Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy lớp ghép
Trong xu thế phát triển và hội nhập, giáo dục và đào tạo giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng. Đổi mới giáo dục, hay coi giáo dục là quốc sách hàng đầu luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sau Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI vào tháng 10/2013, vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được coi như là một trong những nội dung vừa chiến lược, vừa cấp thiết. Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới của đất nước, Việt Nam đang cần một quyết sách toàn diện, căn bản, xứng tầm với lĩnh vực quan trọng hàng đầu này. Đây là sứ mệnh thiêng liêng, đồng thời cũng vô cùng nặng nề để Việt Nam bước vào hàng ngũ các nước phát triển. Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây? Chúng ta đều biết bởi vì: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế; Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là “Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho mọi tầng lớp, đặc biệt ở các vùng còn nhiều khó khăn”. Do đó, vấn đề phát triển giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục. Nhà nước ta đề ra phương châm phát triển giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa là: “Thầy tìm trò, trường gần nhân” để đảm bảo quyền trẻ em được học hành, được chăm sóc. Xuất phát từ thực tế này ngành giáo dục đã tổ chức loại hình lớp ghép nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ hội học tập.
tạo môi trường và những điều kiện để người học duy trì việc học, cải thiện hiệu quả, chất lượng, kiểm soát quá trình và kết quả học tập của mình. Dạy học lớp ghép tạo môi trường học tập hợp tác giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh lớp trên với học sinh lớp dưới, giữa các học sinh trong cùng một lớp, giữa học sinh với giáo viênnhằm tạo sự chia sẽ kiến thức, kinh nghiệm trong môi trường lớp học, hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng cộng tác, hợp tác trong hành động. 2.2 Một số biện pháp vận dụng để nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép. Khi đã xác định được mục tiêu của dạy học lớp ghép, để nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép bản thân tôi đã mạnh dạn chỉ đạo giáo viên dạy lớp vận dụng những biện pháp sau: * Muốn dạy học lớp ghép có hiệu quả, trước hết người giáo viên cần nắm chắc các đối tượng học sinh của các nhóm trình độ khác nhau. Theo phương pháp dạy học tích cực là lấy học sinh làm trung tâm thì khi giáo viên nắm chắc và phân loại được các đối tượng học sinh thì giáo viên sẽ đưa ra được các hình thức tổ chức lớp học, phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng, lúc đó mới nâng cao chất lượng học tập cho mỗi đối tượng học sinh của lớp. Cụ thể: “Tổ chức dạy học chung cả lớp”: Dạy học chung cả lớp là phương tiện hiệu quả để chuyển tải những thông tin đến được một số lượng lớn người nghe cùng một lúc. Hình thức này thường được sử dụng để giới thiệu những vấn đề chung trong nội dung chương hay để học sinh cùng thảo luận những chủ đề có liên quan đến kinh nghiệm, kiến thức của nhiều người. Hình thức tổ chức này thường được dùng khi mở đầu và kết thúc của mỗi tiết, mỗi buổi học hay trong dạy học các môn học đòi hỏi phải trình bày những thông tin chung cho học sinh của các nhóm trình độ, ví dụ như hát, kể chuyện, đạo đức, thể dục và các hoạt động vui chơi, tham quan, lao động. Tổ chức dạy học chung cho cả lớp ghép sẽ giúp cho giáo viên giảm được số lượng giáo án phải