Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non

 Chất lượng là thước đo hiệu quả của bất kỳ một ngành nào, kể cả giáo dục. Khi đề cập đến một vấn đề của giáo dục chúng ta luôn nói đến chất lượng giáo và giáo dục toàn diện. Chất lượng là thước đo hiệu quả hoạt động của người dạy và người học.

Chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non là khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động giáo dục thuộc các lĩnh vực môn học trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục ban hành. Đánh giá đúng chất lượng giáo dục trẻ là cơ sở để cán bộ quản lí các cấp giáo dục có định hướng, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục đổi mới nội dung giáo dục cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế và khả năng phát triển nhận thức của trẻ. Đánh giá chất lượng giáo dục là cơ sở quan trọng để đánh giá khả năng từ việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức, kỹ năng đến vận dụng kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hình thành cho trẻ kỹ năng sống, phát huy tính độc lập, sáng tạo hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Bác Hồ đã dạy “ Làm mẫu giáo là thay mẹ dạy trẻ”. Muốn làm được như thế thì phải yêu trẻ. Dạy trẻ như trồng cây non, trồng cây được tốt thì sau này cây lớn lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Anh chị em giáo viên Mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo” (tạp chí giáo dục ra số 2-1990)

Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị các điều kiện cho trẻ bước vào lớp một.

Để đội ngũ giáo viên thực hiện tốt lời Bác Hồ dạy và mục tiêu trên của bậc học, đòi hỏi người cán bộ quản lý không ngừng đổi mới công tác chỉ đạo hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học, giúp đội ngũ thực hiện có hiệu quả vai trò của cô giáo là mẹ hiền ở trường mầm non.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tham mưu xây dựng CSVC với lãnh đạo địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp nên nhà trường đã có một số đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học dồi dào đó là 90 bộ bàn ghế, 35 cái giá góc hoạt động, 07 máy vi tính, 01 bộ nghe nhìn, 20 cái nệm, 1 máy xay thịt, sách tài liệu chuyên môn, chương trình giáo dục mầm non mới đủ cho 08 lớp Mẫu giáo và 03 nhóm trẻ, 08 bàn kisdmart, tranh môi trường xung quanh, thơ và chuyện các độ tuổi với tổng kinh phí 220 triệu đồng.
	Ngoài việc xin trích kinh phí để mua sắm mới có đầy đủ đồ dùng các trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giáo dục thì nhà trường phát huy sức mạnh xã hội hóa tranh thủ sự đóng góp tích cực của phụ huynh trong mua sắm CSVC
	Căn cứ vào chương trình học của lớp tôi yêu cầu các khối lên dự trù mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ thông qua các kỳ họp phụ huynh đóng góp tiền cùng cô mua sắm. Do xây dựng kế hoạch mua sắm cụ thể, phù hợp và tuyên truyền khéo léo nên 100 % phụ huynh hồ hởi tự nguyện đóng góp tiền nhờ hội trưởng và cô mua giùm nên đồ dùng của cháu đày đủ, đồng bộ, đảm bảo phù hợp và đẹp. Vì vậy vào năm học mới 100 % cháu đều có đầy đủ đồ dùng để học tập. Ngoài ra phụ huynh còn đóng góp nguyên vật liệu như hộp, lịch cũ, họa báo để giáo viên tận dụng làm thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Ở trường Mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thể hiện hoạt động đó. Đồng thời qua đồ dùng trực quan giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động. Để có nhiều đồ dùng đồ chơi nhà trường tổ chức hội thi “ Tự làm đồ dùng đồ chơi” trong toàn đội ngũ vào tháng 2 vừa qua. Nhờ vậy đồ dùng đồ chơi phong phú, CSVC đầy đủ giúp trẻ hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động. 
3. 4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trẻ.
Phải nói rằng công tác kiểm tra đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Kiểm tra vừa là một biện pháp về mặt quản lý vừa là động lực thúc đẩy là một hình thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Do vậy công tác kiểm tra phải làm khoa học, nghiêm túc. Thực chất kiểm tra là tác động mạnh mẽ nhất đối với đội ngũ, nhằm góp phần bồi dưỡng nâng cao tay nghề, phẩm chất đạo đức cho giáo viên, giúp họ tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ có hiệu quả. Mặt khác nếu thực hiện tốt công tác kiểm tra sẽ có tác dụng tốt đối với ý thức, hành vi hoạt động của giáo viên để nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và thực hiện tốt “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong nhà trường. Nếu tổ chức hoạt động mà không có kiểm tra đánh giá thì coi như bằng không. Ngược lại, thực hiện tốt công tác kiểm tra là thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường.
