Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Tượng Sơn

 Chúng ta đã biết, giáo dục và đào tạo là điều kiện tất yếu của quá trình phát triển loài người, giáo dục và đào tạo còn là phương thức tái sản xuất những giá trị về nhân cách cần thiết phù hợp với mục tiêu kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Giáo dục và đào tạo được coi là lĩnh vực thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội và nó giữ một vị trí trọng yếu trong sự phát triển của Quốc gia. Điều đó được đúc kết từ quá trình tồn tại và phát triển của dân tộc ta hơn bốn nghìn năm qua.

 Trong tư tưởng chỉ đạo về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục và đào tạo là: “ Nhằm xây dựng những con người mới và thế hệ trẻ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hoá nhân loại, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam ”

 Thực tế cho thấy, để có một nền giáo dục tiên tiến thì đòi hỏi chúng ta phải có một cơ sở giáo dục vững chắc và cơ sở này chính là hệ thống giáo dục phổ thông. Trong đó, bậc học Tiểu học được xem là bậc học nền tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Điều 24 của luật giáo dục nêu rõ: “Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên - xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mĩ thuật.” M ặt khác, mục tiêu giáo dục Tiểu học còn nêu rõ: “ Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cở sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tụê, thể chất, thẩm mĩ và kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên THCS.”

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6120 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học Tượng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iải nhì về tiết mục kể chuyện, giải ba về tiết mục văn nghệ, giải khuyến khích A ru bích.
- Năm học 2009 – 2010: giải nhất bóng đá mi ni, 02 giải nhì cuộc thi vẽ tranh chú bồ đội. 
- Năm học 2010 – 2011: xếp giải nhì toàn đoàn về thể thao, 02 giải nhì cấp tỉnh về viết chữ đẹp.
- Trong những năm gầy đây nhờ sự cố gắng phấn đấu nên đã được huyện đoàn tặng nhiều giấy khen và cờ thi đua. Xứng đáng là một trong những đơn vị có nhiều thành tích trong công tác HĐGDNGLL của toàn huyện.
 2.3) Một số tồn tại và khó khăn cần khắc phục:
 Trong những năm vừa qua trường Tiểu học Tượng Sơn đã không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều kết quả đáng tự hào về công tác HĐGDNGLL.
 Tuy nhiên, HĐGDNGLL của trường Tiểu học Tượng Sơn vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả xứng tầm với khả năng vốn có của nhà trường. Do một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của HĐGDNGLL đó là:
 + Về đội ngũ giáo viên:
Trên 80% cán bộ giáo viên nhà trường là nữ giới, với tuổi đời trung bình khá cao nên tâm lý ngại hoạt động, ngại tham gia các HĐGDNGLL. Mặt khác, kiến thức về âm nhạc, thể dục thể thao, hội hoạ, phục vụ cho các phong trào bề nổi còn hạn chế. Bên cạnh đó, điều kiện gia đình, sức khoẻ ( nhất là các đồng chí nhà ở xa trường) có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác HĐGDNGLL. Đồng thời, nhà trường thường xuyên thiếu giáo viên dạy những môn đặc thù như Thể duc, Mĩ thuật, cũng ành hưởng không nhỏ đến công tá HĐGDNGLL của nhà trường.
 + Về tình hình học sinh:
 Với số lượng học sinh khá đông, có nhiều con em gia đình nông dân có hoàn cảnh khó khăn nên điều kiện quan tâm đến các em còn hạn chế. Địa bàn trường đóng thuộc vùng sâu, vùng xa so với trung tâm huyện nên càng không tránh khỏi những hạn chế thiếu thốn về điều kiện văn hoá xã hội. Bên cạnh đó tính hiếu động, thích hoạt động và tính tò mò nên các em dễ bị lôi cuốn vào những hoạt động thiếu lành mạnh. Những mặt trái này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục học sinh trong nhà trường.
 + Về nội dung và hình thức tổ chức các HĐGDNGLL:
Mặc dù hàng năm, nhà trường đều có kế hoạch cụ thể cho hoạt động giáo dục này, song việc xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động chưa thật sự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và trình độ học sinh.
 Phương pháp kỷ năng tổ chức các HĐGDNGLL cho học sinh của giáo viên chưa thật sự hấp dẫn nên chưa phát huy được tính tích cực hoạt động chủ đạo của học sinh.