sọan và có thể tập trung vào điều khiển các hoạt động của học sinh trong giờ học như một đơn vị lớp học thống nhất. Tuy nhiên hình thức tổ chức dạy học này sẽ khó có thể đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của các cá nhân ở các trình độ khác nhau, hình thức tổ chức dạy học này rất hạn chế. Vì vậy khi giáo viên áp dụng hình thức dạy học này tôi đã lưu ý cho giáo viên cần phải lựa chọn và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với các đối tượng ở các nhóm trình độ khác nhau. “Tổ chức dạy học cho từng nhóm trình độ”: Giáo viên làm việc trực tiếp với một nhóm trình độ để chuyển tải những nội dung trong chương trình hay hướng dẫn học sinh thực hành những thao tác làm bài cụ thể. Trong lúc dạy học trực tiếp, giáo viên có thể cung cấp những thông tin, trình bày, giải thích những sự vật, hiện tượng, làm mẫu những thao tác hay tổ chức trao đổi với học sinh. Để duy trì hoạt động học tập cảu các nhóm khác, giáo viên phải đưa ra những bài tập hay nhiệm vụ để học sinh làm việc cá nhân hoặc cùng với các bạn trong nhóm nhỏ. Chính vì vậy, chất lượng dạy học trực tiếp của giáo viên có liên quan trực tiếp với chất lượng quản lý học tập độc lập của học sinh trong những nhóm trình độ khác nhau có trong lớp học của mình. Dạy học trực tiếp của giáo viên có hiệu quả nhất do giáo viên thực hiện những tương tác trực tiếp với học sinh trong nhóm cùng trình độ nên các em thường tập trung lắng nghe lời giảng và tiếp thu bài nhanh hơn. Đây là hình thức tổ chức dạy học phổ biến nhất cho dạy học lớp ghép mà trường tôi thường xuyên áp dụng. Trong lớp ghép, để thực hiện dạy học trực tiếp với tất cả các nhóm trình độ, giáo viên phải di chuyển liên tục giữa các nhóm, đặc biệt trong những lớp ghép 1+ 2 do các em lớp 1 mới vào chưa quen làm việc độc lập và chưa có khả năng tự quản cao. Ở mỗi nhóm trình độ, những tương tác giữa giáo viên và học sinh lần lượt diễn ra trong khoảng thời gian 5-10 phút. Biện pháp để duy trì học tập độc lập của học sinh là giao cho các em những nhiệm vụ cá nhân hay của nhóm có thể hoàn thành trong khoảng thời gian giáo viên dự tính sẽ cần để thực hiện dạy học trực tiếp ở nhóm trình độ khác. “Dạy học trực tiếp cá nhân”: Giáo viên thực hiện dạy học trực tiếp cho cá nhân học sinh trong lớp là hình thức tổ chức dạy học giữa thầy và một trò, dựa trên yêu cầu cụ thể của cá nhân đó. Dạy học cá nhân được coi là một cách dạy học có hiệu quả nhất bởi nó đáp ứng được tốt nhất mức độ yêu cầu và phát triển của cá nhân. Tuy nhiên, không thể dạy học cá nhân cho tất cả học sinh trong lớp ghép mà chỉ có thể sử dụng cho một vài em em đặc biệt, thường là những em tiếp thu chậm hơn các bạn khác. Để dạy học trực tiếp cho cá nhân trong giờ học, giáo viên cần phải có những biện pháp điều khiển thích hợp với hoạt động học tập của các học sinh và các nhóm học sinh khác. “Dạy học theo nhóm nhỏ”: Dạy học theo nhóm nhỏ là hình thức dạy học mà giáo viên phân chia học sinh trong nhóm cùng trình độ trong lớp ghép thành các nhóm nhỏ 2 đến 4 em để các em thực hiện những nhiệm vụ học tập. Đây là hình thức tổ chức hoạt động học tập độc lập của học sinh. Hình thức dạy học này có ý nghĩa rất quan trọng trong lớp ghép, không chỉ vì nó cho phép giáo viên có điều kiện để làm việc trực tiếp với các nhóm trình độ khác nhau hay cá nhân trong lớp mà ví nó có khả năng giáo dục rất lớn đối với học sinh. Với hình thức dạy học theo nhóm nhỏ được áp dụng, tôi thấy đem lại hiệu quả khá khả thi, bởi vì học sinh ở vùng dân tộc tính hoạt động độc