Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II

Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương đảng khoá VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức đủ tài”

Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thức đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Trong thời kỳ công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước hiện nay thì việc đổi mới giáo dục, đổi mới nội dung chương trình giáo dục là tất yếu, công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giữ vai trò hết sức quan trọng, GD- ĐT, giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng thường xuyên là việc làm rất cần thiết. Để làm được việc này đòi hỏi cần phải xây dựng đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối đạt chuẩn đáp ứng kịp thời với yêu cầu thời kỳ đổi mới, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như xu thế toàn cầu hoá.

Công tác bồi dưỡng thường xuyên là một hình thức hoạt động chuyên môn được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Chương trình BDTX chu kỳ II cho giáo viên mầm non được tiến hành từ năm 2003 đến năm 2007 nhằm thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH 10 của Quốc hội khoá X và chỉ thị số 14/2001 CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Đây là một chương trình bồi dưỡng hoàn toàn mới mẻ về cả hình thức và nội dung học tập khiến cho không chỉ giáo viên mà cả người làm công tác quản lý gặp nhiều khó khăn lúng túng. Là một cán bộ quản lý phụ trách về chuyên môn, nhận thức được tầm quan trọng của chương trình nên tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học tập tốt chương trình BDTX chu kỳ II.

 

doc22 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5936 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo viên, đến thời điểm tháng 3/ 2007 còn 27 giáo viên (do tách chuyển giáo viên sang mầm non Mai Dịch), đặc thù trường có 2 cơ sở tôi phân chia ra 5 nhóm học tập:
- Nhóm 1: gồm 2 lớp nhà trẻ 
- Nhóm 2: gồm 3 lớp mẫu giáo bé
- Nhóm 3: gồm 3 lớp mẫu giáo nhỡ
- Nhóm 4: gồm 3 lớp mẫu giáo lớn
- Nhóm 5: gồm 4 lớp cơ sở 2
Mỗi nhóm tôi phân công 1 giáo viên nhanh nhẹn, vững chuyên môn, có uy tín, trách nhiệm là khối trưởng của các khối làm trưởng nhóm học tập. Các trưởng nhóm căn cứ vào kế hoạch của nhà trường xây dựng kế hoạch học tập của nhóm, tổ chức triển khai các buổi học nhóm – chịu trách nhiệm chính trước ban chỉ đạo về chất lượng học tập của nhóm mình. (Phụ lục biểu mẫu 2 – trang 19)
Trong mỗi bài học từng nhóm sẽ thảo luận căn cứ nội dung bài học, họp bàn thống nhất và giao trách nhiệm quản lý bài học đó cho từng cá nhân để cá nhân có thể phát huy vai trò và khả năng sở trường của mình. Giáo viên có khả năng về tạo hình sẽ giao công việc quản lý bài 13 “Hoạt động tạo hình”, giáo viên có nhiều kinh nghiệm dạy trẻ khuyết tật sẽ giao công việc quản lý bài 18” Can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật”; giáo viên có sở trường về âm nhạc giao việc quản lý bài 12: “Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non theo định hướng đổi mới”.
Cá nhân quản lý bài học sẽ phải triển khai nội dung bài học, tổ chức thảo luận nhóm về nội dung, hình thức học, triển khai bài tập phát triển kỹ năng. Việc sử dụng hình thức giao trách nhiệm tới từng cá nhân tạo điều kiện cho giáo viên được thể hiện và chủ động hơn trong việc học tập.
3.4. Hướng dẫn giáo viên học tập
Để giáo viên hoàn thành tốt việc học tập của mình tôi đã cung cấp đủ hồ sơ học tập cho giáo viên gồm:
+ Tài liệu học tập: quyển 1, quyển 2, sổ tay hướng dẫn.
+ Vở học tập
+ Phiếu dự giờ
+ Các biểu mẫu xây dựng kế hoạch học tập, kế hoạch dự giờ cá nhân, kế hoạch dự giờ đồng nghiệp.
 Chương trình BDTX với hình thức người tự học giữ vai trò chính vì vậy tôi yêu cầu giáo viên căn cứ vào kế hoạch của trường, của nhóm học tập phải tự xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, kế hoạch dự giờ cá nhân, đồng nghiệp. 