Kiểm tra nhằm xác định thực chất hiệu quả giáo dục, kiểm tra đúng sẽ phát hiện được mặt tối ưu, khuyết điểm của trường, giúp cho Hiệu trưởng làm tốt công tác điều chỉnh, định hướng trong quản lý chỉ đạo. Kiểm tra đánh giá nhằm đo lường xác định hiệu quả lao động sư phạm, trình độ thực hiện kế hoạch, thẩm định những yếu tố chủ quan, khách quan, những mặt hạn chế giúp Hiệu trưởng điều chỉnh các quyết định đảm bảo chu trình quản lý liên tục đạt hiệu quả cao.
 Kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau như kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất một số nội dung (kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra thực hiện chế độ sinh hoạt, kiểm tra việc đánh giá chất lượng qua từng chủ đề, khảo sát chất lượng 2 lần/năm). Kiểm tra kỹ năng của trẻ qua việc thực hiện các loại vở khác như vở Toán, vở Tập tô, Tạo hình ... Qua kiểm tra đã kịp thời uốn nắn một số sai lệch của giáo viên trong công tác giáo dục. 
 Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể giúp cho giáo viên ôn luyện kiến thức, kỹ năng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng giáo dục tốt.
Trong quá trình giáo dục trẻ thì việc đánh giá trẻ cần thực hiện thường xuyên có hệ thống của giáo viên. Khi đánh giá kết quả phải đánh giá đúng thực chất, khách quan, công bằng, tôn trọng sản phẩm của trẻ. Nếu đánh giá trẻ đúng thực chất tạo cho trẻ hiểu đúng về mình, nếu đánh giá quá cao thì trẻ thỏa mãn, tự kiêu, nếu đánh giá thấp thì gây cho trẻ thiếu tự tin vào bản thân, như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục trẻ.
	Muốn đánh giá thực chất kết quả của trẻ thì giáo viên phải thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, biết tạo mọi cơ hội để ôn luyện kiến thức cho trẻ. Để có cơ sở đánh giá đúng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thì việc quan sát và ghi chép chi tiết đầy đủ sự phát triển của trẻ trên các lĩnh vực phát triển ở sổ theo dõi trẻ, để thấy những tiến bộ, những hạn chế của từng trẻ, từ đó để đưa ra những phương pháp biện pháp giáo dục thích hợp, để đạt được kết quả mong đợi của trẻ. Vì vậy tôi yêu cầu giáo viên phải cập nhật đầy đủ, kịp thời những thay đổi đặc biệt của trẻ trong quá trình tham gia các hoạt động, qua các lần đánh giá, khảo sát, kiểm định chất lượng, từ đó giáo viên đưa ra biện pháp bồi dưỡng rèn luyện trẻ trong các thời điểm thích hợp. Nếu thực hiện nghiêm túc việc theo dõi đánh giá trẻ thì chất lượng giáo dục trẻ sẽ thực chất, tránh được tình trạng “ học sinh ngồi nhầm lớp”
 3. 5. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hội thi:
Hội thi là đỉnh cao của phong trào thi đua dạy tốt học tốt, nhiệm vụ của người cán bộ quản lý trong trường mầm non là quản lý, chỉ đạo thực hiện tốt 
các hoạt động của nhà trường, đặc biệt chú trọng xây dựng kế hoạch tổ chức các hội thi và chỉ đạo thực hiện các hội thi có hiệu quả, nhằm khêu gợi tính sáng tạo lòng say mê nghề nghiệp trong đội ngũ giáo viên, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân. Việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức tốt hội thi cần có khoa học có sự đầu tư thích đáng và được sự tham gia bàn bạc, thảo luận đồng tình nhất trí cao của toàn thể đội ngủ giáo viên, phải làm cho cán bộ giáo viên thấy được tham gia hội thi là nhu cầu, động lực, là yếu tố cần thiết, trau dồi năng lực sư phạm cho bản thân.
 Để tổ chức hội thi có kết quả cao thì cần xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi; kế hoạch là toàn bộ các hoạt động được sắp xếp thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Xác định mục đích yêu cầu của hội thi, đối tượng tham gia.
Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho hội thi như chuẩn bị biểu điểm chấm thi, chuẩn bị kinh phí tổ chức hội thi, thời gian tổ chức, thành lập BGK hội thi, tổ chức chấm thi...Quy trình hội thi được chuẩn bị chu đáo kỷ lưỡng có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và hội phụ huynh để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện có chất lượng, đẩy mạnh phong trào thi đua trong nhà trường và đặc biệt là sự hưởng ứng của các bậc phụ huynh và các cháu hồ hởi phấn đấu khi tham gia hội thi đạt kết quả cao ở cấp trường, cũng như cấp Huyện, nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tích cực ở trẻ.
