SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Sinh Sắc, Tân Châu, An Giang

Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học được Bộ Giáo

dục và Đào tạo phát động từ năm học 2012 – 2013 (Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT

ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi khoa học, kỹ thuật

cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông). Mặc dù hoạt động nghiên

cứu khoa học của học sinh đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua

nhưng một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh chưa nhận thức đầy đủ

về vai trò của nghiên cứu khoa học đối với việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát

triển năng lực và phẩm chất của học sinh.

Không thể phủ nhận, với học sinh trung học phổ thông, nghiên cứu khoa học kỹ

thuật là hoạt động khá mới mẻ, đòi hỏi tư duy sáng tạo, thúc đẩy quá trình phát triển toàn

diện của học sinh. Tuy nhiên, đây cũng là một nhiệm vụ học tập khiến các em thấy bỡ

ngỡ và gặp khó khăn, thiếu hụt trong nhận thức và lúng túng trong cách làm.

Một bộ phận giáo viên, nhiều người còn chưa có nhiều kinh nghiệm, ngại khó, sợ

làm thêm việc nên thiếu sự nhiệt tình. Thậm chí nhiều thầy cô khá bỡ ngỡ, lúng túng

trong công tác nghiên cứu khoa học nên “ngại” hướng dẫn, giúp học sinh tìm tòi vấn đề.

Nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, sự tỉ mỉ và cần ứng

dụng kiến thức khoa học công nghệ nên rất khó cho học sinh trong quá trình nghiên cứu.

Trong công tác tổ chức và triển khai cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường, các tổ

chuyên môn và đội ngũ giáo viên chưa tích cực hướng dẫn học sinh xây dựng ý tưởng và

tham gia cuộc thi. Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm phục

vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trong nhà trường còn thiếu thốn,

chưa đồng bộ chưa đáp ứng đủ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Mặt

khác, cơ chế, chính sách dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh như kinh

phí, chế độ đãi ngộ cho giáo viên làm công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học

còn chưa đầy đủ và đồng bộ, chưa tạo được động lực bên trong cho cả giáo viên và học

