Sáng kiến kinh nghiệm Mấy ý kiến về cách phát vấn trong dạy học nêu vấn đề ở bậc Trung học phổ thông

Đặt câu hỏi để kiểm tra, gợi mở, định hướng cho việc tiếp thu kiến thức là một nhu cầu tất yếu trong quá trình dạy học. Cho nên, có lẽ không ai nghĩ một cách giản đơn rằng hoạt động phát vấn chỉ được chú trọng trong phương pháp dạy học mới- dạy học tình huống, nêu vấn đề. Từ thời cổ đại các vị tổ sư như Khổng Tử, Mạnh Tử (ở phương Đông), Socrate (ở phương Tây) đã giáo hóa môn sinh bằng những cuộc đối đáp, trò chuyện thân mật, tự nhiên mà thâm trầm, sâu sắc. Trong suốt những chặng đường phát triển, lí luận dạy học hiện đại cũng không bao giờ tỏ ra xem nhẹ hoạt động hỏi- đáp trên lớp. Giở lại những công trình nghiên cứu, rất dễ nhận ra sự quan tâm đáng kể của các tác giả đến ý nghĩa và cấu trúc của hệ thống câu hỏi cần thiết phải có trong một giờ học.

Tuy nhiên, khi dạy học nêu vấn đề, theo tình huống- trở thành phương pháp tối ưu để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh như hiện nay, thì kĩ năng đặt câu hỏi rồi gợi mở, dẫn dắt để người học tự khám phá chân lí- trở thành yêu cầu hàng đầu, bức thiết đối với người Giáo viên.

 

doc10 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3236 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Mấy ý kiến về cách phát vấn trong dạy học nêu vấn đề ở bậc Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẤY Ý KIẾN VỀ CÁCH PHÁT VẤN TRONG DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ Ở BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Từ góc độ người trực tiếp giảng dạy, chúng tôi xin góp một số ý kiến có tính chất thực tiễn về hoạt động phát vấn ở bậc Trung học phổ thông. Cụ thể ba bình diện: hình thức phát vấn; những điều nên/ không nên làm đối với giáo viên khi tổ chức phát vấn và các hoạt động tình huống có vấn đề cần được vận dụng để đặt câu hỏi trong giờ dạy- học môn Văn.
I-PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đặt câu hỏi để kiểm tra, gợi mở, định hướng cho việc tiếp thu kiến thức là một nhu cầu tất yếu trong quá trình dạy học. Cho nên, có lẽ không ai nghĩ một cách giản đơn rằng hoạt động phát vấn chỉ được chú trọng trong phương pháp dạy học mới- dạy học tình huống, nêu vấn đề. Từ thời cổ đại các vị tổ sư như Khổng Tử, Mạnh Tử (ở phương Đông), Socrate (ở phương Tây) đã giáo hóa môn sinh bằng những cuộc đối đáp, trò chuyện thân mật, tự nhiên mà thâm trầm, sâu sắc. Trong suốt những chặng đường phát triển, lí luận dạy học hiện đại cũng không bao giờ tỏ ra xem nhẹ hoạt động hỏi- đáp trên lớp. Giở lại những công trình nghiên cứu, rất dễ nhận ra sự quan tâm đáng kể của các tác giả đến ý nghĩa và cấu trúc của hệ thống câu hỏi cần thiết phải có trong một giờ học.
Tuy nhiên, khi dạy học nêu vấn đề, theo tình huống- trở thành phương pháp tối ưu để phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh như hiện nay, thì kĩ năng đặt câu hỏi rồi gợi mở, dẫn dắt để người học tự khám phá chân lí- trở thành yêu cầu hàng đầu, bức thiết đối với người Giáo viên.
II-PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1.Có vẻ như lâu nay các nhà nghiên cứu thường chú trọng nhiều hơn đến cứu cánh là làm sao để người thầy có một hệ thống câu hỏi tối ưu nhất. Điều đó cần thiết, nhưng chưa đủ, nhất là ở bậc Trung học phổ thông. Thực tế cho thấy, để tạo nên bầu không khí thực sự sinh động và dân chủ, không nên chỉ có thầy hỏi trò mà rất cần phát huy thêm một chiều giao tiếp nữa: trò hỏi thầy. Không ít giáo viên cố tình không tạo điều kiện hoặc không thấy thoải mái khi bị học sinh hỏi. Cũng có giáo viên tỏ ra giận dỗi, cáu gắt vì nghĩ rằng học sinh muốn thử cơ của thầy; từ đó sinh ra ác cảm, định kiến với cá nhân ấy, lớp ấy; gây ức chế tâm lí cho cả thầy lẫn trò. Có thể nhận ra rằng hiện tượng trên thường xảy ra đối với hai dạng Giáo viên: những người còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa thật tự tin hoặc những người quá tự cao, tự mãn.
