Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác chủ nhiệm ở trường THPT Đô Lương 2 trong việc xây dựng tập thể lớp tiên tiến vững mạnh

Công tác chủ nhiệm lớp là công tác tổ chức quản lý một lớp học sao cho khi

thầy cô có hoặc không có ở lớp thì lớp vẫn được duy trì ổn định, có tính tự giác cao

và mọi việc đều phải được hoàn thành tốt.

Trong nhà trường, đơn vị tổ chức cơ bản để giảng dạy và học tập là lớp học.

Để quản lý trực tiếp một lớp học nhà trường phải cử ra những giáo viên tâm huyết,

nhiệt tình để làm công tác chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ

thông là nhân vật trung tâm, là linh hồn của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp như thế

nào thì lớp học sẽ như thế. Hiệu quả công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp

được thể hiện thông qua chính sản phẩm giáo dục của mình. Vì vậy, người giáo

viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông là người thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn

diện học sinh của một lớp học, là người chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động

của tập thể lớp và mọi hành vi của mỗi học sinh trong lớp mình phụ trách.

Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp

trên cơ sở quản lý học tập và quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách.

Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức trong

và ngoài nhà trường, là người tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục.

Giáo viên chủ nhiệm là người đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của

mỗi học sinh và phong trào chung của lớp.

Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có

thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo

lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người

làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp

hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người

có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp. Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp

phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một

nhà trường vững mạnh. Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường - gia đình

và xã hội. Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học

sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng.

Giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn nghề nghiệp, có nhân cách toàn vẹn thể hiện

qua việc nhận thức, có thái độ và hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội và

phát huy truyền thống đạo đức của dân tộc. Giáo viên chủ nhiệm phải yêu nghề, say

sưa với công tác giáo dục, có lòng nhân ái, có tinh thần trách nhiệm và tự trọng cao,

có lương tâm nghề nghiệp, khiêm tốn, cầu tiến, tích cực tự hoàn thiện không ngừng.4

Giáo viên chủ nhiệm phải là người có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi

dậy sự hứng thú và động cơ học tập và rèn luyện đạo đức ở học sinh.

Để trở thành một GVCN chân chính thì người GV đó cần hội tụ đủ những

yếu tố sau: Có hiểu biết rộng về văn hóa chung, có tri thức sâu sắc; vững vàng về

môn học phụ trách ở lớp chủ nhiệm; có khả năng sáng tạo trong công tác giáo dục,

dạy học; có khả năng thu thập tích lũy tri thức để ngày càng nâng cao hoặc mở

rộng tầm hiểu biết của mình; có khả năng kích hoạt, gây hào hứng nhằm khơi dậy

sự hứng thú và động cơ học tập, rèn luyện đạo đức ở học sinh; GVCN cần tự trang

bị cho mình nhiều thủ thuật lôi cuốn đa dạng để khi cần có thể tung ra trước học

sinh nhằm tạo sự gần gũi, thân mật giữa cô và trò, giữa trò và trò; có sự thành thạo

trong các kĩ năng sư phạm như: giao tiếp sư phạm trước đám đông, biểu lộ và kiềm

chế tình cảm, cảm xúc khi cần thiết, ứng xử các tình huống sư phạm linh hoạt.

