Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học sinh giỏi giải tốt các bài toán khó có lời văn ở Lớp 5

Cơ sở thực tiễn.

- Dạy giải toán là giúp học sinh biết cách giải quyết các vấn đề toán học trong cuộc sống. Các vấn đề này được nêu dưới dạng các bài toán có nội dung khác nhau hết sức phong phú và đa dạng. Vì vậy việc giải các dạng toán này là học sinh có dịp huy động toàn bộ vốn kiến thức, kỹ năng và phương pháp mà học sinh đã được học để vận dụng một cách chính xác, khoa học.

- Ở chương trình tiểu học hiện nay không dạy học sinh giải toán bằng phương pháp đại số, lập phương trình và hệ phương trình. Nhưng một số dạng toán liên quan đến nên khi tiến hành giải các phương trình đó thì phải giải theo phương pháp số học. Bởi lẽ hạt nhân của nội dung môn toán ở tiểu học là số học, tư duy của các em là tư duy cụ thể nên khi dạy học sinh dạng toán này phải giải bằng phương pháp số học. Bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất, giáo viên giải thích cho các em hiểu các thuật toán và gợi cho các em kiến thức liên quan đến nội dung toán học khác. Như:

 - Thể hiện các yếu tố bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Sử dụng các đồ dùng trực quan để học sinh nắm bản chất của dạng toán và phương pháp giải từng dạng Toán

 - Phát hiện mối quan hệ giữa yếu tố cần tìm với yếu tố đã cho trong bài toán.

 - Học sinh vận dụng kiến thức đã học, phát hiện cách giải.

 - Kết hợp giữa dạy học sinh kĩ năng trình bày trên giấy và thực hành trên máy tính thông qua việc “Giải toán qua mạng Internet” để học sinh học đến đâu vận dụng đến đó giúp các em nhớ dễ dàng hơn vì kiến thức giải toán trên mạng của lớp 5 nó bao trùm toàm bộ chương trình tiểu học và có nâng cao ở một số kỹ năng.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học sinh giỏi giải tốt các bài toán khó có lời văn ở Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy khi giải xong các em thương lưu lại điều giả thiết tạm đó. 
Đứng trước thực trạng đó, bản thân tôi là người được phân công trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi toán 5, trong thời gian qua, tôi đã thường xuyên nghiên cứu nhiều phương pháp nhiều cách giải cho một bài toán. Đặc biết đối với các bài toán giải có lời văn, đây là một dạng khó, đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic, lập luận chính xác mới có thể giải được. Để giúp học sinh giải tốt các bài toán dạng đó, trong năm học qua tôi đã vận dụng một số biện pháp sau để giảng dạy, hướng dẫn học sinh giải toán có hiệu quả: 
- Giúp học sinh đọc kĩ đề bài toán và hiểu rõ đề bài toán.
- Giúp học sinh nắm được quy trình chung khi giải một bài toán.
- Rèn luyện học sinh kỹ năng nhận dạng bài toán. 
- Khắc phục một số khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải toán.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
Biện pháp 1: Giúp học sinh đọc hiểu đề bài. Đây là khâu đầu tiên giúp các em giải tốt bài toán. Muốn vậy trước hết thầy cô giáo cần dạy tốt nội dung Tiếng việt cơ sở, bên cạnh đó cần cung cấp cho các em hiểu các thuật ngữ toán học, những kiến thức thực tế cuộc sống được vận dụng trong toán học...
Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm được quy trình chung khi giải một bài toán.
Để có hiệu quả trong việc giải các bài toán khó ở chương trình tiểu học nói chung và đối với học sinh giỏi lớp 5 nói riêng thì trước hết học sinh cần nắm được các bước chung để hoạt động giải toán. Đó là các bước:
1. Đọc thật kỹ đề bài toán: Đọc thật kỹ đề bài toán để xác định cái đã cho và cái phải tìm, mối liên hệ giữa chúng. Việc làm này nhằm tránh tình trạng học sinh vừa giao xong đề là đã vội vàng bắt tay vào giải.
2. Tóm tắt đề bài toán:
Có nhiều cách tóm tắt như: Bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc ngôn ngữ, ký hiệu ngắn gọn. Thông qua đó để thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm.
