Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh

2.1.Thực trạng của việc dạy học Tiếng Anh tại đơn vị tôi công tác:

2.1.1. Thuận lợi:

Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, lãnh đạo địa phương. Năm học 2017- 2018, sở Giáo dục đào tạo đã trang cấp cho nhà trường một phòng ngoại ngữ với đầy đủ các trang thiết bị phục vụ tốt cho việc dạy học.

Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nghiệp vụ vững vàng, đạt chuẩn trình độ đào tạo theo yêu cầu. Là giáo viên đứng lớp qua nhiều năm giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về chuyên môn cũng như tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là đối với một giờ dạy Tiếng Anh. Bản thân tôi chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu về phương pháp dạy học môn Tiếng Anh .

Phụ huynh luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập.

Học sinh có ý thức chăm học và đều yêu thích môn học này.

2.1.2. Khó khăn.

*Học sinh: Một số học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt vẫn còn thiếu ý thức học tập, thiếu tính kiên nhẫn trong học tập nên không theo kịp với phương pháp học tập mới, còn lúng túng trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực hành kỹ năng.

Tiếng Anh đã trở thành một môn học trọng tâm như các môn văn hóa khác nhưng vẫn là một môn học khó và không phải bất cứ học sinh nào cũng có năng khiếu học ngoại ngữ để học nó một cách dễ dàng.

* Phụ huynh: Một số phụ huynh điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, thiếu sự động viên và khích lệ kịp thời để các em phấn đấu học tập tốt hơn.

 

