Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường Trung học Phổ thông Đông Hiếu

Học sinh cá biệt là một thuật ngữ thường được sử dụng đối với những em

học sinh nghịch ngợm, quậy phá, hay đánh nhau, mất trật tự trong giờ học, các

học sinh này thường trốn tiết, bỏ học. Hầu hết những học sinh này thường không

tuân theo các nội quy của lớp, của trường và đa phần thường làm theo ý của bản

thân. Do vậy nếu gia đình, nhà trường không kịp thời đưa ra phương hướng giải

quyết, biện pháp khắc phục thì những học sinh này sẽ dễ dàng bị người xấu lôi

kéo dẫn đến các tệ nạn xã hội.

Con người vốn hiền lành nhưng do quá trình sống và lớn lên con người

chịu sự tác động của các yếu tố xung quanh như bạn bè, gia đình, xã hội. nên6

mỗi người hình thành nên mỗi tính cách. Tục ngữ có câu: “ Ở bầu thì tròn, ở ống

thì dài ”, “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Những học sinh cá biệt chắc chắn

điều kiện ngoại cảnh: Gia đình - Bạn bè - Xã hội đang sống là không tốt. Nhưng

làm sao giúp đỡ các em “Gần mực mà không đen, ở ống mà không dài”. Đó là

nhiệm vụ của giáo dục của thầy cô của nhà trường chúng ta.

Không ít GVCN lớp cho rằng việc giáo dục HS cá biệt quả là một việc vô

cùng khó, có lúc cho rằng đó là bản chất của các em. Sinh thời Bác Hồ đã từng

nói: “ Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền

Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên"

Bản chất con người - học sinh là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác

nhau làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của học sinh nên các em có những

biểu hiện khác nhau như vậy. Ở lứa tuổi các em cần có sự hỗ trợ, tư vấn của

người lớn hay nói cách khác các em cần có sự giáo dục và các em rất cần đến

chúng ta, không việc gì phải bi quan về hiệu quả giáo dục của mình, muốn đạt

được hiệu quả cao chúng ta cần có tâm huyết, năng động sáng tạo đồng thời có

sự kiên trì, nhất định chúng ta sẽ thành công.

Đúng vậy, giáo dục là nhân tố quyết định sự hình thành nhân cách của

học sinh. Đối với học sinh cá biệt thì đòi hỏi cần phải đầu tư nghiên cứu giáo

dục các em nhiều hơn, để lôi các em trở về vị trí ban đầu và định hướng giáo

huấn cho các em trở thành người tốt. Có thế người làm công tác giáo dục mới

tự hào, mới vui vẻ, xã hội mới bớt đi gánh nặng, đất nước mới phồn vinh trong

tương lai.

Đảng và nhà nước ta đã đề cao “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu

tư cho giáo dục là đầu tư lâu dài trong tương lai. Bác Hồ đã khẳng định “Vì

lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng

người”. Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp vẻ vang cao cả của người giáo

viên, không có lí do gì mà chúng ta bất lực hay đầu hàng trước một học sinh

cá biệt nào; chỉ có điều chúng ta đã dùng phương pháp giáo dục đúng cách

chưa? Kỹ chưa? Phương pháp giáo dục của ta phù hợp chưa? Chúng ta đã

đem hết nhiệt huyết chưa?