lập chưa cao, nhưng khi phân chia thành các nhóm nhỏ đã tạo được điều kiện mạnh dạn, sự chia sẻ giữa các bạn trong nhóm, giữa thầy và trò. Trong quá trình chỉ đạo chuyên môn tôi đã mạnh dạn cho giáo viên áp dụng các hình thức dạy học trên vào dạy học lớp ghép, giáo viên đã nhận thấy rằng việc dạy học theo nhóm nhỏ đem lại nhiều kết quả: Tạo cho học sinh mạnh dạn, nâng cao dần kỹ năng giao tiếp cho học sinh, tạo cho các em làm việc hợp tác chia sẻ với các bạn trong nhómDạy học theo nhóm nhỏ chính là việc mạnh dạn áp dụng dạy học theo mô hình VNEN vào lớp ghép , tỷ lệ chuyên cần của học sinh đã có những chuyến biến rõ rệt. Khi bản thân tôi đi dự giờ thăm lớp tôi đã trao đổi với một số học sinh các em đã mạnh dạn chia sẻ: “Đến lớp bây giờ vui hơn ngày trước. Chúng em vừa được học chữ, vừa được vui chơi, tham gia các hoạt động nhóm, rèn luyện kỹ năng và không còn sợ bị điểm kém như trước đây nữa”. Còn như những năm trước, chưa áp dạy học theo nhóm hay mô hình VNEN các em nhút nhát lắm, gặp người lạ là các em ngồi thu mình lại hoặc gục mặt xuống dưới bàn, dù ai có hỏi thế nào cũng không trả lời. Tuy nhiên bây giờ mọi thứ đã khác.Các em đã mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều. Các em đã chủ động bắt chuyện với thầy giáo, với người lạ rồi đây. Có thể nói áp dụng hình thức dạy học theo nhóm hay dạy học theo mô hình VNEN đã làm thay đổi các em, đã làm cho các em trở thành con người hoàn toàn mới”.Điều đáng nói là, mô hình VNEN áp dụng vào lớp ghép đã mang lại hiệu quả ngoài sức mong đợi. Qua khảo sát thực tế ở lớp thầy Hiếu và thầy Chiu hai thầy cùng chia sẻ đồng qua điểm: Đặc thù của lớp ghép chủ yếu là phát triển khả năng tự học của các em và khuyến khích các em học theo nhóm. Thực hiện VNEN trong lớp ghép đã phát huy được tính ưu việt của nó đó là sự hỗ trợ, tương tác lẫn nhau giữa các em học sinh trong quá trình học tập. Cụ thể là các em lớp lớn có thể giúp đỡ, hỗ trợ các em lớp bé. Đối với giáo viên, nếu như trước đây, giáo viên rất vất vả và phải “xoay chong chóng” với “lớp học hai bảng” của mình, khi thầy vừa giảng bài cho lớp này, xong lại quay sang giảng cho lớp kia nên rất mệt mà hiệu quả lại không cao. Từ đầu năm học chuyên môn đã mạnh dạn chỉ đạo áp dụng mô hình VNEN trong lớp ghép thì giáo viên đã được “giảm tải” rất nhiều. Theo đó, hoạt động của giáo viên chủ yếu là bao quát và hướng dẫn hỗ trợ khi các em gặp khó khăn.Giáo viên phải xác định và nắm chắc mục tiêu bài học. * Khi nắm chắc mục tiêu cần đạt được sau mỗi tiết dạy, người giáo viên sẽ có một kế hoạch bài học phù hợp, sát với từng đối tượng học sinh và sẽ đạt kết quả cao nhất. Dạy học lớp ghép đòi hỏi người giáo viên phải xây dựng kế hoạch bài dạy một cách công phu để thu hút tất cả học sinh trong lớp hoạt động tích cực để đạt đến mục tiêu đã đặt ra cho các nhóm trình độ khác nhau. Người giáo viên dạy lớp ghép không thể vừa lòng với cách đặt sự quan tâm của mình đến nhóm này hay bài này hơn và do đó để cho nhóm khác hay bài khác không được tổ chức một cách chặt chẽ. Có 3 câu hỏi giáo viên cần trả lời trong lúc soạn giáo án trước khi tiến hành dạy lớp ghép: - Học sinh các nhóm trình độ cần phải nắm được cái gì trong bài này? - Làm thế nào để học sinh học những kiến thức hay kỹ năng này tốt hơn? - Học sinh cần bao lâu để hoàn thành hoạt động này? * Cần lên kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học một cách linh hoạt cho từng buổi dạy, từng tuần và từng tháng. Cố gắng hạn chế trong mỗi tiết học cùng dạy hai bài cùng kiến