doc16 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1185 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Là giáo viên đứng lớp qua nhiều năm giảng dạy, tôi dành nhiều thời gian và tâm huyết để nghiên cứu về chuyên môn cũng như tính hiệu quả của giờ lên lớp, đặc biệt là đối với một giờ dạy Tiếng Anh. Bản thân tôi chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo nhiều tài liệu về phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ...
Phụ huynh luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập.
Học sinh có ý thức chăm học và đều yêu thích môn học này.
Khó khăn.
*Học sinh: Một số học sinh đặc biệt là học sinh cá biệt vẫn còn thiếu ý thức học tập, thiếu tính kiên nhẫn trong học tập nên không theo kịp với phương pháp học tập mới, còn lúng túng trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức vào thực hành kỹ năng.
Tiếng Anh đã trở thành một môn học trọng tâm như các môn văn hóa khác nhưng vẫn là một môn học khó và không phải bất cứ học sinh nào cũng có năng khiếu học ngoại ngữ để học nó một cách dễ dàng.
* Phụ huynh: Một số phụ huynh điều kiện kinh tế còn khó khăn nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, thiếu sự động viên và khích lệ kịp thời để các em phấn đấu học tập tốt hơn.
2.1.3 Khảo sát thực trạng: 
Từ thực trạng đã nêu trên tôi đã thành khảo sát chất lượng môn Tiếng Anh đầu năm học 2018 - 2019 như sau:
Lớp/Sĩ số
Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
3B
34
8
23,5%
18
52.9%
8
23.5%
4A
32
8
25.0%
18
56.3%
6
18.8%
4B
32
8
25.5%
19
59.4%
5
14.7%
4C
30
7
23.3%
19
63.3%
4
13.3%
2.2.Vai trò và biểu hiện của hứng thú: 
Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức tăng sức làm việc. Vì thế cùng với nhu cầu hứng thú là một trong hệ thống động lực của nhân cách . 
Trong hoạt động nhận thức hứng thú có vai trò quan trọng: khi một hình
ảnh tác động trực tiếp vào giác quan thì ngay lập tức ta có thể cảm nhận được hình ảnh đó như thế nào. Tri thức sẽ giúp ta nhớ lại, nếu có hứng thú thì hình ảnh sẽ được ghi nhớ lâu hơn. Trong hoạt động dạy học cần phải lưu ý một cách nghiêm túc với vấn đề với vấn đề kích thích tư duy độc lập của học sinh, thúc đẩy các em tìm tòi chân lý. Tính độc lập suy nghĩ của học sinh là cơ sỏ vững chắc để việc học tập của học sinh có hiệu quả.
Trong những giờ học trên lớp, tư duy tích cực được kích thích sẽ xuất hiện thái độ tích cực đối với môn học sẽ hình thành hứng thú học tập. Hứng thú gây cho học sinh một sự hưng phấn, xúc cảm làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức nảy sinh sáng tạo để thoả mãn hứng thú. Như vậy hứng thú là một nét đẹp nhân cách, là ánh sáng soi đường cho mọi hành động và mang lại sự thành công.
Một số biện pháp thực hiện: 
Để tạo được hứng thú học tập cho học sinh và làm sao để học sinh chủ động, tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức thì khi dạy học sinh Tiểu học chúng ta cần đảm bảo nguyên tắc: Học mà chơi - Chơi mà học.
Trong quá trình giảng dạy, cùng với việc học hỏi, tham khảo tài liệu và những đóng góp của thầy cô đồng nghiệp, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhằm thu hút được phần lớn học sinh tham gia vào bài học một cách chủ động, sáng tạo. Kinh nghiệm nhỏ bé này được tôi áp dụng trong quá trình giảng dạy của mình và thu được kết quả rất khả quan. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm thực tế của mình trước các đồng nghiệp để trao đổi học tập nhằm không ngừng nâng cao tay nghề với mục đích cuối cùng là làm sao cho học sinh say mê hơn nữa đối với môn học Tiếng Anh.
Sau đây là một số biện pháp dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh :
Biện pháp 1: Gây hứng thú cho học sinh qua các bài hát Tiếng Anh ngắn.
Các bài hát ngắn được sử dụng để giải trí nhằm tạo sự vui tươi, hưng phấn học tập cho các em hay để dạy minh họa cho những tiết học về từ vựng, trọng âm, tiết tấu, và một số điểm ngữ pháp tiếng Anh, giúp các em dễ thuộc bài hơn. Qua đó, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng, yêu thích cái đẹp của văn hoá ngôn ngữ nước ngoài nói chung và cái hay của môn học Tiếng Anh nói riêng, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách lẫn các kĩ năng toàn diện hơn.
