Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo việc dạy – học giải toán có lời văn ở lớp năm
Cơ sở lý luận để chỉ đạo việc dạy – học giải toán có lời văn .
- Trong dạy học toán ở trường tiểu học, giải toán chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Các bài toán được sử dụng để gợi động cơ tìm hiểu kiến thức, củng cố, luyện tập kiến thức, giải toán giúp cho việc nâng cao năng lực tư duy của học sinh.
- Chúng ta đã biết rằng chương trình toán ở tiểu học là chương trình thống nhất nhưng khả năng tiếp thu bài ở các em không đồng đều. Đối với học sinh khá giỏi các em dễ dàng tiếp thu và giải được các dạng toán ở nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên đối với học sinh trung bình khá thường hay có sự nhầm lẫn ở một số dạng toán. Vì vậy việc chọn phương pháp giải phù hợp là rất quan trọng.
- Quan niệm đổi mới giáo dục hiện nay là phương pháp dạy học dựa trên định hướng hình thành con người năng động, sáng tạo, nên cách dạy của giáo viên hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm. Để các yêu cầu nêu trên, việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí của từng em trong lớp là hết sức quan trọng và tương đối khó, đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén với sự đổi mới hiện nay. Nếu dạy học mà không nắm được khả năng nhận thức ở học sinh thì việc dạy học sẽ không đạt hiệu quả cao. Vì vậy Giáo viên phải đổi mới phương pháp và các hình thức dạy học để nâng cao hiệu dạy – học môn Toán ở Tiểu học nói chung và dạy – học giải toán có lời văn ở Tiểu học nói riêng .
- Mà giải toán là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán ở Tiểu học . Thông qua giải toán, các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp: đọc, viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Giải toán là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học. Các em sẽ được giải các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Giải toán là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác.Vì vậy, lớp năm là lớp cuối cấp học sinh cần phải nắm vững các bước giải một bài toán có lời văn từ đơn gỉan đến phức tạp.
Chính vì vậy, việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp Tiểu học nói chung và ở lớp năm nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên cần phải thực hiện để nâng cao chất lượng dạy học toán cho học sinh lớp mình .
học sao cho phù hợp với nội dung bài và phù hợp trình độ với từng đối tượng học sinh các khối lớp ở bậc Tiểu học. Do vậy, giáo viên lớp năm phải nắm chắc và vững về nội dung dạy-học giải toán có lời văn ở tiểu học gồm những vấn đề sau : @ Một bài toán có lời văn ( Lớp một ) @ Giải một bài toán có lời văn ( Lớp một ) @ Hướng dẫn giải toán đơn ( Lớp một, hai ) @ Hướng dẫn giải toán hợp ( Lớp ba, bốn, năm ) Với nội dung trên cho thấy, các em lớp năm phải nắm được các bước giải của bài toán đơn đến bài toán hợp có 2 bước tính trở lên ở chương trình toán 5. 4/ Hướng dẫn cách giải và trình bày bài giải các dạng toán có lời văn ở lớp năm. Mỗi dạng bài toán có lời văn mà giáo viên có thể hướng dẫn cách giải và trình bày giải khác nhau. Chúng ta có thể cùng tham khảo về quy trình giải toán có lời văn ở một số dạng bài toán sau đây : 4.1. Hướng dẫn giải toán đơn. Sau khi nắm được quy trình giải bài toán có lời văn ở lớp một, hai, chúng ta xem như các em đã biết cách giải toán đơn với bốn phép cộng, trừ, nhân, chia. Để giúp học sinh nắm vững cách giải và cách trình bày bài giải của bài toán đơn đã học, giáo viên cần hướng dẫn lại cho các em thực hiện các bước theo quy trình : Bước 1 : Đọc kĩ đề bài và xác định rõ phần cho , phần hỏi Bước 2: Tóm tắt đề bài ( Phần này giáo viên thực hiện ) Bước 3 : Học sinh ghi bày giải Bước 4 : Kiểm tra ( GV hỏi HS: “ Vì sao