Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường Tiểu học H’ra số 2
Thực trạng hiện nay về đạo đức và công tác giáo dục đạo đức
a/ Thực trạng
Thật đáng buồn là hiện nay chất lượng đạo đức của học sinh ở tất cả các cấp đang bị suy giảm trông thấy, trong các nhà trường hiện tượng vô lễ, nói tục chửi bậy, đánh nhau, gây gỗ. tăng lên, phong trào học tập đi xuống, hiện tượng lười học, chán học tăng vọt, tệ nạn xã hội gia tăng và tràn lan khắp mọi nơi. Tuy là ở lứa tuổi tiểu học các em còn nhỏ nên việc vi phạm đạo đức cũng chưa đến mức nghiêm trọng nhưng nếu không kịp thời phát hiện, uốn nắn thì cái “sảy” cũng sẽ nảy thành cái “ung” và rồi cái xấu ấy sẽ dần lan tỏa vì “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chính vì lẽ đó tôi đã tìm nhiều biện pháp nhằm nắm bắt được đúng thực trạng đạo đức của học sinh trong trường để có biện pháp giáo dục hợp lí, tôi đã dùng các biện pháp điều tra như sau: :
Trực tiếp trò chuyện với học sinh sau nhũng giờ ra chơi, trong những lần dự giờ thăm lớp
Quan sát hành động, thái độ và giao tiếp của học sinh khi chơi với bạn và quan sát học sinh trong những tiết dự giờ thăm lớp của giáo viên.
Nắm bắt thông tin về đạo đức của các em thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, giáo viên Tổng phụ trách.
Nắm bắt thông tin về chuẩn mực đạo đức của các em thông qua phụ huynh học sinh.
Nhờ những việc làm như đã nói ở trên tôi đã nắm bắt được thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trong trường như sau:
Mặc dầu là ít nhưng ở lớp 1 lớp 2 các em thường vi phạm đạo đức như nói dối, lười học bài, giao tiếp với thầy cô, bạn bè và người lớn chưa đúng mực như nói năng cộc lốc, không có đầu có đuôi. cá biệt một vài em cầm nhầm đồ của bạn nhưng không muốn trả lại. Ở lớp 3 hình thức vi phạm tăng hơn như tẩy xóa điểm, sửa điểm khi bị điểm kém, copy bài bạn, chưa thân thiện với bạn bè. Đến lớp 4, 5 các em đã lớn hơn nên vi phạm có tính nghiêm trọng hơn như nói tục, chửi thề, gây gỗ, trốn tránh các hoạt động tập thể, nặng hơn một số ít em còn tự tiện lấy đồ dùng của bạn để sử dụng mà không xin ý kiến của bạn hoặc gây mất đoàn kết trong lớp, trong trường.
Qua kết quả điều tra tôi luôn suy nghĩ vì sao khi ở lứa tuổi càng lớn các em lại mắc nhiều lỗi vi phạm hơn, trong khi chương trình giáo dục đạo đức được xuyên suốt từ lớp bé lên đến lớp lớn và được giáo viên giảng dạy nghiêm túc.