pdf58 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1751 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đổi mới công tác chủ nhiệm ở trường THPT Đô Lương 2 trong việc xây dựng tập thể lớp tiên tiến vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hình 
thành những kĩ năng tích hợp cho học sinh như kĩ năng đặt câu hỏi và trả lời, kĩ 
năng trình bày, kĩ năng phân tích tổng hợp, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng xử lý 
tình huống, kĩ năng tự học, kĩ năng làm việc hợp tác (còn gọi là hợp tác nhóm hay 
hoạt động nhóm) Trong đó, kĩ năng làm việc hợp tác cần được đặc biệt quan tâm 
vì đây là kĩ năng sống mang tính thời đại, nó thể hiện cách làm việc theo cơ chế 
phân công hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích của từng thành viên và cùng nhau 
phát triển. Qua sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên, học sinh được chia thành các 
nhóm. Mỗi em được phân công đảm trách một công việc của nhóm (nhóm trưởng, 
thư ký, theo dõi thời gian, động viên phát biểu, trình bày trước lớp). Tất cả thành 
viên trong nhóm được trình bày suy nghĩ của cá nhân nhưng cũng phải tôn trọng ý 
kiến người khác và chấp nhận sự thống nhất chung của nhóm. Mỗi nhóm sẽ cùng 
nhau thảo luận để giải quyết một nội dung khó của bài học mà chỉ với mỗi cá nhân 
có thể không tìm được lời giải đáp. 
+ Ở tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cần tạo điều kiện để các em tự đánh giá 
nhận xét về bản thân và lớp của mình. Các em có thể trình bày ý kiến về những 
việc làm tốt và chưa tốt; cùng nhau xây dựng nội quy của lớp; thiết kế, đề xuất các 
việc làm, hoạt động hằng tháng và cả năm học. 
+ Một số chức vụ trong lớp như lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó nên 
được thay đổi theo tháng hoặc học kỳ để nhiều em được làm quen với kỹ năng điều 
hành, quản lý công việc đồng thời ngăn ngừa cách sống tự kiêu, độc đoán có thể 
xảy ra ngay từ tuổi học đường. 
+ Xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường như giữ gìn vệ sinh trường 
lớp, bảo vệ môi trường sống, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ, tiết kiệm năng lượng, 
phòng chống tai nạn thương tích. Bên cạnh đó, cần chú ý xây dựng cảnh quan 
 40 
trường lớp với những hình ảnh mang tính giáo dục và thẩm mỹ, những lời hay ý 
đẹp như “Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta”, “Mỗi lần 
giao tiếp là mỗi lần bạn thể hiện mình”, “Bạn có thể vấp ngã, điều quan trọng là 
bạn phải đứng lên”... 
+ Ngoài ra, cần tạo cơ hội cho các em được bày tỏ ý kiến của mình đối với 
thầy cô giáo và nhà trường qua việc thực hiện “Hộp thư những điều em muốn nói” 
và tổ chúc tư vấn cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh phải thông 
qua việc làm cụ thể và sự chủ động cao của các em. 
- Cách rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phải từ dễ đến khó. Chẳng hạn 
khi học sinh mới vào lớp, trong mục cùng góp ý trong giờ sinh hoạt, tôi yêu cầu 
học sinh “Em hãy nói vài ý kiến của mình về những vi phạm của các bạn trong 
tuần vừa qua”. Ban đầu, các em còn nói năng lí nhí, mắt không dám nhìn thẳng, 
gương mặt căng thẳng. Nhưng sau vài lần, các em không còn những cái nhìn ái 
ngại, trở nên dạn dĩ hơn, cảm thấy tự tin và câu nói chắc gọn, cộng thêm một môi 
trường giáo dục thân thiện hoà đồng, cho phép các em tiến đến gần và hoà nhập 
với nhau, sau đó là những điều khác như đóng góp ý kiến cho tập thể, ý tưởng độc 
đáo cho các hoạt động của lớp phong phú hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt kỹ năng 