pdf42 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 741 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường Trung học Phổ thông Đông Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và tham gia tích cực, phát huy tối đa khả năng của các em trong các chương 
trình, hoạt động đó. 
 - Tôi luôn gần gũi học sinh để chia sẻ những khó khăn, ý tưởng thực 
hiện và quá trình thực hiện của các em. Đây là những giờ phút các em thể hiện 
sự hồn nhiên, sáng tạo, tích cực và hướng thiện. Khi học sinh gần cái thiện, cái 
đẹp, cái tốt thì các em rời xa được cái xấu, cái ác. Điều đó góp phần nâng cao 
tính giáo dục các em một cách tự nhiên và sâu sắc. 
 - Sau mỗi hoạt động của học sinh, giáo viên sẽ nhận xét cách thực hiện 
của các em, tôi thường khen ngợi, khích lệ những thành quả mà các em đạt được 
(khen ngợi cụ thể việc làm và cụ thể cá nhân làm tốt), đồng thời chỉ ra những 
điểm cần khắc phục và rút kinh nghiệm cho các em. 
31 
Học sinh lớp 11C5 đạt giải nhất về thi nhảy dây 
Học sinh chăm sóc hoa 
32 
Học sinh tham gia lao động tại trường 
Học sinh tham gia cuộc thi gói bánh chưng tết cổ truyền 
33 
Không những thế, khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm nhận, 
những suy nghĩ, những quan sát của mình với thầy cô với bạn một cách thoải 
mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. Hoặc ở những giờ sinh hoạt lớp, giờ ra chơi 
sau đó bản thân các em cùng nhau tham gia những trò chơi dân gian, trò chơi 
giúp các em phát triển trí tuệ. 
 + Kết quả đạt được: 
- Học sinh thấy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ đó 
thêm tự hào, yêu quý những giá trị ấy. Biết yêu và tin yêu bản thân, gia đình, 
bạn bè, thầy cô, mái trường và những con người sống xung quanh, yêu những 
hoạt động các em được trải nghiệm. Thấy được vai trò của bản thân trong tập thể 
lớp, trong xã hội và biết tập trung tích lũy kiến thức, tích cực luyện tập để làm 
tốt những hoạt động được trải nghiệm. 
- Học sinh hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học (tự giải 
quyết 
cách tổ chức, tiến hành để tham gia hoạt động hoặc tự làm sản phẩm cuộc thi. 
Phát huy được năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng 
tạo, năng lực sáng tạo, thẩm mỹ,... 
3.2.4.2. GVCN kết hợp với Đoàn trường tổ chức tư vấn, tham vấn tâm lý 
cho học sinh cá biệt 
 Tư vấn cho học sinh về những vấn đề liên quan đến tâm lý và giáo dục là 
công tác vô cùng quan trọng trong nhà trường phổ thông. Trong quá trình phát 
triển, các em gặp không ít khó khăn về tâm lý cá nhân, về quan hệ, về cách học 
cũng như định hướng sống,...Các em cần sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, 
thầy cô, đặc biệt là thầy cô giáo chủ nhiệm. 
 Lâu nay, GVCN cũng có những lúc thực hiện công việc tư vấn, tham vấn 
tâm lý cho học sinh nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu, định hướng khi có 
vấn đề hoặc khi học sinh tìm đến mình, hơn nữa cách xử lý tình huống còn hoàn 
toàn mang tính kinh nghiệm, chủ quan. Đoàn trường có đôi lúc cũng tham gia 
khi GVCN phản ánh hoặc cần sự giúp đỡ. 
 Bản thân tôi nhận thấy sự cần thiết về vấn đề tư vấn, tham vấn tâm lý 
cho học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và Đoàn trường. Muốn 
làm tốt điều đó phải xây dựng kế hoạch ngay từ ban đầu, có biện pháp để chủ 
động tìm hiểu, nghiên cứu, nâng cao hiểu biết và hiệu quả công tác tư vấn, tham 
vấn tâm lý cho học sinh. 