Muốn biết phải hỏi. Không thể bỏ qua hoặc hạn chế quyền được hỏi của người học. Những phẩm chất tích cực, chủ động, sáng tạo không thể được hình thành một cách trọn vẹn nếu chỉ biết bị động chuẩn bị đối phó để trả lời những câu hỏi của người thầy. Do đó, cần phải tìm phương cách tốt nhất cho học sinh có thể bày tỏ những thắc mắc bất cứ lúc nào trong giờ học. Quá trình chuẩn bị bài ở nhà có điểm nào vướng mắc, vào lớp hỏi ngay. Trong lúc nghe giảng và khi đã học xong bài, nếu có điểm gì chưa hiểu kịp hoặc chưa tán thành- hỏi. Số lượng, chất lượng của các câu hỏi sẽ là một tiêu chí đáng tin cậy để người thầy kiểm tra mức độ tập trung và hiểu bài của học sinh.
Trong xã hội đầy ắp thông tin hiện nay, học sinh luôn phải xử lí nhiều kênh thông tin khác nhau, có lúc mâu thuẩn nhau- chứ không phải chỉ có lượng kiến thức đã được tinh chế từ bài giảng của người thầy. Nếu các câu hỏi hình thành trong quá trình tư duy độc lập của mỗi cá nhân không có dịp bộ lộ, giãi bày thì hậu quả tất yếu là người học dần trở nên thụ động, khép kín, đánh mất niềm tin và nhu cầu chia sẻ. Có học sinh ngay buổi học về tác gia Tố Hữu đã rụt rè hỏi thầy về những bài viết đăng trên mạng Internet, có nội dung xuyên tạc nặng nề. Tâm trạng hoang mang ấy chỉ có thể giải tỏa kịp thời nếu nhận được câu trả lời xác đáng: không chỉ với tác gia Tố Hữu mà cả nền văn học Cách mạng, từ lúc ra đời cho đến nay, luôn tồn tại và phát triển trong sự hằn học chống phá, công kích của các khuynh hướng tư tưởng cực đoan, phản động. Nhân đó, Giáo viên nhắc nhở việc củng cố lập trường tư tưởng để tiếp thu có chọn lọc, đủ sức miễn nhiễm trước những luận điệu xuyên tạc, bóp méo sự thật.
Đến đây, có thể kết luận rằng: cần chú ý phát huy hơn nữa hoạt động hỏi của học sinh trong những tiết giảng theo phương pháp nêu vấn đề. Nếu mục đích phát vấn của người thầy là để kiểm tra, gợi mở, kích thích liên tưởng, sáng tạo thì trò cũng cần phải biết cách hỏi để kịp thời giải tỏa thắc mắc, đào sâu suy nghĩ và góp phần tạo nên bầu không khí tin cậy, dân chủ thực sự trong lớp học.
2.Trong việc hỏi- đáp giữa Giáo viên với học sinh trên lớp, bên cạnh những yêu cầu về nội dung như: vấn đề đặt ra phải có tính vừa sức, có ý nghĩa logic của bài giảng; các kiểu câu hỏi phải phù hợp với tình huống và mục đích yêu cầunên chăng, cần lưu ý thêm những tác động có thể thực hiện từ phía chủ quan của người Giáo viên, ngõ hầu tạo được mối quan hệ tin cậy, gần gũi cần thiết. Từ kinh nghiệm và những quan sát của bản thân, chúng tôi nhận thấy rằng có thể điểm lại những việc nên và không nên làm của Giáo viên khi phát vấn, cụ thể như sau:
-Phải luôn tỏ ra trân trọng, quan tâm thực sự đến học sinh trong lớp. Khuyến khích, động viên kịp thời những cố gắng, nỗ lực- dù thật nhỏ bé, giản đơn.