Trong năm qua chúng tôi đã tổ chức được các hội thi có kết quả gây ấn tượng trong phụ huynh và địa phương, như hội thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hội thi “ tự làm đồ dùng đồ chơi”, hội thi “cô chế biến giỏi”. Tham gia các hội thi cấp Huyện, Tỉnh đạt kết quả cao.
 3. 6. Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng trong việc giáo dục trẻ:
	Môi trường để tạo ra sản phẩm giáo dục là “ nhà trường- gia đình -xã hội”. Cho nên kết quả giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lờ góp phần quan trọng trong việc tạo sản phẩm giáo dục, kết quả giáo dục trẻ phụ thuộc một phần rất lớn vào việc kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Đây là sự kết hợp 3 chiều cùng chung mục đích “vì sự nghiệp phát triển của trẻ thơ” Bởi vậy,nhà trường tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học chăm sóc nuôi dạy các cháu với phụ huynh thông qua các cuộc họp phụ huynh toàn trường, qua các góc tuyên truyền những điều cha mẹ cần biết, thông qua hệ thống truyền thanh của tiểu khu, qua hội phụ nữ nhằm giúp cho phụ huynh nắm được một số kiến thức gióa dục, rèn luyện cho trẻ có thói quen hành vi văn minh trong giao tiếp, biết yêu thương quí trọng cô giáo, bố mẹ, người lớn, có thói quen nền nếp trong học tập, trong các hoạt động. Nhà trường thường xuyên thông báo kịp thời cho phụ huynh biết tình hình hoạt động của con cái cuối tuần, chủ đề mời phụ huynh dự các hoạt động mang tính hội thi. Đồng thời lắng nghe ý kiến góp ý của các bậc cha mẹ để có những chỉ đạo thiết thực trong việc gióa dục trẻ, từ đó tạo sự nhất trí cao giữa nhà trường- gia đình để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.
 4. Những kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm:
4.1. Những kết quả bước đầu.
Có sự chỉ đạo chặt chẽ, kết hợp với các biện pháp trên nên chất lượng giáo dục trẻ được nâng cao hơn so với năm học trước. Đa số trẻ mạnh dạn, tự tin nắm vững các kiến thức của từng độ tuổi đã đạt kết quả cao theo như mong 
đợi. Qua khảo sát chất lượng cuối năm mặt bằng chất lượng đạt trung bình trở lên.
Đối với Nhà trẻ đạt trung bình trỡ lên: 98,0%; Khá giỏi: 62,0%
Đối với Mẫu giáo đạt trung bình trỡ lên: 97,4%; Khá giỏi: 61,7%
 Đối chiếu kết quả khảo sát như sau:
TT
Khối lớp
Số trẻ
 Đầu năm
Học kỳ I
Cuối năm
TB trở lên
Khá gỏi
TB trở lên
Khá giỏi
TB trở lên
Khá giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Nhà trẻ
47
36
76,6
20
42,6
42
89,4
25
53,2
46
98,0
29
62,0
2
Mẫu Giáo
303
245
80,8
145
47,8
280
92,4
170
56,1
295
97,4
186
61,7
Qua so sánh chất lượng cuối năm với đầu năm so với kế hoạch nhiệm vụ năm học thì chất lượng Nhà trẻ và Mẫu giáo tăng cụ thể:
 Nhà trẻ đạt trung bình trở lên tăng 12,4%; tỷ lệ Khá giỏi tăng 19,4%. 
Mẫu giáo đạt trung bình trở lên tăng 16,6%; tỷ lệ Khá giỏi tăng 13,9%.
Kết quả đánh giá trẻ thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới: 
Xếp loại tất cả các lĩnh vực trẻ đạt được 94,6%; chưa đạt 5,4%.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc có hiệu quả các cuộc vận động và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”. Giáo viên xác định lập trường tư tưởng vững vàng, xác định vai trò của người giáo viên, hiểu biết nhiều, năng động, sáng tạo, thực hiện nghiêm túc chương trình chế độ sinh hoạt của trẻ, không có giáo viên vi phạm quy chế nuôi dạy trẻ, quy chế chuyên môn, đạo đức nhà giáo và xâm phạm nhân cách học sinh.