lớp ta chọn phép cộng ( phép trừ, nhân , chia)” . Đây là khả năng tư duy, suy luận của HS . Sau đó, GV đánh giá, khái quát hóa ( GV hướng dẫn HS điều chỉnh hoàn thiện bài giải ) Mỗi lớp đều có nội dung chương trình giải toán có lời văn và yêu cầu cần đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng khác nhau Ví dụ: ( Bài 3 trang 50 SGK- Lớp 5) Bài toán: Nam cân nặng 32,6kg. Tiến cân nặng hơn Nam 4,8kg. Hỏi Tiến cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam? - Trước hết cho học sinh đọc kĩ đề và xác định phần cho là 32,6kg và nặng hơn 4,8kg - Hướng dẫn HS phân tích đề thông qua hệ thống câu hỏi. Sau đó, Giáo viên cho 1 học sinh ghi tóm tắt: Nam nặng : 32,6kg Tiến nặng hơn Nam : 4,8kg Tiến nặng: kg? - HS tự suy nghĩ và ghi bài giải Bài giải Tiến cân nặng : 32,6 + 4,8 = 37,4 ( kg) Đáp số: 37,4kg - Giáo viên tiến hành kiểm tra bài giải của HS và đánh giá bài giải của cá nhân, toàn lớp và hướng dẫn các em điều chỉnh bài sai cho hoàn thiện. Tôi nhận thấy: Giáo viên hướng dẫn học sinh giải tốt các bài toán đơn ( có một phép tính) thì các em sẽ có sự tự tin hơn khi sang dạng giải bài toán hợp (2,3 phép tính trở lên) 4.2 Hướng dẫn giải toán hợp. Toán hợp có thể xem là tổ hợp của nhiều bài toán đơn. Khi học giải toán hợp, việc giải toán đơn là vừa sức với học sinh, không gây khó khăn (trừ khi giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ việc dạy-học giải toán đơn ở lớp 1,2 ). Để giúp học sinh có kĩ năng giải toán hợp, Tôi đã cùng giáo viên lớp năm đã cùng nhau trao đổi, thống nhất về quy trình dạy-học toán hợp với các bước giải như sau : Bước 1 : Đọc kĩ đề bài và xác định rõ phần cho , phần hỏi Bước 2: Tóm tắt đề bài Lưu ý : sử dụng sơ đồ đoạn thẳng , hình vẽ do nó có tính trực quan ( Phần này học sinh thực hiện ) . Nếu dùng lời phải ngắn gọn Bước 3 : Hướng dẫn học sinh tìm cách giải . Đây là bước phân tích bài toán ( chúng ta hãy thử phân tích, tìm lời giải của bài toán, lập sơ đồ cây tương ứng với những nhánh, lá là những cái đã biết, những cái chưa biết, cần tìm. GV có thể xác định được những câu hỏi ở mức độ phù hợp, vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó. Đặc biệt là GV không được gợi ý những phép tính, giải toán đơn trong bài toán hợp đó. Bước 4: Học sinh ghi bày giải Bước 5 :Đánh giá Phần này không chỉ đơn thuần là kiểm tra kết quả phép tính , đáp số mà đánh giá ở đây là nhắm đến phát triển tư duy của trẻ . Nhằm thực hiện tốt việc dạy-học giải toán hợp trong nhà trường,Tôi xin minh họa bằng một số ví dụ sau : * Bài toán hợp có 2 phép tính Ví dụ 1: Bài 3 trang 51-SGK Bài toán : Một hình chữ nhật có chiều rộng 16,34m và chiều dài hơn chiều rộng 8,32m. Tính chu vi hình chữ nhật đó. Đây dạng bài toán hợp về yếu tố hình học đã học ở lớp ba nhưng để vận dụng PP tích cực, GV cần hướng dẫn HS thực hiện các bước sau : Bước 1 : Học sinh đọc đề bài toán , xác định phần đã cho , phần hỏi bằng cách gạch đưới từ trọng tâm Bài toán : Một hình chữ nhật có chiều rộng 16,34m và chiều dài hơn chiều rộng 8,32m. Tính chu vi hình chữ nhật đó. Bước 2: Học sinh tóm tắt đề bài 8,32m 16,34m P ? a : b : Bước 3 : Hướng dẫn học sinh tìm cách giải . ( Phân tích bài toán ) Nhằm để phát triển tư duy cho học sinh, chúng ta có thể dùng hệ thống câu hỏi như sau: 1. Bài toán cho biết gì? 2. Bài toán hỏi gì ? 3. Muốn biết chu vi hình chữ nhật, ta phải biết gì ? ( chiều dài , chiều rộng) 4. Chiều dài, chiều rộng biết chưa?( chiều dài đã biết còn chiều rộng chưa biết) 5. Làm thế nào để tìm được chiều rộng của hình chữ nhật?Hãy giải thích. ( Đến đây, các em đối mặt với toán đơn. GV không hướng dẫn mà để HS tự thực hiện) 6. Hãy suy nghĩ và thông báo số đo chiều rộngcủa hình chữ nhật. 7. Làm thế nào tính chu vi hình chữ nhật ?