 + Mục đích: Mong muốn kết hợp với Đoàn trường để chủ động trong kế 
hoạch và đưa ra những biện pháp cụ thể về công tác này. Tư vấn học đường tạo 
ra môi trường thuận lợi, tích cực, thân thiện cho sự phát triển nhân cách của học 
sinh, tác động vào nhận thức, giúp các em tự nhận thức, tự giải quyết vấn đề, 
qua đó hình thành tính tự lập, độc lập, biết chịu trách nhiệm; tham vấn giúp các 
34 
em lựa chọn cách xử lý đúng, góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm của 
học sinh. 
 + Cách thức tư vấn: 
- Khi bắt đầu nhận công tác chủ nhiệm, tôi có một quyển hồ sơ nhật kí 
tâm 
lý lớp chủ nhiệm để ghi: đặc điểm hoàn cảnh gia đình, diễn biến tâm lý của học 
sinh, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, 
những nội dung cần lưu ý về những học sinh đó từng ngày và từng tuần. 
- Cùng Đoàn trường xây dựng nội dung các chuyên đề, lập kế hoạch thực 
hiện và bố trí trong các hoạt động tập thể của lớp. Trên cở sở đó GVCN triển 
khai cho phù hợp thời điểm với lớp chủ nhiệm. 
- Thông thường tôi gặp riêng hoặc gọi điện, nhắn tin cho những em học 
sinh 
tôi biết đang gặp phải vấn đề khó khăn, vướng mắc tâm lý. GVCN cùng cán bộ 
đoàn trường tìm hiểu các mối quan hệ, hoàn cảnh gia đình của các em, cùng thảo 
luận và đưa ra giải pháp thích hợp nhất. 
 + Kết quả đạt được: 
- Học sinh hình thành và phát triển được phẩm chất: lòng nhân ái, sống có 
trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội; biết chăm chỉ học tập, làm 
việc. 
- Học sinh biết lựa chọn cho mình hướng giải quyết phù hợp, biết chia sẻ 
với 
mọi người; thấy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết hướng đến 
chân - thiện - mỹ trong cuộc sống, tránh xa những thói hư tật xấu,... 
 Như vậy, Đoàn trường có tiềm năng to lớn trong quá trình tham gia công 
tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Đoàn trường là cầu nối thực thi, cụ thể hóa 
mục tiêu giáo dục từ Ban giám hiệu nhà trường đến các đoàn viên thanh niên và 
có sự đồng hành của GVCN bằng các kế hoạch hoạt động mang đậm dấu ấn của 
tuổi trẻ. Trong hình thức phối hợp này thì GVCN vẫn phải là cầu nối và có trách 
nhiệm chính với việc giáo dục học sinh của mình. Điều đó có ý nghĩa rất lớn 
trong việc tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh có tác động tích cực, thân 
thiện tới các em học sinh. 
 4. Kết quả đạt được 
 Chúng tôi đã áp dụng các biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt và đã có 
kết quả như sau: 
 - Năm học 2016 - 2017, khi tôi chủ nhiệm lớp 10C5 tôi chú trọng đến việc 
35 
tìm các giải pháp góp phần giáo dục học sinh cá biệt, năm 2017-2018 tôi tiếp tục 
chủ nhệm lớp 11C5, tôi đã ý thức rõ hơn, đầy đủ hơn về vai trò đối với nhiệm vụ 
giáo dục học sinh cá biệt. Từ đó, tôi bắt đầu học hỏi và chú ý đổi mới cách thức, 
phương pháp chủ nhiệm để tăng cường giáo dục học sinh. 
 + Qua quan sát của bản thân và qua đánh giá của giáo viên bộ môn: 
 Năm học 2016 -2017, học sinh không gần gũi, thân thiện với giáo viên. 
Các em thường xây dựng khoảng cách, ít chia sẻ, hay xin ý kiến của giáo viên. 
Lớp có nhiều học sinh kĩ năng ứng xử kém, gây ức chế với thầy cô, với bạn bè. 
Một số em sống khép kín, ích kỉ, hay tỵ nạnh bạn bè, sống hời hợt, thiếu trách 
nhiệm với những việc mình làm. Nhiều em còn bồng bột, thiếu suy nghĩ dẫn đến 
chửi bới, đánh nhau do mâu thuẫn trên mạng. Năm học 2017 - 2018, các em đã 
khắc phục được những hạn chế trên. 