 + Việc chỉ đạo các HĐGDNGLL:
 Tuy nhà trường đã thành lập được BCĐ nhưng sự phân công nhiệm vụ vẫn chưa được cụ thể, sự phối hợp giữa các tổ chức và các giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự có hiệu quả. Một số giáo viên còn có quan niệm chưa phù hợp đó là: Công tác HĐGDNGLL là thuộc trách nhiệm của Tổng phụ trách Đội, của Bí thư chi đoàn nên nếu có tham gia cũng chỉ là phụ giúp. Bên cạnh đó công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm của từng HĐGDNGLL của nhà trường đôi lúc vẫn chưa kịp thời, chưa quýêt liệt...
 III. Một số biện pháp chỉ đạo công tác HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Tượng Sơn
 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học là một hoạt động giáo dục xã hội đặc biệt, là bộ phận cấu thành trong hoạt động dạy học của nhà trường. Nó là một loại hoạt động phong phú đa dạng mang tính chất riêng biệt của quá trình giáo dục con người, nó không đơn thuần nhằm vào mục tiêu giáo dục riêng lẻ mà nó mang tính giáo dục nhiều mặt. Vì vậy, trong quá trình chỉ đạo các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ góp phần quan trọng vào quá trình giáo dục toàn diện nhân cách học sinh. Từ việc nhận thức đúng vai trò, vị trí, chức năng và đặc điểm của HĐGDNGLL cũng như thông qua việc đánh giá khách quan về thực trạng của công tac chỉ đạo HĐGDNGLL của Trường Tiểu học Tượng Sơn ; đồng thời bằng kinh nghiệm và trải nghiểm của bản thân tôi trong quá trình chỉ đạo công tác này ở nhà trường, đã giúp tôi có cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn để mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm chỉ đạo công tác HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Tượng Sơn ngày một hiệu quả và thiết thưc hơn. Những biện pháp cụ thể là:
 3.1) Bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên và học sinh về công tác HĐGDNGLL
 Trên cơ sở những mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch đã đề ra nhà trường tổ chức cho giáo viên tham gia hội thảo về chuyên đề HĐGDNGLL. Mời các chuyên gia có kinh nghiệm về công tác HĐGDNGLL để đóng góp ý kiến trong hội thảo cần tổ chức cho giáo viên trao đổi, thảo luận để thống nhất nội dung về phương pháp, hình thức tổ chức các HĐGDNGLL.
 Đây là biện pháp có tác dụng tích cực làm chuyển biến tư tưởng, nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác giáo dục HĐGDNGLL ở nhà trường. Biện pháp này cần phải tổ chức có kế hoạch, định kỳ và phải được coi như là một trong những biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên hàng năm.
 - Đối với học sinh: Nhà trường phải có nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục làm cho học sinh thấy được tầm quan trọng của công tác HĐGDNGLL đối với việc hoàn thiện nhân cách ở các em. Việc tuyên truyền phải được tiến hành ở nhiều hình thức như:
 + Tổ chức tuyên truyền giáo dục trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn.
 + Sưu tầm mua sắm tài liệu, sách báo, trang thiết bị, đồ dùng để thông qua đó giáo dục các em.
 + Chọn chương trình trọng điểm để chỉ đạo thành công các HĐGDNGLL nhằm gây sự chú ý và cuốn hút các em tích cực tham gia.
 + Tổ chức các lớp bồi dưỡng để nâng cao nhận thức cho các em, đồng thời định hướng cho các em tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích.
 3.2) Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL một cách phù hợp
 Để tổ chức HĐGDNGLL đạt hiệu quả cao nhất, nhà trường cần xây dựng một kế hoạch đầy đủ và khoa học cho hoạt động giáo dục này. Trước khi bước vào năm học mới, Ban giám hiệu nhà trường với tổng phụ trách Đội thiếu niên, Chi đoàn thanh niên cùng phối hợp xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách khoa học. Kế hoạch tổ chức các HĐGDNGLL được xây dựng dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, dựa vào mục tiêu, chủ trương chính sách, đường lối và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Phải có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, từ đó triển khai chỉ đạo cụ thể tới từng tuần, từng tháng, từng chủ đề, chủ điểm cho toàn trường và cho từng khối lớp.