Khi tóm tắt đề toán, chúng ta cần gạt bỏ những cái thứ yếu, lặt vặt trong đề toán mà chỉ hướng vào những điểm chính yếu của đề toán và tìm cách biểu thị chúng.
Ở bước này, tùy thuộc vào dạng toán và phương pháp giải được lựa chọn để giải bài toán ấy mà có cách tóm tắt phù hợp, dễ tìm ra cách giải.
3. Phân tích bài toán để tìm cách giải:
Để giải được bài toán thì cần phải phân tích bài toán đó. Khi suy nghĩ để tìm ra cách giải một bài toán thì đường lối phân tích là hay dùng nhất. Đặc biệt đối với các bài toán khó dành cho học sinh giỏi thì phương pháp phân tích này là rất quan trọng. Phân tích bài toán mới mong tìm ra được cách giải.
Phân tích là lối đi ngược từ cái cần tìm đến cái đã cho để tìm mối liên hệ giữa các điều kiện của bài toán. Từ đó mà tìm ra cách giải.
4. Giải bài toán và thử lại kết quả
Dựa vào kết quả phân tích bài toán, xuất phát từ những điều đã cho trong đề toán, ta thực hiện các phép tính để tìm ra đáp số. Sau khi làm xong từng phép tính thì phải thử lại xem đã phù hợp với đề toán hay không, câu giải có phù hợp với phép tính chưa, đầy đủ ý và gãy gọn chưa.
Thông thường khi giải một bài toán thì phải thực hiện theo quy trình sau: Mỗi bài giải đều có hai phần chủ yếu xen kẽ nhau:
- Các câu lời giải
- Các phép tính giải
Trong thực tế học sinh thường mắc sai lầm và thiếu sót trong khi trình bày bài giải. Vì vậy giáo viên cần phải hướng dẫn tỉ mỉ cách ghi “phép tính giải”, cách ghi “câu lời giải”, cách trình bày “bài giải” như thế nào?
* Cách ghi các “phép tính giải”: Ghi phép tính giải với hư số (số không có đơn vị, hoặc tên đi kèm), cuối cùng ghi chú tên đơn vị sau kết quả.
Đây là cách viết được thống nhất toàn bậc Tiểu học.
* Cách ghi “câu lời giải”: Các câu lời giải nên ghi dưới dạng mệnh đề khẳng định. Mỗi phép tính thì ghi một câu lời giải, không nên trình bày theo kiểu tính gộp.
Chỉ nên dùng các phép tính gộp khi đã có các quy tắc tính toán hoặc khi mà việc trình bày bài giải bằng các phép tính đơn gây ra nhiều phiền phức.
* Cách trình bày “Bài giải”
Cứ một phép tính thì ghi một câu lời giải đi kèm, cuối mỗi bài giải đều phải ghi đáp số. Bài toán có bao nhiêu câu hỏi thì có bấy nhiêu đáp số.
5. Khai thác bài toán: 
	Đây là việc làm cần thiết đối với học sinh giỏi. Bởi sau khi giải xong bài toán, cần suy nghĩ xem còn có thể giải bài toán này bằng cách khác không? từ bài toán này có thể rút ra nhận xét, kinh nghiệm gì? Qua bài toán này có thể đặt ra các bài toán khác như thế nào? Giải chúng ra sao? Từ đó có thể đưa ra một bài toán tổng quát và một cách làm tổng quát từ một bài toán cụ thể ấy.
Biện pháp 3: Rèn luyện học sinh kỹ năng nhận dạng bài toán.
Nhận dạng được các bài toán là một việc làm cần thiết, nó giúp học sinh phân biệt được bài toán thuộc loại toán nào, toán đơn, toán hợp, toán điển hình hay toán đố có nội dung hình học. Từ đó học sinh sẽ định hướng được cách giải một cách đúng đắn.
Ví dụ: Lúc 6 giờ sáng một chuyến tàu thủy chở khách xuôi dòng từ A đến B nghỉ lại 2 giờ để trả và đón khách rồi lại ngược dòng về đến A lúc 3 giờ 20 phút chiều cùng ngày. Hãy tính khoảng cách giữa hai bến A và B, biết rằng thời gian đi xuôi dòng nhanh hơn ngược dòng 40 phút và vận tốc của dòng nước là 50m/phút.