( Lấy tổng chiều dài và chiều rộng nhân với 2) ( HS giải thích cách trình bày, GV điều chỉnh cho HS) Song song với câu hỏi gợi ý để HS trả lời, giáo viên có thể ghi tóm tắt hỗ trợ sự phát triển tư duy của HS bằng sơ đồ cây ( sơ đồ phân tích bài toán ) như sau : ? Chu vi hình chữ nhật ? Chiều rộng Chiều dài + 8,32m + Chiềurộng Rộng rộng Trên cơ sở sơ đồ cây, HS biết cách giải và trình bày bài giải . Bước 4 : HS ghi Bài giải Chiều dài hình chữ nhật 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) Chu vi hình chữ nhật ( 24,66 + 16,34) x 2 = 82 (m) Đáp số: 82 m Bước 5 : Đánh giá Giáo viên cùng học sinh kiểm tra đánh giá bài giải của cá nhân . Hướng dẫn HS tự phát hiện sai sót và điều chỉnh bài giải hoàn thiện Giáo viên có thể cho HS nêu bài giải khác ( nếu có ) * Bài toán hợp có 3,4 phép tính Dạng bài toán hợp này , giáo viên cũng hướng dẫn học sinh các bước giải như trên nếu học sinh nắm vững cách giải bài toán hợp có 2 bước tính. Ví dụ: Bài 2 tr ang 94- SGK toán 5 Bài toán : Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 120m, đáy bé bằng đáy lớn. đáy bé dài hơn chiều cao 5m. Trung bình cứ 100m2 thu hoạch được 64,5 kg thóc. Tính số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó. Học sinh cũng thực hiện các bước trên theo sự hướng dẫn của giáo viên nhưng giáo viên cần lưu ý học sinh Bước 2: Tóm tắt đề bài Đáy lớn : 120m Đáy bé bằng đáy lớn Chiều cao ngắn hơn đáy bé : 5m 100 m2 thu : 64,5kg thóc Cả thửa ruộng thu : kg? Bước 3: Hướng dẫn học sinh tìm cách giải Bước này giáo viên cần giúp học sinh hiểu: muốn tính được số thóc cả thửa ruộng thu được thì phải biết gì? ( diện tích cả thửa ruộng). Muốn biết diện tích của thửa ruộng, ta phải biết gì? ( đáy lớn, đáy bé, chiều cao) . Đến đây, học sinh đi tìm độ dài của từng kích thước hình thang dựa vào các điều kiện bài toán cho và thực hiện bài toán đơn như đã học. Để giúp học sinh nhìn tổng quát về cách giải bài toán này, giáo viên cần thực hiện vẽ sơ đồ cây : Số kg thóc cả thửa ruộng thu được ? ? Số kg thóc của 1m2 ? Diện tích thửa ruộng x : 100 Số kg thóc thu được 100m2 ? Chiều cao ? Đáybé Đáy lớn Bước 4: Dựa vào sơ đồ cây, học sinh tự trình bày bài gỉai theo các bước của bài toán ( GV nên lưu ý học sinh các bước cần trình bày là các nhánh có đặt dấu ?) Học sinh ghi Bài giải Đáy bé thửa ruộng 120: 3 x 2 = 80 (m) Chiều cao thửa ruộng 80 - 5 = 75 (m) Diện tích thửa ruộng ( 120 +80) x 75 : 2 = 7500 (m2) Số kg thóc 1 m2 thu được 64,5 : 100 = 0,645(kg) Số thóc cả thửa ruộng thu hoạch được 0,645 x 7500 = 4837,5( kg) Đáp số: 4837,5 kg Tóm lại : Bài toán hợp là sự tổng hợp của bài toán đơn nên giáo viên cần hướng dẫn HS cách giải đúng quy trình và dùng con đường phân tích để tìm cách giải và dùng con đường tổng hợp để trình bày bài giải. Đây là phương pháp dạy-học tích cực nhằm phát triển khả năng tư duy cho học sinh . 5/ Hướng dẫn GV lập kế hoạch bài dạy dạng giải toán có lời văn Lập kế hoạch bài dạy chính là lập một kế hoạch tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động nhằm đạt được mục tiêu dạy học một bài học cụ thể. Vì vậy kế hoạch bài học cần ngắn gọn, thể hiện rõ, đầy đủ các hoạt động dạy học cụ thể, để đạt được điều đó giáo viên cần tuân thủ những yêu cầu sau: - Đọc, nghiên cứu kĩ và hiểu được dụng ý của sách giáo khoa muốn làm gì. - Xác định mục tiêu, kiến thức, kĩ năng và nội dung trọng tâm cần đạt để cung cấp cho học sinh. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết của giáo viên và học sinh đối với bài học. - Định ra những hoạt động dạy- học chủ yếu từ đó biết lựa chọn phương pháp, cách tổ chức, hướng dẫn, điều hành trong từng hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh - Phân định rõ thời gian cho từng phần kiến thức, từng hoạt động dạy học. Vi vậy, Kế hoạch dạy học của giáo viên cần được soạn theo một quy trình nhất định , Tôi xin giới thiệu quy trình về bài soạn dưới đây để các thầy cô có thể tham khảo : I. Mục tiêu : ghi các yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ Lưu ý : Từng mục tiêu phải xácđịnh rõ mức độ học sinh lớp mình cần phải đạt ( tùy theo trình độ của học swinh khác nhau ) Tất cả các mục tiêu phải phủ kín nội dung cần dạy ( kiến thức bài , bài tập) II. Các hoạt động chủ yếu Hoạt động 1 : GV cần ghi rõ các yêu cầu sau : Nhằm đạt mục tiêu : ( ví dụ : đạt mục tiêu 1) Hoạt động dạy : . Ví dụ : Quan sát ) Hình thức tổ chức : ( Ví dụ : Nhóm đôi ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chỉ ghi câu lệnh và câu hỏi Ví dụ : Hỏi : 2giờ15phút cộng 3giờ bằng bao nhiêu? Trả lời : 5 giờ 15 phút Sau khi đạt mục tiêu 1 , GV sẽ chuyển sang hoạt động kế tiếp Hoạt động 2 : Nhằm đạt mục tiêu : ( ví dụ : đạt mục tiêu 2,3) Hoạt động dạy : . Ví dụ : luyện tập – thực hành ) Hình thức tổ chức : ( Ví dụ : cá nhân – cả lớp ) III. Chuẩn bị : ( nếu cần ) Bước này cần ghi rõ khâu chuẩn bị của GV , của HS Giáo viên cần lưu ý : Trước khi tổ chức hoạt động 2, GV phải tự vấn : HĐ1 đã được xem là dạy học tích cực chưa, Cụ thể : HS có tham gia hoạt động không ? có tự sản sinh kiến thức chưa ? Không khí giờ học có thoải mái, thân thiện hay nặng nề . * Tóm lại : Nếu kế hoạch bài dạy được giáo viên chuẩn bị chu đáo thì giờ dạy trên lớp sẽ đạt hiệu quả cao . 6/ Thực hiện các hình thức tổ chức dạy học giải toán có lời văn theo hướng tích cực hóa học sinh . Đây là khâu quan trọng bao gồm: Phương pháp tổ chức, hướnng dẫn, điều hành học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức; sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức trò chơi học tập... nó có mối liên hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau và có vai trò quyết định thành công tiết dạy. Vì vậy, giáo viên phải nắm chắc phương pháp tổ chức dạy từng loại bài học để định ra cách tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Do đó, tùy theo từng dạng bài toán có lời văn mà giáo viên lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau 6.1. Dạy học bài mới. Đối với dạy học bài mới, phần bài học thường được nêu cùng một loại tình huống có vấn đề, giáo viên cần hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ (tranh, ảnh) ở sách giáo khoa hoặc sử dụng đồ dùng dạy học thích hợp để tự học sinh nêu ra vấn đề cần giải quyết. 6.2. Dạy bài thực hành luyện tập. Khi dạy loại bài này nhiệm vụ chủ yếu nhất là củng cố các kiến thức mà học sinh mới chiếm lĩnh được. Trước hết giúp học sinh nắm kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau . Khi học sinh nhận ra các kiến thức đã học thì các em dễ dàng làm được bài, nếu học sinh không nhận ra được các kiến thức đã học trong các bài tập đó thì giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gợi mở để giúp học sinh nhớ lại những kiến thức đã học và vận dụng vào thực hành. Tùy theo đặc điểm tâm lý, trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh ở các khối lớp, tính chất của từng bài dạy, giáo viên tổ chức các hình thức dạy – học sao cho đa dạng, phong phú để gây sự hưng thú , hấp dẫn cho HS như : học cá nhân , học theo nhóm, trò chơi học tập v,v.. Nhằm chỉ đạo tốt việc dạy – học giải toán có lởi văn ở lớp năm, Tôi còn thực hiện một số biện pháp sau : C Tổ chức dạy thao giảng trong khối theo chuyên đề : Dạy –học giải toán có lời văn ở Tiểu học (chủ yếu là lớp 5) cho đội ngũ giáo viên. C Tham gia dự giờ ở các trường và về trao đổi thêm với giáo viên lớp năm để rút kinh nghiệm. C Tham gia sinh hoạt chuyên môn với khối để có biện pháp chỉ đạo kịp thời về công tác dạy và học nhất là thời điểm sau kiểm tra định kì đối với môn Toán. C Tổ chức thao – hội giảng về môn Toán để