 Nhìn chung, các em đã có những chuyển biến đáng ghi nhận. Các em sống 
chan hòa hơn, biết chủ động quan tâm nhau. Các em tự tin thể hiện mình và có 
tinh thần trách nhiệm cao trong mọi hoạt động tập thể. Khả năng ứng xử trước 
các tình huống xẩy ra trong lớp tế nhị, chín chắn và linh hoạt hơn. Các giáo viên 
bộ môn của lớp cũng nhận thấy cách ứng xử của học sinh lớp 11C5 trưởng thành 
hơn hẳn so với các lớp khác. Các em biết bày tỏ tình cảm, biết chia sẻ, biết đánh 
giá đúng đắn chuẩn mực của lời nói, hành vi,...các em tự giác hơn trong mọi 
hoạt động, tự nhận trách nhiệm của mình trong hoạt động chung của lớp. Văn 
hóa ứng xử trên mạng xã hội cũng tích cực, lành mạnh hơn. 
+ Qua các phong trào thể dục, thể thao của Đoàn trường tổ chức: nhảy 
dây (năm học 2017 -2018) và văn nghệ lớp 12C5 (2018 -2019) luôn giành giải 
nhất, nhì trong các đợt phát động thi đua. 
+ Kết quả giáo dục học sinh 05 cá biệt lớp chủ nhiệm: 
Năm học 
Số HS cá 
biệt 
KQ XLHK KQ XLHL 
2016-2017 05 03 hs xếp HK Yếu 
02 hs xếp HK TB 
05 hs xếp HL TB 
2017-2018 05 03 hs xếp HK TB 
02 hs xếp HK Khá 
04 hs xếp HL TB 
01 hs xếp HL Khá 
2018-2019 05 03 hs xếp HK Khá 
02 hs xếp HK Tốt 
03 hs xếp HL TB 
02 hs xếp HL Khá 
36 
+ Kết quả thi đua chung có sự thay đổi tích cực: 
Năm học 
Tỉ lệ xếp loại hạnh kiểm 
Kết quả thi đua của lớp 
2016 -2017 
Loại tốt: 25/34 chiếm 73,53% 
Loại khá: 4/34 chiếm 11,76% 
Trung bình: 2/34 chiếm 5,88% 
Yếu: 3/24 chiếm 8,83% 
Lớp xếp loại TB 
2017 - 2018 Loại tốt: 26/34 chiếm 76,47% 
Loại khá: 5/34 chiếm 14,71% 
Trung bình: 3/34 chiếm 8,82% 
Lớp được tuyên dương về sự 
tiến bộ trong giáo dục đạo 
đức HS 
2018 - 2019 
Loại tốt: 30/34 chiếm 88,24% 
Loại khá: 4/34 chiếm 11,76% 
Loại TB, Yếu: 0 
Lớp đạt danh hiệu lớp tiên 
tiến 
 Kết quả này cho thấy nhận thức cũng như trong thực tế, việc đổi mới về 
cách thức, nội dung công tác chủ nhiệm đã ngày càng tác động tích cực và có ý 
nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giáo dục học sinh nói chung và học sinh 
cá biệt nói riêng. Đây là sự cũng ghi nhận rõ nét sự nỗ lực, tìm tòi, áp dụng để 
thay đổi công tác chủ nhiệm, thực hiện đồng bộ các giải pháp giáo dục học sinh 
một cách có hiệu quả. Cụ thể là việc áp dụng bốn giải pháp mà đề tài nêu trên, 
có rất nhiều ý nghĩa: 
 + Đối với học sinh: 
 Một là, học sinh hết sức chủ động khi tham gia vào tất cả các hoạt động mà 
bốn giải pháp trên hướng đến. 
 Hai là, học sinh được tìm hiểu, được cung cấp, được mở mang thêm nhiều 
kiến thức về mọi mặt của đời sống, rèn luyện được nhiều kĩ năng. 
 Ba là, tinh thần các em rất vui vẻ , hào hứng, tự tin và tích cực tham gia vào 
các hoạt động mà giáo viên đưa ra. Điều đó làm tiền đề để học sinh luôn khát 
khao vươn lên, hoàn thiện mình và khát khao đem hết sức mình cống hiến cho 
tập thể lớp, tạo thành một tập thể vững mạnh, yêu thương, đoàn kết. 
 + Đối với giáo viên: 
37 
 Thứ nhất, đề tài đã thực sự góp phần tích cực để đổi mới công tác chủ 
nhiệm theo xu hướng giáo dục hiện nay (sử dụng nhiều phương pháp, hình thức 
tổ chức, quản lý, chỉ đạo học sinh một cách tích cực, linh hoạt). 
 Thứ hai, đề tài phần nào đã gạt bỏ được những băn khoăn, trăn trở trong 
việc tìm ra giải pháp phù hợp và hiệu quả để giáo dục học sinh, tạo ra được hứng 
thú và kích thích được kĩ năng hoạt động tích cực ở học sinh.Do đó , bản thân 
người chủ nhiệm cũng tìm được hứng thú và nâng cao được vai trò, vị trí nghề 