Hướng dẫn học sinh nhận dạng bài toán:
Đối với bài toán này, nếu học sinh đọc đề bài không kỷ thì sẽ không biết làm thế nào để giải và tìm ra đáp số. Bởi thế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc thật kỹ đề bài toán. Khi đọc kỹ đề bài toán, các em sẽ thấy được kiến thức cần vận dụng vào giải bài toán này là những kiến thức nào?
(Quãng đường = vận tốc x thời gian
Vận tốc xuôi dòng = vận tốc của vật + vận tốc dòng
Vận tốc ngược dòng = vận tốc của vật – vận tốc dòng
Vận tốc và thời gian đi trên cùng một quãng đường tỉ lệ nghịch với nhau)
Qua đó, các em mới có thể nhận dạng bài toán được
(Bài toán này liên quan đến tìm hai số khi biết tổng số và hiệu số để tìm thời gian xuôi dòng và thời gian ngược dòng. Bài toán còn liên quan đến tìm hai số khi biết hiệu số và tỉ số để tìm vận tốc xuôi dòng và vận tốc ngược dòng . Từ đó mới tìm được quãng đường từ bến A đến bến B).
Thông qua việc phân tích đề bài toán và nhận dạng bài toán, các em mới có thể giải được bài toán như sau:
Giải:
 3 giờ 20 phút chiều = 15 giờ 20 phút
Thời gian tàu thủy xuôi dòng và ngược dòng là:
 15 giờ 20 phút – 6 giờ - 2 giờ = 7 giờ 20 phút
Thời gian tàu thủy đi xuôi dòng là:
 (7 giờ 20 phút – 40 phút) : 2 = 3 giờ 20 phút = (giờ)
Thời gian ngược dòng là:
 7 giờ 20 phút - 3 giờ 20 phút = 4 giờ
Tỉ số giữa thời gian xuôi dòng và thời gian ngược dòng là:
Vì vận tốc và thời gian đi trên cùng quảng đường tỉ lệ nghịch với nhau nên Vngược= Vxuôi
Ta có sơ đồ sau:
2 Vnước
Vngược 
Vxuôi
Vận tốc ngược dòng là:
 5 x 2 x 50 = 500 (m/phút)
 500 m/phút = 30 km/giờ
Khoảng cách hai bến A và B là:
 4 x 30 = 120 (km)
 Đáp số: 120 km
Qua các ví dụ vừa được trình bày, chúng ta thấy rằng: Muốn giải được bài toán thì cần phải biết nhận dạng, muốn nhận dạng thì phải tìm hiểu mối quan hệ giữa phần đã cho và phần cần tìm cũng như các điều kiện có trong bài toán. Sau đó tìm hiểu mối quan hệ giữa bài toán vừa giải và bài toán đã giải có gì giống và khác nhau. Khi học sinh tìm hiểu xong đề toán, giáo viên hướng dẫn cho học sinh đưa bài toán về dạng toán đã biết cách giải. Như vậy, ở bất cứ bài toán nào học sinh cũng định hướng được quy tình giải và biết cách giải nhờ biết được dạng toán hay biết “quy lạ về quen”
Biện pháp 4: Khắc phục một số khó khăn, sai lầm của học sinh khi giải toán:
Từ việc nắm được một số khó khăn và sai lầm của học sinh trong quá trình học tập và giải toán, giáo viên có một số giải pháp sư phạm sau:
- Đối với bài toán tìm hai số khi biết Tổng số (Hiệu số) và Tỉ số mà cho ở dạng chưa cụ thể, rõ ràng. Khi ấy, ta cần đi tìm Tổng số (Hiệu số) thông qua giải bài toán phụ. Sau đó dựa vào Tổng số (Hiệu số) đã tìm được và Tỉ số đã cho của bài toán lúc ấy để tìm được mỗi số. Từ đó, chúng ta mới tìm ra được số cần tìm ban đầu của bài toán.
Ví dụ: 
Bài toán: Cách đây 8 năm tuổi mẹ gấp 7 lần tuổi con và tổng số tuổi của hai mẹ con lúc đó là 32. Hỏi sau mấy năm nữa thì tuổi mẹ gấp 2 lần tuổi con?