sinh trong hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

pdf23 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường Trung học Phổ thông Nguyễn Sinh Sắc, Tân Châu, An Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m định 
thuốc; Nghiên cứu tiền lâm sàng; 
14 
PHỤ LỤC II 
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN DỰ THI 
Dự án khoa học Dự án kỹ thuật 
1. Câu hỏi nghiên cứu (10 điểm) 1. Vấn đề nghiên cứu (10 điểm) 
- Mục tiêu tập trung và rõ ràng; 
- Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực 
nghiên cứu; 
- Có thể đánh giá được bằng các phương 
pháp khoa học. 
- Mô tả sự đòi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần 
giải quyết; 
- Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề 
xuất; 
- Lý giải về sự cấp thiết. 
2. Thiết kế và phương pháp (15 điểm) 
- Kế hoạch được thiết kế và các phương 
pháp thu thập dữ liệu tốt; 
- Các tham số, thông số và biến số phù 
hợp và hoàn chỉnh. 
- Sự tìm tòi các phương án khác nhau để 
đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề; 
- Xác định giải pháp; 
- Phát triển nguyên mẫu/mô hình. 
3. Thực hiện: thu thập, phân tích và giải 
thích dữ liệu (20 điểm) 
3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra (20 
điểm) 
- Thu thập và phân tích dữ liệu một cách 
hệ thống; 
- Tính có thể lặp lại của kết quả; 
- Áp dụng các phương pháp toán học và 
thống kê phù hợp; 
- Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích 
và kết luận. 
- Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế 
dự kiến; 
- Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều 
điều kiện /thử nghiệm; 
- Nguyên mẫu chứng minh được kỹ năng 
công nghệ và sự hoàn chỉnh. 
4. Tính sáng tạo (20 điểm) 
Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên. 
5. Trình bày (35 điểm) 
a) Áp phích (Poster) (10 điểm) 
- Sự bố trí logic của vật/tài liệu; 
- Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích; 
- Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày. 
b) Phỏng vấn (25 điểm) 
- Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi; 
15 
Dự án khoa học Dự án kỹ thuật 
- Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án; 
- Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận; 
- Mức độ độc lập trong thực hiện dự án; 
- Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội/hoặc kinh tế; 
- Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo; 
- Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành 
viên. 
3.2.2.2. Trong quá trình triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học 
sinh, cần quan tâm tổ chức một số hoạt động sau: 
Một là, Tổng kết đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh, khen 
thưởng học sinh và giáo viên hướng dẫn có thành tích trong năm học, triển khai hoạt 
động nghiên cứu khoa học và tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật trong từng năm học. 
Sau khi tổng kết cuộc thi cấp trường Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định khen 
thưởng học sinh đạt giải và tuyển chọn các dự án có chất lượng dự thi cấp tỉnh. Các dự án 
đoạt giải trong cuộc thi cấp tỉnh sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo khen thưởng cho học 
sinh, cấp giấy chứng nhận cho học sinh và giáo viên tham gia dự án; các dự án đoạt giải 
trong cuộc thi cấp quốc gia sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng cho học sinh, 
cấp giấy chứng nhận cho học sinh và giáo viên tham gia dự án (năm học 2017 – 2018 
trường có 1 dự án dự thi nhưng không đạt giải). Những học sinh đạt giải ở cuộc thi khoa 
học kỹ thuật cấp tỉnh được cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tuyển tốt nghiệp trung 
học phổ thông và được ưu tiên xét tặng giấy khen, bằng khen của các cấp có thẩm quyền. 
Đối với giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đoạt giải trong cuộc 
thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh luôn được ưu tiên trong xét thi đua cuối năm học, tất cả 
đều đạt danh hiệu chiến thi đua cơ sở cấp cơ sở và có thể xem xét nâng lương trước thời 
hạn, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi xét tặng các danh hiệu khác. 
Hai là, tổ chức hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên và học sinh các 