thức mới. * Trong quá trình chỉ đạo dạy lớp ghép tôi đã chủ động cho giáo viên tự sắp xếp bố trí chương trình sao cho phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp mình. Một số cách xây dựng chương trình dạy học cho lớp ghép 02 trình độ: - Xây dựng chương trình: Giáo viên trực tiếp dạy từng lớp ghép tự xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học của lớp mình. Nên sắp xếp các môn học trong từng tiết, trong mỗi buổi học, tuần học giữa các lớp phải có độ lệch nhau về nội dung kiến thức đáp ứng với thời lượng cho phép và căn cứ trên nội dung chương trình đã qui định chung. Có thể lựa chọn cách sắp xếp giữa các môn học sao cho thực sự thuận lợi nhất. Ví dụ: Sắp xếp lệch môn có thời lượng khác nhau để dễ cho việc hướng dẫn. Tiết 1: Lớp A: Môn ........: 40 phút. Lớp B: Môn .........: 30 phút. Tiết 2: Lớp A: Môn ........: 30 phút. Lớp B: Môn .........: 40 phút. - Sự sắp xếp như vậy giúp ta vừa quán xuyến được toàn bộ lớp học một cách thường xuyên, vừa giúp ta đi sâu vào các nội dung kiến thức cần thiết cho từng tiết học. Đồng thời sắp xếp như vậy giúp ta khỏi bị rỗng trong quá trình dạy học cho các nhóm trình độ, có điều kiện để quan tâm được nhiều học sinh hơn. - Ví dụ: Tiết 1: HĐ Lớp A Lớp B HĐ .1 Kiểm tra bài cũ Bài cũ, vào kiến thức mới. HĐ .2 Chữa bài cũ, vào nội dung kiến thức mới HS thực hành HĐ .3 Tiếp tục kiến thức mới, HS luyện tập Chữa bài, nhận xét, dặn dò .... HĐ .4 HS tiếp tục luyện tập, nhận xét, ..... Chuyển nội dung tiết khác- Bài cũ HĐ1T2 Bài cũ Kiến thức mới .... .......... ....... Tiết 2: Đã có sự so le về thời gian cho từng tiết nên ta dễ dàng tiếp cận được nhiều HS hơn. Đảm bảo học sinh nào cũng được giáo viên quan tâm giúp đỡ. Như vậy tiết 1 vào đầu buổi có thể cùng chung hoạt động, nhưng tuỳ theo môn học mà điều chỉnh nội dung, qua tiết 2, 3, 4 thì nó đã được lệch thời gian giúp ta thuận lợi hơn. * Trong quá trình dạy lớp ghép việc sử dụng không gian lớp học rất cần thiết nó cũng ghóp nâng cao chất lượng dạy học: - Chỗ làm việc của giáo viên ở vị trí có thể quan sát được mọi hoạt động của tất cả học sinh trong lớp. - Chỗ học tâp của học sinh tuỳ thuộc vào diện tích phòng học, số nhóm học sinh. - Khi các trinh độ cùng hoạt động chung thì tất cả học sinh quay về hướng giáo viên. Khi các trình độ học sinh làm việc theo nội dung khác nhau thì bố trí mỗi nhóm quay về một phía. Dưới đây là cách sắp xếp chỗ làm việc của giáo viên và học sinh. - Xếp quay về một hướng: + Tất cả học sinh điều quay về một hướng tới giáo viên. Cách bố trí này dùng cho khi tất cả học sinh cùng tham gia một hoạt động. VD: dạy môn âm nhạc hoạt động tập thể, sinh hoạt. - Xếp chỗ theo nhóm: + Mỗi nhóm có nhiệm vụ riêng dành cho trường hợp học sinh làm việc khác nhau mỗi nhóm do một nhóm trưởng phụ trách. Giáo viên có thể làm việc trực tiếp với từng nhóm các nhóm hoạt động độc lập không cản trở đến nhau . - Xếp chỗ theo hinh chữ U: Học sinh ngồi theo hình chữ U cùng làm việc với giáo viên theo các nội dung khác nhau của từng nhóm trình độ. Giáo viên dễ quan sát điểu khiển mọi hoạt động của cả lớp. * Công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học trước hết tuỳ thuộc vào điều kiện của địa phương và nhà trường, nhưng giáo viên cũng phải xác định đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu được nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh. Do đó cần đảm bảo chu đáo, đầy đủ khi lên lớp. * Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp với học sinh hàng ngày nên cần phải