Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy các Chuyên đề tại Trung tâm học tập cộng đồng

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN

Bước vào thập kỷ 60, khi khoa học và công nghệ phát triển nhanh, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều nhận thấy GDCQ chỉ đáp ứng nhu cầu học tập cho khoảng 20% dân số. Xu hướng tập trung hoá, đô thị hoá giáo dục đã làm mất cân đối nghiêm trọng về giáo dục, giáo dục ít có cơ hội đến với những vùng khó khăn, đến với người nghèo.

 

doc16 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 3009 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy các Chuyên đề tại Trung tâm học tập cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hèo, tăng năng xuất lao động, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội; TTHTCĐ còn là nơi để chính quyền địa phương phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật rộng rãi và nhanh nhất đến từng người dân.
Trung tâm HTCĐ tổ chức cácc hoạt động chính như tổ chức các lớp học xoá mù chữ, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, mở các lớp học phổ cập giáo dục, phổ biến chính sách pháp luật, biên soạn tài liệu và tổ chức các lớp học chuyên đề phổ biến kiến thức về các lĩnh vực. 
Việc biên soạn tài liệu và tổ chức các lớp học đều do các thành viên trong Ban chỉ đạo TTHTCĐ đảm nhiệm, tất cả các thành viên trong Ban chỉ đạo TTHTCĐ đều là cán bộ kiêm nhiệm, chỉ được tập huấn rất ít về việc tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ, chưa ai được đào tạo qua trường lớp về quản lý và giảng dạy ở TTHTCĐ. Như vậy, việc tổ chức các lớp học chuyên đề còn rất nhiều bỡ ngỡ. Là một giáo viên Tiểu học, được phòng GD&ĐT cử biệt phái sang làm thường trực TTHTCĐ, tuy là cán bộ thường trực nhưng chúng tôi phải chịu trách nhiệm về việc tổ chức tất cả các hoạt động của TTHTCĐ, trong đó có cả việc biên soạn tài liệu và tham gia giảng dạy một số chuyên đề. Trong quá trình tham gia giảng dạy cũng như cùng các anh chị em khác triển khai các chuyên đề tại Trung tâm THCĐ tôi luôn tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy các chuyên đề cho phù hợp với đối tượng học viên là người lớn. Đó chính là lý do khiến tôi viết sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp thực hiện về việc giảng dạy các chuyên đề thông tin tư vấn tại Trung tâm HTCĐ.
`
CHƯƠNG II
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. NÊU VẤN ĐỀ CỦA SÁNG KIẾN:
- Căn cứ quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm HTCĐ tại xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của TTHTCĐ là một cơ sở giáo dục thường xuyên trong hệ thống gioá dục quốc dân, hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời Trung tâm HTCĐ tổ chức có hiệu quả công tác xoá mù chữ, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục, triển khai các chuyên đề khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương
- Căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch của TTHTCĐ để thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội học tập và các chỉ tiêu phấn đấu đã đề ra.
- Căn cứ đặc điểm đối tượng người học là người lớn có những đặc điểm khác biệt với trẻ em, việc học của người lớn cũng có những đặc điểm khác biệt với trẻ em. Nên việc giảng dạy cho người lớn cũng phải có phương pháp cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhắt.
2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN SÁNG KIẾN:
2.1. Phạm vi sáng kiến:
Như đã trình bày ở trên, vị trí của trung tâm học tập cộng đồng là một cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân Trung tâm học tập cộng đồng là nơi tổ chức các lớp xoá mù chữ, giáo dục tiếp tục sau biết chữ, tổ chức các lớp bổ túc văn hoá, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục; tổ chức tuyên truyền về chính sách, pháp luật; triển khai các chuyên đề phổ biến kiến thức về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như: chuyển giao khoa học về chăn nuôi, trồng trọt, tư vấn về chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dạc thể thao, xây dựng các câu lạc bộ phát triển cộng đồng
 Trong 10 năm qua, Trung tâm HTCĐ xã Lập Chiệng chúng tôi đã triển khai được rất nhiều chuyên đề về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, được sự tham gia học tập của đông đảo quần chúng nhân dân mọi đối tượng, chúng tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động của trung tâm cũng như việc triển khai các chuyên đề. Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm về việc tổ chức giảng dạy một buổi chuyên đề về thông tin tư vấn tại câu lạc bộ phát triển cộng đồng.