VD: Minh hoạ cách xây dựng kế hoạch của giáo viên
VD: Minh hoạ phiếu quan sát (Phiếu dự giờ) của GV sau mỗi bài học
Sau khi giáo viên đã có đủ hồ sơ và xây dựng được kế hoạch cá nhân của mình tôi triển khai cho giáo viên học tập như sau:
a/ /Hướng dẫn cách học tập:
- Việc học tốt nhất và có hiệu quả nhất là học thường xuyên, đều đặn và liên tục, hoàn thành các bài học một cách đầy đủ, lưu giữ hồ sơ gọn gàng có hệ thống – Tôi vẫn thường nói với giáo viên như vậy.
- Để làm được điều này tôi đã hướng dẫn giáo viên phân chia thời gian học tập một cách hợp lý để hoàn thành việc học của mình mà không ảnh hưởng tới công việc chung cũng như công việc gia đình.
- Mỗi bài học triển khai trong khoảng 1 tháng, trong đó khoảng 1 tuần giáo viên tự đọc tài liệu, vậy giáo viên sẽ phải giành riêng khoảng thời gian ở nhà từ 2 – 3 tiếng để nghiên cứu nội dung bài học. ở trường mỗi bài tôi triển khai tổ chức 2 buổi học nhóm: 1 buổi giáo viên sẽ tự đọc lại tài liệu ghi chép lại những điều tâm đắc và những điều thắc mắc trong từng bài, buổi học nhóm thứ 2 trong nhóm sẽ thảo luận, tự giải đáp các thắc mắc trong quá trình tự học của giáo viên. Như vậy thời gian tự đọc tài liệu ở nhà trong suốt 1 tuần giáo viên cũng không phải tốn nhiều thời gian vào việc chuyên môn mà vẫn có thể giành nhiều thời gian chăm lo cho gia đình.
Tất cả những buổi học nhóm các trưởng nhóm tự chủ động triển khai và giao trách nhiệm cho 1 cá nhân tổ chức hướng dẫn. Trưởng nhóm sẽ giám sát tiến triển công việc tại nhóm của mình và tập trung những thắc mắc chưa được giải đáp báo cáo lại với hiệu trưởng hoặc hiệu phó chuyên môn để được giải đáp.
b/ Hướng dẫn cách ghi chép:
Để cách học có hiệu quả và giảm thiểu thời gian cho giáo viên tôi đã chỉ đạo giáo viên ghi chép bài học theo hệ thống. Lưu ý cho giáo viên sau khi đọc xong tài liệu chỉ nên ghi tóm tắt những điểm cần chú ý trong từng hoạt động từng nội dung và những điều thắc mắc, băn khoăn về nội dung bài học trong quá trình nghiên cứu bài học.
 Cấu trúc ghi chép một bài học cụ thể: 
Tên bài học
Ngày bắt đầu học: 
 Ngày học xong: 
I. Những việc đã làm 
- Đọc tài liệu và ghi chép những điểm mấu chốt nhất trong từng nội dung hoạt động của từng bài học
- Ghi lại những thắc mắc trong quá trình đọc tài liệu
II. Bài tập phát triển kỹ năng
III. Học nhóm giải đáp thắc mắc
VD: Minh hoạ cách ghi chép 1 bài học của giáo viên
c/ Hướng dẫn cách đánh giá
Sau khi giáo viên học bài xong tôi yêu cầu từng cá nhân đánh giá kết quả học tập của cá nhân theo mẫu chung của trường theo 4 mức độ: Tốt – Khá - TB – Yếu. Nhóm học tập sẽ thảo luận về bản tự đánh giá của từng cá nhân, thống nhất chung trong nhóm và lưu lại kết quả tự đánh giá của nhóm vào hồ sơ của cá nhân.
3.5. Tổ chức triển khai áp dụng bài học vào thực tế 
Việc học có hiệu quả và thực chất nhất chính là tạo ra sản phẩm của quá trình học tập “ Học phải đi đôi với hành”. Từ phương châm đó tôi đã triển khai cho giáo viên sau khi học lý thuyết xong sẽ phải thiết kế ít nhất 1 hoạt động mang nội dung của bài học đó, khuyến khích giáo viên thiết kế các bài giảng sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện hiện đại có hiệu quả. Để làm được điều này tôi đã đưa ra gợi ý hệ thống các bài tập phát triển kỹ năng cho cả chu kỳ giúp giáo viên định hướng được việc mình làm, mỗi 1 giáo viên sau mỗi bài học phải thiết kế 1 hoạt động, thực hành hoạt động đó cho đồng nghiệp dự nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm.