-Phải tập trung lắng nghe và phân tích kĩ những điểm đúng, chưa đúng trong phát biểu của học sinh.
-Không nên chỉ tập trung vào những học sinh khá giỏi.
-Không tỏ ra cáu gắt, bực dọc hoặc lãnh đạm, thờ ơ trước các câu hỏi và cách kiến giải vấn đề của học sinh.
-Không bao giờ đánh giá một cách thẳng thừng: “Sai rồi!”
-Tránh định kiến, ác cảm với từng cá nhân và cả tập thể.
-Không gọi học sinh đứng lên trước rồi mới đặt câu hỏi sau.
-Đừng vặn vẹo, truy học trò đến cùng. Không nên kéo dài một cuộc đối đáp, nhưng cũng đừng nôn nóng. Phải nhẫn nại, kiên tâm.
3.Tạo ra những tình huống có cấn đề là hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của phương pháp dạy học nêu vấn đề. Khó có thể lôi cuốn học sinh vào quá trình hoạt động tích cực và tư duy sáng tạo trong cảm thụ, tiếp nhận văn chương nếu không thiết kế được những tình huống tự nhiên, thật sự có ý nghĩa. Các tình huống không phải là một tập hợp ngẫu nhiên mà tồn tại trong mối liên hệ nội tại chặt chẽ, tạo thành một hệ thống logic, nhằm đảm bảo yêu cầu, mục đích của nội dung học tập. T.V Cudriapsep đã từng khẳng định: “Khái niệm về tình huống có vấn đề và các biện pháp giải quyết nó tạo nên cơ sở của dạy học nêu vấn đề”.
Căn cứ vào đặc trưng của văn học và quy luật cảm thụ, tiếp nhận văn chương, có thể chia tình huống có vấn đề xuất hiện trong giờ học môn Văn thành các loại như sau:
 3.1.Tình huống cảm mà không hiểu:
Tình huống này xảy ra khi học sinh cảm nhận được vẻ đẹp bề ngoài của ngôn từ, hình ảnh, hình tượng văn học, nhưng lại không cắt nghĩa được vì sao và bản chất thẩm mỹ của những hiện tượng văn học đó.
Ví dụ: Khi đọc tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân, học sinh có thể cảm nhận được vẻ đẹp “vừa hung bạo vừa trữ tình” của dòng sông và vẻ đẹp của hình ảnh người lái đò trên dòng sông ấy. Nếu so sánh với vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”(trước năm 1945) thì rõ ràng có sự khác biệt. Nhưng học sinh chưa thể tự cắt nghĩa được hiện tượng ấy vì chưa hiểu tường tận những chuyển biến về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân, từ sau 1945.
 3.2.Tình huống mâu thuẩn trong nội dung và hình thức:
Đây là tình huống đặc trưng trong việc dạy và học tác phẩm văn chương. Mối quan hệ sinh động giữa nội dung và hình thức của tác phẩm bao giờ cũng được thể hiện bằng mâu thuẩn, cũng chứa đựng bao điều bí ẩn.
Ví dụ: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến có giọng điệu khôi hài, tự trào nhưng ẩn đằng sau câu chữ là một tình bạn tri âm rất đằm thắm. Truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành có tiêu đề “Rừng xà nu” và miêu tả rất tỉ mỉ về cây xà nu nhưng chủ đề chính của tác phẩm là ngợi ca con người Tây Nguyên anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ Mới lãng mạn giai đoạn 1930-1945 mang âm hưởng sầu muộn, thoát ly những bàng bạc trong chiều sâu tư tưởng nghệ thuật là nỗi đau đời vì thân phận nô lệ.
 3.3.Tình huống bất lực:
Tình huống này xảy ra khi học sinh phải đối mặt với những vấn đề, những hiện tượng văn học mà các em không tri thức sẵn có về lý luận văn học, ngôn ngữ học, lịch sử văn học,không thể lí giải một cách thấu đáo.