2.2. Biện pháp thực hiện:
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm của người học:
Đối tượng người học ở trung tâm học tập cộng đồng là người lớn có một số đặc điểm cần lưu ý như: 
- Người lớn là những người trưởng thànhvề mặt xã hội, phần lớn đã có gia đình, con cái, lao động sản xuất, kiếm sống là chủ yếu.
- Người lớn có lòng tự trọng, có tính độc lập và chủ động cao.
- Người lớn có hiểu biết và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất nhất định.
- Người lớn nhất là những người có trình độ văn hoá thấp ở cộng đồng có một số khó khăn cần lưu ý trong quá trình dạy học đó là; có tính bảo thủ cao, dễ tự ái,có những hạn chế nhất định về khả năng nhận thức; tốc độ phản ứng, khả năng nghe nhìn, vận động, chú ý, ghi nhớ của người lớn nhìn chung bị giảm sút, tư duy khái quát, tư duy bằng khái niệm bị hạn chế, quen tư duy bằng hành động- trực quan- cụ thể.
- Người lớn không có nhiều thời gian dành cho việc học, đến lớp thường mệt mỏi và tư tưởng dễ phân tán do vừa học vừa làm, vừa bận công việc, gia đình, con cái
Tuy nhiên người lớn vẫn có những điểm mạnh như: sự chú ý của người lớn di chuyển chậm nhưng họ có khả năng tập trung lâu bền, chú ý chủ định của người lớn tương đối phát triển, họ có thể tập trung chú ý hàng giờ liền, nếu vấn đề thiết thực, có ý nghĩa. Ghi nhớ máy móc của người lớn bị giảm sút, nhưng ghi nhớ ý nghĩa vẫn còn tốt. Họ dễ nhớ và nhớ lâu những gì thiết thực, gần gũi và và vận dụng được vào trong sản xuất và đời sống.
Đặc điểm học tập của người lớn không phải khác biệt hoàn toàn so với học tập của trẻ em, cũng tuân theo những quy luật, cũng mang bản chất học tập của con người. Tuy nhiên, người lớn có những nhu cầu và đặc điểm khác biệt so với trẻ em. Học tập của người lớn có những đặc thù riêng, có tính chất và ý nghĩa hoàn toàn khác so với học tập của trẻ em:
- Học tập của người lớn có tính mục đích rõ ràng. Người lớn học cho ngày hôm nay, chứ không phải học cho ngày mai, người lớn chỉ học những cái thiết thực, những cái có khả năng vận dụng được ngay vào cuộc sống, sản xuất hiện tại của mình.
- Việc học của người lớn mang tính chất tự nguyện, mọi sự ép buộc, áp đặt hay mọi biện pháp hành chính đều không có tác dụng, người lớn chỉ học khi có nhu cầu, khi thấy việc học có tác dụng, nếu không họ sẽ từ chối không đi học, hoặc sẽ thờ ơ, thụ động ở trên lớp.
Học tập của người lớn không thụ động, luôn ảnh hưởng mạnh mẽ của kinh nghiệm sống: Trong học tập, người lớn luôn so sánh, đối chiếu những điều được học, được nghe với những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của bản thân. Những kinh nghiệm, hiểu biết đã có của người lớn có thể hỗ trợ cho người lớn học dễ dàng hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên, những kinh nghiêm, hiểu biết đã có của người lớn nhiều khi tạo ra tâm lý bảo thủ, cảm giác biết rồi, cản trở người lớn tiếp thu cái mới.
Việc học của người lớn sẽ hiệu quả hơn khi họ được học qua thực hành, qua giải quyết các vấn đề, các tình huống có thực trong cuộc sống và sản xuất, việc học sẽ tốt hơn là chỉ học qua quan sát hoặc nghe.