thực sự gần gũi, thương yêu học sinh, phải thực sự tìm hiểu và nắm chắc về tâm lý lứa tuổi, đặc điểm học tập, điều kiện sống của từng em để có giải pháp đúng trong việc giáo dục, trong việc xây dựng kế hoạch bài học, mục tiêu phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Trẻ em hầu hết không tiếp thu kiến thức một cách thụ động; mỗi học sinh đều có kho kiến thức riêng trên cơ sở từ kinh nghiệm sống và học tập trước đó. Việc học của các em muốn đạt hiệu quả cao thì việc tổ chức hoạt động thực hành tạo ra sở thích, sự ham học cho học sinh là vấn đề cần được quan tâm thường xuyên trong mỗi bài học. Mỗi đứa trẻ có những kinh nghiệm và khả năng khác nhau đối với những dạng hoạt động khác nhau và các lĩnh vực khác nhau. Do đó, mỗi đứa trẻ có mức độ tiếp thu kiến thức riêng. Giáo viên cần sử dụng những nguồn thông tin, tư liệu phong phú để kích thích học sinh suy nghĩ, đưa ra những nhận xét, giải thích và đánh giá theo ý kiến, quan điểm riêng của các em. Vì quá trình học tập của các em diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc và mọi tình huống, không chỉ diễn ra ở trường học mà cả ở nhà và những chỗ chúng vui chơi. Vì vậy người giáo viên cần thiết lập được mối liên hệ giữa cái mới học và kiến thức mà các em đẫ có, cần quan tâm và có phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Phải tạo cho các em sự gần gũi giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với nhau. Đồng thời luôn tạo cho các em các tình huống và tâm thế học tập. * Chú trọng dạy học cá thể: Bởi vì ta đã xây dựng chương trình có độ lệch về thời gian cho phép nên chúng ta cần đảm bảo việc dạy học cho từng cá thể. Dạy cho từng đối tượng học sinh. Sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với kiến thức mới cần về tận từng em để hướng dẫn học sinh cách làm bào, kiểm tra việc học và nắm kiến thức của các em. Như vậy vừa tránh được tiếng ồn ảnh hưởng đến nhiều em khác, đồng thời có diều kiện giúp đỡ các em kỹ hơn, sâu hơn, giúp các em tích cực hoạt động và nhanh chóng nắm chắc nội dung kiến thức của bài học. Công việc này luôn phải được quan tâm chú ý thường xuyên theo từng tiết học. Trong năm học 2014- 2015 tôi đã mạnh dạn chỉ đạo giáo viên dạy lớp vận nhiều hình thức, phương pháp dạy học, nhưng bản thân tôi và các thầy giáo dạy lớp ghép đã nhận thấy rằng ngoài việc chuẩn bị công phu giáo án, đồ dùng dạy học, môi trường học tậpthì việc vận dụng dạy học theo nhóm (mô hình VNEN) đem lại hiệu quả rất khả quan. Điều mà chúng tôi thấy rõ nhất đó là: Các em mạnh dạn lên nhiều, đã có kỹ năng giao tiếp, biết hợp tác, biết chia sẻ. Trước đây, các em thấy người lạ là co lại không dám nhìn, không nói chuyện. Nhưng bây giờ thì khác. Với chiều hướng này, trong quá trình dạy học lớp ghép ở Thượng Trạch chất lượng sẽ từng bước khởi sắc. Kết quả đạt được cuối năm học 2014- 2015: HS các lớp ghép 2-3; 4-5 điểm trường (Bản Ban); lớp ghép 1-2, 3-4 (Bản Nịu); lớp ghép 1-2, 4-5 (Bản Cà Roòng) được chuyên môn chỉ đạo vận dụng những biện pháp trên mang lại hiệu quả cao hơn lẫn về chất và số lượng so với các lớp ghép khác ở trong nhà trường. Khối lớp TSHS Năng lực- Kiến thức Phẩm chất SL % 55 em trong các lớp ghép được chỉ đạo này hầu hết các em rất mạnh dạn, biết chia sẻ và khi có người lạ vào các em không còn sợ nữa. Các em đã chia sẻ: “Đến lớp bây giờ vui hơn ngày trước. Chúng em vừa được học chữ, vừa được vui chơi, tham gia các hoạt động nhóm, rèn luyện kỹ năng và không còn sợ bị điểm kém như trước đây nữa 1 7 7 100% 2 13 13 100% 