quy định, hướng dẫn về cuộc thi khoa học kỹ thuật, phương pháp nghiên cứu khoa học; 
tiêu chí đánh giá dự án khoa học kỹ thuật, hồ sơ dự thi khoa học kỹ thuật. 
Hằng năm, vào đầu năm học sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và 
quy định về việc tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo An 
Giang thì Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch dự thi cấp trường triển khai cho 
16 
các bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên thảo luận, góp ý cho kế hoạch hoàn 
chỉnh, sau khi thống nhất ban hành kế hoạch chính thức. Nhà trường luôn nhấn mạnh đến 
mục đích, ý nghĩa và vai trò cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh. Các văn 
bản, hướng dẫn chỉ đạo đều nêu rõ: Đối tượng dự thi, nội dung thi, thời gian và cách thức 
tổ chức của các cấp, hồ sơ đăng kí dự thi, tiêu chí đánh giá dự án dự thi,Ngoài ra, nhà 
trường mời giáo viên có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh 
nghiên cứu khoa học kỹ thuật đạt giải cấp tỉnh các năm qua, chia sẽ kinh nghiệm và 
hướng dẫn cho giáo viên phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả, từ đó 
giúp cho giáo viên có thêm kiến thức và tích cực hơn trong việc hướng dẫn học sinh 
nghiên cứu khoa học kỹ thuật. 
Ba là, khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên, đặc biệt giáo viên có 
năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, giáo viên đã hướng dẫn học sinh nghiên 
cứu khoa học kỹ thuật, giáo viên đã thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng 
dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học vào sinh hoạt tổ chuyên 
môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn 
đề nảy sinh từ thực tiễn trong quá trình học tập, ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh. 
Bốn là, căn cứ quy định, hướng dẫn về Cuộc thi của Sở Giáo dục và Đào tạo, 
trường thành lập Hội đồng thẩm định khoa học và tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp 
trường phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị và tuyển chọn dự án có chất lượng tham 
gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. 
Năm là, phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng 
quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông tại Điều 11 Thông tư số 
28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 
09/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT để giảm số tiết dạy cho giáo viên hướng dẫn học 
sinh nghiên cứu khoa học và thực hiện các chế độ khác theo quy định. 
3.2.2.3. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc thi 
nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp trường, cấp tỉnh 
Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn về việc tổ chức cuộc thi khoa học kỹ thuật 
của Sở GDĐT An Giang, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch cấp trường từ 
tháng 05 của năm học trước để các tổ chuyên môn và giáo viên triển khai đến học sinh 
khuyến khích các hình thành ý tưởng khoa học từ đó tận dụng khoảng thời gian trong hè 
17 
giúp cho giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình lập kế hoạch, xây dựng ý 
tưởng tiến hành nghiên cứu và nâng cao chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học 
kỹ thuật cho năm học sau. 
Ban giám hiệu nhà trường luôn nâng cao nhận thức xem hoạt động nghiên cứu 
khoa học kỹ thuật của học sinh là một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, góp 
phần quan trong vào việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hướng tới 
hình thành và phát triển năng lực cho học sinh. 
Trong việc xây dựng kế hoạch, Ban giám hiệu luôn động viên, khuyến khích các 
tổ chuyên môn và giáo viên tích cực tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật 
(chỉ tiêu là mỗi bộ môn phải hướng dẫn học sinh ít nhất 1 dự án/1 môn), yêu cầu tổ chức 
dạy học chuyên đề nghiên cứu khoa học khoa học như một hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo ở các bộ môn nhất là các môn có thực hành thí nghiệm như Lý, Hóa, Sinh. Thường 
xuyên vận động đội ngũ giáo viên tích cực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học kỹ 