làm việc nhóm, các em được trang bị lý thuyết cụ thể, rồi thực hành để hiểu. Với 
kỹ năng làm việc nhóm, các em được tập làm việc để biết cách hợp tác và chấp 
nhận lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Mục đích quan trọng nhất là giúp các em tự tin 
hơn, tự lập hơn trong cuộc sống, đây là điều rất cần thiết trong cuộc sống của các 
em sau này. 
2.3.12. Giáo viên chủ nhiệm lớp là tấm gương sáng cho học sinh noi theo 
Nhìn chung biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm thì nhiều, tuỳ theo đặc 
điểm tình hình của mỗi lớp, giáo viên chủ nhiệm có thể tìm cho mình những biện 
pháp thích hợp. Tuy nhiên điều cơ bản nhất là giáo viên chủ nghiệm phải tạo được 
uy tín với học sinh và đồng nghiệp về năng lực chuyên môn và tư cách đạo đức, tác 
phong công việc. Chỉ có thể trở thành GVCN tốt khi thực sự là một tấm gương 
mẫu mực trong cuộc sống, giải quyết tốt các mối quan hệ không chỉ đối với học 
sinh lớp chủ nhiệm mà còn với gia đình, đồng nghiệp, với mọi người ở nơi cư trú. 
Có thể thấy mọi cử chỉ, cách ăn mặc, nói năng, đi đứng, thái độ biểu hiện của 
GVCN đối với mọi hiện tượng xã hội lúc có mặt học sinh hay không có mặt học 
sinh đều có ảnh hưởng đến nhân cách học sinh lớp chủ nhiệm. 
Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo. Cách hành động, suy 
nghĩ, cư xử của giáo viên sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ 
huynh về giáo viên. Bản thân tôi vừa là GVCN đồng thời là giáo viên bộ môn 
Toán. Vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều có những tác phong làm gương 
cho học sinh. 
Giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên quan tâm sát sao đến học sinh, giao 
tiếp ứng xử văn hoá, sống lành mạnh trong sáng, đánh giá kết quả rèn luyện, học 
 41 
tập công bằng khách quan thì có ảnh hưởng rất tốt đến sự rèn luyện đạo đức, hình 
thành nhân cách cho học sinh, ngược lại nếu giáo viên lạm dụng chức trách quyền 
hạn, nhiệm vụ mà coi thường thờ ơ, thiếu tôn trọng, đánh giá kết quả tu dưỡng rèn 
luyện, thi đua khen thưởng thiếu công bằng, sai lệch, sống làm việc thiếu gương 
mẫu, lời nói không đi đôi với việc làm đều có tác động không tốt và ảnh hưởng lớn 
việc giáo dục đạo đức học sinh. 
Theo tôi, chỉ khi nào thầy cô cảm thấy hứng thú với bài dạy thì sự hứng thú 
đó mới lây truyền sang học sinh. Sự hứng thú này đi đôi với sự soạn bài trước và 
có một chương trình trước cho những gì phải làm trong giờ học thay vì một thái độ 
"tùy cơ ứng biến". Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học trước 
khi dạy. Người dạy càng tận tâm thì các em càng cố gắng học. 
Khi lên lớp, GV cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng 
vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính mình hay nói 
khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu, hợp với trình độ học sinh. Biết lắng nghe 
học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận 
rộn cũng phải lắng nghe các em nói. Có như vậy khi thầy cô nói các em mới chú ý 
nghe trở lại. 
Bên cạnh đó, GVCN biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em. 
Trả lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo (nếu chưa có câu trả lời, hứa 
sẽ tìm câu trả lời chính xác). Cho các em biết là các em có thể điện thoại cho thầy 
cô để nói chuyện hay hỏi bài vở (cách làm bài, giải thích chữ khó, cách trả lời...). 
Hỏi các em về những khó khăn trong đời sống, những khó khăn ở trường... giúp 