 Khi xây dựng kế hoạch cho HĐGDNGLL, Ban giám hiệu nhà trường phải thông qua hội đồng sư phạm và mời đại diện các cơ quan có trách nhiệm như: Hội đồng Đội của huyện đoàn, của Phòng giáo dục, của chính quyền địa phương nơi trường đóng, Hội cha mẹ học sinh cùng tham gia đóng góp ý kiến để hoàn thiện kế hoạch và có sự tham gia phối hợp thực hiện. Đồng thời, khi xây dựng kế hoạch cũng dựa trên một số căn cứ sau đây:
 - Căn cứ vào văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành về HĐGDNGLL;
 - Căn cứ vào nội dung học tập trên lớp của học sinh;
 - Căn cứ vào điều kiện cụ thể của nhà trường: Như số giáo viên chuyên trách, trình độ năng lực ở giáo viên khả nang tiếp thu và nhận thức của học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường ;
 - Căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của của địa phương nơi trường đóng;
 Từ đó, Nhà trường cần xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL như sau:
 3.2.1) Kế hoạch hàng ngày:
 - ở trường: 
 + Duy trì nề nếp ra vào lớp.
 + Truy bài trước giờ học, đội mũ ca lô đeo khăn quàng đỏ trước khi đến trường.
 + Tập thể dục giữa giờ, múa hát sân trường, vui chơi giải trí, làm vệ sinh lớp học.
 - ở nhà:
 + Tự học nhóm, học theo tổ.
 + Vệ sinh cá nhân.
 + Giúp đỡ bố mẹ làm công việc gia đình.
 3.2.2) Kế hoạch hàng tuần:
 + Chào cờ đầu tuần.
 + Hoạt động văn hoá văn nghệ, câu lạc bộ thể dục thể thao.
 + Sinh hoạt sao nhi đồng, đội TNTP Hồ Chí Minh vào chiều thứ sáu.
 + Sinh hoạt nhóm cán sự học tập có học lực tốt.
 + Bồi dưỡng, giúp đỡ đội viên yếu kém.
 3.2.3) Kế hoạch hàng tháng:
 + Các hoạt động theo chủ điểm.
 + Hoạt động thi đua.
 + Hoạt động các tổ nhóm theo sở thích và năng khiếu riêng.
 3.2.4) Kế hoạch hoạt động trong hè:
 + Hoạt động hè ở địa phương.
 + Tham gia một số hoạt động bổ ích do thôn xóm tổ chức.
 + Hoạt động câu lạc bộ các nhóm theo sở thích ở khu dân cư, cung thiếu nhi.
 + Nghĩ hè, ôn tập chương trình năm học trước.
 + Chuẩn bị bước vào năm học mới.
 3.2.5) Các hoạt động theo chủ điểm được lấy tên dựa theo các ngày lễ lớn, ngày trọng đại trong năm.
 a. Tháng 9 đến tháng 10 với chủ điểm " Em yêu trường em".
 + Tổ chức nghe nói chuyện về Đảng, về Bác Hồ và ngày quốc khánh 2/9,
 + Tổ chức phát động thi đua ( Bông hoa điểm 10 tặng mẹ, tặng cô nhân ngày 20/10).
 + Duy trì nề nếp kiểm tra ý thức kỷ luật Đội viên. 
 + Tổ chức,giám sát đánh giá tổng kết.
 b. Tháng 11với chủ điểm " kính yêu thầy cô".
 + Tổ chức các hoạt động văn nghệ nói về thầy cô.
 + Ra báo tường, báo ảnh nói về tình cảm đối với thầy cô.
 + Làm lễ kết nạp đội viên mới.
 + Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
 + Sơ kết thi đua.
 c. Tháng 12 với chủ điểm: “ Hành quân theo bước chân những người anh Hùng”.
 + Phát động thi đua học tập tác phong chú bồ đội. 
 + Mời đại biểu các đơn vị bộ đội nói chuyện truyền thống đấu tranh của quân đội nhân dân Việt Nam.
 + Tổ chức thăm nghĩa trang liệt sỹ các gia đình thương binh liệt sỹ.
 + Vẻ tranh về hình ảnh chú bộ đội.
 + Sơ kết thi đua.
 d. Tháng 1, tháng 2 với chủ điểm: “ Mừng Đảng, mừng xuân”.
 + Tổ chức các hoạt động chào mừng Đảng cộng sản Việt Nam 3/2.