Công tác khảo sát đánh giá chất lượng cụ thể thực chất qua hàng năm, hàng kỳ nên nhà trường kịp thời phát hiện cháu có năng khiếu, trí tuệ phát triển tốt, chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng giáo dục trẻ, giúp đỡ phát huy được khả năng, năng khiếu đã bồi dưỡng cho các cháu có năng khiếu âm nhạc, cùng với giáo viên tham gia hội thi văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Huyện đạt giả Nhất. Đặc biệt chỉ đạo chặt chẽ từ khâu bồi dưỡng chuyên môn đến chuẩn bị điều kiện tốt cho hội thi nên trong năm trường có 02 giáo viên tham gia Hội thi “cô chế biến giỏi cấp Huyện” có 01 cô xếp thứ Nhất và 01 cô xếp thứ 8; 01 cô tham gia hội thi “Cô chế biến Giỏi cấp Tỉnh”. Cuối năm học nhà trường đón Đoàn thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo về thanh tra toàn diện nhà trường. Đoàn đánh giá cao về việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và thanh tra toàn diện 10 đồng chí xếp loại Tốt 05 đồng chí, Khá 05 đồng chí và được đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục Khá tốt.
 Huy động sự tham gia các bậc phụ huynh và các ban nghành đoàn thể vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, như đóng góp ủng hộ quỹ “ngày vì học sinh 
nghèo”, các hội thi với số tiền 10 triệu đồng. Chính vì vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường ngày được nâng cao.
4.2. Bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình thực hiện và kết quả đạt được chúng tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau: 
Người cán bộ quản lý phải có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng, mặt khác phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt. Phải xây dựng được uy tính của mình trước hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh cũng như lãnh đạo địa phương. Phải năng nổ nhiệt tình, luôn tìm tòi các giải pháp để chỉ đạo thực hiện các hoạt động của nhà trường có hiệu quả, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm, giám chịu trách nhiệm.
Xây dựng kế hoạch, tham mưu với lãnh đạo địa phương và các tổ chức doanh nghiệp để mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
Phải có kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nghiêm túc đầy đủ các nội dung, linh động sáng tạo có hiệu quả.
Bồi dưỡng giáo viên xác định kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục theo quy định của độ tuổi phù hợp với chủ đề, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu giáo dục.
Làm tốt công tác kiểm tra đánh giá chất lượng và các hoạt động khác.
Cần có kế hoạch tổ chức thực hiện các hội thi trong nhà trường đạt kết quả cao nhằm dấy lên phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với gia đình trẻ, các ban ngành để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
C. KẾT LUẬN
Chất lượng giáo dục là thước đo sự phát triển của nhà trường, là uy tính của cán bộ giáo viên, nhân viên, là cơ sở để đánh giá năng lực sư phạm hiệu quả công tác. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở để hình thành nhân cách con người mới. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ vững vàng bước vào Tiểu học.
Với vị trí vai trò vô cùng quan trọng đó thì người cán bộ quản lý ở trường Mầm non cần phải có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, đi đầu trong mọi hoạt động, học tập nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong quá trình kiểm tra đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và các hoạt động khác, nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với sự phát triển của xã hội.
Trên đây là sáng kiến cải tiến kỹ thuật của bản thân, những gì đạt được còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những năm tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu giúp cho việc chỉ đạo chuyên môn của nhà trường ngày càng tôt hơn. Xin chân thành cảm ơn./.
 XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN
 Trương Thị Quyên
 Tãm t¾t S¸ng kiÕn c¶i tiÕn kü thuËt 
§Ò tµi: Mét sè biÖn ph¸p chØ ®¹o n©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc trÎ ë tr­êng MÇm non
 Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước Việt Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ cùng với nó là hình ảnh của người công dân Việt Nam mới; với trình độ học vấn cao, năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin cao, khả năng tự lựa chọn và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không ngừng của xã hội. Chính vì vậy Đảng, nhà nước ta rất quan tâm và đầu tư giáo dục, với quan điểm “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
 Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, chương trình giáo dục mầm non mới, để nâng cao chất lượng giáo dục của huyện Lệ Thủy nói chung và trường mầm non Phong Thủy nói riêng, bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để chất lượng giáo dục ngày càng phát triển một cách bền vững, đảm bảo thực chất với trường mầm non nông thôn đạt chuẩn quốc gia. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mầm non”
 B. PHẦN NỘI DUNG
 1. Cơ sở khoa học:
 Chất lượng là thước đo hiệu quả của bất kỳ một ngành nào, kể cả giáo dục. Khi đề cập đến một vấn đề của giáo dục chúng ta luôn nói đến chất lượng giáo và giáo dục toàn diện. Chất lượng là thước đo hiệu quả hoạt động của người dạy và người học. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, ngôn ngữ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị các điều kiện cho trẻ bước vào lớp một.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, không có học sinh ngồi nhầm lớp; không có cán bộ giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, xâm phạm nhân phẩm học sinh; vi phạm quy chế chuyên môn, làm thay, vẽ thay, viết thay cho trẻ. Đánh giá, thẩm định chất lượng, sự phát triển của trẻ, của nhà trường thực chất.
