Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi
Cơ sở lý luận
Tâm lý học và giáo dục học đã chứng minh rằng trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi là một bước phát triển rất dài, bất kỳ đứa trẻ nào trong độ tuổi đó đều trải qua các giai đoạn phát triển, mỗi giai đoạn đều có những nhu cầu phát triển riêng, nó đòi hỏi những đáp ứng, những hình thức tác động thích hợp. Muốn trở thành người lớn theo đúng nghĩa thì nhất định phải có tác động giáo dục của người lớn ngay từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời. Như vậy, giáo dục ở đây là dẫn dắt trẻ vào một cuộc sống, một cộng đồng, một nền văn hóa xã hội. Chính vì vậy, trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình là tương lai của mỗi dân tộc “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, của nhà nước, của xã hội. Từ lâu nhân loại đã nhận thức rõ điều đó và đã có những hành động thiết thực để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Theo UNESSCO, 8 tuổi đã là quá muộn để giáo dục kỹ năng sống. Vì đến độ tuổi này trẻ đã hình thành cho mình phần lớn các giá trị, trừ khi có sự thay đổi sâu sắc về trải nghiệm trong đời, nếu không thì khó mà lĩnh hội thêm giá trị sau độ tuổi này. Trẻ từ dưới 2 tuổi đã bắt đầu tiếp thu từ môi trường sống xung quanh, như giọng nói của người lớn khi trò chuyện với trẻ, cách thức tiếp xúc với trẻ, tất cả đều tác động đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cần được tiến hành từ bậc học mầm non.
Tiến sĩ Nguyễn Thu Cúc, chuyên gia tư vấn của ABS Training cho biết: “Kỹ năng sống không phải là những gì quá cao siêu, phức tạp. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, gần gũi với trẻ em, là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự lập”
Chúng ta đều biết rằng xu hướng giáo dục thế giới hiện nay đang quan tâm đến việc trang bị cho thế hệ trẻ kỹ năng sống để trẻ biết tự bảo vệ mình, biết tự giải quyết một số vấn đề đồng thời hướng đến một môi trường giáo dục hài hòa, thân thiện cho trẻ trên cơ sở các giá trị cuộc sống.
ăng sống cho trẻ thông qua góc học tập - sách: Thông qua việc tổ chức cho trẻ chơi ở góc sách tôi đã dạy cho trẻ một số kỹ năng học tập để từ đó rèn cho trẻ một số kỹ năng sống cụ thể như: - Dạy trẻ biết giở sách lần lượt từng trang một; đọc sách từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; đọc từ đầu đến cuối quyển sách, giữ gìn và bảo vệ sách qua đó rèn cho trẻ tính kiên trì, nhẫn nại khi giải quyết các tình huống trong cuộc sống. - Khi trẻ chơi biết tuân thủ các quy định ở góc chơi: không nói to, lấy và cất sách đúng nơi quy định...qua đó rèn cho trẻ tính kỷ luật. Ảnh 5: Trẻ chơi góc sách truyện 3.4.4/ Thông qua hoạt động ngoài trời. Thực tế cho thấy rằng thường xuyên tổ chức cho trẻ đi dạo quanh sân trường, đi thăm quan 1 số nơi hay trò chuyện với trẻ về một đề tài nào đó giúp trẻ học được các kỹ năng cần thiết như kỹ năng hợp tác với bạn bè, kỹ năng quan sát, lắng nghe lời người khác, kỹ năng tự tin khi trình bày hiểu biết của bản thân, bày tỏ cảm xúc của bản thân, có thái độ thân thiện và hành vi bảo vệ môi trường, chấp hành một số quy định khi tham gia giao thông. Ví dụ: Cho trẻ quan sát cây nhãn: Đàm thoại với trẻ: - Đây là cây gì? - Muốn có nhiều quả ngon chúng ta phải làm gì? - Khi ăn quả các con nhớ đến ai? Thông qua đó giáo dục trẻ biết kính trọng, biết ơn những người lao động, trước khi ăn biết rửa sạch và gọt vỏ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; gọt vỏ xong để vỏ vào nơi quy định để góp phần bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. Ngoài ra tôi còn tổ chức hoạt động cho trẻ giao lưu giữa các tổ trong lớp hoặc