 + Tổ chức tết trồng cây xây dựng cảnh quan trường lớp xanh – sạch - đẹp.
 + Tổ chức tìm hiểu về đảng quang vinh.
 + Tổ chức văn nghệ hát về Đảng và Bác Hồ kính yêu.
 + Sơ kết thi đua.
 e. Tháng 3 với chủ điểm: “ Tiến bước lên đoàn”.
 + Tổ chức hoạt động văn nghệ TDTT chào mừng ngày mùng 8/3 và ngày 26/3.
 + Tổ chức thi tìm hiểu truyền thống người phụ nữ Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
 + Tổ chức lễ phát thưởng cho học sinh thi đạt thành tích cao trong các cuộc thi.
 + Tổ chức long trọng lễ kỷ niệm ngày thành lập đoàn 26/3 kết hợp thi nghi thức đội và các hoạt động văn nghệ TDTT.
 g. Tháng 4, tháng 5 với chủ điểm " Nhớ ơn Bác Hồ".
 + Tổ chức thi tìm hiểu truyền thống đấu tranh của nhân dân ta, ghi nhớ ngày thống nhất đất nước 30/4/1975.
 + Thi vỡ sạch, chữ đẹp.
 + Tổ chức chào mừng ngày thành lập Đội và ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu.
 + Tổ chức đại hội cháu ngoan Bác Hồ.
 + Làm lễ bế giảng năm học và bàn giao học sinh về địa phương.
3.3) Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch một cách cụ thể:
 a.Thành lập ban chỉ đạo (BCĐ) hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
 Sau khi có kế hoạch chỉ đạo HĐGDNGLL, để hoạt động đạt hiệu quả cao cần có BCĐ chịu trách nhiệm chính về HĐGDNGLL. Vì vậy, trường Tiểu học Tượng Sơn cần thành lập được BCĐ riêng cho HĐGDNGLL như sau:
 Thành phần BCĐ gồm có:
- Trưởng ban chỉ đạo: Hiệu trưởng nhà trường.
- Phó ban chỉ đạo: Phó hiệu trưởng nhà trường và tổng phụ trách Đội.
- Các ban viên:
+ Công đoàn nhà trường.
+ Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh.
+ Tổ trưởng chuyên môn các khối lớp.
+ Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh.
+ Các chuyên gia về HĐGDNGLL.
BCĐ cần đề ra kế hoạch làm việc và đưa ra cơ chế phối hợp hành động giữa các thành viên và các tổ chức.
b. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch:
Sau khi thống nhất kế hoạch với chi bộ đảng, ban giám hiệu thông qua hội đồng giáo viên và đưa kế hoạch vào nghị quyết của nhà trường, trưởng BCĐ HĐGDNGLL tổ chức họp BCĐ HĐGDNGLL để:
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng thành viên.
+ Thống nhất nội dung, hình thức cho từng hoạt động.
+ Thống nhất biện pháp huy động nguồn nhân lực, vật lực và các điều kiện liên quan khác.
+ Thống nhất cách kiểm tra, đánh giá, xếp loại cho từng hoạt động. Trong quá trình thực hiện kế hoạch BCĐ cần chú ý một số điểm sau:
* Thường xuyên theo dõi, giám sát, động viên, kích thích kịp thời.
* Có sự điều chỉnh, sửa chữa và can thiệp nếu thấy cần thiết.
* Tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể để tổ chức hoạt động một cách hiệu quả.
* Thường xuyên bồi dưỡng BCĐ HĐGDNGLL và đội ngũ giáo viên cả về năng lực tổ chức, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ về tổ chức các HĐGDNGLL.
* Tổ chức bồi dưỡng toàn diện lực lượng học sinh nòng cốt là cán bộ của Đội, cán bộ lớp, thông qua các lớp tập huấn.
* Sử dụng giáo viên có năng lực vào các hoạt động phù hợp với khả năng đồng thời gắn trách nhiệm đánh giá chỉ tiêu thi đua cuối năm đối với từng giáo viên phụ trách.
* Tích cực thăm dò, tìm hiểu tâm lý, nguyện vọng của học sinh thông qua đó nhằm cải tiến nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động cho phù hợp.
* Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
 3.4)Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá 
Ban giám hiệu trường Tiểu học Tượng Sơn luôn xem HĐGDNGLL đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình giáo dục trong nhà trường. Vì vậy, để HĐGDNGLL đạt được kết qủa cao nhất thì mỗi hoạt động cần phải được kiểm tra, đánh giá một cách khách quan, khoa học và thường xuyên dưới nhiều hình thức, nhiều biện pháp khác nhau. Đây là một biện pháp cần được phát huy sâu rộng trong quá trình tổ chức và thực hiện HĐGDNGLL của nhà trường.
Nhờ công tác kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho Ban giám hiệu và Ban chỉ đao các HĐGDNGLL kịp thời phát hiện những sai sót, lệch lạc để điều chỉnh lại kế hoạch hình thức, và phương pháp tổ chức hoạt động một cách kịp thởi nhằm chỉ đạo hoạt động giáo dục này đạt hiệu quả tốt nhất. Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành như sau:
+ Tiến hành kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động và sau mỗi hoạt động.
+ Kiểm tra đánh giá trong từng phần việc cụ thể.
+ Kiểm tra đánh giá theo nhiệm vụ được giao.
+ Kiểm tra đánh giá theo tiêu chí, tiêu chuẩn đã được thống nhất.
+ Kiểm tra đánh giá phải công khai, công bằng và kịp thời.
+ Kiểm tra, đánh giá phải mang tính xây dựng và động viên được phong trào, khuyến khích được cá nhân, tập thể phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.
+ Cần kết hợp các hình thức kiểm tra để có kết quả chính xác như: thường xuyên, định kỳ, đột xuất, kiểm tra chéo giữa các khối lớp, giữa các liên đội,
Trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả và xếp loại các HĐGDNGLL phải được thống nhất và gắn với việc đánh giá thi đua của từng khối lớp, của từng học sinh và của từng giáo viên. Gắn với kết quả kiểm tra, đánh giá là những quyết định biểu dương khen thưởng về tinh thần, vật chất một cách kịp thời. Đồng thời, cũng phải chỉ ra được những yếu kém, tồn tại và những thiếu sót ở từng khâu, từng hoạt động của mỗi tập thể, cá nhân cần phải khắc phục.
3.5.Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm và tổ chức các hoạt động giao lưu học hỏi
3.5.1. Đối với hoạt động rút kinh nghiệm:
Nhà trường cần coi đây là việc làm thường xuyên và sau mỗi tuần; mỗi tháng; mỗi học kỳ; mổi chủ đề, chủ điểm đều phải tiến hành tổng kết, đúc rút kinh nghiệm cho cả học sinh và giáo viên ở từng khối lớp và cả toàn trường.
Nội dung của công tác tổng kết, rút kinh nghiệm mà nhà trường cần thực hiện đó là:
+ Ghi nhận những thành tích đã đạt được sau mỗi hoạt động.
+ Chỉ ra những điểm, những mặt còn tồn tại, còn yếu kém cần được khắc phục, sửa chữa kịp thời.
+ Biểu dương, khen thưởng những cá nhân tập thể có thành tích trong từng hoạt động; đồng thời chỉ ra những thiếu sót và tồn tại của những tập thể, cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Cần rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động lần sau.
3.5.2. Đối với các hoạt động giao lưu học hỏi kinh nghiệm:
Để các hoạt động HĐGDNGLL được hoàn thiện và đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức, nhà trường cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, TDTT giữa học sinh và giáo viên của nhà trường với các trường bạn và các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn. Qua đó, tạo điều kiện để học sinh và giáo viên được giao lưu học hỏi kinh nghiệm về mọi mặt. Đặc biệt trong mỗi năm học, nhà trường cần tổ chức cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc được đi thăm quan học hỏi ở những nơi phát triển tốt về công tác HĐGDNGLL để có điều kiện tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm.
3.6. Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các HĐGDNGLL
HĐGDNGLL là một trong những hoạt động mang tính xã hội cao, nó đòi hỏi phải có sự phối hợp, sự chung tay của các tổ chức, các đoàn thể và của cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các HĐGDNGLL. Vì vậy, nhà trường cần phải thu hút, lôi cuốn họ tham gia một cách tích cực nhằm tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường tổ chức các HĐGDNGLL đạt kết qủa cao nhất.Sự phối kết hợp rtrong công rtác này được thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ Tổ chức đoàn thể phải tạo điều kiện về mặt pháp lý và tinh thần để nhà trường tổ chức tốt các HĐGDNGLL.