Việc học của người lớn sẽ hiệu quả khi kiến thức mới gắn liền với kiến thức, hiểu biết đã có của người lớn, khi người lớn tự nhận thấy cái chưa đúng, chưa đầy đủ, chưa chính xác trong nhận thức, kinh nghiệm trước đây của mình
Người lớn học tốt nhất qua người thực, việc thực, tức là khi được trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
Ngoài ra, đối với người lớn môi trường học tập hết sức quan trọng: Họ sẽ học tốt hơn trong môi rường học tập vui vẻ, thoải mái và tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau. Họ sẽ cảm thấy phấn khởi, tin tưởng hơn khi họ cảm thấy dễ hiểu, dễ tiếp thu. Họ sẽ phấn khởi tự tin hơn nếu được động viên, khen thưởng kịp thời.
2.2.2. Tuân thủ những nguyên tắc trong dạy học cho người lớn:
Xuất phát từ đặc điểm khác biệt của người lớn và đặc điểm học tập của họ, trong dạy cho người lớn cầ tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc tôn trọng người học: Người lớn sẽ tự ái khi bị coi thường, bị ép buộc hoặc phê bình, nhất là trước mặt mọi người. Họ sẽ cảm thấy thoải mái tự tin khi mọi người thông cảm, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau và có ý thức học hỏi và giúp đỡ nhau trong học tập.
- Nguyên tắc thiết thực: nội dung học phải thiết thực, phải xuất phát từ nhu cầu của người học, tập trung vào những gì mà người học cần, giải quyết những vấn đề của người học, của cộng đồng người học chứ không phải những vấn đề do giảng viên áp đặt.
- Nguyên tắc phù hợp: Nội dung và phương pháp dạy học người lớn phải phù hợp với khả năng và tốc độ nhận thức lớn, phù hợp với điều kiện vừa học, vừa làm của họ.
- Nguyên tắc học gắn liền với hành
- Nguyên tắc coi trọng vốn kinh nghiệm, hiểu biết đã có của người học.
2.2.3. Vận dụng vào việc triển khai các chuyên đề:
Căn cứ vào đặc điểm học tập của người lớn để vận dụng vào việc triển khai các chuyên đề, phải chú ý đến tất cả các bước tiến hành: lựa chọn chuyên đề, biên soạn nôị dung, lựa chọn phương pháp, tiến hành giảng dạy trên lớp cho phù hợp:
2.2.3.1. Việc lựa chọn chuyên đề và biên soạn nội dung giảng dạy nội dung giảng dạy:
Như đã trình bày ở các phần trước, người lớn chỉ học những vấn đề mà họ cần chứ không học những điều mà giảng viên áp đặt. Chính vì vậy việc lựa chọn nội dung chuyên đề cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, vào nhu cầu học tập của nhân dân, căn cứ vào đối tượng người học để lựa chọn nội dung chuyên đề cho phù hợp. (Ví dụ: đến thời vụ gieo trồng ngô, điều tra nhu cầu của những hộ có đất trồng ngô, có nhu cầu tư vấn về kỹ thuật trồng ngô từ đó mở lớp chuyên đề tư vấn về kỹ thuật trồng ngô; vào tháng 1, tháng2 là thời vụ chăm sóc các loại cây dây leo và chăm sóc ngô, lúa bà con có nhu câu tư vấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, như vậy cần mở chuyên đề về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; sau khi thu hoạch vụ mùa cần mở chuyên đề tư vấn về cách ủ thức ăn khô cho trâu bò, giúp bà con dự trữ thức ăn khô cho trâu bò. Khi có xuất hiện dịch sởi, dịch thuỷ đậu sẽ triển khai chuyên đề về phòng chống dịch sởi, dịch thuỷ đậu, giúp bà con nhận biết được dịch bệnh và có cách sử lý đúng, không hoang mang lo sợ khi bản thân và người nhà bị mắcc bệnh).