rút kinh nghiệm và có biện pháp chỉ đạo kịp thời về phương pháp dạy - học giải toán có lời văn đối với giáo viên để đạt được hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao chất lượng môn Toán ở trường . C Có kế hoạch dự giờ môn Toán nhiều hơn so với môn khác. IV. Kết quả chuyển biến . Qua thời gian thực hiện các nội dung và biện pháp chỉ đạo việc dạy-học giải toán có lời văn ở nhà trường, chúng tôi thấy chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh được nâng lên. Phần lớn các em học sinh ở lớp năm nắm khá vững các bước về giải toán có lời văn , cụ thể : Các em biết cách giải và trình bày bài giải dạng toán hợp. Đặc biệt là các em biết trình bày bài giải dạng toán điển hình và bài toán có nội dung hình học.Tuy nhiên bài làm của các em vẫn còn một số sai sót nhỏ, kết quả : @ Thống kê cuối kì II ( CN ) : Lớp Tổng số HS Số HS có bài làm tốt Số HS có bài làm còn sai về giải lý Số HS có bài làm còn sai phép tính SL TL% SL TL% SL TL% Năm 1 32 32 100 0 0 0 0 Năm 2 32 32 100 0 0 0 0 Năm 3 34 33 97,1 1 2,9 0 0 Tổng cộng 98 97 99,0 1 1,02 0 0 Việc dạy-học giải toán có lời văn của giáo viên lớp năm trong nhà trường có hiệu quả cũng đã góp phần nâng cao chất lượng môn Toán. Cụ thể kết quả về chất lượng môn Toán lớp năm ở thời điểm kiểm tra cuối năm như sau : Khối lớp Tổng số Số HS hoàn thành môn học Số HS chưa hòa thành môn học SL % SL % Năm 1 32 32 100 0 0 Năm 2 32 32 100 0 0 Năm 3 34 34 100 0 0 Tổng cộng 98 98 100 0 0 Qua số liệu thống kê kết quả cuối năm, Tôi có một số nhận định như sau : - Giáo viên sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy- học tích cực trong việc dạy học giải toán có lời văn, đây là một trong năm mạch kiến thức quan trọng của chương trình Toán ở Tiểu học không chỉ củng cố lại kiến thức mà còn hình thành cho học sinh kĩ năng tư duy và vận dụng kiến thức thực tế trong cuộc sống vào Toán học. PHẦN KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp : Việc dạy – học giải toán lời văn ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng . Nó giúp học sinh rèn luyện được đức tính và phong cách làm việc của người lao động như ý chí khắc phục khó khăn , thói quen xét đoán , tính cẩn thận , làm việc có kế hoạch , có kiểm tra kết quả cuối cùng , hình thành rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập , linh hoạt , Vì vậy việc hướng dẫn và giúp học sinh giải toán có lời văn theo phương pháp tích cực hóa học sinh là điều cần thiết đối với giáo viên Tiểu học nhằm giúp các em phát triển tư duy trí tuệ, tư duy phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, rèn luyện tốt phương pháp suy luận lôgic vì đây là dạng toán rất gần gũi với đời sống thực tế. Do vậy, việc dạy-học môn Toán nói chung và dạy –học giải toán có lời văn nói không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên mà còn là trách nhiệm của người làm công tác quản lý chuyên môn như chúng ta. với nhận thức sâu sắc trên, bản thân đã đúc rút các kinh nghiệm trong thời gian qua và tiếp tục nghiên cứu, áp dụng thực hiện cho hoàn thiện trong năm học này đã góp phần và chất lượng giáo dục chung của nhà trường kết quả đáng kể . Qua thực tế, tôi đã rút ra được một số kết luận và bài học kinh nghiệm như sau : + Người làm công tác quản lý phải có lòng kiên trì, sự ham muốn, say xưa với việc nghiên cứu đặc biệt là công tác chuyên môn để tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho chính mình . Từ đó tích lũy kinh nghiệm để cùng chia sẻ với đồng nghiệp. + Người làm công tác quản lý phải coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn bằng nhiều hình thức như sinh hoạt chuyên đề , tổ chức hội thảo, trao đổi bàn bạc tập trung giải quyết những vướng mắc trong giảng dạy . + Phải tổ chức cho giáo viên xác định rõ mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cầu đạt theo yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh . + Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp với nhiều hình thức dạy học như: trò chơi, đố vui.... phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình: " Lấy học sinh để hướng vào hoạt động học, thầy là người hướng dẫn, tổ chức, trò nhận thức chủ động trong việc giải toán ''.Hay nói cách khác là sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp. + Trong giảng dạy, giáo viên cần chú ý phát triển tư duy, khả năng phân tích, tổng hợp, khả năng suy luận lôgíc, giúp các em nắm chắc kiến thức cụ thể. Với toán có lời văn, đó là cách giải và trình bày lời giải, sử dụng tốt giữa các phương pháp đã truyền thống và phương pháp hiện đại + Người giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ nghiệp vụ. + Giáo viên phải biết đổi mới cách đánh giá kết quả chất lượng học tập của học sinh , kịp thời khuyến khich học sinh đúng lúc, đúng chỗ tạo cơ hội cho các em tự đánh giá mình , đánh giá bạn , đem lại niềm vui cho các em trong học tập . + Việc thiết kế bài dạy tốt hay không, nó quyết định đến thành công của một giờ dạy trên lớp . Muốn thiết kế bài dạy tốt, giáo viên phải nghiên cứu kĩ sách GK, sách giáo viên và các tài liệu có liên quan về dạy học môn Toán nói chung và dạy học giải toán có lời văn nói riêng để các định mục tiêu cần đạt theo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng để lựa chọn hình thức phương pháp tổ chức dạy học và đồ dùng dạy học phù hợp hiệu quả . + Giáo viên cần tạo mọi điều kiện để tất cả học sinh tham gia học tập trên lớp với không khí thoải mái, thân thiện. Từ đó, các em mới hiểu và vận dụng kĩ năng giải toán thành thạo, biết trình bày bài giải theo đúng trình tự 2 . Phạm vi áp dụng Sau khi rút ra những biện pháp chỉ đạo việc dạy – học giải toán có lời văn và áp dụng vào thực tiễn của nhà trường , tôi nhận thấy mọi cán bộ quản lý đều có thể tiếp tục nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm này vào công tác tổ chức chỉ đạo của đơn vị mình phụ trách. Tôi tin tưởng rằng : Những kinh nghiệm này có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung, và chất lượng dạy học môn Toán nói riêng. Đề tài này cũng có khả năng áp dụng cho các đơn vị trường tiểu học ở trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh . Tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, của các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn . Phước Tuy, ngày 01 tháng 5 năm 2016 Người viết Phạm Như An TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tập huấn chuyên đề : “ Dạy – học giải toán có lời văn ở theo phương pháp dạy – học tích cực” của thạc sĩ Phan Thị Hằng và thạc sĩ Trần Đức Thuận 2. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 -2016 của trường . 3. Giáo trình về phương pháp dạy – học toán ở tiểu học . 4. Sách giáo khoa , sách hướng dẫn môn Toán từ lớp 1 đến lớp 5 . 5. Công văn số 896/BGD&ĐT về hướng dẫn điều chỉnh dạy học cho HSTH. 6. Tài liệu về HD thực hiện chuẩn KT-KN của Bộ GD&ĐT 7 Hướng dẫn thực hiện chương trình tiểu học theo công văn số 9832/BGD&ĐT LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Ban giám hiệu cùng tập thể giáo viên trường Tiểu học Phước Tuy đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu luôn là chỗ dựa vững chắc, khích lệ động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Do những nhận định, những ý kiến chủ quan, do trình độ cũng còn một số hạn chế nhất định và do thực nghiệm trong phạm vi hẹp, nên đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong được sự giúp đỡ, đóng góp quý báu của quý thầy cô để đề tài này ngày càng được hoàn thiện hơn.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_viec_day_hoc.doc