thuật, bởi chính hoạt động này góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học; đổi mới hình 
thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực và phẩm chất của học 
sinh; thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; nâng 
cao chất lượng dạy học trong nhà trường. 
Trên cơ sở những ý tưởng sáng tạo ban đầu học sinh đăng ký dự thi, Hiệu trưởng 
nhà trường ra Quyết định thành lập Ban giám khảo, chọn cử những cán bộ, giáo viên có 
năng lực nghiên cứu khoa học, am hiểu về những lĩnh vực học sinh đăng ký dự thi tham 
gia chấm ý tưởng sáng tạo ban đầu của học sinh. Từ đó, Ban giám khảo lựa chọn những ý 
tưởng tiêu biểu, khả thi đề xuất với lãnh đạo nhà trường phát triển thành các đề tài, dự án 
nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh. 
Nhà trường luôn tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phòng thí 
nghiệm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh và tham gia cuộc thi 
khoa học kỹ thuật các cấp. Thực hiện đầy đủ cơ chế, chính sách dành cho hoạt động 
nghiên cứu khoa học của học sinh như kinh phí, chế độ đãi ngộ cho giáo viên làm công 
tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Cụ thể: Theo kế hoạch nhà trường giáo 
viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học dự thi cấp tỉnh là 20 tiết/1 dự án dự thi cấp 
tỉnh; Theo quy chế chi tiêu bộ năm 2019 của trường: Chi hỗ trợ 2.000.000 đồng/1 dự án 
được dự thi vòng chung kết cấp tỉnh (bao gồm tiền tài liệu, poster, xét nghiệm mẫu 
vật,). 
18 
3.2.3. Tổng kết cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật các cấp theo từng năm học 
Sau khi kết thúc các cuộc thi, nhà trường tổ chức tổng kết, đánh giá các hoạt động 
nghiên cứu khoa học của học sinh; biểu dương, khen thưởng học sinh và giáo viên hướng 
dẫn có thành tích trong công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của sinh từ năm học 2017 
– 2018 đến năm học 2019 – 2020. Cụ thể như sau: 
Đối với học sinh: Hiệu trưởng nhà trường đã khen thưởng cho 23 dự án đạt giải 
cấp trưởng, tặng giấy khen và tiền thưởng cho 25 học sinh; Sở GDĐT khen thưởng cho 
10 dự án đạt giải cấp tỉnh, tặng giấy khen và tiền thưởng cho 11 học sinh; trong đó hầu 
hết các em đạt giải cấp tỉnh đều trúng tuyển vào các trường đại học và tiếp tục theo đuổi 
ước mơ của mình ở giảng đường đại học. 
Đối với giáo viên hướng dẫn: Sở GDĐT ra quyết định công nhận cho 10 giáo viên 
hướng dẫn học sinh dự án đạt giải cấp tỉnh, giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có 
học sinh đoạt giải trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh đều được ưu tiên khi xét tặng 
các danh hiệu. Trong đó, cả 10 giáo viên đều đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, 01 
chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, nhiều giấy khen và bằng khen khác. 
IV. Hiệu quả đạt được: 
1. Kết quả cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật các cấp từ năm học 2014 – 2015 
đến năm học 2016 – 2017 (trước khi áp dụng sáng kiến) 
Số dự 
án dự 
thi cấp 
trường 
Số 
lĩnh 
vực 
dự thi 
Số lượng 
học sinh 
tham gia 
Số lượng 
giáo viên 
hướng 
dẫn 
Đạt giải 
cấp trường 
Số dự 
án dự 
thi cấp 
tỉnh 
Đạt giải 
cấp tỉnh 
Năm học 
2014-2015 
04 03 04 04 Không 04 Không 
Năm học 
2015-2016 
10 03 11 10 
05 
(1 giải Nhất, 
2 giải Nhì, 2 
giải Ba) 
04 
02 
(1 giải 
Nhất, 1 giải 
Ba) 
Năm học 
2016-2017 
08 04 11 08 
03 
(1 giải Nhất, 
2 giải Ba) 
03 
01 giải 
Nhất 
Tổng kết 22 10 26 22 08 11 03 
19 
Qua bảng tổng kết số liệu từ năm học 2014 – 2015 đến năm học 2016 – 2017, về 
cấp trường có 22 dự án đăng kí (trung bình 7,33 dự án/năm học), với 10 lĩnh vực dự thi 
(trung bình 3,33 lĩnh vực/năm học), với 26 học sinh tham gia (trung bình 1,18 học 
sinh/dự án), với 22 giáo viên hướng dẫn học sinh dự thi 22 dự án; kết quả đạt giải 08/22 
dự án (chiếm tỉ lệ 36,36%). Về cấp tỉnh dự thi 11 dự án ở vòng chung kết, đạt giải 3/11 
dự án (chiếm tỉ lệ 27,27%). Năm học 2014 – 2015, không có tổ chức cuộc thi cấp trường 
nên không tuyển chọn được những dự án có chất lượng dự thi nên hiệu quả không đạt chỉ 
tiêu đề ra. 
2. Kết quả cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật các cấp từ năm học 2017 – 2018 
đến năm học 2019 – 2020 (sau khi áp dụng sáng kiến) 