Đối với một số chuyên đề do các chương trình, dự án được sự tài trợ từ chương trình 135 hoặc từ phòng Nông nghiệp huyện, từ các công ty giống cây trồng tài liệu giảng dạy, tuyên truyền đã được biên soạn sẵn, nhưng tài liệu biên soạn sẵn còn rất hạn chế. Đối với các chuyên đề mở theo nhu cầu học tập của nhân dân và hưởng ứng các chiến dịch tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội và chăm sóc sức khoẻ thì Trung tâm Học tập cộng đồng phải tự biên soạn nội dung giảng dạy. Việc biên soạn nội dung giảng dạy phải chọn lựa nội dung phù hợp với tất cả các đối tượng học viên, chỉ giảng những nội dung cơ bản và cần thiết, không cần quá đi sâu vào chuyên môn, ( ví dụ khi tuyên truyền về phòng chống sốt rét chỉ cần giúp bà con hiểu sốt rét là bệnh do muỗi đốt và truyền vi trùng sốt rét vào cơ thể người, không cần giảng giải về các loại muỗi có mang vi trùng sốt rét, tránh dài dòng gây cho bà con khó hiểu dẫn đến không tập trung theo dõi). Biên soạn nội dung giảng dạy nên sử dụng những từ ngữ gần gũi, dễ hiểu, không nên sử dụng những từ khoa học hoặc tiếng Anh ( Ví dụ: Bệnh tan huyết bẩm sinh còn có tên khoa học là THALASSEMIA nếu sử dụng những từ ngữ mang tính chất khoa học như vậy bà con sẽ rất khó hiểu, khi giảng dạy chỉ nên gọi tên bệnh là tan huyết bẩm sinh hay như nhân dân ta thường gọi là bệnh Máu trắng; Khi tuyên truyền về phòng chống dịch sởi, hướng dẫn bà con sử dụng cây thuốc có tên trong sách đông y là Bạch hoa xà huyết thảo nhưng tên bà con thường gọi là cây cỏ nọc).
2.2.3.2. Lựa chọn phương pháp giảng dạy:
Một số phương pháp dạy học áp dụng trong dạy học người lớn:
- Phương pháp thảo luận nhóm - Phương pháp động não
- Phương pháp đóng vai - Phương pháp tình huống/ nghiên cứu điển hình
- Phương pháp tranh luận - Phương pháp dùng phiếu thăm dò
Tuỳ từng chuyên đề, từng nội dung giảng daỵ mà lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp. (Ví dụ khi dạy chuyên đề về dinh dưỡng nên cho học viên thảo luận nhóm về Thế nào là ăn uống đủ chất?; Khi giảng dạy chuyên đề về kỹ thuật chăn nuôi lợn nên cho học viên giới thiệu những tấm gương điển hình về chăn nuôi lợn ở địa phương, Khi dạy chuyên đề về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình nên cho học viên dùng phiếu thăm dò để biết tình hình bạo lực gia đình)
2.2.3.3. Việc tổ chức lớp học và tiến hành giảng dạy:
Tổ chức lớp học phải phù hợp với tình hình của địa phương, phù hợp với công việc lao động sản xuất của nhân dân (ví dụ: Tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật gieo trồng một loại cây gì đó phải tiến hành trước khi vào thời vụ gieo trồng, khi bà con đã gieo trồng xong mới tổ chức chuyên đề thì không có tác dụng nữa, hoặc tư vấn cho bà con về ủ thức ăn khô cho trâu bò, khi mùa gặt đã qua lâu, rơm rạ đã bị mục nát hoặc bà con đã đốt hết mới triển khai chuyên đề thì không đạt hiệu quả gì). Không nên tổ chức học tập hoặc thi đấu thể dục thể thao trong khi đang trong chiến dịch xuống đồng. Việc tổ chức lớp học nên chú ý phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, tận dụng mọi nguồn lực, tránh lãng phí thời gian lao động sản xuất của bà con nông dân. 
Việc tổ chức lớp học không nên tổ chức mang tính chất tổ chức hội nghị mà nên tổ chức lớp học theo hình thức sinh hoạt câu lạc bộ. Trước khi vào nội dung giảng dạy chính nên cho học viên giao lưu văn nghệ, chơi trò chơi tạo không khí vui vẻ, thoải mái. Giảng viên không nên đứng trên bục giảng mà đi lại trong hội trường, xuống gần chỗ ngồi của học viên sử dụng ngôn ngữ nói năng, thân thiện, tạo sự gần gũi, tin cậy.
