Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non

 Trong trường mầm non các hoạt động thể chất và các bài tập thể dục rất quan trọng với trẻ . Trẻ cần được tập luyện phát triển các kỹ năng nhằm giúp trẻ có thể điều khiển được mọi hoạt động của bản thân. Quá trình phát triển thể chất, sức khỏe có vai trò và vị trí rất quan trọng trong quá trình giúp trẻ phát triển toàn diện về thể lực, trí tuệ và tình cảm xã hội Trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể trẻ. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển trẻ . Phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực;

 Phát triển thể chất là quá trình hình thành, thay đổi về hình thái và chức năng sinh học của cơ thể con người dưới ảnh hưởng của điều kiện sống và môi trường giáo dục.

 Từ khái niệm ta có thể thấy tiền đề của sự phát triển thể chất của con người là do tự nhiên và tổ chức cơ thể con người do bẩm sinh tạo nên. Song xu hướng, tính chất, mức độ phát triển thể chất là do con người tự rèn luyện, do phụ thuộc vào điều kiện sống và giáo dục. Sự phát triển thể chất của con người bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện sinh hoạt xã hội mà trong đó lao động và giáo dục thể chất nói riêng có tác động hàng đầu.

 Phát triển thể chất ở trẻ em là nói đến sự lớn lên của trẻ về mặt hình thể bên ngoài, những thay đổi và hoàn thiện chức năng của các cơ quan tương ứng với độ tuổi. Đánh giá sự phát triển của trẻ dựa trên các chỉ số về hình thái (chiều cao, cân nặng, vòng đầu, mọc răng ) và chức năng sinh học của cơ thể (sự hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan ở trạng thái tĩnh hoặc dưới tác động của lượng vận động.

 Nâng cao chất lượng phát triển thể chất cho trẻ là nhằm thực hiện tốt kế kế hoạch đã xây dựng giúp trẻ phát triển thể chất. Đồng thời đưa ra được những biện pháp mới trong cách chỉ đạo của người quản lý cũng như trong phương pháp, hình thức tổ chức giáo viên để tạo mội điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để trẻ được tham gia vận động, góp phần phát trển toàn diện cho trẻ.

 

doc33 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được xem là một trong những phương tiện giáo dục trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ tham gia hoạt động tích cực, tự giác, đạt hiệu quả cao trong các tiết học thể dục.
 Giáo viên lựa chọn những bài thơ, mẩu chuyện, câu đố... phù hợp với các chủ đề và nội dung bài tập vận động để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách lôi cuốn, hấp dẫn, tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say luyện tập. Khi kết thúc tiết học, nên có những tình huống truyện, thơ hấp dẫn tạo cho trẻ sự thoải mái, có tâm thế háo hức, ngóng đợi các buổi luyện tập tiếp theo.
	Lựa chọn các bản nhạc, các bài hát phù hợp với chủ đề để tích hợp trong các hoạt động giáo dục thể chất là rất cần thiết. Nó khiến tiết học trở nên hấp dẫn, sinh động và tạo sự phấn khởi cho trẻ.
(Hình ảnh trẻ tập bài tập phát triển chung trong giờ học)
	(Hình ảnh trẻ tập vận động cơ bản)
	Rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời cũng rất quan trọng. Chính trong hoạt động ngoài trời đòi hỏi trẻ phải sử dụng các kỹ năng vận động cơ bản mà trẻ đã được học để áp dụng vào. Vì vậy yêu cầu giáo viên xây dựng nội dung các hoạt động, trò chơi giúp trẻ được củng cố, luyện tập các kỹ năng vận động. 
	Chỉ đạo giáo viên thực hiện đầy đủ các nội dung của hoạt động trời, lưu ý phần chọn trò chơi vận động sử dụng các kỹ năng vận động cơ bản trẻ đã được học. Giáo viên tổ chức trò chơi dưới hình thức thi đua để tạo sự hứng thú của trẻ, đưa việc thực hiện đúng kỹ năng vận động là yêu cầu của trò chơi để trẻ thực hiện. Đặc biệt giáo viên phải chú ý phát hiện những trẻ yếu, trẻ chưa thuần thục các kỹ năng để có biện pháp củng cố. luyện tập cho trẻ ở trong góc thể chất hoặc mọi lúc.