VD1: Bài 3: “Phương pháp dạy học tích cực”
Tôi cho giáo viên thiết kế 1 hoạt động tự chọn theo hướng dạy học tích cực áp dụng vào tiết thi giáo viên giỏi cấp trường. 
(Minh hoạ ảnh 1: Tổ chức các trò chơi trong giờ hoạt động chung)
VD2: Bài 4: “Tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ”
Tôi đã triển khai cho 100% lớp xây dựng môi trường học tập bên trong, bên ngoài lớp học để chuẩn bị thi giáo viên giỏi cấp Quận và tạo môi trường học tập theo chủ điểm. 
(Minh hoạ ảnh 2,3, 4, 5: Xây dựng môi trường bên trong, bên ngoài lớp học)
VD3: Bài 11: “Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn”
Tôi đã sắp xếp bài học vào thời điểm nhà trường phát động phong trào thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường để giáo viên có ý thức làm đồ dùng và tạo nguồn lực để giáo viên hoàn thành bài học. 
(Minh hoạ ảnh 6: Làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn)
Trong hệ thống các bài tập kỹ năng giáo viên cần thực hiện, có những bài tập tôi yêu cầu giáo viên chọn những đề tài khó mà nhiều giáo viên yếu, giáo viên mới vào trường chưa nắm được phương pháp tổ chức.
VD4: Bài 14: “ Hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh”
Trong bài học này có rất nhiều đề tài về MTXQ hay việc tổ chức cho trẻ những thí nghiệm để trẻ khám phá khoa học giáo viên còn lúng túng về phương pháp, về cách thức tổ chức hướng dẫn. (Một số loại quả hạt phổ biến, giới thiệu về thủ đô Hà Nội, Một số loại rau..) 
VD5: Bài 12: “ Giáo dục âm nhạc ở trường mầm non theo định hướng đổi mới”
Với tiết học giáo dục theo định hướng đổi mới nhiều giáo viên trong trường còn có định hướng chưa đúng đặc biệt là tiết học tổng hợp.
Tôi đã tổ chức triển khai cho những giáo viên nòng cốt xây dựng tiết mẫu tổ chức các tiết kiến tập tại trường cho 100% giáo viên dự giờ cùng rút kinh nghiệm để đi đến thống nhất chung về phương pháp, hình thức dạy và nghệ thuật lên lớp. Đây là hình thức bồi dưỡng tại chỗ giúp nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên. ( ảnh minh hoạ các tiết kiến tập).
3.6. Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX
Giám sát, kiểm tra, đánh giá là việc làm thường xuyên đối với người CBQL trước bất cứ một công việc gì. Để việc kiểm tra đánh giá công tác BDTX trong nhà trường chính xác, đảm bảo tính khách quan tôi đã lập kế hoạch theo dõi việc học tập của từng nhóm căn cứ vào bảng tiêu chí đã xây dựng để giám sát và đánh giá việc học tập của từng nhóm học, từng cá nhân được chính xác và dễ dàng. Cách đánh giá xếp loại được dựa trên các tiêu chí chung, theo hướng dẫn của Sở giáo dục. ( Minh hoạ phụ lục biểu mẫu 3 - trang 20).
Việc đánh giá kết quả học tập của nhóm và của giáo viên tôi căn cứ vào các buổi dự họp nhóm, chất lượng vở ghi học tập, việc trả lời các câu hỏi, chất lượng các buổi dự giờ, hồ sơ, tài liệu học tập, việc áp dụng bài học vào thực tế. 
Quá trình học của giáo viên gồm 18 bài, năm thứ nhất tôi phân chia làm 2 kỳ đánh giá, năm thứ hai tôi phân chia làm 4 kỳ đánh giá kết quả học tập (nhằm mục đích giúp giáo viên đạt được kết quả tốt hơn), trước mỗi kỳ đánh giá tôi tổ chức cho giáo viên xem hồ sơ của nhau, tự nhận xét và rút kinh nghiệm cho nhau, sau đó tôi là người cuối cùng ghi nhận xét, đánh giá vào hồ sơ của giáo viên.
Sau mỗi lần xem hồ sơ học tập của từng cá nhân tôi đều góp ý ghi nhận xét đánh giá kết quả của hồ sơ từ đó giáo viên rút được kinh nghiệm cho bài học sau.