nghiệp của mình. 
 Thứ ba, đổi mới công tác chủ nhiệm sẽ giúp bản thân GVCN nâng cao 
kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực chuyên môn và đời sống. Từ đó, GVCN 
có được kiến thức tổng hợp, khái quát và tư duy đa chiều trong quá trình chủ 
nhiệm học sinh. 
 + Đối với nhà trường: 
 Sự thành công của mỗi giáo viên chủ nhiệm chính là thành công của nhà 
trường trong hành trình gian nan giáo dục học sinh. Kết quả thu được từ đề tài 
này sẽ là kênh thông tin, nguồn minh chứng để nhà trường tiếp tục phát động 
phong trào đổi mới công tác chủ nhiệm phù hợp với yêu cầu giáo dục hiện nay 
cho toàn thể cán bộ, giáo viên của trường. Việc làm này chắc chắn sẽ mang lại 
kết quả đầy triển vọng với trường THPT Đông Hiếu. 
 5. Bài học kinh nghiệm 
 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi rút ra một số kinh 
nghiệm như sau: 
 Trong giảng dạy giáo viên cần có chuyên môn vững vàng, trong mỗi tiết 
dạy cần linh hoạt để cuốn hút học sinh vào các hoạt động học tập và nghiên cứu 
khoa học một cách tự nguyện, từ đó tạo được niềm tin cho học sinh. 
 Khi tiếp xúc với học sinh cần tỏ thái độ thân ái, hòa nhã, khéo léo tìm hiểu 
hoàn cảnh của các em bằng sự tế nhị và chia sẽ từ đó các em mới có thể tự tin 
trình bày về hoàn cảnh cũng như những khó khăn mà các em đang gặp phải. 
 Trong quá trình giáo dục giáo viên cần xác định đúng phương pháp cho 
từng loại đối tượng. 
 Giáo viên cần có sự kiên trì, quyết tâm và sự gắn bó với tập thể lớp từ đó mới 
dễ dàng tìm hiểu và giáo dục các em hợp lí theo đối tượng. 
 Cần thể hiện sự tôn trọng các ý kiến mà học sinh nêu, có biện pháp xử lí 
nhanh đối với các tình huống sư phạm mà học sinh cố tình tạo ra trên lớp hoặc 
do học sinh nêu câu hỏi tình huống trong quá trình trò chuyện cùng các em. 
 Thường xuyên quan tâm nhắc nhở và động viên khi các em gặp khó khăn, 
trong quá trình xử lí vi phạm cần cương quyết và phân tích chính xác các lỗi và 
hậu quả của mỗi lỗi vi phạm. 
38 
 Có được kết quả này là sự chỉ đạo tận tình của Ban Giám Hiệu nhà 
trường, kết hợp mối quan tâm đồng lòng hợp sức của giáo viên chủ nhiệm, giáo 
viên bộ môn, Đoàn thể và cả sự nỗ lực phấn đấu tiến bộ của học sinh cũng như 
sự quan tâm của cha mẹ học sinh. 
C. KẾT LUẬN 
Bằng trách nhiệm và lòng yêu nghề của nhà giáo, mỗi thầy cô giáo chúng 
ta phải ra sức giáo dục các em trở thành người tốt. Việc giáo dục học sinh cá biệt 
tuy khó khăn vất vả nhưng không phải không làm được. Có thể liên tưởng hình 
ảnh thầy cô giáo dục học sinh cá biệt giống như một chiến binh kì mã chinh 
phục những con ngựa chướng; khi đã chinh phục được rồi thì đây là những con 
ngựa hay. Niềm vui lớn nhất, hạnh phúc khó tả của người thầy cô là thấy các em 
trưởng thành trong cuộc sống. Trên thực tế nhiều giáo viên còn tỏ ra ngại tiếp 
xúc, ít đầu tư giáo dục học sinh cá biệt. Thậm chí còn thờ ơ, giải quyết sự việc 
qua loa lấy lệ, không đến nơi đến chốn. Mỗi khi các em có vi phạm điều gì thì tỏ 
ra cáu giận, la mắng, gắt gỏng, có khi nói quá nặng lời. Tất cả những điều ấy chỉ 
làm tăng thêm cá tính bướng bỉnh của các em mà thôi! Trong thực tiễn qua 
nhiều năm công tác bản thân tôi rút được nhiều điều. Nhưng điều quan trọng 
nhất là lấy tình yêu thương của mình để cảm hoá các em. Phải thực sự yêu 
thương các em, xem các em như là con là em của mình. Khi các em có thiện 
cảm với mình, tôn trọng và tin tưởng ở mình thì lúc đó mình giáo dục các em rất 