Giáo viên soạn ra những bài hát ngắn, có giọng điệu vui tươi, quen thuộc, dễ bắt chước.
Luôn tạo cho các em thói quen hát một bài hát Tiếng Anh vào mỗi tiết học. Thỉnh thoảng vào những lúc giữa tiết học các em bị căng thẳng, mệt mỏi do học vào tiết cuối cùng, giáo viên cũng nên bắt nhịp cho các em một hoặc hai bài hát ngắn.
Kết hợp một vài động tác hay cử chỉ điệu bộ phù hợp trong lúc hát. Hát kết hợp chơi như “Hát thi”.
Ví dụ: Sau khi học sinh học xong Unit 12- Tiếng Anh 5
Để giúp học sinh ghi nhớ mẫu câu và từ vựng một cách nhẹ nhàng thì giáo viên có thể viết một bài hát ngắn với mẫu câu học sinh vừa học dựa theo giai điệu quen thuộc.
What’s the matter?
What’s the matter?
What’s the matter?
What’s the matter with you ?
Tell me, Johny.
Tell me, Johny.
What’s the matter with you ?
Have you headache?
Have you earache?
Have you toothache, Johny?
..........................
Khi dạy mẫu câu hỏi sức khỏe:
How are you?
Hi, How are you? I’m fine.
Hi, How are you? I’m fine.How are you?
I’m fine.I’m fine.I’m fine.
2.3.2. Biện pháp 2: Gây hứng thú cho học sinh thông qua đánh giá thường xuyên:
Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên tiểu học cần biết tổ chức quá trình dạy học một cách lạc quan, luôn chú trọng vào mặt tích cực của trẻ. Luôn có thái độ nâng đỡ, khích lệ các em. 
Theo Thông tư 30 và Thông tư 22 thì đối với môn Tiếng Anh chỉ đánh giá bằng điểm số vào cuối mỗi học kỳ. Vậy làm sao không chấm điểm hằng ngày mà vẫn tạo được hứng thú học tập cho học sinh thì giáo viên cần phải biết khích lệ học sinh. Có thể chỉ với một lời khen, giáo viên đã kích thích sự hứng thú tiềm ẩn trong học sinh. Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học, với tâm lý thích được khen và động viên thì những lời khuyến khích của thầy cô sẽ là động lực thúc đẩy các em cố gắng hơn, tập trung hơn trong giờ học.
Ví dụ: Khi học sinh làm đúng bài, giáo viên sau khi cho các em học sinh khác nhận xét, giáo viên có thể khen:
Good!
Very good!
Good job!
Well done!
Great!
Excellent! .....
Nếu nhận xét vào vở học sinh thì ngoài những lời khen này thì nên kèm theo một số hình ảnh ngộ nghĩnh như Mặt cười: 
Ông mặt trời: 
	Và nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh khác nữa.
Tuy nhiên, khi học sinh trả lời sai thì giáo viên không nên chỉ trích hay chê bai mà chỉ nhận xét một cách nhẹ nhàng như:
I’m afraid /sorrry
You are wrong. Try again.
2.2.3. Biện pháp: Tạo tình huống thực tế cho học sinh thực hành:
Học sinh rất thích tham gia các hoạt động kích thích trí tưởng tượng như diễn kịch. Giáo viên đề xuất một vài tình huống như ở bệnh viện, ở nhà hàng hay ở siêu thị cho học sinh lựa chọn. Thay phiên nhau diễn các vai khác nhau. Từ đó cung cấp cho học sinh những nguồn từ vựng thích hợp cho các tình huống khi cần thiết. Giúp học sinh sẽ sử dụng Tiếng Anh giao tiếp thành thạo hơn. Tạo những tình huống sống động như lên thực đơn cho nhà hàng sẽ làm tăng hứng thú học tiếng Anh cho học sinh.
Ví dụ: Khi dạy Unit 13- Tiếng Anh 4
Kết thúc bài học, yêu cầu mỗi em lên thực đơn cho một bữa tiệc sinh nhật. Sau đó gọi một vài em lên trình bày trước lớp.
2.2.4. Biện pháp 4: Vào bài mới hấp dẫn:
Nếu như giáo viên vào bài hấp dẫn thì học sinh sẽ có hứng thú với bài học ngay từ những phút đầu tiên của tiết dạy. Trước đây, khi học bài mới thì đa số các giáo viên sẽ kiểm tra bài cũ. Điều đó sẽ tạo áp lực cho học sinh, làm cho học sinh sợ bị gọi lên bảng kiểm tra bài. Vậy thay vì kiểm tra bài cũ, chúng ta có thể dùng nhiều cách sao cho học sinh thích thú.
Vào bài làm sao để học sinh vừa ghi nhớ thêm được kiến thức cũ hoặc chỉ để tạo hứng thú cho học sinh học bài thì đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình say mê và hiểu biết cách vận dụng các thủ thuật sao cho linh hoạt.
Một số cách vào bài, giới thiệu chủ đề của mỗi bài học:
Sử dụng trò chơi: Đây là cách học sinh thích thú nhất.
Hỏi- đáp: Giáo viên đặt câu hỏi và học sinh trả lời để khai thác vốn hiểu biết đã có của học sinh về nội dung đoạn hội thoại.