	Tiếp tục lựa chọn các trò chơi dân gian để rèn kỹ năng vận động cho trẻ. Giáo viên có thể tổ chức dưới hình thức nhóm nhỏ để giúp trẻ có nhiều số lần tập luyện. Hay giao lưu giữa các lớp cũng là hình thức giúp trẻ được thể hiện khả năng của mình, mặt khác trẻ được học hỏi cách thực hiện của các bạn. 
	Giáo viên tận dụng các phương tiện có sẵn ngoài sân trường để giúp trẻ phát triển vận động. Tăng cường cho trẻ chơi các đồ chơi như: các dạng cầu thang leo, chui qua ống. Sân tập, địa điểm tổ chức các vận động cho trẻ phải được giáo viên đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tạo cho trẻ không gian tập thoải mái, dễ vận động, thuận lợi cho giáo viên quan sát và xử lý các tình huống.
Hoạt động chiều cũng là thời gian giáo viên tận dụng để rèn kỹ năng cho trẻ thông qua các bài tập hoặc các trò chơi vận động. Giáo viên để trẻ quan sát bạn tập, nhận xét và cùng cô sửa cho bạn tập chưa đúng. Khuyến khích giáo viên chia nhóm nhỏ để tổ chức cho trẻ được rèn luyện. Lựa chọn bài tập cũng như thời gian tập cũng yêu cầu giáo viên lưu ý để tránh sự nhàm chán và mệt mỏi cho trẻ.
(Hình ảnh trẻ hoạt động ngoài trời)
Ngoài việc chỉ đạo giáo viên nâng cao các hoạt động phát triển các nhóm cơ và hô hấp, phát triển vận động cơ bản thì việc phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay cũng rất quan trọng. Giáo viên có thể tích hợp vào trong các hoạt động: toán, tạo hình, khám phá hay trong hoạt động góc. Yêu cầu trẻ có kỹ năng, khéo léo khi được dùng kéo, cầm bút, chơi với đất (nhào, nặn, lăn) một cách chủ động và thành thạo.
 Đưa hoạt động giáo dục thể chất vào các hội thi.
Nhằm nâng cao chất lượng vận động cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình, chúng tôi đưa nội dung bài tập thể dục, các trò chơi vận động vào trong các hội thi của nhà trường. Các lớp tự xây dựng các bài tập thể dục để tham gia biểu diễn trong hội thi “Chúng cháu vui khỏe”. Cô và trẻ cùng tập luyện để dành chiến thắng trong các trò chơi vận động. Qua các hội thi rút ra được nhiều kinh nghiệm về nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề, cũng là cơ hội để giáo viên và trẻ thể hiện sự tập luyện cũng như kỹ năng vận động của trẻ được nâng lên rõ rệt.
(Hình ảnh các bé tham gia hội thi "Chúng cháu vui khỏe")
(Hình ảnh các bé tham gia hội thi "Chúng cháu vui khỏe")
	3. 4 Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, đánh giá.
	Kiểm tra đánh giá các hoạt động là biện pháp hết sức quan trọng trong công tác quản lý. Kiểm tra nhằm thu nhận thông tin, điều khiển, điều chỉnh giáo viên đi đến đích. Kiểm tra nhằm thiết lập các tiêu chuẩn, đo lường kết quả thực hiện mục tiêu, phân tích điều chỉnh các sai lệch nhằm làm cho giáo viên thực hiện tốt hơn đạt kết quả mong đợi.
	Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào lịch trình hoạt động chuyên môn của phòng giáo dục quận , căn cứ vào nội dung chương trình và tình hình thực tế của trường, tôi đã phối hợp cùng ban giám hiệu lập kế hoạch “Kiểm tra nội bộ của trường”. Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học được thông báo tới toàn thể giáo viên và niêm yết công khai trong phòng hội đồng nhà trường. 