dễ. “ Tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm” luôn luôn là phương châm sống 
và làm việc của nhà giáo chúng ta. Tôi thiết nghĩ rằng những học sinh cá biệt 
tính cách có sự sàng lọc tình cảm rất kỹ; để các em có tình yêu thương quý trọng 
là rất khó nhưng chính các em là người cất giữ tình cảm lâu nhất, bền chặt 
nhất,... cũng từ đây giá trị, vị thế nhà giáo được nâng cao, được tôn vinh trong 
cuộc sống nhân dân. 
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang có chủ trương chỉ đạo ngành giáo dục 
tăng cường công tác giáo dục đạo đức cho học sinh: “ xây dựng trường học thân 
thiện, học sinh tích cực”. Đây là chủ trương đúng, cần thiết và khẩn tương. Hãy 
nhớ từ lâu ông cha ta đã dạy: “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Điều đầu tiên người 
học phải học lễ phép, đạo lí, cách làm người; sau đó mới học hỏi, tìm tòi kiến 
thức, mở rộng tri thức. Hình như, ngày nay người dạy chỉ lo dạy chữ mà quên 
đầu tư dạy người; người học cũng chỉ lo học chữ, tìm thầy học cho đầy túi kiến 
thức chứ ít đầu tư học ăn, học nói, học lễ nghĩa, học đạo lí. 
 Hãy tạo cho các em sống - học tập trong một môi trường thật tốt. Hãy 
quan tâm giáo dục đạo đức các em thật nhiều, mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực. 
Để các em khôn lớn trưởng thành, để số lượng học sinh cá biệt ngày càng giảm 
đi. Để đất nước có một thế hệ tương lai tốt đẹp “ Tài - Đức vẹn toàn”. 
39 
D. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 
 1. Đối với nhà trường 
- Nhà trường cần phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể để giáo dục các em 
một cách có hiệu quả nhất. Giáo dục tốt học sinh cá biệt thì nề nếp trường học 
kỷ cương hơn, phong trào học tập càng tốt hơn. 
- Cần phải tạo nhiều sân chơi bổ ích trong trường học như bóng đá, bóng 
chuyền, cầu lông, bóng bàn,... và tổ chức các nội dung sinh hoạt phong phú để 
lôi cuốn các em.Vai trò lãnh đạo Đoàn trong nhà trường cần phát huy tính quản 
lí và tổ chức sinh hoạt cho các em vui chơi lành mạnh. 
2. Đối với giáo viên chủ nhiệm 
- Có trách nhiệm, vận dụng tốt các biện pháp phù hợp để giáo dục đạo đức 
các em, đặc biệt là đối với các em học sinh cá biệt. 
- Quan tâm, tìm hiểu từng hoàn cảnh, điều kiện đối với các em học sinh 
lớp chủ nhiệm để thấu hiểu, chia sẽ cùng các em trong quá trình thực hiện nhiệm 
vụ giáo dục. 
 Trong quá trình thực hiện đề tài có thể còn nhiều hạn chế mong được sự 
đóng góp ý kiến chân thành của Quý lãnh đạo cùng quý đồng nghiệp để tôi có 
thể tích góp cho mình nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong công tác giáo dục học 
sinh đặc biệt là học sinh “cá biệt”. 
40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ban Chấp hành TW Đảng- Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 
về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. 
2. Bộ Giáo dục và Đào- Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục 
phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 
8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
3. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về công tác chủ nhiệm trong 
trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. 
4. Chiến lược phát triển GDPT và giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2020 Ban 
hành kèm theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 
5. Nguyễn Thanh Bình (2000), Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, mã số: 