* Hướng dẫn phân tích:
- Bài toán hỏi gì?(Hỏi sau mấy năm nữa thì tuổi mẹ gấp 2 lần tuổi con?)
- Bài toán cho biết gì?(Cách đây 8 năm tuổi mẹ gấp 7 lần tuổi con và tổng số tuổi hai mẹ con lúc đó là 32).
- Bài toán thuộc dạng nào?(Bài toán thuộc dạng toán Hiệu, tỉ nhưng hiệu số chưa cho ở đề bài)
- Để trả lời được câu hỏi của bài toán này trước hết ta cần phải tìm gì?
(Tìm hiệu số tuổi giữa hai mẹ con. Sau đó tìm số tuổi của con khi mẹ gấp 2 lần. Cuối cùng mới tìm được thời gian từ nay đến khi mẹ gấp 2 lần tuổi con).
- Bài toán này được giải theo phương pháp nào?
(Bài toán giải dựa vào sơ đồ đoạn thẳng nên được giải theo phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng).
Bài giải:
Ta có sơ đồ biểu thị số tuổi của hai mẹ con cách đây 8 năm:
32 tuổi
Tuổi con:
 Tuổi mẹ: 
Tuổi con cách đây 8 năm là: 
 32 : ( 1+7) = 4 (tuổi)
Mẹ hơn con số tuổi là:
 4 x ( 7 - 1 ) = 24 (tuổi)
Tuổi con hiện nay là:
 4 + 8 = 12 (tuổi)
Hiệu số tuổi giữa hai mẹ con không thay đổi theo thời gian và vẫn bằng 24 tuổi.
Ta có sơ đồ biểu thị số tuổi của hai mẹ con khi mẹ gấp 2 lần tuổi con là:
 Tuổi con: 
 Tuổi mẹ:
 24 tuổi
Tuổi con khi tuổi mẹ gấp 2 lần là:
 24 x (2-1) = 24 (tuổi)
Thời gian từ nay đến khi mẹ gấp 2 lần tuổi con là:
 24 – 12 = 12 (năm)
 Đáp số : 12 năm
- Đối với bài toán giải liên quan đến rút về đơn vị: học sinh khó khăn trong việc rút về đơn vị sao cho hợp lý, dựa vào giá trị đơn vị để tính, giá trị đại lượng cần tìm. Học sinh khó xác định tỷ lệ (thuận, nghịch) giữa các đại lượng.
Cần đọc kỹ để nhận dạng và vận dụng phương pháp giải cho phù hợp
Tìm cách rút về đơn vị một đại lượng để dựa vào đó mà tính giá trị của đại lượng cần tìm
* Bài toán : Hai căn nhà giống nhau dự định xây xong trong 80 ngày. Mỗi căn giao cho một nhóm 30 công nhân. Sau 70 ngày, nhóm I làm xong nhà; nhóm II mới xây xong căn nhà. Hỏi phải bổ sung bao nhiêu công nhân vào nhóm II để căn nhà được xây xong đúng dự định?
* Hướng dẫn phân tích:
- Bài toán hỏi gì?(Hỏi phải bổ sung bao nhiêu công nhân vào nhóm II để căn nhà được xây xong đúng dự định?)
- Bài toán cho biết gì?(Hai căn nhà giống nhau dự định xây xong trong 80 ngày
Mỗi nhóm 30 công nhân xây một căn nhà.
Nhóm I làm xong trong 70 ngày
Nhóm II trong 70 ngày mới xong căn nhà.
- Theo bài ra, năng suất làm việc của hai nhóm như thế nào? 
(Nhóm I cao hơn nhóm II)
- Mỗi ngày, mỗi công nhân thuộc nhóm I làm được bao nhiêu công việc?
 (1: (70 x 30) = (Công việc))
- Trong 10 ngày, mỗi công nhân nhóm I làm được bao nhiêu công việc?
 ( (công việc))
- Một ngày cả nhóm II làm được bao nhiêu công việc?
 (công việc) = (công việc) 
- Số công việc còn lại phải thực hiện trong 10 ngày của nhóm II là bao nhiêu?