Ví dụ: Trong văn chương, tình yêu lứa đôi là đề tài muôn thuở. Bởi cuộc sống con người không thể thiếu vắng tình yêu. Nhưng vì sao luôn có sự khác biệt trong cách cảm nhận và thể hiện đề tài này, ở những giai đoạn văn học khác nhau? Trong Thơ Mới lãng mạn 1930-1945, tình yêu là cứu cánh, là lẽ sống. Trong thơ ca Cách mạng từ sau 1945, tình yêu lứa đôi phải hóa thân vào tình đồng chí). Xuân Diệu và Huy Cận là đôi bạn chí thân, tri âm tri kỷ. Nhưng vì sao có sự khác biệt rõ ràng trong cảm quan nghệ thuật của họ: một người luôn bị ám ảnh đến hoảng hốt trước dòng thời gian chảy xiết, một người lại lặng lẽ trong niềm khắc khoải trước không gian vô cùng vô tận và sự hữu hạn của kiếp người?
 3.4.Tình huống phản bác nhau:
Xuất hiện khi có nhiều cách cảm nhận khác nhau trước một hiện tượng văn chương (câu thơ, chi tiết, hình ảnh, nhân vật), do đó có sự khác biệt trong tư tưởng, tình cảm, trong tâm lý tiếp nhận của mỗi học sinh. Đây là cơ hội tốt để giáo viên tổ chức những cuộc tranh luận giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với Giáo viên, với các ý kiến phê bình văn học có liên quan. Trong việc dạy- học tác phẩm văn chương, việc tạo dựng tình huống phản bác là việc làm cần thiết để nắm được tính đa nghĩa, tính hàm ngôn của ngôn ngữ và những tầng bậc ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật. Làm quen với tình huống phản bác, giúp học sinh rèn luyện năng lực lựa chọn gải pháp tối ưu và tự tin bảo vệ quan điểm của mình trong tranh luận.
Ví dụ: Có ít nhất ba cách hiểu khác nhau về bài ca dao sau đây:
-“Bông cúc vàng nở ra bông cúc tím
Em đi lấy chồng rồi, trả yếm lại anh !
Bông cúc vàng nở ra bông cúc xanh
Yếm em, em mặc. Yếm gì anh, anh đòi !”
-Cách hiểu 1: Người con trai nói trước, đòi lại kỷ vật. Hai người giận nhau.
-Cách hiểu 2: Người con gái nói trước. Xót xa, buồn tủi. Hai người không giận nhau.
-Cách hiểu 3: Người con trai nói trước. Hai người đều cao thượng, vị tha.
 3.5.Tình huống nhập vai:
Tình huống này sẽ nảy sinh nếu trong khi bình giảng tác phẩm thơ trữ tình hoặc phân tích, bình giá một hành động, một chân dung ngoại hình, một tính cách nhân vật, Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh bộc lộ thái độ, quan điểm tư tưởng, cách ứng xử của bản thân họ.
Ví dụ: Bài “Thăm mộ chiều cuối năm” (Nguyễn Thái Sơn) gồm 4 câu thơ sau:
“Vạt đồi yên nghỉ bao đồng đội
Nhang trầm một thẻ 
 biết làm sao!
Thắp lên
Đành cắm nơi đầu gió
Hương khói đừng quên nắm mộ nào!”
Giáo viên có thể tổ chức một cuộc thi sáng tác bằng cách chỉ cho biết hai câu thơ đầu (tình huống thực) rồi yêu cầu học sinh nhập vai, cảm thông với tình cảnh của người lính để điền thêm vào hai câu sau (giải pháp ảo).
Trong truyện ngắn “Rừng xà nu”(Nguyễn Trung Thành) có chi tiết nhân vật Tnú lao vào kẻ thù chỉ với hai bàn tay không. Có ý kiến cho rằng như thế là tự phát, manh động, chẳng mang lại kết quả gì. Cần tạo điều kiện phát huy năng lực nhập vai, hóa thân ở học sinh để cảm nhận đúng đắn, sâu sắc rằng: Tnú không còn sự lựa chọn nào khác khi chứng kiến cảnh vợ con bị nhục hình thảm thiết. Thà anh chết cùng chết với vợ con cho trọn tình vẹn nghĩa
III-PHẦN KẾT LUẬN:
Trên mặt đất có nhiều dòng sông. Để vượt qua, con người phải chọn cách tối ưu nhất để bắc những chiếc cầu. Phương pháp, hiểu một cách thực tế, là chiếc cầu giúp con người vượt qua những giới hạn của tri thức bằng con đường ngắn nhất.
Ai cũng biết rằng mỗi dòng sông chỉ thích hợp với một dáng cầu, một kiểu xây cầu. Cũng có nghĩa là cần quan tâm đến vấn đề quan trọng hơn: biết vận dụng các phương pháp một cách uyển chuyển, linh hoạt, phù hợp. 