	Kiểm tra, dự giờ, đánh giá giáo viên, các hoạt động và sự tiến bộ của trẻ về việc thực hiện chuyên đề là việc làm thường xuyên. Kiểm tra dự giờ dưới nhiều hình thức: kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất. Mỗi giáo viên trong lớp phải được kiểm tra chuyên đề ít nhất 2 lần/năm (1 hoạt động học và 1 hoạt động ngoài trời). Đánh giá việc nghiên cứu, chọn lọc, sắp xếp tài liệu, bài tập, động tác, kỹ năng cần dạy cho trẻ. Việc lựa chọn nội dung bài dạy cũ liên quan đến bài dạy mới, đánh giá việc soạn giáo án, tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất đã phù hợp, đảm bảo với lứa tuổi và tình hình của trẻ tại lớp.
Cần ghi rõ mục đích và yêu cầu, đối tượng, thời gian đã phù hợp, hợp lý chưa. Mặt khác cũng cần đánh giá quá trình lên lớp của giáo viên đã thực hiện đúng, đủ các mục đích và yêu cầu của bài đạy, thực hiện động tác, làm mẫu.
Kiểm tra giáo viên xây dựng kế hoạch chủ đề, lựa chọn các chỉ số về lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Theo dõi sự đánh giá của giáo viên thông qua bảng đánh giá cuối mỗi chủ đề. Phối hợp với tổ chuyên môn kiểm tra đột xuất các kỹ năng vận động của cá nhân trẻ ở các lớp.
Việc kiểm tra thường xuyên đã có tác dụng rất lớn trong công tác quản lý chuyên môn. Cuối mỗi chủ điểm, mỗi giai đoạn, học kỳ đều có đánh giá rút kinh nghiệm. Nhờ đó, tôi đã đề xuất trong ban giám hiệu kịp thời động viên khen thưởng cuối mỗi tháng đối với những giáo viên làm tốt, bố trí các góc hợp lý, trang trí lớp phù hợp với chủ điểm, với lứa tuổi kích thích trẻ hăng say hoạt động. Ngược lại, khi phát hiện những thiếu sót của giáo viên, tôi nhẹ nhàng góp ý trao đổi nhằm uốn nắn điều chỉnh kịp thời, đôi khi trực tiếp hỗ trợ giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động. Bằng biện pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên, tôi đã giúp đội ngũ giáo viên trẻ của trường mình làm việc khoa học hơn, tự giác và chủ động hơn, biết tự kiểm tra công việc của mình, mạnh dạn trao đổi khi cần giúp đỡ, luôn chú trọng nâng cao kỹ năng hoạt động của trẻ trong các góc ngày một tốt hơn. Qua việc kiểm tra, đã góp ý, trao đổi với giáo viên kịp thời điều chỉnh việc thực hiện các nội dung nhằm nâng cao phát triển vận động cho trẻ để phù hợp với tình hình thực tế của từng lớp, từng trẻ. Đây cũng chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi điều chỉnh các nội dung của kế hoạch và có những biện pháp chỉ đạo phù hợp hơn.
3. 5 Biện pháp 5: Phối hợp với gia đình để phát triển vận động cho trẻ.
Việc chia sẻ trách nhiệm giữa gia đình và nhà trường là điều kiện để thúc
 đẩy quá trình thực hiện quá trình chăm sóc trẻ đạt kết quả tốt. Vì vậy, chúng tôi xây dựng kế hoạch về việc thực hiện nội dung giáo dục nói chung và thực hiện chuyên đề vận động nói riêng của nhà trường tới giáo viên ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở đó giáo viên sẽ có những định hướng cụ thể để trao đổi và tuyên truyền với phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh hoặc trao đổi hàng ngày trong giờ đón và trả trẻ,
Ví dụ: Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ, lớn; phụ huynh cần chú ý rèn cho trẻ thói quen vận động, tự tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ tại nhà như: tung và bắt bóng, bật xa, chạy nhanh... 
Đối với trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé: phụ huynh lưu ý đến các hoạt động nhằm phát triển các nhóm cơ: cầm thìa, đi bộ cùng bố mẹ....
Chỉ đạo giáo viên có nội dung tuyên truyền tại góc cha mẹ cần biết của lớp về những hoạt động thể chất trẻ đã và đang thực hiện. Giáo viên hướng dẫn phụ huynh cách tổ chức các bài vận động hay các trò chơi vận động đơn giản, dễ thực hiện tại nhà.
Việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh sẽ góp phần rất lớn trong quá trinh rèn luyện thể chất cho trẻ. Trẻ được luyện tập thường xuyên giúp cơ thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
	Trong thời gian qua bản thân tôi đã cùng với tập thể giáo viên nhà trường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu để xây dựng nhà trường đi lên trong mọi hoạt động.
