục vụ 30 20 66,6 7 23 3 10 0 Kỹ năng tự bảo vệ 18 60 8 26 4 13 0 Kỹ năng hợp tác 20 66,6 8 26 2 6,6 0 Kỹ năng giao tiếp-ứng xử 19 63,3 10 33,3 1 3,3 0 Kỹ năng tự tin 25 83,3 4 13,3 1 3,3 0 3. Phần kết luận. 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Trẻ em được giáo dục kỹ năng sống tốt thì khả năng thích nghi và thành công trong cuộc sống sẽ dễ dàng hơn. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Điều đó giúp cho trẻ tự tin, chủ động xử lý linh hoạt các tình huống trong cuộc sống. Kỹ năng sống là một yếu tố quan trọng điều khiển ý thức và hành vi của con người. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ mang lại cho các cháu rất nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, giáo dục và cả văn hóa xã hội, giúp các con sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trí tuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Giáo dục những năm tháng đầu đời có ý nghĩa cho cả cuộc đời. Giáo dục mầm non là những viên gạch đầu tiên có ý nghĩa hết sức quan trọng cho những năm tiếp theo và cả cuộc đời của trẻ. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Qua tìm tòi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở bậc học mầm non là rất phù hợp và cần thiết. Vì vậy, đề nghị các cấp lãnh đạo tiếp tục triển khai thực hiện rộng rãi nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non. Mở lớp tập huấn chuyên môn về nội dung giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên đến từng cơ sở. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí để tổ chức các hoạt động tập thể có quy mô, chất lượng cao. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ từ việc “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi”. Bản thân tôi nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp, để tổ thực hiện tốt hơn. Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết đề tài không tránh khỏi những khiếm khuyết, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng hội đồng chuyên môn đánh giá, bổ sung để đề tài của tôi thêm hoàn thiện, khả thi và có hiệu quả hơn nữa trong thực tiễn để bản thân tôi thực hiện tốt hơn việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non. Tôi xin chân thành cảm ơn! .
File đính kèm:
- Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi.doc