Không nên nêu vấn đề một cách khô khan, nên dẫn dắt đặt vấn đề một cách sinh động tạo sự chú ý của học viên (ví dụ: Khi giới thiệu chuyên đề phòng chống bạo lực gia đình nên sơ qua về tình hình bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay; Khi tuyên truyền về nuôi con bằng sữa mẹ nên giới thiệu việc quảng cáo nuôi con bằng sữa mẹ trên ti vi, trên sách báo, tờ dán, trên nhãn mác của sữa hộpđể từ đó giới thiệu chuyên đề nuôi con bằng sữa mẹ).
Khi giảng dạy chuyên đề, giảng viên không nên đưa ra những kiến thức áp đặt ngay mà dựa trên đặc điểm của học viên là người lớn đã có kinh nghiệm trong cuộc sống và lao động sản xuất nên trước hết phải tạo điều kiện cho học viên được trình bày những kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của mình, sau đó thảo luận và giáo viên đưa ra ý kiến bổ xung, kết luận. ( ví dụ: khi dạy chuyên đề về kỹ thuật trồng ngô, trước hết nên để học viên trình bày kinh nghiệm về cách sử dụng phân bón sau đó lớp bổ xung ý kiến cuối cùng giảng viên đưa ra ý kiến kết luận; Khi giảng dạy chuyên đề nuôi con bằng sữa mẹ nên cho học viên trình bày cách làm thường ngày của học viên sau đó giảng viên mới có ý kiến nhận xét, điều chỉnh đúng cách). Nếu học viên trình bày ý kiến có những ý chưa đúng, giảng viên không được phê bình, chê bai mà chỉ khen ngợi những ý kiến đúng sau đó điều chỉnh những ý chưa đúng, (ví dụ khi tuyên truyền về bệnh thuỷ đậu học viên đưa ra ý kiến là bệnh nhân phải kiêng nước, kiêng gió. Giảng viên khen ngợi học viên đã có ý kiến đóng góp và khen ý đúng là kiêng gió, thực tế không cần kiêng gió, nhưng không nên đi ra ngoài nhiều vì bệnh thuỷ đậu là bệnh nhiễm trùng ngoài da, không nên tiếp súc với nhiều người có thể làm bệnh lây sang người khác, nhưng không cần kiêng nước vì bệnh nhân cần tắm hàng ngày để giữ vệ sinh, nên tắm bằng nước chè tươi để nguội hoặc nước lá xoan leo, lá vối).
3. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG, NHÂN RỘNG SÁNG KIẾN:
Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào việc giảng dạy các chuyên đề về thông tin tư vấn tại Trung tâm học tập cộng đồng, tôi thấy kết quả đạt được rất tốt, học viên chăm chú theo dõi, mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm, hiểu biết sẵn có của mình và hăng hái trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, các chuyên đề do trung tâm HTCĐ tổ chức đều được sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân thuộc mọi độ tuổi khác nhau. 
Sau khi triển khai chuyên đề phòng chống bệnh sốt phát ban dạng sởi, chúng tôi tiến hành khảo sát kết quả tiếp thu của học viên bằng cách phát phiếu cho học viên trả lời dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm, kết quả thu được như sau:
- Số lượng học viên: 40 HV 
- Số học viên trả lời đạt kết quả tốt: 35 HV- chiếm 87,5%
- Số học viên trả lời đạt kết quả khá: 4 HV- chiếm 10%
- Số học viên trả lời đạt kết quả trung bình: 1 HV-chiếm 2,5%
Với các chuyên đề khác, kết quả đạt được cũng tương đương như vậy, số lượt người tham gia ngày càng nhiều hơn, hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng ngày càng đạt hiệu quả hơn. Trong năm 2016 và quý I năm 2017 chúng tôi đã triển khai được 27 chuyên đề với 2630 lượt người tham gia.