các em giải quyết những khó khăn này. Trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô 
còn phải đóng vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. 
Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái. 
 42 
Chương 3 
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM GIẢI PHÁP 
3.1. Kết quả đạt được 
Sau khi thực hiện những biện pháp trên với lớp 12A1, trường THPT Đô 
Lương 2 năm học 2018 - 2019 lớp đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Việc phân 
công nhiệm vụ rõ ràng cho từng học sinh trong ban cán sự lớp đã đem lại hiệu quả 
trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập. Các em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ 
với tinh thần trách nhiệm cao. Có những trường hợp GVCN không cần có mặt 
nhưng các em vẫn quản lí lớp tốt. Đây là một trong những nhân tố quyết định 
thành tích lớp đạt được. 
Lớp tôi chủ nhiệm các em đều tham gia tốt các hoạt động của trường của 
Đoàn trường và luôn được đánh giá cao, nhiều năm lớp đạt danh hiệu xuất săc 
và bản thân tôi được hội đồng thi đua nhà trường công nhận là giáo viên chủ 
nhiệm giỏi. 
Trong năm học qua tôi đã áp dụng những biện pháp trên và đạt hiểu quả. 
Tuy nhiên cũng cần có sự phối hợp của ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức 
Đoàn. Đặc biệt sự quan tâm của phụ huynh, của ban đại diện cha mẹ đóng vai trò 
rất lớn. 
Đại đa số học sinh của lớp chủ nhiệm có ý thức, kỷ luật cao. Các em tự rèn 
cho mình một ý thức giữ gìn lớp sạch đẹp, tự trang trí lớp học. 
Trong thời gian gần đây lớp A1 mà tôi được phân công chủ nhiệm đã đạt 
được những thành tích như sau: 
- Không có hiện tượng HS phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường. 
- Quan hệ thầy trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt. 
- Uy tín nhà giáo được nâng cao, tạo được niềm tin trong phụ huynh học sinh. 
- Về công tác Đoàn: 
+ Giải nhất văn nghệ. 
+ Giải ba bóng đá. 
+ Giải nhất kéo co. 
+ Giải nhất bóng chuyền. 
+ Giải nhất cắm hoa. 
+ Giải ba báo tường. 
+ Giải nhất cuộc thi “Chúng em với an toàn giao thông”. 
+ Giải nhất và giải nhì cuộc thi “Rung chuông vàng” 
 43 
- Về học tập: 
+ Mặc dù trường đóng trên địa bàn xã miền núi có xuất phát điểm thấp 
nhưng bằng sự nỗ lực của cả thầy và trò năm học 2017-2018 trong kỳ thi chọn học 
sinh giỏi tỉnh lớp tôi đã đạt được 2 giải nhì, 6 giải ba,2 giải khuyến khích. 
+ Học kỳ 1 năm 2018-2019 lớp đạt 98% học sinh xếp loại học lực giỏi, 2% 
xếp loại học lực khá. 
- Về hạnh kiểm: 
+ Từ khi nhận lớp cho đến nay tập thể lớp A1 luôn đạt 100% hạnh kiểm tốt. 
Kết quả là cuối học kỳ 1 vừa qua lớp tôi được xếp thứ nhất toàn trường. 
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
 44 
Văn nghệ chào mừng năm học mới 
Giải nhất văn nghệ chào mừng 20-11 
 45 
Giải nhất hoạt động kéo co 
Giải nhất hoạt động bóng chuyển 
 46 
Tập san chào mừng ngày 20-11 của lớp đạt giải cao 
 47 
Trong cuộc thi Rung chuông vàng lớp có 2 em đạt giải cao, đó là: 
Em Trần Thị Tới đạt giải nhất, em Hoàng Anh Tuấn đạt giải nhì 
 48 
Khuyến khích, động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. 
Điển hình có em Trần Thị Tới gia đình khó khăn (thuộc hộ nghèo nhiều năm liền) 
nhưng đã vươn lên trong học tập đạt giải nhì môn Vật lí và giải ba môn Toán 
trong kỳ thi HSG tỉnh năm học 2017-2018 
 49 
Tổ chức khen thưởng học sinh xuất sắc kịp thời theo tuần, theo tháng 
 50 
Trong kỳ thi HSG tỉnh năm học 2017-2018 lớp đạt được kết quả: 
2 giải nhì, 6 giải ba, 2 khuyến khích 
Môn Toán do giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng đã đạt được 2 giải ba 