*Thực trạng tình hình.
Trường có 11 nhóm lớp, trong đó có 8 lớp mẫu giáo và 3 nhóm trẻ tổng số 350 cháu đều được thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. 
 + Thuận lợi:Trường có bề dày thành tích được kế thừa của những năm học trước, có phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng dạy học tăng trưởng phù hợp. Đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 65,4%. Phong trào xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát triển mạnh 
+Khó khăn:Trường đóng bên bờ sông Kiến Giang vào mùa lũ lụt thường bị ngập sâu, đồ dùng thiệt hại nhiều, một số phòng học bị xuống cấp, Đa số bố mẹ trẻ đều làm nghề nông nên ít có điều kiện để chăm sóc con cái. 
 3. Các biện pháp chủ yếu: 
 3.1. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất nghề nghiệp.
 3.2. Bồi dưỡng giáo viên xác định kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục. 
 3.3. Đầu tư CSVC và trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ dạy học.
 3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá trẻ.
 3.5. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các hội thi.
 3.6. Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng trong việc giáo dục trẻ . 
4. Những kết quả bước đầu và bài học kinh nghiệm:
4.1. Những kết quả bước đầu.
Đối với Nhà trẻ chất lượng đạt trung bình trỡ lên: 98,0%; Khá giỏi: 62,0%; Đối với Mẫu giáo đạt trung bình trỡ lên: 97,4%; Khá giỏi: 61,7%; Qua so sánh chất lượng cuối năm với đầu năm so với kế hoạch nhiệm vụ năm học thì chất lượng Nhà trẻ và Mẫu giáo tăng cụ thể: Nhà trẻ đạt trung bình trở lên tăng 12,4%; tỷ lệ Khá giỏi tăng 19,4%. Mẫu giáo đạt trung bình trở lên tăng 16,6%; tỷ lệ Khá giỏi tăng 13,9%.Kết quả đánh giá trẻ thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới: Xếp loại tất cả các lĩnh vực trẻ đạt được 94,6%; chưa đạt 5,4%.
Thi văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Huyện đạt giả Nhất, hội thi “cô chế biến giỏi cấp Huyện” có 01 cô xếp thứ Nhất “Cô chế biến Giỏi cấp Tỉnh”. Cuối năm học nhà trường đón Đoàn thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo về thanh tra toàn diện nhà trường. Đoàn đánh giá cao về việc thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và thanh tra toàn diện 10 đ/c xếp loại Tốt 05 đồng chí, Khá 05 đồng chí và được đánh giá chất lượng chăm sóc giáo dục Khá tốt.
 4.2. Bài học kinh nghiệm.
Người cán bộ quản lý phải có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng, mặt khác phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt.
 Phải xây dựng được uy tính của mình trước hội đồng sư phạm nhà trường, phụ huynh cũng như lãnh đạo địa phương. Xây dựng kế hoạch, tham mưu với lãnh đạo địa phương và các tổ chức doanh nghiệp để mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Phải có kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ nghiêm túc đầy đủ các nội dung, linh động sáng tạo có hiệu quả. Chỉ đạo thực hiện chương trình chế độ sinh hoạt theo quy định của độ tuổi phù hợp với chủ đề, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu giáo dục. Làm tốt công tác kiểm tra đánh giá chất lượng và các hoạt động khác. Cần có kế hoạch tổ chức thực hiện các hội thi trong nhà trường đạt kết quả cao nhằm dấy lên phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Thường xuyên phối kết hợp chặt chẽ với gia đình trẻ, các ban ngành để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
 C. KẾT LUẬN
Chất lượng giáo dục là thước đo sự phát triển của nhà trường, là uy tính của cán bộ giáo viên, nhân viên, là cơ sở để đánh giá năng lực sư phạm hiệu quả công tác. Với vị trí vai trò vô cùng quan trọng đó thì người cán bộ quản lý ở trường Mầm non cần phải có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, đi đầu trong mọi hoạt động, học tập nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong quá trình kiểm tra đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và các hoạt động khác, nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận động “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với sự phát triể của xã hội./.

File đính kèm:

  • docMot_sobien_phap_nang_cao_CL_GD_tre_o_Truong_MN.doc
Sáng Kiến Liên Quan