 ((công việc))
- Trong 10 ngày, nhóm II làm được bao nhiêu công việc?
 ( (công việc))
- Số công việc của nhóm II làm còn thiếu là bao nhiêu?
 ((công việc))
- Số người thuộc nhóm I bổ sung cho nhóm II là bao nhiêu?
 ( người)
- Bài toán thuộc dạng nào?(Bài toán tỉ lệ thuận)
- Bài toán được giải theo phương pháp nào?(Phương pháp rút về đơn vị)
* Hình thành cách giải:
Muốn giải biết được cần bổ sung bao nhiêu công nhân vào nhóm II để hoàn thành 2 căn nhà đúng dự định thì trước tiên phải tính mỗi người thuộc nhóm I làm trong một ngày được bao nhiêu công việc, số công việc mà nhóm II làm còn lại.
Giải:
Theo đề ra, năng suất làm việc của những công nhân thuộc nhóm I cao hơn năng suất của những công nhân thuộc nhóm II
Trong mỗi ngày, mỗi công nhân thuộc nhóm I làm được:
- Mỗi ngày, mỗi công nhân thuộc nhóm I làm được số phần công việc là:
 1: (70 x 30) = (Công việc)
- Trong 10 ngày, mỗi công nhân nhóm I làm được :
 (công việc)
- Một ngày cả nhóm II làm được:
 (công việc) = (công việc)
- Số công việc còn lại phải thực hiện trong 10 ngày của nhóm II là: 
 (công việc)
- Thực tế trong 10 ngày, nhóm II làm được:
 (công việc)
- Số công việc dôi ra cần phải bổ sung người là:
 (công việc)
- Số người thuộc nhóm I bổ sung cho nhóm II là :
 (người)
 Đáp số: 10 người
Đối với bài toán giải phải tìm nhiều số chưa biết: Học sinh cần đọc kỹ đề bài để có một số định hướng với bài toán.
Cần tìm mối liên hệ giữa các đại lượng của bài toán. Tìm cách biểu diễn các đại lượng liên quan theo một đại lượng đã biết, rồi tìm giá trị của đại lượng đó, sau đó tiếp tục tìm giá trị đại lượng còn lại thông qua giá trị đại lượng tìm được.
Cần tìm ra một phương pháp giải phù hợp.
* Bài toán:Người ta mua một số vịt Bắc Kinh và một số gà Tây nặng bằng nhau. Biết rằng mỗi con vịt Bắc Kinh nặng 3 kg, mỗi con gà Tây nặng 5 kg, số vịt Bắc Kinh nhiều hơn số gà Tây 12 con. Hãy tính số vịt Bắc Kinh và số gà Tây.
* Hướng dẫn phân tích:
- Yêu cầu của bài toán là gì?(Bài toán hỏi số vịt Bắc Kinh và số gà Tây)
- Bài toán cho biết gì?
(Bài toán cho biết người ta mua số vịt Bắc Kinh và số gà Tây nặng bằng nhau, mỗi con vịt Bắc Kinh nặng 3 kg, mối con gà Tây nặng 5 kg. Số vịt Bắc Kinh nhiều hơn số gà Tây 12 con)
- Muốn tính được số vịt Bắc Kinh, số gà Tây ta phải làm thế nào?
(Ta phải tìm xem mối quan hệ giữa vịt và gà; xem xét để đưa về cùng một giá trị nào đó để có thể thay thế cho nhau)
Mỗi vịt Bắc Kinh nặng 3 kg, mỗi con gà tây nặng 5 kg
Số vịt Bắc Kinh và gà Tây cân nặng bằng nhau.
- Hãy so sánh số lượng vịt và gà?
(3 lần số vịt = 5 lần số gà)
Số vịt nhiều hơn số gà là 12 con hay số vịt = số gà + 12
Từ đó nâng lần số vịt để thế số vịt bằng số gà)
- Vậy có thể tính được số gà và số vịt không?
- Bài toán được giải theo phương pháp nào?
(Giải được theo phương pháp thế)
* Hình thành cách giải:
Tính số vịt Bắc kinh và số gà Tây ta lần lượt tính số gà thông qua số lần số vịt để thay số lần vịt bằng số gà.
Sau khi tính được số gà ta tính được số vịt vì vịt nhiều hơn gà 12 con.