trong kỳ thi HSG tỉnh năm học 2017-2018 
 51 
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm 
để qua đó giáo dục kỹ năng sống cho học sinh 
 52 
3.2. Kết luận chung về thử nghiệm 
Với những kết quả đạt được trong công tác chủ nhiệm thời gian qua cho 
phép rút ra kết luận: Các hoạt động mà giáo viên chủ nhiệm tổ chức đã có tác động 
tích cực đến việc xây dựng tập thể lớp tiên tiến vững mạnh ở trường THPT. 
- Kết quả thu được từ thử nghiệm đã chứng minh rằng những kinh nghiệm 
mà tác giả đề xuất có khả năng áp dụng cho các lớp trong toàn trường, các trường 
THPT huyện Đô Lương, Nghệ An nói riêng và các trường THPT trong toàn tỉnh 
nói chung, trong việc xây dựng tập thể lớp tiên tiến vững mạnh ở trường THPT 
trong điều kiện thực tế hiện nay. 
 53 
PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 
1. Đóng góp của đề tài 
1.1. Tính mới 
Các giải pháp đổi mới công tác chủ nhiệm trong đề tài đáp ứng yêu cầu phát 
triển nhân cách của học sinh trong giai đoạn hiện nay, học sinh không chỉ tiếp cận, 
được cung cấp kiến thức về mọi mặt của đời sống văn hóa xã hội mà còn được 
hình thành và phát triển nhiều phẩm chất quan trọng: nhân ái, yêu nước, trung 
thực, trách nhiệm; nhiều năng lực cần thiết: năng lực phát hiện và giải quyết vấn 
đề, năng lực tự học và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực 
ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, 
Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào điều kiện thời gian, hoàn cảnh cụ thể, giáo viên 
linh hoạt lựa chọn cách thức hoạt động phù hợp khi tiến hành công tác chủ nhiệm, 
chính vì vậy hiệu quả giáo dục học sinh được nâng cao rõ rệt và có tính bền vững. 
Quan trọng hơn, đổi mới công tác chủ nhiệm nhằm góp phần hình thành và 
phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong việc xây dựng tập thể lớp tiên tiến 
vững mạnh như trên đã tạo nên mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa GVCN với HS, 
GVCN - HS - Phụ huynh - Các tổ chức trong nhà trường. Mọi thành viên đều được 
tôn trọng và trao quyền chủ động trong quá trình giáo dục HS. 
Hơn nữa, cùng với các giải pháp đổi mới công tác chủ nhiệm này, HS đã làm 
ra được nhiều sản phẩm đẹp, có tính giáo dục cao. Đây cũng là một hướng đi rất 
mới mẻ. 
1.2. Tính khoa học 
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi phù hợp với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 
Ban chấp hành trung ương (Khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và 
đào tạo tập trung đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng vào giáo dục phẩm chất, 
năng lực cho học sinh. 
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được triển khai trên cơ sở lý luận và thực tiễn 
vững chắc, có tính cụ thể, rõ ràng, chính xác, khách quan cao. 
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi được trình bày, giải quyết vấn đề với một hệ 
thống các đề mục rõ ràng, logic và mạch lạc. Mọi vấn đề đều được lập luận chặt 
chẽ, có cơ sở, có tính thuyết phục cao. 
1.3. Tính hiệu quả 
Mục tiêu của chương trình phổ thông mới là GD phát triển con người toàn 
diện về 4 mặt đức, trí, thể, mỹ. Giáo dục học sinh nói chung và giáo dục nhằm góp 
phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nói riêng là một quá 
trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm hình thành và bồi 
 54 
dưỡng những nét tính cách của con người mới phù hợp mục đích giáo dục theo 
hướng hiện đại. 
Nhiệm vụ xây dựng tập thể lớp tiên tiến vững mạnh là mục tiêu quan trọng 