giữa các lớp trong khu, tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động lao động vào thứ 5 hàng tuần. Trong các buổi giao lưu, trẻ được làm quen với nhau, được thể hiện bản thân mình, được trò chuyện, cùng nhau tìm hiểu, khám phá về một chủ đề đang học giúp kiến thức của trẻ được mở rộng và củng cố thêm. Trẻ biết mở rộng mối quan hệ ra ngoài lớp học từ đó mà trẻ mạnh dạn, tự tin hơn. Trẻ biết hợp tác cùng nhau bàn bạc, thảo luận để cùng giới thiệu về đội mình, cùng đưa ra câu đố để đố các bạn, cùng nhau thể hiện một bài hát hay kết đôi với một em lớp bé để cùng nhau nhảy theo một bản nhạc nào đó. Cũng với mục đích giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi thường tạo cơ hội để trẻ chủ động nhận công việc của mình, tự thỏa thuận, phân công công việc trong nhóm, tự bàn bạc tìm cách giải quyết công việc của nhóm mình. Qua đó tôi có thể giúp trẻ hình thành sự tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống khi cần thiết. Khi cho trẻ chơi tự do trong hoạt động ngoài trời, tôi vừa quan sát trẻ chơi, vừa hướng dẫn trẻ cách chơi an toàn như: Cách leo lên xuống thang, cách nắm thành cầu trượt để trượt cho an toàn, cách cầm chắc xích đu khi chơi, khi có bạn đang chơi xích đu thì không được đứng gần phía trước vì sẽ rất nguy hiểm, động viên trẻ kiên trì chờ đến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn. Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian như cắp cua bỏ giỏ, cá ngựa, nhảy dâygiúp trẻ mạnh dạn, tự tin phát triển tình cảm, thẩm mĩ cho trẻ. Ảnh 5: Trẻ chơi góc sách truyện Ảnh 6: Giờ hoạt động ngoài trời 3.4.5/ Thông qua việc tổ chức cho trẻ ăn ngủ. Hành vi văn minh trong ăn uống là một nét văn hoá trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ít được quan tâm chú ý tới và ít người biết được rằng văn hóa trong ăn uống là một trong những tiêu chí đánh giá nhân cách của con người. Chính vì vậy mà việc rèn cho trẻ thói quen hành vi trong ăn uống ngay từ lứa tuổi mẫu giáo là rất cần thiết. Thực tế cho thấy rằng việc rèn cho trẻ thói quen, hành vi trong ăn uống trong khi tổ chức cho trẻ ăn mang lại hiệu quả cao nhất. Thông qua giờ ăn tôi có thể dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: * Trước giờ ăn: + Trẻ trong tổ trực nhật trong ngày giúp cô phơi khăn đúng chiều ký hiệu để bạn có thể nhận được ký hiệu của mình, kê bàn ăn theo nhóm, lấy bát đủ số lượng và xếp bát ngay ngắn, thìa, chia cơm cho các bạn, bê khéo léo không làm đổ... + Trẻ biết tự rửa tay sạch sẽ theo đúng quy trình các cô dạy, biết mời cô, mời các bạn. Ảnh 7: Trẻ rửa tay * Trong khi ăn: + Biết cách cầm thìa xúc cơm, giữ bát, biết tự xúc cơm khi ăn hết, khi ăn không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngồi ăn ngay ngắn, ăn hết xuất. + Không nói chuyện trong khi ăn. Ảnh 8: Trẻ có nề nếp ăn uống về sinh trong giờ ăn * Sau khi ăn: + Trẻ biết cất bát, thìa đúng nơi quy định, biết lau miệng và súc miệng nước muối loãng... biết giúp cô thu dọn bàn ăn, biết cách bê ghế về đúng chỗ ngồi. Ảnh 9: Trẻ lau miệng sau khi ăn - Ngoài ra tôi còn khuyến khích trẻ giúp cô chuẩn bị cho giờ ngủ trưa như kê giường, trải chiếu. 