III. Kết quả
Sau hơn một năm triển khai thực hiện sử dụng các biện pháp trên vào việc tổ chức chỉ đạo giáo viên học BDTX tôi đã thu được một số kết quả sau:
1. Số lượng bài học: Đến thời điểm 25/5/2007 đã học xong 18/18 bài
2. Đối với giáo viên: 
- Giáo viên đã nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non, chương trình BDTX chu kỳ II. 100% giáo viên tham gia học tập BDTX theo qui định với tinh thần tự giác, có ý thức học tập.
- Trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao thể hiện qua chất lượng bài soạn, kết quả kiểm tra, dự giờ. Các bài soạn về giáo dục âm nhạc giáo viên đã xác định được phần trọng tâm của lại tiết, tiết văn học giáo viên đã biết cách xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp loại bài, một số tiết học MTXQ, khám phá khoa học giáo viên đã biết cách tổ chức linh hoạt, đúng phương pháp. 
3. Tham mưu đầu tư kinh phí cho công tác BDTX: 
- Tham mưu đầu tư kinh phí cho công tác BDTX Vở học tập, phô tô tài liệu, mua đồ dùng, nguyên liệu hỗ trợ cho giáo viên thực hiện các bài tập kỹ năng. Xây dựng các tiết kiến tập, hội thi, khen thưởng động viên khó khăn kịp thời giáo viên có ý thức học tập tốt với tổng kinh phí khoảng 15 triệu đồng.
4. Kết quả thực hành các bài tập phát triển kỹ năng:
- Hoàn thiện việc lập kế hoạch giáo dục theo chủ điểm đưa vào hệ thống máy tính để sử dụng: 4 chủ điểm nhà trẻ, mẫu giáo mỗi độ tuổi 8 chủ điểm.
- Môi trường học tập được thay đổi theo từng chủ điểm từ trong ra ngoài tạo sự hấp dẫn và sự tích cực hoạt động của trẻ. Thông tin tuyên truyền về chăm sóc, giáo dục trẻ tới phụ huynh được thay đổi thường xuyên hàng tháng, hàng quí với các nội dung phong phú và có tác dụng tốt. 
- Đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác giảng dạy được bổ sung và hoàn thiện. Qua đợt thi làm đồ dùng đồ chơi: Cấp trường có: 30 đồ dùng dạy học tự tạo (đợt thi làm đồ dùng đồ chơi phụ huynh hỗ trợ toàn bộ các giải thưởng gần 1 triệu đồng). Gửi tham dự cấp Quận 3 đồ dùng: đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì, tập thể đạt giải nhì (đồ dùng “Chiếc hộp kỳ diệu” được chọn tham dự thi đồ dùng cấp Thành Phố).
- Thiết kế được 20 bài giảng về sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, đã ứng dụng 11 bài giảng vào các tiết kiến tập, thi giáo viên giỏi các cấp đạt hiệu quả.
5. Chất lượng học tập của giáo viên:
Mức độ
Năm thứ I (2005-2006)
Năm thứ II (2006- 2007)
Đợt I
26/1/06
Đợt II
20/3/06
Đợt I
10/10/06
Đợt II
11/12/06
Đợt III
13/3/07
Đợt IV
25/5/07
Tốt
9
12
23
17
17
Khá
9
16
21
13
9
9
TB
24
8
3
0
1(GV mới)
1(KXL)
GV mới 
T. số GV 
33
33
36
36
27
27
Ghi chú: 
- Số GV biến động giảm so đầu năm vì tách chuyển 9 GV sang mầm non Mai Dịch. Trường nhận thêm GV hợp đồng thay thế 9 GV tách chuyển, (số GV hợp đồng trường thường xuyên thay đổi nên số GV cố định học BDTX của đợt III, đợt IV là 27 GV).
- Đợt III năm 2007: 1 GV xếp loại TB (GV mới được phân công về trường nhận công tác)
- Đợt IV năm 2007: 1 GV KXL (GV mới được phân công về trường nhận công tác không đủ thời gian học tập BDTX)
IV. Bài học kinh nghiệm
Để chỉ đạo giáo viên hoàn thành tốt công tác BDTX chu kỳ II tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
1. Tăng cường bồi dưỡng nhận thức cho đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của công tác BDTX trong giai đoạn hiện nay từ đó giúp giáo viên có ý thức tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân đáp ứng với nhu cầu đòi hỏi của ngành trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. 