Số dự 
án dự 
thi cấp 
trường 
Số 
lĩnh 
vực 
dự thi 
Số 
lượng 
học sinh 
tham gia 
Số lượng 
giáo viên 
hướng 
dẫn 
Đạt giải 
cấp trường 
Số dự 
án dự 
thi cấp 
tỉnh 
Đạt giải 
cấp tỉnh 
Năm học 
2017-2018 
11 05 13 11 
08 
(1 giải Nhất, 
4 giải Nhì, 3 
giải Ba) 
04 
03 
(1 giải Nhất 
lĩnh vực, 
giải Ba toàn 
cuộc, dự thi 
cấp quốc 
gia; 
2 giải Ba) 
Năm học 
2018-2019 
09 05 10 09 
08 
(4 giải Nhất, 
1 giải Nhì, 3 
giải Ba) 
04 02 giải Ba 
Năm học 
2019-2020 
10 05 10 10 
07 
(2 giải Nhất, 
2 giải Nhì, 1 
giải Ba) 
02 
02 
(1 giải Nhì, 
1 giải Ba) 
Tổng kết 30 15 33 30 23 10 07 
Qua bảng tổng kết số liệu từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2019 – 2020, về 
cấp trường có 30 dự án đăng kí (trung bình 10 dự án/năm học), với 15 lĩnh vực dự thi 
20 
(trung bình 05 lĩnh vực/năm học), với 33 học sinh tham gia (trung bình 1,1 học sinh/dự 
án), với 30 giáo viên hướng dẫn học sinh dự thi 30 dự án; kết quả đạt giải 23/30 dự án 
(chiếm tỉ lệ 76,67%). Về cấp tỉnh dự thi 10 dự án ở vòng chung kết, đạt giải 7/10 dự án 
(chiếm tỉ lệ 70%). Trong đó 01 dự án giải Nhất lĩnh vực, giải Ba toàn cuộc cấp tỉnh được 
Sở GDĐT An Giang tuyển chọn dự thi cấp quốc gia, kết quả đạt giải đặc biệt. 
So sánh qua hai bảng số liệu (trước khi áp dụng sáng kiến từ năm học 2014 – 2015 
đến năm học 2016 – 2017 và khi áp dụng sáng kiến năm học 2017 – 2018 đến năm học 
2019 – 2020), ta thấy hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trường THPT 
Nguyễn Sinh Sắc ngày càng được nâng lên, trong đó cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh 
quan tâm nhiều hơn, các dự án thi ngày càng có chất lượng do đó hiệu quả cũng tăng lên. 
Cụ thể: Các dự án đạt giải cấp trường tăng 40,31%; cấp tỉnh tăng 42,28%. 
Tổ chức triển khai và thực hiện tốt kế hoạch của trường THPT Đức Trí (nay là 
THPT Nguyễn Sinh Sắc) về việc tổ chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành 
cho học sinh qua các năm học, học sinh tham gia khá tích cực với nhiều ý tưởng gắn liền 
với thực tiễn trong cuộc sống, các em vận dụng tốt các kiến thức đã học giải quyết tốt vấn 
đề giải thiết đã đặt ra, từ đó tạo ra được các dự án khoa học kỹ thuật rất chất lượng dự thi 
cấp trường và được tuyển chọn dự thi cấp tỉnh đã đạt được một số kết quả như sau: 
Năm học 2017 – 2018: Đạt 01 giải Nhất và 02 giải Ba (Quyết định số 1636/QĐ-
SGDĐT ngày 16/12/2017 của Sở GDĐT An Giang về việc khen thưởng học sinh đạt giải 
trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2017 - 
2018). 
+ Dự án: “Tủ sấy mini phục vụ phòng thí nghiệm” của em Thái Trọng Đạt đạt giải 
Nhất cấp tỉnh lĩnh vực và giải Ba toàn cuộc; dự án được chọn dự thi cấp quốc gia với 
(giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Bảo Chơn). 
+ Dự án: “Khảo sát hành vi của người dân về rau an toàn” của em Phan Thị Thúy 
Duy đạt giải Ba (giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Tý). 
+ Dự án: “Chiết suất tinh dầu bằng cách sử dụng da ếch” của em Trần Nguyễn 
Quang Huy đạt giải Ba (giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quốc Đăng). 
Năm học 2018 – 2019: Đạt 02 giải Ba (Quyết định số 2038/QĐ-SGDĐT ngày 
15/12/2018 của Sở GDĐT An Giang về việc khen thưởng học sinh đạt giải trong Cuộc thi 
khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2018 - 2019). 
21 
+ Dự án: “Chế phẩm sát khuẩn trên da từ cỏ mực và sài đất” của em Lâm Bảo 
Danh đạt giải Ba (giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Bảo Chơn). 
+ Dự án: “Kỹ thuật chiết, tách tinh dầu từ thực vật bằng màng lọc R.O” của em 
Khưu Thành Sang đạt giải Ba (giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Quốc Đăng). 
Năm học 2019 – 2020: Đạt 01 giải Nhì và 01 giải Ba (Quyết định số 1871/QĐ-
SGDĐT ngày 14/12/2019 của Sở GDĐT An Giang về việc khen thưởng học sinh đạt giải 
trong Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh năm học 2019 - 
2020). 
+ Dự án: “Xử lý bã cà phê để nuôi trùn quế” của em Nguyễn Thiện Nhân đạt giải 
Nhì (giáo viên hướng dẫn: Võ Tiền Giang). 
+ Dự án: “Máy cắt rau củ sử dụng pin năng lượng Mặt trời” của em Lương Phước 
Cường đạt giải Ba (giáo viên hướng dẫn: Lê Bảo Anh). 
V. Mức độ ảnh hưởng: 