3.5/ Biện pháp 5: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. Đây là hình thức thường làm nhưng lại đạt hiệu quả rất cao trong các hoạt động. Việc giáo viên tích cực trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt tình hình của trẻ, hiểu được tính cách, hoàn cảnh sống của trẻ từ đó đề ra các biện pháp phù hợp cũng như cách tác động, phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện trẻ đúng phương pháp. Nhận thức được tầm quan trọng của biện pháp này, tôi thường trao đổi, tuyên truyền phụ huynh hiểu những việc nên và không nên đối với trẻ để giúp trẻ có kỹ năng sống tốt, trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tự tin trong cuộc sống. Trẻ luôn bắt chước người lớn và cha mẹ trẻ là những người lớn gần gũi trẻ nhất. Vì vậy các bậc làm cha làm mẹ đừng vô tình bỏ qua những cơ hội đơn giản và thuận lợi hàng ngày để hướng dẫn con những thói quen tốt để rồi sau đó lại bắt trẻ mất thời gian học lại những điều này ở một nơi khác với những người xa lạ. Cha mẹ trẻ hãy chú ý giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống tốt như kỹ năng giao tiếp xã hội để tự khám phá, đánh giá bản thân mình và người khác. Ví dụ: Cha hãy mẹ cho phép trẻ vui chơi bày biện đồ chơi theo theo ý thích của trẻ, đừng bao giờ cấm đoán hay la mắng. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Cha mẹ có thể cùng con thu dọn nhưng tuyệt đối không bao giờ được làm thay trẻ. Trong các dịp lễ tết đặc biệt là ngày Tết Nguyên Đán cha mẹ nên tạo cơ hội khuyến khích trẻ tham gia dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, phụ ông bà lau lá để gói bánh chưng, trang trí cây đào, cây quất, đi chợ tết mua sắm cùng mẹNgoài ra, bố mẹ hãy lựa chọn những chương trình trên truyền hình phù hợp và bổ ích với bé để cả nhà cùng xem như “Bố ơi mình đi đâu thế” hay “Con đã lớn khôn” khi xem khuyến khích các bé nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về những điều mà bé vừa được xem. Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách chính xác và thuần thục và khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ. Tôi cũng tuyên truyền với phụ huynh quan sát những biểu hiện của trẻ trong điều kiện và tình huống tự nhiên hàng ngày như quan sát xem trẻ có tự tin và tự nhiên khi giao tiếp với mọi người hay không? Trẻ có tự nhiên sáng tạo khi chơi với đồ chơi không? Trẻ đã lễ phép trong cách nói năng với người lớn hay chưa? Trẻ có biết quan tâm giúp đỡ người thân trong gia đình không? để từ đó có biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm. Thực tế cho thấy rằng trẻ thường dễ dàng kết bạn khi chơi theo đôi bạn trong môi trường của riêng chúng hơn là chơi trong một nhóm bạn tại trường, một số trẻ có khó khăn trong việc kết bạn hoặc chia sẻ với bạn theo nhóm lớn, lại có thể hình thành mối liên kết thân thiết với bạn mới trong môi trường gia đình của trẻ. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội bằng cách tạo ra các mối liên kết bạn bè tại gia đình. Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Mối quan hệ này được trẻ duy trì khi đến trường, khi có được mối liên kết với một trẻ nào đó trong lớp, các mối quan hệ khác sẽ hình thành tiếp theo một cách dễ dàng hơn. Đọc sách cho trẻ nghe là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ do vậy mà tôi đã tuyên truyền với phụ huynh hàng ngày nên dành một khoảng thời gian để đọc sách và kể chuyện cho trẻ nghe những câu chuyện có nội dung phù hợp với lứa tuổi trẻ. Tăng cường kể cho trẻ nghe các câu chuyện cổ tích qua đó rèn luyện đạo đức cho trẻ, giúp trẻ hoàn thiện mình, biết đọc sách, dạy trẻ yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho trẻ nhỏ qua các truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển khả năng thấu hiểu ở trẻ. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ năng khoa học khi chơi với nhau. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với cha mẹ trẻ mà tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin và hầu hết trẻ có kỹ năng sống cần thiết theo độ tuổi. 