Sử dụng tranh ảnh minh hoạ để hỏi đáp thông tin giữa thầy- trò, trò- trò để phát triển kỹ năng nói và mở rộng tầm hiểu biết của học sinh.
Hát, Chant: Hát một bài hát hoặc đọc một bìa chant trước khi vào bài học sinh cũng rất thích thú.
Kể chuyện: Câu chuyện ngắn liên quan đến chủ đề 
Ví dụ: Khi dẫn dắt vào bài Unit 3- Tiếng Anh 4
Giáo viên có thể cho học sinh nghe bài hát “There are seven days in a week”.
Sau đó giáo viên hỏi một số câu hỏi liên quan đến nội dung bài , như:
How many days are there in a week?
What are they? 
2.2.5. Biện pháp 5: Gây hứng thú cho học sinh thông qua đồ dùng trực quan:
Theo tôi, tất cả các phương tiện dạy học như băng, đĩa và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, vật thật đều có thể gây hứng thú cho học sinh trong học tập. Trong đó việc sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp gây hứng thú cho học sinh hiệu quả nhất trong giảng dạy ngoại ngữ vì phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng, dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch. Giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tình huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh hay vật thật.
Ví dụ: a table : 1 cái bàn 
 an apple: 1 quả táo
 a pencil sharpener: 1 cái gọt bút chì
Giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và tạo sự tập trung cao cho các em.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn đồ vật thật ở trường nên giáo viên có thể dùng tranh ảnh để thay thế.
2.2.6. Biện pháp: Sử dụng các trò chơi trong giảng dạy tiếng Anh:
Biết sử dụng các trò chơi trong giảng dạy Tiếng Anh sẽ tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập đối với môn học. Vì vậy giáo viên phải biết vận dụng các trò chơi trong các bài dạy để cho học sinh “ học mà chơi - chơi mà học”. Tuỳ vào từng bài cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học.
2.2.6.1. Trò chơi: “ I went to market ”: 
Trò chơi: “ I went to market ” là một trò chơi trí nhớ dành cho cả lớp. Học sinh đầu tiên “ Tôi đã đi chợ và mua một quả táo”. Học sinh thứ 2 thêm vào món đò mà mình mua. Đây là một trò chơi tuyệt vời giúp học sinh luyện từ vựng rất hiệu quả.
Ví dụ: Khi dạy bài Unit 13- Tiếng Anh 4
Học sinh 1: I went to market, I bought some beef.
Học sinh 2: I went to market , I bought some beef and some milk.
2.2.6.2.Trò chơi: “ Things Snatch”:
Sử dụng trò chơi này để kiểm tra từ vựng hoặc luyện tập từ vựng ở giai đoạn Warm up và rèn kỹ năng nghe cho tất cả đối tượng học sinh.
Để thực hiện trò chơi trong vòng 3 đến 5 phút, trước tiên, giáo viên phải chuẩn bị sẵn và mang đến lớp một số đồ vật liên quan đến những từ vựng cần ôn.
Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến bài học lên trên bàn để ở giữa lớp.
Chia lớp thành hai nhóm. Chọn khoảng 4 đến 6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau. Giao số cho học sinh.
Khi gọi tên số nào thì hai em học sinh mang số ấy ở hai đội đại diện cho hai nhóm chạy thật nhanh lên lấy đồ vật. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật mà giáo viên gọi thì sẽ ghi được 1 điểm.
Giáo viên tổng kết: Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc.
2.2.6.3. Trò chơi: “Simon Says”:
Mục đích: phát triển kỹ năng nghe, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Trò chơi này có thể thực hiện ở đầu giờ học trong thời gian 3 đến 5 phút.
Giáo viên yêu cầu cả lớp chơi bằng cách đọc các câu mệnh lệnh, học sinh phải làm theo lệnh của giáo viên. Giáo viên có thể sử dụng các câu mệnh lệnh mà học sinh đã biết. Khi nói mệnh lệnh, giáo viên nên nói thật nhanh để tạo cho trò chơi này vui hơn và buộc học sinh phải chú ý và phản xạ nhanh hơn.
2.2.6.4. Trò chơi: “Pass the ball”:
Phương thức tiến hành:
Chuẩn bị 4 quả bóng ( 2 quả bóng có dấu chấm hỏi và 2 quả bóng trả lời)
Chia lớp ra làm 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 2 quả bóng ( 1 quả bóng có dấu chấm hỏi và 1quả bóng trả lời). 
Cả lớp vừa hát đồng thanh hoặc nghe đĩa vừa chuyền bóng, khi có hiệu lệnh của giáo viên ( gõ thước, vỗ tay, ngừng nhạc), học sinh nào đang giữ quả bóng có dấu chấm hỏi của nhóm 1 sẽ đặt câu hỏi cho bạn có quả bóng trả lời của nhóm 2 và ngược lại. 