Giải:
Theo đề ta có:
 3 lần số vịt = 5 lần số gà (1)
 Mà số vịt = số gà + 12
 Nên 3 lần số vịt = 3 lần số gà + 36 (2)
Từ (1) và (2) ta có:
 5 lần số gà = 3 lần số gà + 36
 2 lần số gà = 36
Vậy số gà Tây là 36 : 2 = 18 (con)
Số vịt Bắc Kinh là: 18 + 12 = 30 (con)
 Đáp số: 18 con gà Tây
 30 con vịt Bắc Kinh
Đối với bài toán có những mối quan hệ tương đối phức tạp: Khi ấy giáo viên cần rèn luyện cho học sinh óc tưởng tượng phong phú và suy luận linh hoạt. Qua đó, học sinh mới có thể đưa ra giả thiết tạm thời cho bài toán. Việc giả thiết tạm với bài toán mà tìm được cái cần tìm. Khi giải xong thì học sinh phải bỏ quên giả thiết tạm đó đi vì nó chỉ có ý nghĩa nhất thời, khi giải bài toán thì ta mới cần đến nó.
Ví dụ:* Bài toán:
“Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
Ba mươi sáu con
Một trăm chân chẵn”
Tính số gà và số chó?
* Hướng dẫn phân tích:
- Hãy xác định yêu cầu của bài toán?
(Tính số gà và số chó)
- Bài toán cho biết gì?
(Cho biết cả chó và gà có 36 con và 100 chân)
- Vậy 36 con đó đều là gà hoặc chó có được không vì sao?
(Không được vì nếu 36 con đều là gà thì số chân khi ấy là 72 chân; 36 con đều là chó thì số chân là 144, không phù hợp với đề bài toán)
- Muốn tính được số gà và chó ta làm cách nào?
(Ta phải giả sử tất cả đều là gà hoặc đều là chó để sau khi tính có số chân chênh lệch so với đề bài và tính được số lượng mỗi loại)
- Nếu giải theo cách này là giải theo phương pháp giả thiết tạm.
* Hình thành cách giải:
Để tính được số gà và chó ta giả sử tất cả đều là gà hoặc đều là chó. Sau đó ta tìm ra một tình huống vô lý có tính chất tạm thời gắn vào để tìm được điều cần tìm của bài toán. Khi giải xong thì các giả thiết đó coi như được bỏ.
Bài giải:
Giả sử 36 con đều là gà. Khi đó số chân chỉ có là: 2 x 36 = 72 (chân).
Số chân bị thiếu đi so với đề bài toán là:
 100 - 72 = 28 (chân)
Số chân bị thiếu đi như vậy là do mỗi con chó không được tính đủ 4 chân mà chỉ tính được số chân là: 
 4 - 2 = 2 (chân)
Vậy số chó là:
 28: 2 = 14 (con)
Số gà là:
 36 - 14 = 22 (con)
 Đáp số: Gà: 22 con
 Chó : 14 con
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Trong hai năm học qua, bản thân tôi vừa nghiên cứu vừa đã áp dụng một số biện pháp trên vào việc giảng dạy, hướng dẫn cho học sinh lớp 5 của trường tiểu học Dương Thủy. Tôi nhận thấy nhận thức về môn toán của các em có sự thay đổi rõ rệt. Các em nhanh nhạy hơn trong nhận dạng, phân tích bài toán và tìm ra cách giải nhanh hơn. Kết quả cụ thể như sau:
Năm học 2010-2011:
- Số học sinh tham gia dự thi cấp huyện: 03 em
- Đạt giải: 03 em( 2 em đạt giải 3, 1em giải khuyến khích)
- Đồng đội xếp thứ 8 toàn huyện.
Năm học 2011-2012:
- Số học sinh tham gia dự thi cấp huyện: 03 em
- Đạt giải: 03 em( 2 em đạt giải nhì, 1em giải khuyến khích)
- Đồng đội xếp thứ 11 toàn huyện.
PHẦN III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM- KẾT LUẬN
1.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Để học sinh giải tốt các bài toán khó có lời văn trước tiên người giáo viên cần giúp học sinh đọc thật kỹ đề bài toán đây là việc làm cần thiết để tìm ra được cách làm, cách giải quyết bài toán để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
2. Hình thành thói quen cho học sinh làm bài toán theo quy trình. Phân tích các mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và dữ kiện cần tìm.
 Trong quy trình giải toán thì việc cần thiết cho học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi làm tốt bài toán là khai thác bài toán: 
	Bởi sau khi giải xong bài toán, cần suy nghĩ xem còn có thể giải bài toán này bằng cách khác không? từ bài toán này có thể rút ra nhận xét, kinh nghiệm gì? Qua bài toán này có thể đặt ra các bài toán khác như thế nào? Giải chúng ra sao? Từ đó có thể đưa ra một bài toán tổng quát và một cách làm tổng quát từ một bài toán cụ thể ấy.
	3.Giáo viên cần nhắc nhở học sinh trong quá trình phân tích đề toán và quá trình giải bài toán để khắc phục được một số sai lầm thường gặp để giải quyết toán một cách chính xác.
	4.Cần đưa nhiều bài toán có nội dung khác nhau để các em sử dụng một hay nhiều phương pháp giải khác nhau một cách linh hoạt, sáng tạo để giải bài toán tốt hơn.
	5.Cần phối hợp giữa dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trên lớp bằng lập luận với dạy bồi dưỡng học sinh giỏi toán trên mạng.
2. KẾT LUẬN:
Trong thời đại ngày nay, khoa học và kỹ thuật đang trên đà phát triển đòi hỏi trình độ tư duy của con người cũng cần được phát triển. Do đó việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh ngay từ bậc học nền tảng là điều cần thiết. Trong quá trình dạy học toán, giáo viên cần giới thiệu cho học sinh các phương pháp giải toán thường gặp, sau đó giúp học sinh biết cách vận dụng tốt phương pháp vào giải các bài toán mà đặc biệt là các bài toán có lời văn khó. Sự muôn hình muôn vẽ của các bài toán khó thì nó không có một cách giải chung dễ dàng áp dụng công thức có thể tìm ngay ra đáp số mà cần phải suy nghĩ suy luận để tìm ra cách giải phù hợp. Trước một bài toán khó, học sinh nên đọc thật kỹ đề bài để tìm hiểu bài toán. Sau đó, các em cần nhận dạng bài toán đó. Từ đó, các em mới tìm ra được phương pháp giải phù hợp, vận dụng được phương pháp giải vào việc giải một bài toán cụ thể tốt hơn. Học sinh có thói quen lập lại vấn đề sau khi giải bài tập. Các em cần giải nhiều bài tập thuộc cùng một dạng và phương pháp giải để rút ra những kết luận cần thiết và khắc sâu kiến thức hơn. Các em biết vận dụng các phương pháp tốt thì việc giải quyết các bài toán khó sẽ dễ hơn, giúp cho các em có khả năng giải các bài toán khó tốt hơn. Đó chính là cơ sở để bồi dưỡng cho học sinh giỏi toán ham thích và say mê công việc học tập của mình. Bên cạnh đó, rèn luyện cho học sinh có tính suy nghĩ độc lập, sáng tạo, logic và khoa học ... 
Trên đây là một số giải pháp giúp học sinh giỏi giải bài toán có lời văn mà trong năm học 2010-2011, 2011– 2012 tôi đã áp dụng và đã đạt được một số kết quả nhất định. Hi vọng rằng qua những kinh nghiệm thực tiển này ngoài bản thân tôi, các đồng nghiệp có cách nhìn khác hơn về hướng dẫn học sinh giỏi làm các bài toán khó có lời văn. Đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc rút qua quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy chưa được sâu sắc, hoàn thiện, nhưng mong các bạn đồng nghiệp góp ý thêm, tìm thêm các giải pháp tối ưu hơn đê giúp cho việc bòi dưỡng học sinh giỏi toán nói chung và lĩnh vực giải toán có lời văn đạt kết quả cao nhất.
Dương Thủy, ngày 25 tháng 4 năm 2012
 ĐÁNH GIÁ H ĐKH TRƯỜNG	 NGƯỜI VIẾT
	 Trần Thị Mỹ Lệ
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_sinh_gioi_gia.doc
Sáng Kiến Liên Quan