2. Cần xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết về công tác BDTX, cung cấp đầy đủ tài liệu có hướng dẫn cụ thể để giáo viên dễ dàng học tập.
3. Tổ chức giám sát, đánh giá kiểm tra rút kinh nghiệm sau từng đợt học tập, đặc biệt là công tác hậu kiểm tra.
4. Khen ngợi động viên hỗ trợ kịp thời giúp giáo viên có ý thức tự giác trong học tập.
Phụ lục
Biểu mẫu 1
Kế hoạch học tập - Chương trình BDTX chu kỳ II cho GV mầm non
( Năm thứ hai 2006-2007)
Tuần
Ngày bắt đầu học
Bài học
Học nhóm
Bài tập PT kỹ năng đã làm
Xem hồ sơ tại buổi học nhóm
Dự giờ
của đồng nghiệp
Phát tài liệu tại nhóm
Đánh giá tổng kết cuối kỳ họp nhóm
Từ tuần I/9 đến tuần IV/9
3/9/2006
Bài 8: Chủ điểm và lập KH theo chủ điểm
Từ 7/9 đến 11/9/06
Từ 12/9 đến 15/9/06
Từ 16/10 đến 18/10/06
 Từ 20/9 đến 27/9/06
6/9/06
Từ 10/10/06 đến 27/10/2006
Từ tuần IV/9 đến tuần IV/10
28/9/2006
Bài 7: Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu GDMN
 Từ 3/10 đến 13/10/06
Từ 16/10 đến 18/10/06
Từ 31/10 đến 3/11/06
Từ 20/10 đến 25/10/06
Từ tuần IV/10 đến tuần V/11
26/10/2006
Bài 11: Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu có sẵn
 Từ 31/10 đến 3/11/06
Từ 6/11 đến 8/11/06
Từ 7/12 đến 15/12/06
 Từ 9/11 đến 30/11/06
Từ 11/12/2006 đến 15/12/2006
Từ tuầnI/12 đến tuần IV/12
1/12/2006
Bài 17: Vệ sinh, tiêm chủng phòng bệnh và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Từ 7/12 đến 15/12/06
Từ 18/12 đến 22/12/06
Từ 8/1/07 đến 10/1/07
Từ 25/12 đến 29/12/06
Từ 13/3/2007
đến 19/3/2007
Từ tuần I/1/07 đến tuần IV/1/07
1/1/2007
Bài 12: Giáo dục âm nhạc ở trường MN theo định hướng đổi mới
 Từ 8/1 đến 10/1/07
Từ 11/1 đến 16/1/07
Từ 29/1 đến 31/1/07
 Từ 17/1 đến 22/1/07
Từ tuần IV/1 đến tuàn II/2/07
23/1/2007
Bài 13: Hoạt động tạo hình
 Từ 29/1 đến 31/1/07
Từ 1/2 đến 5/2/07
Từ 5/3 đến 8/3/07
Từ 6/2 đến 9/2/07
Từ tuần IV/2 đến tuần II/3/07
26/2/2007
Bài 14: Hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ
 Từ 5/3 đến 8/3/07
Từ 9/3 đến 16/3/07
Từ 2/4 đến 6/4/07
Từ 19/3 đến 23/3/07
Từ 21/5 đến 22/5/2007
Từ tuần IV/3 đến tuần III/4/07
26/3/2007
Bài 15: Phát triển thể lực cho trẻ
Từ 2/4 đến 6/4/07
Từ 9/4 đến 13/4/07
Từ 2/5 đến 8/5/07
Từ 16/4 đến 20/4/07
Từ tuần IV/4 đến tuần IV/5/07
23/4/2007
Bài 16: Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Từ 2/5 đến 8/5/07
Từ 9/5 đến 14/5/07
Từ 21/5 đến 22/5
Từ 15/5 đến 18/5/07
Hệ thống bài tập phát triển kỹ năng BDTX chu kỳ II – Năm thứ II (2006 – 2007)
Bài 8: Chủ điểm và lập kế hoạch theo chủ điểm
BT: Triển khai tổ chức kế hoạch hoạt động theo chủ điểm do mình tự thiết kế. Nêu các nhận xét về kết quả đạt được ở trẻ, rút kinh nghiệm với điều kiện thực tế tại lớp mình.