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 4.1/ Đối với trẻ: BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN TRẺ. TT Nội dung Số trẻ Đầu năm Cuối năm Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Kỹ năng tự tin 33 15 18 31 2 Tỷ lệ %: 100 45,5 54,5 94 6 2 Kỹ năng thích KP học hỏi 33 18 15 31 2 Tỷ lệ %: 100 45,5 45,5 94 6 3 Kỹ năng giao tiếp 33 20 13 30 3 Tỷ lệ %: 100 60,6 39,3 91 9 4 Kỹ năng tự phục vụ 33 12 21 32 1 Tỷ lệ %: 100 36,3 63,6 97 3 5 Kỹ năng tự bảo vệ bản thân, tránh xa những nơi nguy hiểm 33 15 18 31 2 Tỷ lệ %: 100 45,5 55,5 94 6 Nhìn vào bảng kết quả trên tôi thấy, đầu năm đa số trẻ chưa có nhiều các kỹ năng, trẻ chưa mạnh dạn tự tin, giao tiếp kém, sử lý các tình huống nguy hiểm còn lúng túng, chưa tự phục vụ bản thân, ỷ lại vào cô và bạn. Nhưng khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rõ nét về việc hình thành các kỹ năng sống: giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, thể hiện tinh thần đồng đội, biết chia sẻ, cư xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột,Và phát triển những phẩm chất tốt đẹp như: tính kiên trì, tính trung thực, biết nhường nhịn, biết cư xử đẹp khi thắng thua. Trẻ tự tin tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Điều này chứng minh rằng việc vui chơi bằng các trò chơi, các hoạt động cho trẻ thực hành trải nghiệm cùng với các phương thức sử dụng đa dạng, linh hoạt đã giúp trẻ tiếp nhận kỹ năng sống một cách hiệu quả. Trẻ đã biết chuyển hóa từ hoạt động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng. Và những kỹ năng sống đó sẽ phát triển bền vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời 4.2/ Đối với giáo viên Sau khi tiến hành những biện pháp trên tôi thấy trẻ đã có kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi. Trẻ tham gia vào các hoạt động một cách tự tin mạnh dạn giúp cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo đạt kết quả tốt. Giáo viên yên tâm, phấn khởi hơn khi tổ chức các hoạt động trong ngày mà không cần lo lắng e dè mỗi khi có Ban giám hiệu dự giờ tham lớp hay đón đoàn thanh tra kiểm tra hoặc tham gia vào các hoạt động kỷ niệm ngày hội ngày lễ nào đó. 4.3/ Đối với phụ huynh - 90% các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái cởi mở hơn và đã có thay đổi trong cách rèn kỹ năng sống cho trẻ, không chiều con thái quá, không còn hình ảnh cha mẹ bế con lên cầu thang, cất dép, cất ba lô hộ con. - Đa số phụ huynh thông cảm với giáo viên, chia sẻ với những khó khăn của giáo viên, đóng góp sách, truyện tranh vào thư viện của lớp, cùng sưu tầm nguyên vật liệu trang trí lớp làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. - Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ nhẹ nhàng, ít la mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không cung phụng trẻ thái quá, không còn hình ảnh bố bế con, mẹ đi sau xách ba lô cho con, tranh thủ xúc cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba lô, tự đi lên cầu thang, tự biết chào cô chào bố mẹ... - Cha mẹ cảm thấy hài lòng với thành công của trẻ, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không phản ánh tiêu cực với cô giáo ngược lại cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, cung cấp nguyên vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Như chúng ta đã biết, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng. Trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng đều đang chập chững bước qua những năm đầu đời với bao điều mới mẻ thú vị và cả những nguy hiểm xảy ra mọi lúc mọi nơi, mọi tình huống có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. Là một người giáo viên mầm non, là người mẹ thứ 2 của trẻ, bản thân tôi không khoanh tay đứng nhìn mà luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm sao, làm thể nào để chung tay cùng gia đình trẻ, giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống, những thói quen, hành vi để trẻ có thể tự phục vụ và bảo vệ được cơ thể non nớt của chính mình, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, sau này trở thành người công dân tốt, xứng đáng với sự yêu thương của gia đình và xã hội. Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thì điều cần làm trước hết là cung cấp các kiến thức sơ đẳng nhưng cần thiết đối với trẻ. Song nếu chỉ dạy trẻ theo kiểu giáo điều, lý thuyết thì những kiến thức đó sẽ sơ cứng và không phát huy được giá trị thực tiễn. Chúng ta có thể thấy rằng rất nhiều trẻ em có thể nói trôi chảy về các hành vi văn hoá như gặp người lớn phải chào, phải vứt rác vào thùng, cất đồ dùng đúng nơi quy định...nhưng khi vào tình huống thực tế thì cháu bé đó lại chạy biến đi khi có khách đến chơi hoặc bẽn lẽn nép vào lưng mẹ và không chào hỏi gì. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ phải gắn vào việc làm cụ thể, được quan sát người lớn làm, trẻ được tự thực hiện để trải nghiệm. Trẻ được trải nghiệm nhiều lần sẽ giúp trẻ thấy ý nghĩa thiết thực của việc làm từ đó trẻ sẽ chủ động vận dụng những kỹ năng cần thiết vào từng tình huống cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. Nhân cách, ý trí, tình cảm của trẻ được hình thành thông qua chơi, chơi để lớn lên. Vì thế người lớn cần tạo cơ hội để trẻ chơi, từ đó giúp trẻ tìm ra nhiều cách học khác nhau, những kinh nghiệm trẻ nhận được trong các trò chơi là nền tảng tạo nên sự hăng hái học tập lâu dài ở trẻ bởi trẻ nhận ra rằng học vừa vui vừa có ý nghĩa. Đồng thời khi trẻ tham gia vào trò chơi, trẻ biết lập kế hoạch chơi, sáng tạo với các cách chơi và cố gắng đạt mục đích. Đây chính là những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống và học tập sau này của trẻ. Để hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen và nghi thức văn hóa cần thiết trong ăn uống không chỉ có sự tập luyện mà cần có sự thống nhất những cách thức và phương thức dạy trẻ giữa gia đình và trường lớp mầm non. Chỉ có sự kiên trì, nhẫn nại, sự đồng cảm, sự quan tâm, chú ý và sự giúp đỡ quý báu của người lớn mới giúp trẻ vượt qua những khó khăn, trở ngại, mới tạo được một bầu không khí thân ái, đầm ấm cần thiết trong bữa ăn. * Một số điều cần tránh khi giáo dục kỹ năng sống - Người lớn không nên hạ thấp trẻ: Cứ mỗi lần chúng ta nói những lời hạ thấp trẻ là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân trẻ. Không nên tạo cho trẻ những thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên xúc phạm trẻ. - Không nên doạ nạt trẻ: Bản thân giáo viên và các bậc phụ huynh cần biết rằng doạ nạt trẻ là tạo cho trẻ sự sợ hãi và tâm lý không thoải mái khi giao tiếp với người lớn. Dọa nạt là hoàn toàn có hại cho đứa trẻ và sẽ không giúp cho hành vi của trẻ tốt hơn. - Không bao bọc trẻ một cách thái quá sẽ làm trẻ yếu đuối: Cha mẹ thường không đánh giá đúng khả năng của trẻ cho rằng trẻ vẫn còn bé để làm việc gì đó. Chính bởi vậy mà sẽ hình thành ở trẻ ý nghĩ mình chẳng thể làm được gì nếu không có bố mẹ. Cha mẹ hãy nhớ rằng đừng bao giờ làm hộ trẻ những việc mà trẻ có thể tự làm. - Không nên yêu cầu trẻ phục tùng theo ý của người lớn ngay lập tức vì sự phục tùng thái quá không có sự thỏa thuận giữa người lớn và trẻ sẽ không phát triển tính tự lập của trẻ. - Không nên đặt yêu cầu quá cao với khả năng và lứa tuổi của trẻ vì như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ. - Không nên giáo huấn trẻ quá nhiều vì như vậy sẽ làm nảy sinh tính tự ti, sự thiếu tự tin của trẻ. - Không nên yêu cầu trẻ là những "người lớn thu nhỏ", không nên bắt trẻ học quá nhiều mà hãy tạo điều kiện cho trẻ " Học mà chơi - chơi mà học". - Không nên thúc giục trẻ, không biến giờ ăn thành một cuộc chiến nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục. Nếu bị quát mắng trẻ sẽ mất hứng thú với đồ ăn, ảnh hưởng không tốt đến việc rèn cho trẻ các thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống. * Một số điều người lớn cần làm giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sống - Người lớn phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an tòan cho trẻ. - Việc học của trẻ nếu luôn đựơc người lớn khuyến khích, chia sẻ thì trẻ sẽ tự tin vào năng lực của bản thân và chúng thừơng hy vọng vào tương lai nhiều hơn. - Thường xuyên chỉ ra cái mới mà người lớn cũng tìm tòi một cách hăng hái bằng nhiều cách, hãy trao đổi với trẻ về những thông tin mà cô giáo, cha mẹ mới tìm thấy cho trẻ thấy rằng học lúc nào cũng vừa vui, vừa thử thách - Tham gia vào việc giáo dục của con cái không nên để tốn quá nhiều thời gian và cũng khộng cần tốn sức tập luyện, cha mẹ chỉ tốn ít thời gian khi cho trẻ thấy cha mẹ rất coi trọng giá trị của việc giáo dục.Việc tham gia ở mức độ nào không quan trọng nhưng thời gian đó thật đáng giá và đó là sự đầu tư cần thiết cho tương lai của trẻ - Kể chuyện cho trẻ hàng ngày bằng phương pháp mưa dầm thấm lâu: Cô giáo, cha mẹ hãy dành thời gian mỗi ngày để kể cho trẻ nghe những câu chuyện, dành thời gian trò chuyện với con trẻ vì chuyện là kho báu của dân tộc, kể chuyện cổ tích là con đường ngắn nhất, đơn giản hiệu quả nhất giáo dục nhân cách cho trẻ. 2. Khuyến nghị 2.1/ Với Phòng Giáo dục & Đào tạo: - Cung cấp các tư liệu về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bổ sung các tài liệu giáo trình giảng dạy về kỹ năng sống cho trẻ mầm non đến giáo viên. - Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn tích hợp nội dung hình thành kỹ năng sống vào những hoạt động học và chơi hàng ngày của trẻ - Tổ chức nhiều hơn các tiết kiến tập theo chuyên đề: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 2.2/ Đối với Ban giám hiệu nhà trường : - Tổ chức các tiết kiến tập có lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ - Tạo điều kiện cho giáo viên được đi tập huấn về chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ Trên đây là một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi tôi đã thực hiện tại nhóm lớp Mẫu giáo nhỡ do tôi phụ trách và bước đầu đã mang lại những kết quả. Rất mong BGH nhà trường cùng với chị em đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Chương trình giáo dục Mầm non – TS Trần Ngọc Trâm - TS Lê Thu Hương - PGS. TS Lê Thị Ánh Tuyết -Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2010 2/ Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo nhỡ(4 – 5 tuổi) - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012 3/ Một số biện pháp hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường Mầm non - Bùi Kim Tuyến – Phan Thị Ngọc Anh - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2012 4/ Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề (Trẻ 4 – 5 tuổi) - Lê Thu Hương - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2009 5/ Những sáng kiến kinh nghiệm chọn lọc nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ - Phan lan Anh – Lý Thị Hằng – Nguyễn Thị Hiếu – Nguyễn Thanh Giang - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2013 6/ Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non – PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – TS. Đinh Thị Kim Thoa – ThS. Phan Thị Thảo Hương. - Nhà xuất bản Đại học quốc gia Việt Nam 2010
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc