Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích môn âm nhạc

 Âm nhạc là môn nghệ thuật có tác động mạnh mẽ tới đời sống tình cảm của con người, đòi hỏi người học có sự yêu thích say mê và một chút năng khiếu. Thông qua những câu hát tiếng nhạc, lời ca, các động tác vận động minh họa giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu đẹp qua từng bài hát, điệu nhạc. Đối với các em học sinh lớp 1, hoạt động học tập chưa có đối tượng cụ thể. Các em lĩnh hội kiến thức chủ yếu dựa vào trực quan và thực hành. Học sinh luôn hiếu động, dễ nhớ nhưng cũng nhanh quên. Nhu cầu nhận thức của học sinh tiểu học đang phát triển. Hành vi và thói quen đạo đức đang hình thành. Vì vậy học sinh rất thích các hoạt động tập thể sôi nổi như múa hát.

 Giáo viên âm nhạc là người hình thành cho các em những cơ sở ban đầu trong việc tiếp thu âm nhạc và phát triển những học sinh có năng khiếu thật sự để sớm bồi dưỡng các em trở thành nhân tài. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh lứa tuổi tiểu học, vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập, khả năng cảm thụ của học sinh cùng sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội.

 Qua một giờ học nhạc, học sinh sẽ có những phút thư giãn, thoải mái chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, lời ca, âm nhạc giúp các em hình thành cảm xúc ,tính cách. Hay quan trọng hơn là nhân cách con người. Vậy để các em hứng thú trong học tập, giáo viên cần tạo cho học sinh tâm trạng thoải mái, tự tin và hứng thú tràn đầy khi bắt đầu một giờ học nhạc. Muốn làm được điều đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên nắm chắc và truyền tải chính xác những kiến thức âm nhạc.

 

doc30 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích môn âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 power point do mình tự soạn.
Tiết âm nhạc lớp 1C năm học 2016-2017
1) Về phần ôn lời 1
- Giáo viên tập hát chuẩn xác bài hát, có sắc thái biểu cảm để hát mẫu cho học sinh nghe. Ngoài ra, giáo viên còn chuẩn bị một đôi phách, 1 mõ và 1 trống nhỏ để học sinh biểu diễn trước lớp.
- Đàn phím điện tử là nhạc cụ không thể thiếu trong mỗi giờ học âm nhạc, nó được sử dụng trong suốt tiết học, tôi đã ghi âm lại giai điệu bài “Tìm bạn thân” vào bộ nhớ đàn để tay có thể chỉ huy học sinh hát, gõ đệm mẫu và thực hiện các động tác phụ họa.
2) Về phần tập vận động phụ họa
Ngoài 4 động tác phụ họa lời 1 mà tiết trước đã dạy, giáo viên chuẩn bị thêm 4 động tác phụ họa cho lời 2 tương ứng với 4 câu hát.
Động tác 1: Đưa ngón trỏ của hai tay vào má, nhún chân nhịp nhàng sang hai bên. Động tác tương ứng câu hát 1.
Động tác 2: Hai bàn tay đan chéo đặt trước ngực, đầu hơi nghiêng, chân nhún nhịp nhàng sang hai bên (thực hiện về bên trái trước). Động tác tương ứng với câu hát 2.
Động tác 3: Vỗ tay và nghiêng nhẹ sang hai bên (thực hiện về bên trái trước). Động tác tương ứng với câu hát 3.
Động tác 4: Hai tay đưa lên cao rồi vòng xuống khoanh trước ngực, đầu nghiêng bên trái. Động tác tương ứng với câu hát 4.
3) Về phần trò chơi âm nhạc
 Giáo viên chuẩn bị ba câu hỏi và lấy tên trò chơi là “Ai nhanh nhất?”: Học sinh nào đoán được tên của 3 bài hát tương ứng với 3 dữ liệu tôi đưa ra sẽ được tuyên dương và có phần thưởng nhỏ mang tính chất động viên khuyến khích.
Câu hỏi 1: Chuẩn bị đánh sẵn một nét nhạc mà học sinh đã được học lưu vào bộ nhớ đàn.
Câu hỏi 2: Gõ 1 tiết tấu trong 1 bài mà học sinh đã được học.
Câu thứ 3: Chuẩn bị một bức tranh minh họa cho bài hát đã học.
 Phương pháp dạy môn âm nhạc cho học sinh tiểu học là một khoa học sư phạm. để giảng dạy tốt bộ môn này, giáo viên cần có những kiến thức âm nhạc vững vàng và biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học để đạt được thành công trong tiết dạy của mình. Khi đã xác định được rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo, tôi rất tự tin để bắt đầu tiết học.
C/ Dạy bài mới
 Trước khi vào bài mới tôi cho Học sinh khởi động (hát kết hợp vận động) một bài hát quen thuộc để học sinh có tâm thế vui tươi và hứng khởi khi bắt đầu tiết học.
Hoạt động 1: Ôn lời 1 bài “ Tìm bạn thân”
Giáo viên hát mẫu lời 1 cho học sinh nghe để các em nhớ lời ca, giai điệu của bài.
Sau đó giáo viên cho học sinh ôn luyện dưới các hình thức: đồng ca, lĩnh xướng, đối đáp theo tổ, nối tiếp theo tổ. Đồng thời giáo viên bật bản nhạc đã ghi sẵn trong đàn và đảm nhận vai trò chỉ huy để học sinh hát. Trong phần ôn này, học sinh bắt buộc phải nhìn theo tay giáo viên điều khiển chỉ đạo, vừa phối hợp ăn ý cùng các bạn để tạo nên phần trình bay rất tổng thể mà lại chi tiết, qua thực hiện, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú với cách luyện tập trên. Sau phần ôn luyện, giáo viên chỉ ra những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục của từng tổ và cả lớp trên tinh thần động viên nhắc nhở nhẹ nhàng. Học sinh cảm thấy rất vui và thoải mái.
Khi các con đã ôn nhuần nhuyễn, giáo viên cho học sinh hát kết hợp gõ đệm. Giáo viên có thể đặt câu hỏi với học sinh: “Trong giờ học trước các con đã được hát kết hợp gõ đệm theo mấy hình thức?” hay “ Bạn nào giỏi có thể hát kết hợp gõ đệm câu hát 1?”. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh luyện gõ đệm theo tiết tấu và nhịp. Đây là một hình thức rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất tốt. Gõ đệm giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát một cách hứng thú và dễ dàng.
Ôn lại các động tác vận động phụ họa cho học sinh, giờ trước các em đã được vận động lời 1, trong giờ học này cô và học sinh cùng vận động để giúp học sinh gợi nhớ lại các động tác.
Hoạt động 2: Học hát lời 2 “ Tìm bạn thân”
Để học sinh nắm được lời ca giai điệu lời 2, tôi hát mẫu với đàn cho học sinh nghe.
Sau đó, tôi hỏi học sinh lời ca giai điệu lời 2 có gì giống và khác với lời 1. lời 2 có giai điệu giống lời 1, chỉ khác lời ca. tôi hướng dẫn cả lớp đọc lời ca tiết tấu lời 2.
Sau khi học sinh đọc tốt tiết tấu lời ca, tôi hướng dẫn học sinh hát lời 2, vì đã học tốt lời 1 nên lời 2 học sinh chỉ cần ghép lời ca nên không mất nhiều thời gian.
Tiếp theo tôi chỉ huy cả lớp ôn toàn bộ bài hát, để tránh sự lặp đi lặp lại nhàm chán, tôi thay đổi nhiều hình thức hát như sau:
Lời 1: Mỗi tổ hát 1 câu hát nối tiếp nhau.
Lời 2: Lĩnh xướng: một học sinh hát câu hát 1+ 2
 Đồng ca: cả lớp hát câu hát 3+4
 Khi học sinh đã thuộc cả bài hát, giáo viên cho học sinh hát kết hợp gõ đệm. Ngoài thanh phách, các nhạc cũ gõ như trống con, song loan, sắc-xô tôi thường cho học sinh sử dụng kết hợp trình bày biểu diễn trong giờ học để các em làm quen với nhiều âm sắc khác nhau. Khi các em đã gõ đệm thành thạo, tôi lại yêu cầu học sinh phải lưu ý về mặt biểu cảm, biểu diễn: khi hát hay gõ đệm, các em không chỉ đứng yên mà chân phải nhún theo nhạc nhịp nhàng, hát câu 1 các em gõ phách và đầu nghiêng nhẹ sang trái, câu hát 2 lại nghiêng sang bên phải. Thực hiện như vậy cho đến hết bài trông cả lớp thật sôi động và đáng yêu hơn nhiều.