c cho các em mỗi năm một lần vào ngày 22/12 đi quét dọn, thăm viếng đài tưởng niệm các liệt sĩ vô danh tại xã H’ra và đi thăm, tặng quà cho 2 mẹ liệt sĩ trong xã; Mời các cựu chiến binh về tổ chức cho học sinh được nghe nói chuyện truyền thống, để các em nhìn thấy những tấm gương người thật, việc thật trong cuộc sống thường ngày. Để giáo dục tuyền thống tôn sư trọng đạo, biết ơn các mẹ, các chị có công nuôi dưỡng sinh thành và giáo dục tình đoàn kết, hình thành các mối quan hệ, gắn bó với nhau vì quyền lợi, danh dự chung, tạo nên niềm vinh dự, tự hào về lớp mình, trường mình... Tôi đã tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng các ngày lễ ( 20/11, 20/10) được đông đảo phụ huynh nhiệt tình ủng hộ. Tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể trong phạm vi toàn trường và từng lớp trong các giờ ra chơi, giờ sinh hoạt tập thể như nhảy dây tập thể, chơi kéo co, chơi đoàn kết...Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động tập thể như: Lao động tập thể, các cuộc thi tài năng, thi đố vui, tổ chức giao lưu tập thể giữa các lớp. Từ đó một số em có tính ích kỉ hay chia rẽ đã có chuyển biến tốt, các em đoàn kết hơn, thân thiện hơn biết quan tâm đến bạn, biết giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động. Qua hoạt động tập thể, lòng nhân ái, tính vị tha, tinh thần dũng cảm, trách nhiệm vì tập thể được thể hiện rõ và chính những hoạt động đó đã đẩy mạnh phong trào học tập của các em hơn. 4/ Chỉ đạo đổi mới các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần Mục đích của các tiết sinh hoạt lớp cuối mỗi là nhằm đánh giá nhũng ưu điểm và khuyết điểm của cả lớp và từng em học sinh trong 1 tuần từ đó định hướng để các em biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại yếu kém. Với nhũng tiết học này thường thì giáo viên chủ nhiệm hay nhắc nhở, phê bình những học sinh mắc lỗi, nhưng làm như vậy đôi khi cũng tạo cho trò một rào cản để đến với bạn bè. Vì vậy tôi đã yêu cầu giáo viên thay đổi việc làm này bằng cách cho các em mắc lỗi tự đánh giá nhận xét về mình để các em tự nhận thấy lỗi và rồi yêu cầu trò tự tìm ra các biện pháp khắc phục kết hợp với định hướng của giáo viên. Ngoài nội dung trên giáo viên lồng ghép giáo dục đạo đức cho các em theo chủ đề của tháng, Chẳng hạn: tháng 11 để giáo dục học sinh lòng tôn kính và biết ơn thầy cô giáo, giáo viên cho học sinh trao đổi, thảo luận sôi nổi, được phép trình bày quan điểm riêng của mình về ngày 20/11, về thầy cô giáo dạy mình hiện nay và các thầy cô giáo cũ... Giờ sinh hoạt trở nên hấp dẫn, hứng thú và qua đó, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt được suy nghĩ, thái độ, biểu hiện của từng học sinh từ đó có những động thái điều chinh phương pháp giáo dục phù hợp hơn để uốn nắn và định hướng cho các em. 5/ Chú trọng tới việc phối hợp 3 môi trường giáo dục Giáo dục đạo đức là một công việc khó khăn, phức tạp và kết quả của nó có khi phải cần một thời gian dài mới nhìn thấy được, một thói hư tật xấu không thể ngày một ngày hai mà sửa ngay được. Bởi lẽ, trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh tiếp nhận những tác động từ nhiều phía: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Công tác giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi phối hợp thống nhất được tác động theo hướng tích cực. Muốn làm tốt công tác phối hợp này cần phải có mối liên hệ thường xuyên với gia đình và chính quyền địa phương. Để làm được điều này, mỗi tháng một lần tôi họp riêng với Ban đại diện cha mẹ học sinh để nắm bắt thông tin phản hồi từ phụ huynh, hiểu rõ hơn về cách giáo dục, quan điểm, tình hình của một số phụ huynh có con em chưa ngoan. Vì vậy Ban đại diện cha mẹ học sinh đã thực sự trở thành lực lượng hỗ trợ đắc lực cho việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, như là cầu nối trao đổi thông tin. Ngoài ra tôi chỉ đạo cho giáo viên thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh, hình thức trao đổi trực tiếp được thực hiện qua việc giáo viên đến thăm gia đình học sinh, qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, qua