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NHỊ ĐỄ XUẤT
1. KẾT LUẬN:
Để việc giảng dạy các chuyên đề tại trung tâm học tập cộng đồng đạt hiệu quả cao, cần chú ý lựa chọn chuyên đề phù hợp với nhu cầu học tập của nhân dân địa phương, nội dung học tập phải cơ bản thiết thực, gần gũi với cuộc sống, lao động sản xuất của nhân dân địa phương, chỉ giảng dạy, tư vấn những kiến thức kỹ năng cơ bản, không giảng giải quá sâu về lĩnh vực chuyên môn, tổ chức chuyên đề phải chú trọng cơ chế phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các tổ chuyên môn, phối hợp giữa các ban ngành đòn thể.
 Nội dung giảng dạy phù hợp với nhu cầu học tập của học viên, nội dung cơ bản thiết thực, phù hợp với công vịêc, không quá đi sâu vào chuyên môn. không giảng giải dài dòng gây khó hiểu và làm mất thời gian lao động, sản xuất của nhân dân. 
Không đưa ra những kiến thức mang tính chất áp đặt, nên để cho học viên trình bày những hiểu biết, những kinh nghiệm đã có của bản thân sau đó giảng viên nhận xét, khuyến khích bà con phát huy và học tập những ý kiến đúng đó và điều chỉnh những ý chưa đúng. 
Nên tổ chức cho học viên học tập kinh nghiệm từ những tấm gương điển hình về chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương, tổ chức cho học viên trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.
Việc xây dựng và tổ chức các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng là một công việc còn mới mẻ, cán bộ trong Ban chỉ đạo Trung tâm học tập cộng đồng đều là cán bộ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo về nghiệp vụ công tác ở Trung tâm học tập cộng đồng, cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động của Trung tâm.
 chính vì vậy việc nghiên cứu, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động cũng như triển khai giảng dạy các chuyên đề là hết sức cần thiết. 
Tôi rất phấn khởi vì sau một thời gian công tác tại trung tâm học tập cộng đồng, tôi đã cùng một số anh chị em là giảng viên, hướng dẫn viên tại trung tâm tham gia giảng các chuyên đề trao đổi, học hỏi và rút ra được những kinh nghiệm quý báu, tổ chúc các hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng ngày càng tốt hơn, được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các tầng lớp nhân dân tại địa phương.
2. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ:
Qua quá trình công tác cũng như thăm quan, học hỏi tại một số trung tâm học tập cộng đồng, tôi xin mạnh dạn trình bày với các cấp lãnh đạo một số ý kiến đề xuất như sau:
- Để việc tổ chức hoạt động tại các Trung tâm HTCĐ được tốt hơn cần tăng cường việc tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu được vị trí, vai trò của trung tâm HTCĐ, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ trong Ban chỉ đạo các Trung tâm HTCĐ rộng rãi hơn.
- Quan tâm xây dựng cơ sở vật chất cho các Trung tâm HTCĐ, tạo điều kiện cho các TTHTCĐ đều có trụ sở làm việc riêng.
- Tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí hoạt động cho các trung tâm HTCĐ, từ năm 2010 các trung tâm HTCĐ đã được nhà nước cấp kinh phí hoạt động, nhưng còn ít chưa đáp ứng yêu cầu nên việc tổ chức các hoạt động của trung tâm HTCĐ còn gặp nhiều khó khăn.
Tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp thực hiện của mình, rất mong được sự góp ý, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và các cấp lãnh đạo đồng thời tôi cũng rất mong được trao đổi học hỏi kinh nghiệm của các anh chị em đang tham gia các hoạt động giảng dạy chuyên đề tại các Trung tâm học tập cộng đồng để tôi tham gia tổ chức các hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng ngày một tốt hơn. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA Lập Chiệng, ngày 8 tháng 5 năm 2017
 HĐKH CẤP CƠ SỞ Người Viết
 Trần Anh Hùng
ĐÁNH GIÁ,
 XẾP LOẠI CỦA HĐKH
HUYỆN KIM BÔI

File đính kèm:

  • docsang kien và giai phap_anh hung.doc
Sáng Kiến Liên Quan