Lưu ý: Các nhóm học tập phân công cá nhân thiết kế chủ điểm theo độ tuổi mình phụ trách. Sau đó họp nhóm, thống nhất nội dung từng chủ điểm để triển khai trong nhà trường.
Bài 7: Công tác phối hợp với cá bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu GDMN
BT: Lập kế hoạch phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ trong quá trình CS-GD trẻ trong nhóm lớp mình. Phổ biến kế hoạch này trong buổi họp phụ huynh. Trao đổi với đồng nghiệp hoàn thiện kế hoạch của mình.
Bài 11: Tìm và làm đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có
BT: Thiết kế 1 giờ HĐchung hoặc HĐG sử dụng các đồ dùng đồ chơi mà bạn đã tạo ra để dạy trẻ (8 loại đồ dùng từ các nguyên vật liệu).
Lưu ý: Có thể gắn với Hội giảng 20/11 hoặc Thi làm Đ D ĐC từ nguyên vật liệu sẵn có.
Bài 17: Vệ sinh tiêm chủng, phòng bệnh và công tác phòng tránh tai nạn thương tích
BT: -Lập kế hoạch công tác vệ sinh cá nhân và VSMT.
 - Dự thực hành sơ cứu 1 số trường hợp tai nạn cụ thể.
Bài 12: Giáo dục âm nhạc ở trường MN theo hướng đổi mới
BT: -Soạn 1 chương trình cho buổi HĐ chung theo hướng đổi mới.
 -Soạn và thực hành 1 chương trình HĐ chung “Tổng hợp” theo chủ điểm giáo dục.
Bài 13: Hoạt động tạo hình
BT:-Tiến hành sử dụng các nguyên vật liệu cho trẻ tạo ra 1 sản phẩm tạo hình theo đề tài thuộc chủ điểm đang tiến hành. Các nguyên liệu, đồ dùng, dụng cụ cho trẻ sử dụng trong hoạt động GV tự sưu tầm, chế tạo ra.
 - Theo dõi, quan sát, rút kinh nghiệm theo trình tự các ý trong SGK.
Bài 14: Hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ
BT: Thiết kế và thực hiện 1 hoạt động cho trẻ tìm hiểu, khám phá MTXQ theo chủ điểm.
Bài 15: Phát triển thể lực cho trẻ
BT: Thiết kế 1 trò chơi vận động (VĐ tinh) theo chủ điểm, tổ chức cho trẻ chơi (QS, ghi chép đầy đủ, mô tả hoạt động của trẻ. Nhận xét, rút kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp)
Bài 16: Dinh dưỡng và vệ sinh ATTP
 - BT PTKN Theo SGK
 -Dự giờ tổ chức ăn, nhận xét về chế độ ăn, thực đơn, cách tổ chức ăn, cách quan tâm của GV với trẻ SDD, biếng ăn.
Trường mầm non hoạ mi
Biểu mẫu 2
Kế hoạch học tập - Chương trình BDTX chu kỳ II cho GV mầm non
( Năm thứ hai 2006-2007)
Nhóm 3: Mẫu giáo nhỡ (A5, A6, A7)
Tuần
Ngày bắt đầu học
Bài học
Học nhóm
Bài tập PT kỹ năng đã làm
Xem hồ sơ tại buổi học nhóm
Dự giờ
của đồng nghiệp
Đánh giá tiến triển và công việc tại nhóm
Vai trò về quản lý và giao nhiệm vụ tại nhóm
Phát tài liệu tại nhóm
Đánh giá tổng kết cuối kỳ họp nhóm
Từ tuần I/9 đến tuần IV/9
3/9/2006
Bài 8: Chủ điểm và lập KH theo chủ điểm
8/9/06
14/9/06
18/10/06