điện thoại. Những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp trên cho phép được đề cập nhiều vấn đề và đi sâu vào từng trường hợp cụ thể, tạo được mối quan hệ thân mật hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giúp giáo viên hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh, nhờ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp cho gia đình khi giáo dục con cái. Hình thức trao đổi gián tiếp như thông qua sổ liên lạc, qua đại diện Hội cha mẹ học sinh hoặc các thành viên của Ban nhân dân Thôn. Mặt khác yêu cầu các giáo viên sử dụng phương pháp giáo dục bằng cách tạo dư luận tốt kể cả về phía phụ huynh và học sinh, chẳng hạn trong cuộc họp của thôn giáo viên xin phép được tham gia và có thể tuyên dương một vài việc tốt đã làm của một vài em học sinh trong thôn, để tạo nên một sự hãnh diện cho gia đình và cá nhân học sinh trong xóm, trong làng mà học sinh cư trú. 6/ Giáo dục đạo đức cho các em bằng tình thương và sự cảm thông chia sẻ Để giáo dục các em bằng những biện pháp tâm lý giáo dục, trước hết thầy cô phải tỉ mỉ, kiên trì, phải hy sinh nhiều thời gian, công sức. Hầu hết những em chưa có đức tính thật thà như hay nói dối, hay copy bài bạn, sửa điểm, lấy đồ của bạn... đều phải giáo dục bằng biện pháp tâm lí. Tôi chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm khi trò vi phạm không nên phê bình trước lớp, không quát mắng, dọa nạt hoặc to tiếng, không tạo dư luận xấu đối với trò vi phạm mà cần bình tĩnh tìm hiểu xem vì sao trò vi phạm. Nếu trò vi phạm vì một nguyên nhân khách quan nào đó thì chúng ta sẽ khắc phục nguyên nhân đó, chẳng hạn như: trò tẩy xóa điểm kém vì sợ mẹ mắng thì giáo viên chủ nhiệm phải gặp gỡ gia đình trao đổi và tư vấn cho họ về cách giáo dục con đồng thời phân tích cho trò hiểu được việc làm đó không đúng như thế nào? đồng thời động viên trò cố gắng học tập để có điểm cao, có thể khuyến khích sự cố gắng của trò bằng cách chỉ bảo tận tình cho trò, để khi chấm điểm trò có tiến bộ thật sự và không quên khen ngợi trò khi trò có một sự thay đổi tốt dù là nhỏ nhất. Nếu trò vi phạm do cá tính và mang tính chất thường xuyên thì giáo viên chủ nhiệm cần gần gũi, tâm sự xem hoàn cảnh của trò có thiếu thốn không? để có thể giúp đỡ trò, nếu không thiếu thốn mà là bản tính thì cần làm bạn với trò để nhỏ nhẹ phân tích, mỗi ngày một ít để trò thấy được đó là đức tính xấu là hành vi bị mọi người chê trách. “Mưa dầm thấm lâu” dần dần các tính xấu của những học trò ấy cũng được thay đổi qua thời gian. Đặc biệt nghiêm cấm giáo viên chủ nhiệm không được dùng các hình thức phạt học sinh bằng các biện pháp cho đi nhặt rác, đuổi ra khỏi giờ học, đứng dưới góc lớp, úp mặt vào tường hoặc quỳ gối xuống đất, xúc phạm học sinh bằng lời nói... khi học sinh mắc lỗi. 7/ Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môi trường gia đình. Môi trường giáo dục ở gia đình đối với học sinh tiểu học là vô cùng quan trọng, bởi vì gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu tiên của con người. Mỗi con người đều được gắn bó và lắng nghe những âm thanh của cuộc sống đầu tiên từ cha mẹ mình, đặc biệt từ người mẹ. Đa số trẻ em đều nói theo chất giọng của bố mẹ, ngôn ngữ của bố mẹ nhiều hơn là ngôn ngữ bên ngoài. Vì vậy, giáo dục của gia đình như thế nào sẽ hình thành nên nhân cách của đứa trẻ như thế ấy. Hầu như, sự giáo dục của gia đình không tốt thì nhân cách đứa trẻ đều có phần khiếm khuyết. Theo sự điều tra nắm bắt của bản thân kết hợp với giáo viên chủ nhiệm thì gần như 100% học sinh hay nói năng thô lỗ, nói tục, chửi thề đều xuất thân từ gia đình có bố hoặc mẹ có lối sống buông thả, nói năng lỗ mảng. Đặc biệt có một số phụ huynh cho rằng đó là câu “cửa miệng” một thói quen khó sửa của họ. Mặc dầu vậy tôi vẫn khuyên giáo viên và bản thân mình luôn bình tĩnh và kiên trì. Mời phụ huynh đến trường để gặp gỡ trao đổi rồi đến nhà tâm sự nhiều lần, thông báo cho họ từ những tiến bộ nhỏ nhặt của con em họ ở trường và rồi những phụ huynh ấy cũng dần dần nể phục qua cách giao tiếp cởi mở, lịch sự của giáo viên chủ nhiệm. Chính nhờ sự tỉ mỉ, kiện trì này mà dần cảm hóa được các bậc phụ huynh, làm cho họ thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực. Sau khi các bậc phụ huynh đã tin tưởng thầy cô giáo, thống nhất quan điểm chung để giáo dục con cái nếu thấy cần thiết giáo viên chủ nhiệm có thể tư vấn cho phụ huynh một số kinh nghiệm đã học được trong sách báo để dạy dỗ con cái. chẳng hạn: như mỗi ngày bố hoặc mẹ dành ra khoảng 10 phút để trò chuyện với con mình về 4 vấn đề sau: 1. Con đi học/ ở trường có chuyện gì vui không? 