2.2.6.5. Trò chơi: “Chinese whisper”:
Mục đích: Kiểm tra mẫu câu; Rèn luyện kỹ năng nghe và nói cho học sinh.
Giáo viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra; chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 5 em xếp thành một hàng dọc.
Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thì thầm một câu nào đó vào tai 2 bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này chạy về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3. Và cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng.
Bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong đội của mình. Nhóm nào đọc trước và đúng thì ghi được 1 điểm. Nhóm nào đọc trước nhưng đọc sai thì quyền trả lời dành cho đội còn lại.
Trò chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số câu mà giáo viên cần kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại.
Giáo viên tổng kết điểm và thông báo nhóm thắng cuộc.
2.2.6.5. Trò chơi: “Matching”:
Với trò chơi này, trẻ sẽ tìm mảnh giấy viết chữ có ý nghĩa đúng với tấm ảnh. Cách này giúp con học giỏi tiếng anh nhờ bé dễ hình dung và hiểu rõ nghĩa của từ mà mình vừa tìm được. 
Cách chơi: Bạn chuẩn bị những tấm bìa cứng, cắt chúng theo hình của những lá bài và chia ra làm hai phần. Phần một bạn dùng để vẽ, dán hoặc in các hình ảnh khác nhau như nghề nghiệp, trò chơi hay các môn thể thao vào một mặt của tấm thẻ. Phần còn lại, bạn viết tên tương ứng như hình mình đã vẽ. Sau đó bạn đổi các thẻ bài này lại và xếp ngẫu nhiên trước mặt bé. Bé phải chọn được thẻ bài có in hình và viết chữ tương ứng.
Sau quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng quả thật các trò chơi đóng vai trò như một hoạt động cần thiết và quan trọng trong việc học và dạy Tiếng Anh. Chúng ta không thể phủ định được những lợi ích thiết thực của việc ứng dụng các trò chơi bổ trợ học nói đem lại. Tóm lại, chúng không chỉ kích thích sự hứng thú, nhiệt tình cho học sinh mà còn là phương pháp hiệu quả giúp các em phát triển tinh thần và trí tuệ. Việc hình thành kĩ năng giao tiếp, óc linh hoạt trong việc xử lí thay đổi yêu cầu ở mỗi giờ học thực sự giúp tôi và học sinh của tôi năng động, hoạt bát hơn. Mỗi giờ học, bài học đến với học sinh không còn là thử thách mà thực sự là trải nghiệm, sự trải nghiệm linh hoạt tuyệt vời.
2.2.7. Biện pháp 7: Gây hứng thú cho học sinh bằng những cử chỉ và lời nói của giáo viên trong lớp học:
Người ta nói rằng, giáo viên như là một người diễn viên đứng trên sân khấu. Người diễn viên đó có được mọi người yêu mến và vở kịch đó có thành công hay không là do tài diễn xuất của mỗi người. Giáo viên chúng ta cũng vậy.
Chắc rằng mỗi chúng ta đều biết chẳng có học sinh nào vui vẻ và hào hứng tiết học khi giáo viên lúc nào cũng quát nạt học sinh. Hoặc khuôn mặt lúc nào cũng rầu rĩ, ủ rũ. Vì vậy, giáo viên lúc nào cũng tạo cho lớp một không khí vui vẻ bằng nét mặt vui vẻ. Cử chỉ nhẹ nhàng. Đôi khi cũng pha chút hài hước (nhưng đừng quá lạm dụng).
Ví dụ: Khi giới thiệu từ mới trong bài Unit 6 – Tiếng Anh 3
Come in
 Sit down
 Stand up
 Close your book 
Giáo viên vừa giới thiệu vừa vẫy tay ra hiệu các cử chỉ đó làm cho học sinh thu hút vào giáo viên làm cho các em dễ hiểu hơn là giáo viên chỉ ngồi một chỗ đọc và dịch nghĩa đơn thuần.
Hoặc khi giới thiệu từ mới trong Unit 11- Sách Tiếng Anh 5
Headache
Stomatchache
Toothache
Sore eyes
Sore throat
Fever
Backache
Giáo viên có thể vừa giới thiệu vừa chỉ vào các bộ phận đó trên cơ thể mình. Chắc chắn rằng học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu bài tốt hơn.
Sau đó giáo viên cho học sinh chỉ vào các bộ phận trên cơ thể mình và thực hành lại các từ đó bằng tiếng Anh.
I have a headache.
 	I have a sore throat.
	I have a sore eyes.
	.
2.2.8. Biện pháp 8: Hướng dẫn phương pháp tự học:
Như chúng ta đều biết hoạt động học tập của học sinh là sự kết hợp sự tích cực hoạt động xây dựng bài trên lớp và việc tự học chuẩn bị bài ở nhà. Nếu sự chuẩn bị bài ở nhà tốt thì việc tiếp thu bài trên lớp dễ dàng và ngược lại. Do đó giáo viên phải nắm bắt được những điểm kiến thức mà học sinh cần học bài cũ và chuẩn bị bài mới một cách cụ thể để hướng dẫn các em một cách thật tốt. Vậy nên đối với học sinh phải thực hiện nghiêm túc việc học ở nhà, tham gia bài giảng ở trường. Tuy nhiên các em sẽ rất khó khăn nếu không biết nên học cái gì, làm bài tập nào, phát triển vốn từ vựng, ngữ pháp làm sao. Lúc này vai trò của giáo viên là rất quan trọng không chỉ hướng dẫn giảng dạy bài trên lớp mà còn hướng dẫn về nhà cụ thể, và hướng dẫn phương pháp học tốt. Lưu ý: Không phải chỉ hướng dẫn sơ sài cuối tiết học mà hoạt động này cần phải thực hiện xuyên suốt trong quá trình tiết học và phải có kế hoạch kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài ở tiết sau.
Hướng dẫn học sinh phương pháp làm bài và học bài cũ: hướng dẫn cách học từ vựng, cách phát âm, phương pháp làm một số dạng bài tập.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới bằng những yêu cầu hay câu hỏi cụ thể.
2.3. Kết quả đạt được:
 	Qua quá trình trực tiếp thực hiện các biện pháp trên cùng với sự cố gắng không ngừng của thầy và trò, tôi thấy đề tài thực sự mang tính khả thi, chất lượng giảng dạy đã được cải thiện một cách rõ rệt. Điều đó được thể hiện qua các bảng thống kê chất lượng sau: 
Bảng 1: Kết quả cuối học kì I năm học 2018 - 2019: 
Lớp/Sĩ số
Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
3B
34
9
26.5%
17
50.0%
4
11.8%
4A
32
12
37.5%
18
56.3%
1
3.1%
4B
32
15
46.8%
14
42.9%
1
3.1%
4C
30
11
36.7%
18
60.0%
1
3.1%
Bảng 2: Thời điểm tháng 2 năm 2019: 
Lớp/Sĩ số
Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
3B
34
12
35.3%
20
58.8%
2
5.9%
4A
32
12
37.5%
20
62.5%
0
/
4B
32
14
43.8%
17
53.1%
0
/
4C
30
12
40.0%
18
60.0%
0
/
PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa:
Từ những kinh nghiệm riêng của bản thân tôi đã đúc kết qua từng tiết dạy, tôi càng nhận ra phát huy được tính tích cực thì mới phát huy được khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi vậy tôi luôn tìm tòi mọi phương pháp để học sinh cảm thấy yêu môn học hơn, để các em có cơ hội được hoà mình vào với tập thể lớp và để các em thể hiện mình theo phong cách riêng của các em. Thực tế trong quá trình giảng dạy tôi luôn áp dụng phương pháp học mà chơi, chơi mà học. Do đó, để gây được hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học Tiếng Anh, việc sử dụng các phương pháp trên là luôn cần thiết. Tuy nhiên, để vận dụng thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà yếu tố tiên quyết nhất đó chính là cái tâm của người giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
3.2. Kiến nghị, đề xuất: 
Giáo viên không nên lạm dụng trò chơi vào bài mà quên đi yếu tố thời gian đôi lúc sẽ làm hỏng tiết dạy.
Giáo viên nên có sự chuẩn bị bài kĩ, dự trù câu hỏi chỉ định thích hợp với từng đối tượng học sinh.
 Giúp học sinh áp dụng phương pháp học tốt. Nên tạo không khí lớp nhẹ nhàng thoải mái.
 Phát huy hoạt động nhóm - cặp, làm và sử dụng phương pháp hiệu quả. Mọi giáo viên hãy nổ lực ý thức tự giác học tập, tự giác tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo phương pháp và mạnh dạn sử dụng vào trong giảng dạy. Có vậy, thì phương pháp đổi mới giáo dục được ngày càng hoàn thiện. Việc dạy và học của thầy và trò ngày càng nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Học trò sẽ ngày càng yêu thích môn học hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ về những biện pháp tạo hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học. Có lẽ vẫn còn rất nhiều phương pháp giảng dạy để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Anh mà sau này tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để góp phần nâng cao chất lượng của việc học ngoại ngữ này. Những vấn đề được trình bày ở trên chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân tôi cho nên sẽ không tránh được những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và những nhận xét của cấp trên để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_nham_gay_hung.doc
Sáng Kiến Liên Quan