SPHN - 09 - 465 NCSP. 
6. Phan Thị Tố Oanh (2012), tài liệu bồi dưỡng công tác chủ nhiệm trường 
trung học, Trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh 
7. Chỉ thị số 2737/CT - BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non, giáo 
dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2012 
- 2013. 
8. Thông tư số 26/2020/TT - BGDĐT sửa đổi quy chế xếp loại đánh giá, xếp loại 
học sinh trung học 
9. Thông tư số: 32/2020/TT-BGDĐT, Thông tư ban hành Điều lệ trường THPT 
và trường phổ thông có nhiều cấp học 
41 
PHỤ LỤC 
1. Mẫu phiếu khảo sát 
1.1. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
1. Thầy/ cô có thường chuẩn bị kĩ càng, chu đáo nội dung và cách thức tiến hành 
cho giờ chủ nhiệm lớp không? 
 a. Có b. Không 
2. Thầy/ cô có chú trọng đổi mới và cách thức chủ nhiệm lớp không? 
 a. Có b. Không 
3. Theo thầy/ cô, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với vấn đề giáo dục 
học sinh cá biệt ? 
............................................................................................................................. ....
.................................................................................................................................
............................................................................................................................. ....
.................................................................................................................................
............... 
............................................................................................................................. 
4. Thầy/ cô mong muốn điều gì trong vấn đề giáo dục học sinh cá biệt? 
............................................................................................................................. ....
.................................................................................................................................
............................................................................................................................. ....
.................................................................................................................................
............................................................................................................................. ....
................. 
.............................................................................................................................. 
42 
1.3. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN BỘ MÔN 
 Nhằm nâng cao việc giáo dục học sinh cá biệt trong trường học, quý 
thầy/ cô đã quan tâm và đưa ra giải pháp để giáo dục học sinh THPT tại lớp 
mình chủ nhiệm? 
 Vui lòng đánh dấu x vào ô lựa chọn 
Nội dung thăm dò 
Năm học 2016 - 2017 Năm học 2017 - 2018 
Thường 
xuyên 
Không 
thường 
xuyên 
Chưa 
thực 
hiện 
Thường 
xuyên 
Không 
thường 
xuyên 
Chưa 
thực 
hiện 
Trong công tác chủ nhiệm 
tại trường thầy/cô đã quan 
tâm đến việc đổi mới công 
tác chủ nhiệm trong việc 
giáo dục học sinh cas biệt 
như thế nào? 
Bản thân thầy/ cô đã lập ra 
kế hoạch tăng cường đổi 
mới công tác chủ nhiệm 
nhằm giáo dục học sinh cá 
biệt có hiệu quả chưa? 
Các giải pháp giáo dục học 
sinh cá biệt thầy cô sử dụng 
như thế nào? 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca.pdf
Sáng Kiến Liên Quan