2. Hôm nay con làm được việc tốt nào không? 3. Hôm nay con có học được điều gì hay không? 4. Con có chuyện gì muốn bố (mẹ) giúp không? Khi nghe con trả lời 4 câu hỏi này phụ huynh sẽ hiểu được quan niệm về giá trị sống của con mình, hiểu được con mình cảm thấy thế nào là tốt, thế nào là xấu. Cổ vũ, động viên, làm tăng sự tự tin của con. Xác định xem con học thực sự thu nhận được điều gì ở trường. Đặc biệt ở câu hỏi cuối cùng thể hiện “bố (mẹ) rất quan tâm đến con” và ngầm ngụ ý cuộc sống của con về lâu dài do con tự quyết định và chịu trách nhiệm, việc học hành của con cũng chính là vì tương lai và cuộc sống của con. Đây là 4 câu hỏi, 4 vấn đề rất giản dị trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại chứa đựng rất nhiều tình cảm và sự quan tâm. Thực tế đã chứng minh đây là phương pháp giáo dục rất có hiệu quả. Các nhà khoa học tâm lý giáo dục cho biết, trong việc giáo dục một đứa trẻ thì việc thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với bố mẹ là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Nếu bố mẹ xây dựng được lòng tin tuyệt đối với con mình, khiến đứa trẻ hiểu được bố mẹ yêu thương mình vô điều kiện, hiểu được mọi lời khen ngợi hay phê bình của bố mẹ đều vì muốn tốt cho mình. Nếu trong tiềm thức của đứa trẻ đã có sự tin yêu như vậy thì mối quan hệ với bố mẹ thực sự rất tốt đẹp và ổn định, là kiểu quan hệ bền chặt, yêu thương hỗ trợ lẫn nhau. Đây là hình mẫu lý tưởng cho mối quan hệ cha mẹ – con cái. Đó là điều quan trọng nhất. Trong các lần họp phụ huynh của cả lớp các giáo viên chủ nhiệm cần trao đổi với phụ huynh về một số vấn đề giáo dục gia đình như sau: để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có suy nghĩ rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm không thể thiếu được của các thành viên. Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, cha, mẹ, anh, chị phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. III/ Kết quả: Giáo dục đạo đức một hành trình dài, cần có thời gian, kết quả của nó cũng vậy, kết quả của giáo dục đạo đức không thể ngày một, ngày hai mà có thể nhìn thấy ngay được, nhưng qua một thời gian kiên trì thực hiện các biện pháp nêu trên vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường. Tôi nhậ thấy các chuẩn mực, hành vi, thói quen đạo đức của học sinh đã dần dần có chuyển biến rõ rệt: Một số em hay chây lười học tập, hay đi học muộn đã tiến bộ hơn, các em giao tiếp, nói năng lễ phép hơn, không còn hiện tượng nói tục, chửi thề hoặc đánh cắp đồ của bạn...Các em tự giác tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn kết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, tự giác trong học tập, trong lao động, vệ sinh trường lớp và chăm sóc cây xanh. 100% học sinh không vi phạm nội quy nhà trường, chấp hành tốt luật an toàn giao thông và an ninh học đường. Trong năm có 4 trường hợp nhặt được tiền, đồ dùng, áo đồng phục của bạn đã đem đến báo cáo với cô giáo chủ nhiệm để trả lại cho các bạn đánh mất. Kết quả xếp loại hạnh kiểm cuối học kì 1: học sinh thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ đạt 100%, Kết quả xếp loại môn Đạo đức, hoàn thành trở lên đạt 100%. IV/ Bài học kinh nghiệm: Từ những kết quả đạt được như trên tôi đã rút ra cho mình bài học kinh nghiệm như sau: Để công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường Tiểu học đạt hiệu quả điều đầu tiên và quan trọng nhất là giáo viên phải tỉ mỉ, kiên trì, phải thật sự gần gũi tìm hiểu nắm bắt hoàn cảnh của học sinh, điều kiện sống