22/9/06
Khá
Trần Hạnh
Khá
10-27/10
Tốt: 2/7
Khá: 4/7
TB: 1/7
Từ tuần IV/9 đến tuần IV/10
28/9/2006
Bài 7: Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ trong việc thực hiện mục tiêu GDMN
5/10/06
17/10/06
7/11/06
21/10/06
Khá
Thu Giang
Khá
Từ tuần IV/10 đến tuần V/11
26/10/2006
Bài 11: Tìm và làm ĐC từ nguyên vật liệu có sẵn
2/11/06
8/11/06
9/12/06
18/11/06
Tốt-
Vân Anh
Khá
11-15/12
Tốt: 4/8
Khá: 4/8
Từ tuầnI/12 đến tuần IV/12
1/12/2006
Bài 17: Vệ sinh, tiêm chủng phòng bệnh và phòng tránh TNTT cho trẻ
8/12/06
20/12/06
10/1/07
24/12/06
Khá
Q. Hạnh
Khá
13-19/3
Tốt: 3/4
Khá: 1/4
Từ tuần I/1/2007 đến tuần IV/1/2007
1/1/2007
Bài 12: GDAN ở trường MN theo định hướng đổi mới
9/1/07
14/1/07
30/1/07
20/1/07
Tốt
Trần Hạnh
Tốt
Từ tuần IV/1 đến tuàn II/2/2007
23/1/2007
Bài 13: Hoạt động tạo hình
30/1/07
4/2/07
6/3/07
8/2/07
Tốt-
Vân Anh
Tốt-
Từ tuần IV/2 đến tuần II/3/2007
26/2/2007
Bài 14: Hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ
6/3/07
10/3/07
5/4/07
20/3/07
Tốt
Yến
Khá
17-22/5
Tốt: 4/5
Khá: 1/5
Từ tuần IV/3 đến tuần III/4/2007
26/3/2007
Bài 15: Phát triển thể lực cho trẻ
4/4/07
10/4/07
3/5/07
18/4/07
Tốt
Q. Hạnh
Tốt-
Từ tuần IV/4 đến tuần IV/5/2007
23/4/2007
Bài 16: Dinh dưỡng và vệ sinh ATTP
3/5/07
11/5/07
21/5/07
17/5/07
Tốt
Trần Hạnh
Tốt
Biểu mẫu 3
đánh giá xếp loại giáo viên tự học BDTX chu kỳ II (Năm thứ II 2006 –2007)
Đợt III: Từ ngày 13/3 đến ngày 19/3/2007 – Bài 17, 12, 13
Họ tên
Nhóm
Trả lời câu hỏi đánh giá và BTPTKN
Vở HT, Phiếu dự giờ, giáo án, tài liệu học tập, Đ D ĐC
Tham gia học nhóm và các buổi giải đáp thắc mắc
XLC
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
T
K
TB
Y
1
Trần Bích Hạnh
Nhóm I
x
x
x
Tốt-
2
Lê Thái Hậu
x
x
x
Khá
3
Nguyễn Kim Phượng
x
x
x
Tốt-
4
Cao Thị Lân
x
x
x
Khá
5
Nguyễn Thanh Mai
Nhóm II
x
x
x
Tốt
6
Trần Thị Thu
Khá
7
Đào Thu Hoà
x
x
x
Khá
8
Nguyễn Kim Tiến
x
x
x
Khá
9
Trần Thị Nhung
x
x
x
Tôt-
10
Lê Thị Hoa
x
x
x
Khá
11
Đỗ Thu Mẫn
x
x
x
Tốt-
12
Khúc Hà Giang
x
x
x
Khá
13
Trần Thị Hạnh
Nhóm III
x
x
x
Tốt
14
Nguyễn Thị Vân Anh
x
x
x
Tốt-
15
Trần Thị Yến
x
x
x
Khá
16
Nguyễn Quốc Hạnh
x
x
x
Tốt
17
An Thanh Huyền
Nhóm IV
x
x
x
Tốt-
18
Cao Hồng Vân
x
x
x
Khá
19
Trần Kim Thanh
x
x
x
Khá
20
Đỗ Thị Hương
Nhóm V
x
x
x
Tốt-
21
Nguyễn Thị Hiền
x
x
x
Tốt-
22
Nguyễn Thị Oanh
x
x
x
Tốt-
23
Phạm Việt Hà
x
x
x
Tốt-
24
Dương Thanh HươngA
x
x
x
Tôt-
25
Đào Kim Mai
Khá
26
Dương Thanh Hương B
x
x
x
Tốt-
27
Đinh Thị Hồng Liễu
x
x
x
TB
Tổng hợp
Tổng số GV: 27. Trong đó: Tốt: 17 ( Tốt-: 12) Khá: 9, TB: 1 (GV mới)

File đính kèm:

  • docSKKN_cua_CBQL.doc
Sáng Kiến Liên Quan