Phương pháp được nhào nặn từ bàn tay các nhà khoa học (tất nhiên có thực nghiệm, kiểm chứng qua thực tế). Nhưng phương pháp luận thì phải được quyết định từ thực tiễn sinh động. Cụ thể qua thực tiễn áp dụng những kinh nghiệm của mình như trên đã thu được một số kết quả đáng kể:
-Các dạng câu hỏi và những tình huống Giáo viên nêu ra đều nhận được lời giải đáp trực tiếp cá nhân hoặc ý kiến chung của cả nhóm nhưng nhất thiết chúng tôi đều có theo dõi và đánh giá, dùng những hình thức có thể có để khích lệ, tạo sự khách quan để tiếp tục công việc đến cùng.
-Đã giải quyết toàn bộ chương trình nhẹ nhàng nhưng đảm bảo yêu cầu đặt ra.
Ví dụ: Cụ thể chỉ tiêu chất lượng bộ môn đã nâng lên đáng kể:
*Trước khi áp dụng những sáng kiến đã nêu: Chất lượng giữa kì I năm học 2008-2009:
STT
MÔN
LỚP
SỐ
HS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
VĂN
10C1
43
4
9.3
33
76.7
6
13
2
VĂN
10C3
48
1
2
12
25
32
66.7
3
6.3
3
VĂN
10C4
46
25
54.3
21
45.7
*Sau khi áp dụng: Chất lượng cuối kì I năm học 2008-2009 đã nâng lên rõ rệt:
STT
MÔN
LỚP
SỐ HS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
VĂN
10C1
43
4
9.3
37
86
2
4.7
2
VĂN
10C3
44
8
18.2
21
47.7
15
34.1
3
VĂN
10C4
42
3
7.1
29
69
10
23.8
-Thật vậy, bản thân người dạy luôn bị “không khí lớp” và chính những bài dạy trong chương trình tạo sự hưng phấn bất ngờ. Đối tượng chủ thể cũng thế(học sinh). Một cách tự nhiên, khá nhiều bạn tò mò, tìm tòi tài liệu và chịu khó chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Ngoài ra, xem các tư liệu hỗ trợ bài dạy, và đặc biệt xem những đoạn phim minh họa các tác phẩm bản thân Giáo viên sẽ nắm kĩ hơn, vững hơn, vừa có sự theo dõi thú vị, vừa hiểu sâu hơnnhư vậy, sự hấp dẫn của văn chương là có thật, chỉ cần tạo ra cách để kích thích đối tượng học tiếp cận nó. Trường hợp này, niềm vui sẽ được nhân lên, ít ra đối với bản thân Giáo viên. Đây là mảnh đất màu mỡ cho sự tích lũy kinh nghiệm.“Thầy giáo già, con hát trẻ”- rõ ràng, vai trò của kinh nghiệm đã được nhân dân tôn vinh từ trong truyền thống.
Với kết quả bước đầu đạt được bản thân tôi luôn kiên định với chính kiến của mình việc thay đổi phương pháp( trong đó có câu ở dạng theo vấn đề) cần phải có sự hỗ trợ để đồng bộ khi thực hiện nhằm mang lại hiệu quả thực sự, nhưng thiết nghĩ quan trọng hơn( nó nằm trong đặc thù môn Ngữ Văn) chi phối, tác động năng lực truyền cảm, sự hứng thú say mê, cái tâm và năng lực chuyên môn của người dạy Văn phải hướng về đối tượng của mình: như là những người bạn đồng hành trên một con đường để tìm ra những chân trời kiến thức.
Dạy học là một nghệ thuật. Đã là nghệ thuật thì luôn có thử thách và đòi hỏi phải không ngừng sáng tạo. Phát vấn- một công việc ngỡ như quá quen thuộc trong công việc của người giáo viên khi đứng trên bục giảng- nhưng từ góc nhìn phương pháp luận, hình như “Ở trong còn lắm điều hay”. 
	Khánh Hưng, Ngày 10 tháng 4 năm 2009
	 Người thực hiện
 Lê Việt Đoàn

File đính kèm:

  • docSKKN - LE VIET DOAN.doc
Sáng Kiến Liên Quan