Hình ảnh học sinh lớp 1D hát kết hợp gõ đệm song loan (Năm học 2016-2017)
 Học sinh lớp 1C hát kết hợp đạo cụ biểu diễn đầy màu sắc(Năm học 2016-2017)
Hoạt động 3: Tập vận động phụ họa và biểu diễn
 Sau khi học sinh đã nắm vững bài hát và gõ đệm tốt, tôi hướng dẫn các em một vài động tác phụ họa. Vì đặc điểm của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng là các em ưa thích hoạt động. Nếu cả tiết học chỉ ngồi nghiêm khiến các em căng thẳng, gò bó nên sẽ không tạo được hứng thú học tập ở các em. 
 Tôi nhận thấy khi học sinh hát kết hợp vận động phụ họa khiến các em thích thú và học rất nhanh những động tác mà giáo viến hướng dẫn. Đặc biệt còn có nhiều em còn sáng tạo thêm một vài động tác mới rất đẹp và phù hợp. Do đó, đây còn là một hình thức để phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh.
 Sau khi hướng dẫn cả lớp vận động (2 lần), tôi thay đổi hình thức biểu diễn, các em không vận động tại chỗ nữa mà sẽ biểu diễn trước lớp. Tôi cho các em thi đua giữa các: tổ- nhóm, nhóm nam- nữ, một bạn vận động cả lớp hát và gõ đệm, Sau đó tôi cho các em khác nhận xét từng phần biểu diễn của các bạn. Đa số các em nhận xét to rõ ràng, tương đối tốt, các em đã chỉ ra được những bạn hát đúng hát hay, múa đẹp, những bạn còn sai sót.
 Sau đó tôi gọi biểu diễn trước lớp theo tinh thần xung phong. Đa số các em rất hào hứng và thích được lên biểu diễn trước lớp. Với hình thức này, các em rèn luyện được tính bạo dạn, tự tin thể hiện và khả năng biểu diễn trước đám đông.
Trò chơi âm nhạc
 Như đã chuẩn bị, tôi giới thiệu học sinh trò chơi và cách chơi trò “ Ai nhanh nhất?”. Phần trò chơi như một phần kiểm tra kiến thức đã học và cũng rèn luyện thẩm âm tiết tấu cho học sinh. Học sinh của tôi luôn hào hứng với phần trò chơi và các em nhận biết âm thanh giai điệu cũng như tiết tấu rất tốt.
 Trò chơi âm nhạc là hình thức chẳng những giúp học sinh ghi sâu giai điệu của bài hát mà còn rèn luyện và phát triển tai nghe nhạc cho các em. Nếu những trò chơi trong giờ học cảu các em thể hiện tốt thì sự thành công của giờ học càng cao. Các em được tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hào hứng.
Củng cố và dặn dò
 Kết thúc tiết học giáo viên củng cố lại kiến thức toàn bài cho học sinh bằng một số câu hỏi: Nội dung bài học ngày hôm nay là gì? Bài hát “ Tìm bạn thân” là sáng tác của nhạc sĩ nào?
 Sau đó giáo viên rút ra bài học nhắc nhở học sinh: “Với giai điệu vui tươi nhịp nhàng, bài hát “ Tìm bạn thân” như lời nhắc nhở các em hãy trở thành học sinh chăm ngoan, biết yêu quí bạn bè để tình bạn đó thật đẹp và các em luôn là bạn tốt của nhau”.
 Giáo viên dặn học sinh về nhà hãy nghĩ thêm nhiều động tác đẹp cho bài hát và biểu diễn cho ông bà, bố mẹ thưởng thức.
 Cuối cùng giáo viên bắt nhịp học sinh biểu diễn lại bài hát.