Ban Giám hiệu nhà trường luôn nâng cao nhận thức rằng, nghiên cứu khoa học kỹ 
thuật của học sinh là một trong những hoạt động trải nghiệm sáng tạo, góp phần quan 
trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hướng tới hình thành và 
phát triển năng lực cho học sinh; do đó những năm trở lại đây, trường THPT Nguyễn 
Sinh Sắc luôn chú trọng tới việc đổi mới và nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo, 
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh. 
Với kết quả đạt được của nhà trường trong các năm qua, đề tài này có thể được áp 
dụng rộng rãi và nâng cao hiệu quả trong công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên 
cứu khoa học kỹ thuật của học sinh cho các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh An Giang 
và các tỉnh trong khu vực. 
VI. Kết luận 
Việc thực hiện có hiệu quả đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng 
trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của cho học sinh trường THPT 
Nguyễn Sinh Sắc, Tân Châu, An Giang” đã nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo 
viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh đối với nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học 
sinh trong trường phổ thông. Qua đó, không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu 
khoa học kỹ thuật của học sinh, mà đã góp phần nâng cao năng lực chỉ đạo quản lý hoạt 
động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Ban giám hiệu nhà trường; giúp đội ngũ giáo viên 
nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ từng bước góp phần quan trọng vào 
22 
việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hướng tới hình thành và phát triển 
năng lực cho học sinh đáp ứng cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Mặt khác, còn 
giúp các em học sinh từng bước làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường 
phổ thông và hình thành cho các em ý thức sáng tạo khoa học phục vụ tốt việc học tập, 
nghiên cứu ở giảng đường đại học sau này. 
Trong công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học 
sinh trường THPT Nguyễn Sinh Sắc, Tân Châu, An Giang chúng tôi đã đề ra một số biện 
pháp và đạt được nhiều kết quả khả quan trong các năm học qua, nhưng cũng không 
tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến 
quý báu của quý thầy, cô để giúp hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh nhà 
trường ngày càng phát triển hơn. 
 Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật. 
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến 
 La Văn Thiện 
23 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
ban hành Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung 
học phổ thông. 
2. Thông tư số 32/2017/TT-BGDĐT ngày 19/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo 
sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 38. 
3. Tài liệu tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kỹ thuật và Cuộc 
thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
4. Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai hoạt động 
nghiên cứu khoa học và tổ chức Cuộc thi thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung 
học năm học 2017-2018, 2018 – 2019, 2019 – 2020. 
5. Kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc triển khai hoạt động nghiên 
cứu khoa học và tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học các 
năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019, 2019 – 2020. 
6. Kế hoạch của trường THPT Đức Trí (nay là THPT Nguyễn Sinh Sắc) về việc tổ 
chức Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh các năm học 2017 – 2018, 
2018 – 2019, 2019 – 2020. 
7. Tài liệu tập huấn về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong trường 
trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của Ths. Phan Tấn Chí, Viện Nghiên cứu 
giáo dục, trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018. 
8. Một số thông tin về hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ 
thuật dành cho học sinh trên Báo Giáo dục và Thời đại, Báo Nhân dân, Báo Dân trí, Báo 
Tuổi trẻ. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_trong_quan_ly_h.pdf
Sáng Kiến Liên Quan