của các em. Không được trách phạt, quở mắng, gây dư luận xấu đối với những học sinh vi phạm bởi vì làm như vậy rất dễ gây nên rào cản, mặc cảm cho học sinh. Giáo viên cần phải bình tĩnh điều tra nắm bắt nguyên nhân, tham khảo ý kiến của các giáo viên có kinh nghiệm, trao đổi với Ban giám hiệu rồi lựa chọn phương pháp tốt nhất để thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Lấy tình thương và sự cảm thông chia sẻ làm chìa khóa để giáo dục, cảm hóa những học trò chưa ngoan. Chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm thay đổi các hình thức hoạt động tập thể, tạo cho trò một không gian để các em được nói lên tiếng nói của mình được đưa ra một ý kiến, lời đề nghị, một quan điểm riêng, có như vậy cô với trò mới thực sự hiểu nhau. Chỉ đạo cho “Đội” tổ chức nhiều phong trào và hoạt động ngoại khóa, trò chơi tập thể để giáo dục tính đoàn kết, tính tập thể và tạo húng thú, ấn tượng tốt cho các em về mái trường, tình thầy cô, bè bạn. Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh, với Ban nhân dân thôn để giáo dục học sinh một cách đồng bộ và nắm được thông tin ngược từ nhân dân, từ phụ huynh nhằm điều chỉnh phương pháp và hướng học sinh đi đúng theo yêu cầu của giáo dục. Cần phát huy vai trò của công tác giáo dục từ phía gia đình học sinh vì đây là môi trường giáo dục quan trọng đối với trẻ nhỏ. Cần làm cho phụ huynh hiểu rõ phương pháp giáo dục tốt nhất là: Tuyệt đối không gây áp lực cho con, không sử dụng hình thức đánh đập, chửi mắng con cái. Cố gắng xây dựng mối quan hệ bình đẳng. Thật sự yêu con vô điều kiện, đem đến cho con sự yêu thương tinh thần. Tôn trọng sự độc lập của con. Chọn phương pháp giáo dục tích cực, thường xuyên động viên, khích lệ con cố gắng. Điều chỉnh, sắp xếp mối quan hệ cha mẹ- con cái.Chú ý đến nhân cách của con. V/ Khả năng ứng dụng, triển khai của đề tài: Các biện pháp đã nêu trong đề tài được triển khai và thực hiện rộng rãi trong toàn trường, với mọi đối tượng học sinh, đảm bảo khoa học và phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lí của học sinh Tiểu học, sau khi vận dụng kết quả công tác giáo dục đạo đức của học sinh có tiến bộ nhiều. KẾT LUẬN Việc coi trọng giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được lưu truyền từ xưa đến nay, ông cha ta cũng đã đề cao cái “đức” như: “Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người” vì vậy việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng là hết sức cần thiết. Các nhà trường cần phải quan tâm đúng mức, hơn nữa việc giáo dục đạo đức là hết sức phức tạp đòi hỏi người làm công tác phải khéo léo, tỉ mỉ, kiên trì, công phu và luôn đặt cái tình lên trên cái lí; Phải luôn hiểu rõ đối tượng giáo dục, phải phát huy được tối đa các lực lượng cùng tham gia giáo dục, đặc biệt chú trọng định hướng cho môi trường giáo dục gia đình luôn đi theo hướng tích cực. Là người cán bộ quản lí trường học tôi vô cùng tâm huyết điều này, tôi đã tìm đọc, tham khảo các tài liệu liên quan đến giáo đạo đức cho học sinh, học hỏi một số kinh nhiệm của những người đi trước, tìm hiểu nắm bắt tình hình học sinh, phụ huynh để đưa ra các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh, bước đầu đã đem lại nhiều tín hiệu vui trong công tác giáo dục đạo đức của Nhà trường, cả thầy và trò đều phấn khởi. Nhận thức của phụ huynh về giáo dục đạo đức cho con em cũng được nâng lên một bước. Đây là một việc làm tuy nhỏ nhưng đối với tôi nó mang lại ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tuy kinh nghiệm nhỏ này vẫn còn nhiều thiếu sót song đó là niềm tin để tôi vươn lên hơn trong những hành trình tiếp theo của mình. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên chắc chắn đề tài sẽ không tránh khỏi nhũng sai sót về nội dung cũng như hình thức. Rất mong sự đóng góp chân thành của Hội đồng Khoa học các cấp để bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong những bài viết tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn! H’ra, ngày 18 tháng 2 năm 2014 Người thực hiện ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho.doc