Xây dựng phong trào “ Em yêu âm nhạc”
 Phần này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và có những biện pháp, hình thức tổ chức hấp dẫn sinh động. Giáo viên tổ chức những nhóm hay tổ tập hát và thi đua trong các giờ truy bài. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm các lớp, cần tham mưu đề xuất với các giáo viên tổ, khối và ban giám hiệu để xây dựng phong trào này.
 Tôi đã thu được kết quả tốt khi xây dựng thử nghiệm phong trào này. Các anh chị sao đỏ đóng vai trò phụ trách từng lớp, nắm rõ thi đua của các khối lớp 1. Trong giờ truy bài, học sinh sẽ được các anh chị sao đỏ hướng dẫn ôn luyện bài hát dưới nhiều hình thức. Tổ nào hăng hái, hát to rõ ràng, hát đúng giai điệu, múa đều đẹp được sao đỏ ghi vào nhật kí, giáo viên âm nhạc phối hợp cùng tổng phụ trách sẽ tổng hợp kết quả của từng lớp theo tháng để bầu ra tổ nào và lớp nào có tinh thần học tập tốt nhất, và sẽ có những món quà động viên kết quả học tập của học sinh.
Tổ chức các cuộc thi âm nhạc để kỉ niệm các ngày lễ lớn và phối hợp với các tổ chức mở chương trình giao lưu âm nhạc:
 Việc tổ chức các cuộc thi hay giao lưu âm nhạc, tạo sân chơi cho các con luôn là biện pháp hữu hiệu và hoàn hảo để tạo hứng thú cho tất cả học sinh toàn trường đối với môn âm nhạc. Học sinh sẽ được tập luyện các động tác minh họa, tập hát nhiều hơn, vận động nhiều hơn giúp các con phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Quan trọng hơn, khi học sinh luyện tập cùng nhau, các em sẽ nảy sinh tình cảm yêu thương, đoàn kết.Có như vậy học sinh mới tích cực rèn luyện để đạt được kết quả cao trong những kì cuộc, từ đó tạo sự yêu thích, hứng thú tập luyện. Đó chính là kết quả mà tôi muốn học sinh đạt được.
 Dưới đây là một số hình ảnh học sinh của trường tham gia các chương trình hội diễn văn nghệ do UBND phường và Quận tổ chức:
Học sinh tham gia hội diễn văn nghệ do UBND phường tổ chức
 Học sinh tham gia hội diễn văn nghệ do Quận tổ chức.
Tiết mục hát đồng ca của học sinh khối 1 trong lễ sơ kết HK1 
năm học 2016-2017
Học sinh biểu diễn trong chương trình giáng sinh năm học 2016-2017
Giảng dạy hiệu quả tiết tăng cường âm nhạc
 Trong các tiết tăng cường âm nhạc, tôi thường đan xen nhiều nội dung và đa dạng về bài hát để tạo sự hứng thú và mới lạ cho học sinh.
Nội dung các tiết tăng cường như sau:
Ôn bài hát đã được học trong tiết chính khóa
Tập biểu diễn các bài hát đã học
Học hát ca khúc mới theo chủ đề từng tháng.
Dạy hát ca khúc do giáo viên nhà trường sang tác 
Thường thức âm nhạc ( nghe nhạc, kể chuyện âm nhạc)
Phối hợp với gia đình giúp phát triển khả năng âm nhạc trong mỗi học sinh:
 Để rèn luyện phần hát và biểu diễn cho học sinh lớp 1, bên cạnh tổ chức các giờ dạy thật chu đáo giáo viên cần gặp gỡ trao đởi với phụ huynh học sinh, hướng dẫn và tư vấn để phụ huynh biết cách giúp đỡ, kèm cặp đối với những em còn hát nhỏ, hát yếu và phát triển động viên đối với những em có năng khiếu âm nhạc. Hàng tuần, hàng tháng thông qua sổ liên lạc giáo viên và phụ huynh trao đổi có những phương pháp dạy học, bồi dưỡng cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
 Trong sinh hoạt chuyên môn, hầu hết giáo viên thường lưu ý rất kĩ âm nhạc khối 4- 5 hơn vì chương trình của khối 4-5 khó hơn. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta lại bỏ qua hay bàn sơ sài các khối lớp nhỏ, đặc biệt là khối 1. Vì vậy cần phải đổi mới sinh hoạt chuyên môn sao cho hiệu quả, thiết thực, tập trung vào chất lượng bài soạn, nâng cao chất lượng giáo án, trao đổi góp ý, phổ biến kinh nghiệm giảng dạy.
 Bên cạnh đó, giáo viên cần tăng cường dự giờ, học hỏi chuyên môn nghiệp vụ của đồng nghiệp để trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng sư phạm. Đây cũng là hình thức giao lưu học hỏi hiệu quả cao và nhẹ nhàng, không gò bó.
 Dự tiết chuyên đề âm nhạc cấp quận tại trường Tiểu học Ngọc Lâm
 Ngoài ra, ban giám hiệu trường rất quan tâm tới trình độ tin học của giáo viên trong trường. Giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng, củng cố và nâng cao trình độ công nghệ thông tin để mỗi tiết dạy của giáo viên luôn mới mẻ trong mắt học sinh, từ đó gây hứng thú đối với mỗi tiết học.
 Dưới đây là một số hình ảnh giáo viên môn chuyên tự bồi dưỡng và nghiên cứu tin học ứng dụng vào bài giảng trên lớp:
V. Kết quả thực hiện
 Qua thực hiện giảng dạy và áp dụng các biện pháp trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của học sinh toàn trường cũng như học sinh khối 1. Các em rất yêu thích môn âm nhạc. Đến cuối học kì I năm học 2016-2017, khối 1 trường tôi thu được kết quả như sau:
Học sinh yêu thích môn âm nhạc
Đa số học sinh hát đúng lời ca giai điệu, hát to rõ ràng và đều giọng.
Các em sử dụng thành thạo các nhạc cụ gõ như phách, mõ, song loan, trống con, sắc-xô.
Học sinh trình bày tự tin, thoải mái không chỉ trông giờ âm nhạc mà còn trong rất nhiều tiết học chính khóa, chuyên đề, hội giảng khác.
Đặc biệt có nhiều em có thể bồi dưỡng làm nòng cốt văn nghệ của trường.
Tiết mục biểu diễn trước cờ của lớp 1A
Dưới đây là bảng đánh giá mức độ hoàn thành môn âm nhạc của khối 1năm học 2016- 2017:
BẢNG ĐÁNH GIÁ GIỮA HKI
STT
LỚP
SỐ HS
HTT
HT
CHT
1
1A
39
6
33
0
2
1B
41
8
33
0
3
1C
40
9
31
0
4
1D
41
7
34
0
BẢNG ĐÁNH GIÁ CUỐI HKI
STT
LỚP
SỐ HS
HTT
HT
CHT
1
1A
39
14
25
0
2
1B
41
12
29
0
3
1C
40
15
24
0
4
1D
41
15
26
0
BẢNG ĐÁNH GIÁ GIỮA HKII
STT
LỚP
SỐ HS
HTT
HT
CHT
1
1A
39
17
22
0
2
1B
41
13
28
0
3
1C
40
16
24
0
4
1D
41
19
22
0
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
 Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc thù của bộ môn âm nhạc, tôi lã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo, tôi nhận thấy học sinh có những tiến bộ rõ rệt. Qua quan sát thực tế nhận thấy học sinh yêu thích và rất hứng thú học tập bộ môn âm nhạc. Đặc biệt là kết quả học tập cũng như chất lượng của công tác phong trào văn nghệ được nâng lên rõ rệt, các em mạnh dạn, tự tin hơn trong các phong trào văn nghệ của trường, lớp, trong các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể và chuyên đề, hội giảng.
Học sinh biểu diễn trong tiết học Lịch sử địa phương
Học sinh múa hát tập thể rất sôi nổi trong tiết chuyên đề môn Toán
 Bên cạnh những kết quả đạt được đó, tôi tích lũy được một số kinh nghiệm sau:
Giáo viên cần có lòng yêu nghề, tận tâm, tận tụy với công tác giảng dạy, cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Giáo viên phải hướng các em tới con đường tiếp nhận cái hay, cái đẹp từ đó sẽ tạo được sự đam mê, hứng thú với môn học. Qua đó nắm bắt được những kiến thức tự nhiên, xã hội, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành nhân cách con người tốt đẹp.
Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là cần có nhiều thời gian cho việc rèn luyện sử dụng đồ dùng nhuần nhuyễn để không bị lung túng trước học sinh.
Luôn học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp bằng những buổi dự giờ hay chuyên đề âm nhạc.
Dành nhiều thời gian chuẩn bị bài dạy và đồ dùng dạy học cho từng bài, từng tiết học.
Nắm vững kiến thức và truyền thụ một cách chính xác.
Tạo không khí sôi nổi và gần gũi trong lớp học để học sinh cảm thấy tiết học nhẹ nhàng và vui tươi mà vẫn tiếp thu tốt kiến thức.
Dạy và sửa sai kịp thời, nhận xét đánh giá với tính chất nhẹ nhàng, động viên cổ vũ đối với học sinh.
II. Khuyến nghị
Đối với giáo viên nhà trường:
 Giáo viên chủ nhiệm luôn là người sát cánh chăm sóc và dạy dỗ các con. Có thể nói giáo viên chủ nhiệm là người mẹ thứ hai của học sinh. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía các cô giáo chủ nhiệm bảo ban, định hướng và tạo điều kiện để học sinh phát huy, phát triển tốt khả năng âm nhạc tiềm ẩn trong mỗi họ sinh.
Đối với nhà trường:
 Cần tạo điều kiện cho giáo viên có phòng học âm nhạc riêng để giáo viên có thể chủ động hơn và không mất nhiều thời gian vào việc di chuyển đồ dùng dạy học cồng kềnh như đàn, bộ gõ và cũng không làm ảnh hưởng tới không gian học tập của các lớp khác. Có như vậy học sinh sẽ thoải mái học tập ,vận động mà không lo ảnh hưởng tới lớp khác, để mỗi giờ học là một giờ vui đối với học sinh toàn trường.
 Qua nghiên cứu, áp dụng đề tài Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích môn âm nhạc, tôi nhận thấy khả năng nhận thức cũng như ý thức của học sinh đối với môn học là rất tốt. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi chắc chắn khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự giúp đỡ và góp ý chân thành từ phía ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo.
D. PHỤ LỤC
TRƯỜNG TH THẠCH BÀN A
Lớp: 1
Giáo viên: Dương Huyền Trang
Thứ  ngày  tháng  năm 20
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Âm nhạc Tiết: 7 Tuần: 7
HỌC HÁT: TÌM BẠN THÂN (LỜI 2)
 SÁNG TÁC: VIỆT ANH 
MỤC TIÊU: 
Kiến thức: H¸t ®óng giai ®iÖu, lêi ca - H¸t ®Òu giäng, râ lêi .
Kĩ năng: BiÕt bµi h¸t “Tìm bạn thân” lá sang tác của nhạc sĩ Việt Anh.
Thái độ: Gi¸o dôc häc sinh yêu bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV:
- H¸t chuÈn x¸c bµi h¸t “Tìm bạn thân”
- Nh¹c cô, m¸y nghe, b¨ng nh¹c.
- HiÓu râ ý nghÜa cÊu tróc cña bµi h¸t,nh¹c cô gâ.
HS:
- TËp bµi h¸t, nh¹c cô gâ. 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
THỜI GIAN
NỘI DUNG 
CÁC HĐDH
PHƯƠNG PHÁP- HÌNH THỨC TỔ CHỨC CÁC HĐDH
ĐDDH
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
3’
A. Ổn định tổ chức
B. Ôn bài cũ:
- Nh¾c nhë häc sinh TT
- N¾m b¾t sÜ sè.
- Khëi ®éng giäng.
- Kh«ng cã.
- Thùc hiÖn.
Đàn 
15’
10’
5’
5’
C. Bài mới:
* Hoạt động 1: D¹y bµi h¸t “Tìm bạn thân” (L2) 
- Mục tiêu: HS biết hát đúng lời ca và giai điệu bài hát.
* Hoạt động 2: Gâ ®Öm.
- Mục tiêu: HS biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp và TTLC
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc
“Ai thính tai”
D. Củng cố- dặn dò:
- Gi¸o viªn ghi ®Çu bµi lªn b¶ng.
- Treo tranh
- Giíi thiÖu bµi h¸t.
- Cho häc sinh nghe b¨ng bµi h¸t “Tìm bạn thân”
- Treo b¶ng phô cã s½n lêi ca.
- Chia c©u, ®¸nh dÊu,chç ng¾t nghØ, lÊy h¬i
- Híng dÉn häc sinh ®äc lêi ca theo tiÕt tÊu bµi h¸t. 
- D¹y h¸t tõng c©u:
+ §µn giai ®iÖu tõng c©u h¸t, mçi c©u 3 lÇn, cho häc sinh nghe vµ h¸t theo giai ®iÖu võa ®îc nghe. (Nh÷ng c©u khã gi¸o viªn cã thÓ h¸t mÉu)
+ Gi¸o viªn cho häc sinh h¸t nèi tõng c©u cho ®Õn hÕt bµi.
+ KiÓm tra sù tiÕp thu cña häc sinh,®Ó kÞp thêi söa sai.
- Cho häc sinh tr×nh bµy bµi h¸t.
+ Gi¸o viªn lÊy c÷ giäng võa ph¶i,dïng tiÕt tÊu “Beat pop”, tèc ®é kho¶ng “110”.
- Chia tæ, nhãm, c¸ nh©n tr×nh bµy bµi h¸t.
Híng häc sinh gâ ®Öm theo nhÞp, ph¸ch, tiÕt tÊu lêi ca.
- Chia tæ, nhãm lu«n phiªn gâ ®Öm theo c¸c c¸ch nh ®· híng dÉn.
- Híng dÉn häc sinh h¸t vµ vËn ®éng theo bµi h¸t, kÕt hîp gâ ®Öm theo khi ®ang h¸t.
- Phổ biến cách chơi; HS nghe giai điệu và TT đoán tên bài hát.
* Cñng cè néi dung, ý nghÜa cña bµi 
Gäi 1-2 nhãm lªn tr×nh bµy l¹i bµi h¸t.
NhËn xÐt tiÕt häc.
Lắng nghe
Đọc lời ca theo TT
Học hát từng câu
Chú ý sửa sai
Trình bày theo tổ nhóm
Luyện gõ đệm
Hát kết hợp vận động
Hs chơi
Ghi nhớ
Nhóm hs lên trình bày
Tranh
Bảng phụ
Đàn
Thanh phách
Đàn
* Rút kinh nghiệm, bổ sung:
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tập bài hát lớp 1- NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Thiết kế bài giảng âm nhạc 1- NXB Đại học sư phạm.
3. Nghệ thuật 1- Sách giáo viên - NXB Giáo dục Việt Nam.
4. Hỏi – Đáp về dạy học môn âm nhạc ở các lớp 1,2,3 - NXB Giáo dục.
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU
1
I. Lý do chọn đề tài
1
II. Mục đích nghiên cứu
2
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
B. NỘI DUNG
2
I. Cơ sở lý luận
2
II. Cơ sở thực tiễn
3
III.Thực trạng đề tài
4
1.Thuận lợi
4
2.Khó khăn
4
IV. Một số biện pháp giảng dạy giúp học sinh lớp 1 yêu thích âm nhạc
4
1. Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình môn âm nhạc lớp 1
2.Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý học sinh lớp 1
5
3.Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả
8
4.Tổ chức linh hoạt và sáng tạo các hoạt động dạy và học
14
5.Xây dựng phong trào “ Em yêu âm nhạc ”
14
6.Tổ chức các cuộc thi âm nhạc
16
7.Giảng dạy hiệu quả tiết tăng cường âm nhạc
8.Phối hợp với gia đình giúp phát triển khả năng âm nhạc trong mỗi học sinh
9.Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ
16
V. Kết quả thực hiện
18
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
18
18
II. Khuyến nghị
22
1.Đối với giáo viên nhà trường:
22
2.Đối với nhà trường
22

File đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_giang_day_giup_hoc_sinh_lop_1_yeu_thich_am_nhac_193201815.doc
Sáng Kiến Liên Quan