hàng đầu của quá trình giáo dục tổng thể. Riêng trường THPT Đô Lương 2, công 
tác chủ nhiệm đã có nhiều đổi mới và đạt được những thành tựu đáng kể góp phần 
hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh một cách hiệu quả. 
2. Kết luận 
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được tôi 
rút ra các kinh nghiệm như sau: 
+ Xây dựng tập thể lớp vững mạnh là hết sức phong phú và phức tạp. Đòi 
hỏi ngoài những phẩm chất và năng lực của mọi giáo viên bình thường khác, giáo 
viên chủ nhiệm lớp còn phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc, chấp 
nhận gian khó và rèn luyện năng lực hoạt động xã hội, đoàn thể, chính trị,... để làm 
tốt công tác chủ nhiệm của mình. 
+ Để xây dựng được tập thể lớp tiên tiến vững mạnh đòi hỏi người giáo viên 
phải thật sự hết sức yêu quý học sinh, phải biết lấy sự tiến bộ của học sinh làm 
niềm vui và hạnh phúc cuộc sống của mình. 
+ Phải biết hi sinh cả thời gian, sức lực, đặt hết tâm huyết vào công việc, 
quyết tâm giáo dục đến nơi đến chốn. 
+ Việc tìm hiểu học sinh không chỉ dừng lại trên sổ sách mà cần phải đi sâu 
vào hoàn cảnh thực tế của từng em, đặc biệt chú trọng đối với học sinh cá biệt để 
có biện pháp uốn nắn kịp thời. 
+ Phải có các hình thức khen thưởng xử phạt hợp lí lúc đó mới tạo ra được 
không khí thi đua, rèn luyện trong tập thể lớp. 
+ Phải biết kết hợp giáo dục học sinh từ nhiều phía: Nhà trường, gia đình, 
xã hội. 
+ Muốn cho học sinh làm một việc gì đó thì người giáo viên phải tạo cho các 
em ham muốn làm việc đó, cho các em thấy được lợi ích của nó. 
+ Luôn tôn trọng học sinh, nhất là ở nơi đông người. 
+ Luôn đặt lợi ích của học sinh làm đầu, xem các em là trung tâm của mọi 
vấn đề trong lớp học. 
+ Từng bước rèn luyện cho các em năng lực tự quản, tự giải quyết các vấn 
đề. Từ đó học sinh sẽ cảm nhận được vai trò làm chủ của mình. 
+ Người giáo viên chủ nhiệm cần phải gương mẫu, chuẩn mực, bình tĩnh 
trong xử lí các tình huống. Kiên quyết, cứng rắn trong xử phạt, nhưng phải biết 
động viên khuyến khích trong những trường hợp cần thiết. 
Trên cơ sở lý luận và thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên 
trường trung học phổ thông, đề tài đề xuất được một số kinh nghiệm giúp xây 
 55 
dựng tập thể lớp vững mạnh ở trường trung học phổ thông qua công tác chủ 
nhiệm lớp. 
Đề tài đã tiến hành tổ chức thử nghiệm các kinh nghiệm trên tại các trường 
trung học phổ thông Đô lương 2, Đô Lương 3, Đô Lương 4, Anh Sơn 2, Tân Kỳ và 
đã khẳng định hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong việc nâng cao chất lượng 
lớp chủ nhiệm cho giáo viên trung học phổ thông qua công tác chủ nhiệm lớp. Đối 
chiếu với nhiệm vụ của đề tài đặt ra, nội dung nghiên cứu đã giải quyết trọn vẹn 
các nhiệm vụ của đề tài. 
3. Đề xuất 
Để tạo điều kiện cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm tôi có một số đề 
xuất như sau: 
+ Tuyên truyền và vận động phụ huynh không coi việc giáo dục con em là 
việc riêng của giáo viên. 
+ Thành lập tổ chủ nhiệm trong trường, thông qua đó các GVCN có thể trao 
đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau để giúp nhau làm tốt hơn nữa cong tác chủ nhiệm. 
+ Các cấp lãnh đạo cần thường xuyên tổ chức các hội thảo về công tác chủ 
nhiệm để giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
+ Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo các lực lượng 
ngoài nhà trường tham gia công tác giáo dục tại địa phương. 