3 8 8 100% 4 20 20 100% 5 7 7 100% 55 55 100% 3. Phần kết luận: Dạy học lớp là một quá trình giáo viên tổ chức cho hai hay nhiều nhóm trình độ khác nhau cùng thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ học tập khác nhau trong cùng một thời gian, địa điểm. Phát triển dạy học lớp ghép nhiều góp phần vào việc thực hiện mục tiêu công ước Quốc tế về quyền trẻ em đều được học và mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học. Vì vậy, để đảm bảo các mục tiêu về giáo dục chúng ta cần phải từng bước nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép, tiến tới chất lượng ngang bằng với các lớp đơn. Làm được điều này không dễ dàng chút nào? Trong nhiều năm công tác và làm công tác chỉ đạo chuyên môn, bản thân luôn trăn trở tìm ra hướng giải quyết để nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép. Bởi chất lượng dạy học lớp ghép hiện nay chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục. Trong năm học 2014-2015 vào đầu năm học tôi đã mạnh dạn đưa ra nhiều hình thức tổ chức, phương pháp dạy học cho các lớp ghép mà tôi đang thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Cụ thể: Tổ chức dạy học chung cả lớp;Tổ chức dạy học cho từng nhóm trình độ;Dạy học trực tiếp cá nhân;Dạy học theo nhóm nhỏ(Vận dụng mô hình VNEN)...và nhiều biện pháp trong quá trình dạy học.Trong quá trình chỉ đạo và thực tế giảng dạy của giáo viên ở các lớp này, để nâng cao chất lượng dạy học lớp ghép đòi hỏi người giáo viên cần phải: - Người giáo viên phải xác định được cái “Tâm” cần phải chịu khó, nhẩn nại chứ không thể nôn nóng được, chất lượng là cả một quá trình. - Xây dựng kế hoạch chương trình, kế hoạch bài học, vận dụng các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với trình độ từng nhóm học sinh trong lớp mình. - Xây dựng môi trường học tập trong lớp ghép phải lành mạnh, tạo sự gần gủi với học sinh tạo cho các em cảm giác muốn đến trường “Mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui”... Ngoài những điều kiện trên, cái quyết định chất lượng là người giáo viên phải linh hoạt chọn các biện pháp, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp mang lại hiệu quả cao. Trong năm học này việc vận dụng hình thức dạy học theo nhóm (mô hình VNEN) mang lại hiệu quả rõ rệt cả về chất lượng và các kỹ năng giao tiếp, đã làm thay đổi cả thầy lẫn trò. Nay các em đã trở thành con người mới. Là người chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, tôi luôn cố gắng và mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Với những biện pháp mà tôi đã chỉ đạo trong quá trình dạy học, không có biện pháp nào là đa năng mà mỗi biện pháp có một vị trí cần thiết vì vậy trong quá trình dạy học khi vận dụng đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo không rập khuôn, máy móc. Tùy theo tùng nội dung bài học để vận dụng. Lúc đó mới đem lại hiệu quả thực sự. Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy lớp ghép” được viết với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Trong quá trình thực hiện sáng kiến vì thời gian và năng lực của bản thân có hạn nên đề tài chỉ dừng trong phạm vi nhà trường và không tránh khỏi những thiếu sót tôi rất mong được sự đóng góp, bổ sung và giúp đỡ của quý thầy cô giáo, các đồng chí đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Xin trân thành cảm ơn! Bố Trạch, ngày 10 tháng 5 năm 2015 NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Cao Anh Tuấn XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Sang_Kien_Kinh_Nghiem.doc