	Sau một năm thực hiện đề tài, tôi đã thu được một số kết quả sau:
	- Trẻ có sức khỏe tốt, trẻ nhanh nhẹn, tự tin trong các hoạt động, có ý thức kỷ luật tốt, trẻ tích cực và chủ động tham gia mọi vận động và tham gia hào hứng vào các trò chơi, trẻ có kỹ năng vận động, rèn luyện cho trẻ cả về thể lực giúp trẻ khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn rất nhiều so với đầu năm học
	- Giáo viên triển khai các hoạt động giáo dục thể chất chuyển biến một cách rõ rệt, giáo viên có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tổ chức các hoạt động và trò chơi vận động.
- Giáo viên tự tin khi thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ, nâng cao nghệ thuật lên lớp.
	- 100% giáo viên trong trường đã hưởng ứng cao với phong trào làm đồ dùng đồ chơi, số lượng ĐDĐC trong toàn trường tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là đồ dùng giáo duc phát triển thể chất.
	- Trong năm học, toàn trường đã làm được 50 thể loại đồ dùng tự tạo phục vụ cho hoạt động của các chủ đề. Với số lượng là khoảng 600 đồ dùng tự tạo các loại. Đồ dùng giáo dục phát triền thể chất cho trẻ khoảng 280 đồ dùng các loại. Tiết kiệm được khoảng 3.000.000 (ba triệu đồng) so với đồ dùng đồ chơi mua sẵn. 
	- 100% các nhóm lớp trang trí lớp phong phú, nổi bật góc phát triển vận động cho trẻ. Đồ dùng đồ chơi phong phú hấp dẫn trẻ. Những đồ dùng này kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo của trẻ. Trẻ có ý thức trân trọng, giữ gìn đồ chơi trong lớp hơn.
	- Chất lượng các hoạt động của giáo viên và của trẻ cao hơn so với đầu năm học- Đặc biệt là hoạt động phát triển thể chất của trẻ.
	- Phụ huynh ủng hộ nhiệt tình, cung cấp nhiều nguyên vật liệu, phế liệu để làm đồ dùng đồ chơi.
	- Sau một năm thực hiện đề tài sức khỏe của trẻ mẫu giáo như sau: 
Tổng số HS
Đầu năm
Cuối năm
KBT
%
SDD
%
BP
%
KBT
%
SDD
%
BP
%
347
324
93
17
5
6
2
330
95
13
4
4
1
- Dự giờ đánh giá, xếp loại qua 20 tiết dạy và tổ chức trò chơi vận động của 20 giáo viên như sau: 
STT
XẾP LOẠI
Đầu năm
Cuối năm
Tăng
%
1
Tốt
5/20
12/20
35%
2
Khá
10/20
8/20
3
Đạt
5/20
0
Với những kết quả đã được được bản thân tôi nỗ lực phấn đấu không ngừng để chỉ đạo tập thể nhà trường ngày càng đạt nhiều thành tích cao trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc giảng dạy, giáo dục, quản lý.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa rất quan trọng bởi đó là một trong những bộ phận giáo dục toàn diện cho trẻ, tạo ra những điều kiện thuận lợi trong quá trình giáo dục trẻ.
Việc đưa ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển thể chất cho trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với nhà trường. Việc triển khai thực hiện kế hoạch sẽ góp phần cải thiện, tăng cường điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển vận động về môi trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường. Nhà trường đảm bảo tạo dựng được cơ sở vật chất, trang bị đồ chơi, thiết bị cho trẻ phát triển vận động phù hợp (phòng giáo dục thể chất, tạo dựng các khu vui chơi ngoài trời với nguyên liệu thiên nhiên (những mẫu gỗ, cành tre, sỏi, cát, đá ...) hoặc những phế liệu an toàn (nệm mút, lốp xe, vỏ trai, vỏ hộp cát tông...); dành phần đất trống để trồng cỏ, tạo sân cát, đường đi đa dạng; dành những khu vực để trẻ tắm nắng, cảm nhận và thích ứng với khí hậu; đồng thời xây dựng được môi trường thân thiện và đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục vận động kích thích trẻ tích cực, hứng thú với các hoạt động. Mặt khác là cơ hội để nhà trường tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và huy động sự tham gia phối hợp của các bậc cha mẹ, cộng đồng nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục phát triển vận động cho trẻ tuổi mầm non.
Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch giúp người quản lý nắm bắt được thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường trong việc thực hiện phát triển thể chất cho trẻ để từ đó có kế hoạch đầu tư, bổ sung và cải tạo môi trường hoạt động cho phù hợp. Đánh giá về trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng sư phạm của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động, trò chơi phát triển thể chất cũng như thiết kế các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề, tổ chức các hoạt động nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như thực hiện các phương pháp sáng tạo, hình thức mới trong giảng dạy. Mặt khác việc thực hiện các nội dung kế hoạch theo từng tháng giúp nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi, đánh giá cụ thể các hoạt động của nhà trường, giáo viên đang thực hiện nhằm phát triển thể chất cho trẻ để từ đó có những biện pháp điều chỉnh và rút kinh nghiệm kịp thời.
Đối với đội ngũ giáo viên, đây là cơ hội để được tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng và đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Việc thực hiện kế hoạch phát triển vận động giúp giáo viên nắm được rõ hơn về mục đích, yêu cầu phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, khai thác sâu nội dung phát triển vận động cho trẻ, xây dựng kế hoạch giáo dục thể chất cho trẻ theo chương trình giáo dục mầm non phù hợp với trẻ, với điều kiện thực tế của lớp mình. Nắm vững các phương pháp giáo dục thể chất, đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy, sáng tạo trong tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ. Xây dựng nội dung, cách thức tuyên truyền với các bậc phụ huynh về triển khai thực hiện chuyên đề phù hợp, làm chuyển biến nhận thức của phụ huynh trong việc phát triển vận động cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Thu hút được sự quan tâm của phụ huynh đối với nhà trường, hợp tác cùng với giáo viên trong việc phát triển vận động cho trẻ. 
Đối với trẻ mầm non, trẻ khỏe mạnh phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể. Phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Có khả năng vận động và phối hợp vận động tốt, có ý thức giữ gìn sức khỏe bản thân, thích hoạt động, mạnh dạn, tự tin, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động thể chất, phát huy các tố chất vận động khéo léo, kiên trì, bền bỉ, dẻo dai, đáp ứng yêu cầu mong đợi của chương trình GDMN đối với các độ tuổi và các chỉ số phát triển thể chất trong bộ chuẩn phát triển với trẻ năm tuổi. Phát triển khả năng thực hiện các vận động một cách tự tin và khéo léo; biết phối hợp vận động cùng trẻ khác, hào hứng tham gia vào hoạt động phát triển thể lực; khả năng sử dụng một số đồ dùng. Hình thành một số hiểu biết cho trẻ về ích lợi của việc luyện tập vận động đối với sự phát triển cơ thể và bảo vệ sức khỏe.
2. Kết luận:
Qua thời gian thực hiện đề tài " Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non" – là một việc làm thiết thực giúp cho trường có một môi trường sáng, xanh - sạch - đẹp phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý trẻ. Nâng cao được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Qua đó tuyên truyền với các ban ngành, phụ huynh hiểu rõ hơn được ý nghĩa và vai trò của giáo dục Mầm non đối với sự phát triển thể lực của trẻ.
Giáo viên được chủ động sáng tạo trong việc tìm tòi, đổi mới, vận dụng các phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ. Sáng tạo trong việc xây dựng môi trường, làm các sản phẩm tự tạo, sử dụng các đồ dùng tự tạo hiệu quả tạo cơ hội cho trẻ được tham gia một cách tích cực. Qua đó giáo dục trẻ phát triển một các toàn diện.
Xây dựng được mối quan hệ tốt giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và phụ huynh trong nhà trường. Mọi người cùng đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
3. Bài học kinh nghiệm:
Để chất lượng việc thực hiện chuyên đề " Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non" đạt kết quả tốt, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải linh hoạt, áp dụng các biện pháp vào thực tế phù hợp với trường và lớp.
	- BGH phải nắm vững khả năng, trình độ giảng dạy của từng giáo viên để bồi dưỡng cho phù hợp.
	- Có kế hoạch, biện pháp chỉ đạo các nội dung chuyên đề đúng trọng tâm, nâng cao được chất lượng giảng dạy của giáo viên. Quan tâm việc tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, đi thăm quan học hỏi các trường điểm Thành phố, triển khai và tiến hành dự giờ các tiết dạy tại trường.
- Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn hàng tháng, nhấn mạnh những điểm đã làm và chưa làm được trong việc thực hiện chuyên đề. Lấy ý kiến từ những giáo viên có kinh nghiệm, có khả năng trong công tác giảng dạy để trao đổi với các giáo viên khác trong quá trình nâng cao những hoạt động dạy trẻ vận động. 
- Cán bộ quản lý phải nắm vững mục đích yêu cầu, tầm quan trọng của việc phát triển vận động trong nhà trường.
	- Phải biết xây dựng kế hoạch sát với thực tế của nhà trường, điều kiện của địa phương. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo làm đồ, dùng đồ chơi một cách cụ thể, chi tiết, giao chỉ tiêu tới từng giáo viên và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá kết quả của giáo viên. Có động viên khen thưởng kịp thời. 
	- Cần phải chịu khó nghiên cứu, học hỏi để phổ biến cho giáo viên, chỉ đạo giáo viên biết phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh .
	- Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên làm ĐDĐC từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu. 
	- Tổ chức tốt hội thi “Đồ dùng đồ chơi tự làm” nhằm phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạocủa giáo viên
- Luôn động viên khích lệ, tạo cơ hội để tập thể nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.
- Có kế hoạch đầu tư, bồi dưỡng, trao đổi, góp ý để giáo viên, nhân viên để thực hiện tốt nội dung của mình.
- Nhân rộng các lớp, cá nhân đạt kết quả tốt thông qua các buổi họp sinh hoạt chuyên môn và các ngày hội, ngày lễ.
- Cán bộ quản lý luôn những người bạn đồng hành chia sẻ, hợp tác với tất cả các thành viên trong nhà trường.
4. Kiến nghị - đề xuất:
	- Mong được sự quan tâm của các ngành, cấp trên tạo điều kiện về cơ sở vật chất kinh phí cho nhà trường mua sắm thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ để trẻ được học ở môi trường tốt nhất.
	- Đề nghị với cấp trên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo viên cách làm những đồ dùng tự tạo phục vụ cho các hoạt động thể chất của nhà trường cũng như giới thiệu những đồ dùng dụng cụ thể dục mới.
Trên đây là một số biện pháp trong quá trình chỉ đạo "giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mấu giáo trong trường mầm non" bản thân tôi mong được sự góp ý của hội đồng khoa học nghành để nhà trường chỉ đạo tốt hơn trong những năm học tiếp theo.
IV/TÀI LIỆU KHAM KHẢO:
Để có thể hoàn thành xong bài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã lên mạng Internet để tham khảo tài liệu phù hợp với đề tài , nghiên cứu 1 số sách về phương pháp dạy trẻ..
Chương trình giáo dục mầm non –NXBGD Việt Nam
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non (nhà trẻ 3-36 tháng)- TS. Trần Thị Ngọc Trâm-TS. Lê Thu Hương- PGS.TS Lê Thị ánh Tuyết-NXBGD Việt Nam
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé (3-4 tuổi)- TS. Trần Thị Ngọc Trâm-TS. Lê Thu Hương- PGS.TS Lê Thị ánh Tuyết-NXBGD Việt Nam
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé (4-5 tuổi).- TS. Trần Thị Ngọc Trâm-TS. Lê Thu Hương- PGS.TS Lê Thị ánh Tuyết-NXBGD Việt Nam
Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé (5-6 tuổi).- TS. Trần Thị Ngọc Trâm-TS. Lê Thu Hương- PGS.TS Lê Thị ánh Tuyết-NXBGD Việt Nam
Hướng dẫn làm đồ chơi cho trẻ bằng vật liệu dẽ tìm- Phạm Việt Hà-NXBGDVN.
Tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp- NXBGD.
Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non-NXB đại học sư phạm.
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docquan_ly_nguyen_thi_phuong_hoa_mn_tuoi_hoadoc_12120188.doc
Sáng Kiến Liên Quan