+ Có hình thức khen thưởng các giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm 
động viên khuyến khích họ. 
+ Mở nhiều lớp tập huấn, thường xuyên xây dựng tổ chức các chuyên đề về 
đổi mới công tác chủ nhiệm để GVCN thấy rõ: Sứ mệnh người thầy của mình trong 
quá trình giáo dục học sinh, cách thức tổ chức hoạt động cho HS một cách sinh 
động, mới mẻ, hấp dẫn, các hình thức kỷ luật giáo dục tích cực áp dụng đối với 
từng trường hợp, đối tượng HS cụ thể. 
+ Tổ chức cho học sinh gặp gỡ với các chuyên gia tư vấn tâm lý để các em 
giải đáp thắc mắc và được chia sẻ những lời khuyên bổ ích và học hỏi các kỹ năng 
mềm quan trọng (kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng từ chối,...). 
+ Tổ chức nhiều buổi hội thảo, buổi hoạt động ngoại khóa về nhiều chủ đề 
liên quan đến đời sống học đường (pháp luật, truyền thống dân tộc, truyền thống 
tôn sư trọng đạo, sức khỏe sinh sản vị thành niên, thời trang và tuổi trẻ, bảo vệ môi 
trường,), nhiều hoạt động trải nghiệm (làm thiệp chúc mừng, làm bánh dân gian, 
kinh doanh ẩm thực) nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người 
học sinh mới. 
+ Bên cạnh việc xây dựng những nội quy kỷ luật học sinh, cần phải xây 
dựng nội quy kỷ luật lao động của giáo viên cần tạo ra bầu không khí tâm lý tích 
cực trong nhà trường, giáo viên có quan hệ đồng nghiệp thân thiết, tương trợ, 
 56 
đoàn kết lẫn nhau, có môi trường sống lành mạnh. Sự mẫu mực trong sinh hoạt, 
lối sống của giáo viên sẽ là tấm gương soi sáng và có tác dụng giáo dục rất lớn 
đối với học sinh. 
+ GVCN cần không ngừng cập nhật những văn bản mới về giáo dục học 
sinh đồng thời không ngừng học hỏi, đổi mới cách thức chủ nhiệm lớp để bồi 
dưỡng và phát huy tối đa phẩm chất, năng lực của người học sinh. Đặc biệt các 
giáo viên chủ nhiệm cần nâng cao vai trò trách nhiệm của mình để chủ động xây 
dựng nội dung chủ nhiệm và vận dụng các phương pháp chủ nhiệm một cách linh 
động, hiệu quả nhất. 
+ Trong gia đình ông bà, cha mẹ cần thường xuyên quan tâm, yêu thương, 
nhắc nhở động viên các em cả khi các em làm điều hay cũng như lúc các em vấp ngã. 
+ Gia đình cần thường xuyên kết hợp chặt chẽ với GVCN để nắm bắt kịp 
thời tâm sinh lý, nguyện vọng và những ưu thế, hạn chế của con em mình. Từ đó, 
góp phần hỗ trợ, giúp đỡ các em hoàn thiện mình, hình thành và phát triển phẩm 
chất năng lực tốt. 
+ Gia đình cần khuyến khích con tự lập, chăm chỉ học tập, làm việc nhà, 
không bao bọc con mà biết ở bên để giám sát, kiểm tra hỗ trợ các em. 
Trên đây là một vài kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân trong quá trình làm 
công tác chủ nhiệm lớp. Trong phần trình bày chắc hẳn không tránh khỏi sai sót, 
rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp và cán bộ quản lý giáo dục 
để đề tài được hoàn thiện và hữu ích hơn. Xin chân thành cảm ơn. 
Đô Lương, ngày 28 tháng 3 năm 2019 
Người thực hiện 
Nguyễn Thị Minh Mẫn 
 57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu bồi dưỡng CBQL, GV về công tác chủ nhiệm trong trường THCS, THPT 
(Quyển 1 và quyển 2), NXB ĐH Sư phạm Hà Nội. 
2. Giáo trình tâm lí sư phạm. 
3. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Nguyễn Văn Luỹ, Giáo trình tâm lí học đại cương. 
NXB Đại học Sư phạm. 
4. Những điều Giáo viên chủ nhiệm cần biết, NXB Lao Động. 
5. Công tác chủ nhiệm ở trường trung học, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội. 
6. Sổ chủ nhiệm lớp. 
7. Các tập san giáo dục, các bài tham luận trên internet. 

File đính kèm:

  • pdfvideo_67.pdf
Sáng Kiến Liên Quan