+ Phối hợp khai thác các tiềm năng vốn có của địa phương như: Tiềm năng về văn hoá, nghệ thuật; tiềm năng về con người, tiềm năng về kinh tế, văn hoá,
+ Phối hợp xây dựng các nội dung và hình thức tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh nhằm tạo sự thống nhất trong việc giáo dục toàn diện nhân cách học sinh ở cả ba môi trường: nhà trường- gia đình và xã hội; thông qua đó phối hợp để ủng hộ kinh phí, phương tiện, vật chất và tinh thần cho HĐGDNGLL.
Trên đây là hệ thống những biện pháp chỉ đạo công tác HĐGDNGLL ở trường Tiểu học Tượng Sơn. Vậy, việc vận dụng các biện pháp này vào quá trình chỉ đạo HĐGDNGLL sẽ giúp cho nhà trường thu được những kết quả cao hơn. 
 VI. Kết luận 
HĐGDNGLL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh. Cùng với hoạt động dạy học trên lớp, HĐGDNGLL đồng thời tạo nên kết quả tổng hợp góp phần giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, (thế hệ học sinh có đủ tri thức, kỷ năng, sức khoẻ và có phẩm chất nhân cách của người công dân mới trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như hiện nay). HĐGDNGLL là một hoạt động có bình diện hoạt động rộng, có nội dung và hình thức tổ chức đa dạng, phong phú. Chính vì vậy, trường Tiểu học cần khai thác triệt để các giá trị đó để vận dụng vào việc tổ chức các hình thức hoạt động theo tính đa dạng hoá, sinh động hoá nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong công tác giáo dục học sinh.
 Trong thực tế, công tác HĐGDNGLL đã được các nhà quản lí và đội ngũ làm công tac giáo dục ngoài giờ lên lớp chú trong và cũng đưa ra nhiều giải pháp chung chó các trường tiều học áp dung, song kết quả đạt được chưa cao, vẫn có nhiều hạn chế trong quá trình áp dụng vào thực tế của các trường nói chung và của trường Tiểu học Tượng Sơn nói riêng.Vì thế những biện pháp chỉ đạo công tac HĐGDNGLL mà tối đề xuất trong sáng kiến này sẽ giúp cho trương tiểu học Tương Sơn cũng như những trường có điều kiện và thực trạng tuơng tự vận dụng vào quá trình chỉ đạo HĐGDNGLL sẽ khắc phục được những nhược điểm, hạn chế và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
 Do trình độ có hạn và là lần đầu nghiên cứu viết sáng kiến thuộc lĩnh vực này nên sáng kiến về vần đề chỉ đạo công tác HĐGDNGLL mà tôi đưa ra ở đây chỉ mới dừng lại ở mốt số biện pháp chỉ đạo công tác HĐGDNGLL ở trường tiểu học Tượng Sơn, đó là:
 - Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên và toàn thể học sinh trong nhà trường.
 - Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch một cách phù hợp.
 - Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch một cách cụ thể
 - Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
 - Biện pháp 5: Thường xuyên tổ chức đúc rút kinh nghiệm và tổ chưc các hoạt động giao lưu.
 - Biện pháp 6: Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể và cha mẹ học sinh trong việc tổ chức các hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Vậy, trong quá trình chỉ đạo các hoạt đọng giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Tượng Sơn, nếu Ban giám hiệu, Ban chỉ đạo hoạt đông này của nhà trường biết vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp được nêu trong sáng kiến này thì chắc chắn sẽ giúp nhà trường khắc phục được một số hạn chế và tồn tại, cũng như phát huy được những lợi thế và thế mạnh của nha trường.Từ đó, góp phần đưa công tac chỉ đạo HĐGDNGLL của nhà trường đạt hiệu quả cao nhất. 
 Đồng thời, với nhũng trường tiểu học có điều kiện và thực trạng về HĐGDNGLL giống như ở trường Tiểu học Tượng Sơn thì cũng có thể vận dụng được các biện pháp trên vào quá trình chỉ đạo các HĐGDNGLL ở trường mình để làm cho hoạt động giáo dục này có một vị trí xứng đáng với vai trò to lớn của nó trong sự nghiệp giáo dục toàn diện của nhà trương.

File đính kèm:

  • docng_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan