Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp của khối Lớp 1

Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi lớp 1, suy nghĩ của các em còn non nớt, kinh nghiệm sống của các em ở trình độ thấp. ở học sinh lớp 1, tư duy cụ thể còn chiếm vai trò quan trọng, có tính hay bắt chước nên cung cấp cho học sinh những chuẩn mực đạo đức sẽ là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành nhân cách người công dân, người chủ tương lai của đất nước.

Từ những đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng cho ta thấy: mặc dù học sinh lớp 1 có nhu cầu hoạt động rất lớn và việc tổ chức các hoạt động bổ ích trong tập thể có tác dụng tốt cho việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nhưng ở các em khả năng tự quản còn hạn chế. Các em tin vào bản thân nhưng niềm tin này còn mang tính cảm tính. Khả năng tự đánh giá của các em còn kém, điều này một phần là do kinh nghiệm sống của các em còn ít, các hoạt động các em tham gia bất cứ nhiệm vụ vào được giao mà không xem xét nhiệm vụ ấy có phù hợp với năng lực của bản thân hay không. Vì thế các em rất dễ gặp thất bại hoặc đạt hiệu quả chưa cao khi thực hiện các nhiệm vụ đó, từ đó các em dễ rơi vào trạngt hái chán nản, bi quan, mất tinh thần. Hơn nữa trẻ có hứng thú cao với các hoạt động mới lạ nhưng hứng thú ấy lại không bền và chóng chán. Tình cảm của trẻ cũng dễ thay đổi, tính kiên trì khắc phục khó khăn của trẻ không cao. Vì vậy khi gặp khó khăn các em dễ chán nản, bỏ giữa chừng.

Mặt khác, kĩ năng tự quản là một trong những kĩ năng cơ bản, cần thiết phải được hình thành ngay từ lớp 1. Từ đó sử dụng kỹ năng tự quản góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh và làm cơ sở để hình thành các kĩ năng khác, góp phần “Hình thành cho học sinh cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắng và lâu dài về tổ chức trí tuệ, tổ chức các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học tập, bước vào cuộc sống lao động”.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp của khối Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...........
 TRƯỜNG TIỂU HỌC .....................
 -------------------------------------------
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
LỰA CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP 
 CỦA KHỐI LỚP 1
 MÔN: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 Tác giả : Nguyễn Thị Liên Hương
 Chức vụ : Giáo viên Tiểu học
 (Tài liệu có kèm theo đĩa CD)
 NĂM HỌC 2022- 2023 2. Mục đích nghiên cứu
 - Có một số biện pháp lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp của khối 
lớp 1.
 - Có thêm kiến thức về nghiên cứu khoa học.
 - Có thêm thuận lợi trong công tác giáo dục và giảng dạy học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
 - Đội ngũ cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng).
 - Các hoạt động trong nhà trường tiểu học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
 - Đội ngũ cán bộ của lớp 1A5 trường Tiểu học .................
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp nghiên cứu của lí thuyết:
 Nghiên cứu tâm sinh lí của học sinh khối 1 để có biện pháp bồi dưỡng và 
lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp.
4.2. Phương pháp quan sát điều tra:
+ Quan sát, điều tra để lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp phù hợp.
+ Quan sát, điều tra để thấy được năng lực của đội ngũ cán bộ lớp.
4.3. Phương pháp tổng kết kinhnghiệm sư phạm:
 Qua thực hiện sư phạm, tổng kết, đánh giá, kiểm nghiệm tính khả thi của 
các biện pháp mà sáng kiến kinh nghiệm đưa ra.
 2 Về tính cách, trẻ dễ có hành vi không chủ định, bột phát, và sống rất hồn 
nhiên. Hồn nhiên trong các quan hệ với người lớn, với thầy cô giáo, với bạn bè. 
Vì hồn nhiên nên các em rất cả tin: tin vào sách vở, tin vào người lớn và đặc biệt 
tin vào thầy cô giáo, tin vào khả năng bản thân. Tuy nhiên niềm tin này còn cảm 
tính, chưa có lí trí soi sáng.
 Về khả năng đánh giá và tự đánh giá: Học sinh lớp 1 tự đánh giá bản thân 
và đánh giá người khác còn mang nặng cảm tính, chưa biết căn cứ vào chuẩn để 
đánh giá. Học sinh thường coi thầy cô giáo là thần tượng, tự đánh giá mình và 
bạn bè dựa vào sự đánh giá của thầy cô.
 Nhận thức của trẻ con còn cảm tính, khả năng phân tích tổng hợp chưa 
cao. Do đó khi đứng trước một nhiệm vụ nào đó, trẻ thường lúng túng việc xem 
xét đánh giá công việc một cách tổng thể để lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. 
Trẻ chưa có khả năng có thể lường trước các tình huống có thể xảy ra trong quá 
trình thực tế vì còn thiếu trí tưởng tượng và kinh nghiệm.
 Từ những phân tích trên cho thấy: do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu 
nên việc lựa chọn mạng lưới tích cực và hướng dẫn các em công tác có ý nghĩa 
quan trọng trong việc xây dựng và đoàn kết tập thể học sinh trong lớp. Sự có 
mặt của hạt nhân nòng cốt (cán bộ lớp) ủng hộ những yêu cầu của giáo viên chủ 
nhiệm là đặc trưng của sự phát triển tập thể trẻ em.
2. Thực trạng
 Chúng ta biết rằng 6 tuổi vào lớp 1 là bước ngoặt lớn của trẻ thơ. Môi 
trường thay đổi: từ nhà trường mầm non còn khá tự do, thoải mái sang nhà 
trường phổ thông yêu cầu trẻ phải có tính kỷ luật, nề nếp, chấp hành nội quy quy 
định của lớp, của trường. Tất cả đều là thử thách với trẻ, muốn trẻ vượt qua 
được, hoà nhập một cách nhanh chóng với nhà trường, phổ thông, người giáo 
viên chủ nhiệm cần định hướng, đưa các em vào một tập thể lớp đoàn kết, tích 
cực. Trong đó việc lựa chọn, bồi dưỡng những em có vai trò “đầu tầu” cán bộ 
lớp để lôi kéo các bạn vào hoạt động tập thể, nhắc nhở, kiểm tra các bạn thực 
hiện nội quy trường lớp là một việc làm cần thiết. Từ thực tế này bản thân tôi đã 
 4 việc này chỉ phù hợp với các em có tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, nói to rõ 
ràng và có sức khoẻ tốt.
 Cùng với bầu lớp trường, tôi cũng lựa chọn 2 em hoạt bát, năng nổ làm 
lớp phó phụ trách học tập và lớp phó phụ trách kỷ luật. Các em tổ trưởng cũng 
được nhận nhiệm vụ. Công việc cọn một em có giọng hát hay và thuộc nhiều bài 
hát làm quản ca thì dễ dàng hơn, có thể phát hiện ra ngay em đó trong ngày đầu 
nhận lớp khi tổ chức cho các em thi văn nghệ.
 Sau khi nhận nhiệm vụ, các em trong đội ngũ cán bộ lớp sẽ ra mắt tập thể. 
Tôi sẽ nói cho các em trong lớp thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của từng em 
trong đội ngũ cán bộ. đồng thời tôi cũng để các em hiểu rằng: Đội ngũ cán bộ 
lớp lúc này mới chỉ là tạm thời. Sau một tháng học, nếu bạn nào làm tốt thì tiếp 
tục làm tiếp. Còn bạn nào không có ý thức tốt thì cả lớp sẽ cùng bầu bạn khác 
làm thay. Khi tôi đưa ra chỉ tiêu này, các em sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ 
của mình hơn, đồng thời cũng để học sinh khác trong lớp thi đua và phấn đấu.
 Có được đội ngũ cán bộ lớp đã khó, nhưng việc bồi dưỡng để các em hiểu 
rõ nhiệm vụ, từ đó hoàn thành tốt công việc của mình quả là không đơn giản 
nhất là đối với học sinh lớp 1.
 Với những lớp có nhiều học sinh đã học qua mẫu giáo thì người giáo viên 
có thể điều tra và phát hiện ra ngay những em cốt cán này.
 Một điều rất thuận lợi cho công tác chủ nhiệm của tôi năm nay là có hầu 
hết số học sinh trong lớp đã từng học qua mẫu giáo. Trong số đó, có nhiều em 
học cùng trường, cùng lớp với nhau nên các em nắm được phần nào khả năng 
của các bạn. Vì vậy ngay trong buổi học đầu tiên, tôi đã gặp gỡ và nói chuyện 
với một số em đã được làm quen một công việc nào đó ở lớp mẫu giáo, có thể 
chính những em này sẽ là hạt nhân tích cực trong đội ngũ cán bộ lớp. Do đó, chỉ 
sau khoảng 3 ngày học tôi cùng các em trong lớp đã bầu ra được một đội ngũ 
cán bộ lớp, tất nhiên mới chỉ tạm thời và chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho 
từng em. Tôi sắp xếp cho các em ngồi ra đầu bàn để tiện cho việc đi lại, và cùng 
một lúc tiến hành bồi dưỡng cho từng em.
 6 buổi sáng hôm đó, lớp trưởng sẽ tập trung theo dõi thi đua của bốn bạn tổ trưởng 
để có được những nhận xét chung. Tất nhiên thời gian đầu tôi sẽ phải làm cùng 
các em. Sang đến học kỳ II, khi các em đã đọc, viết tương đối thành thạo thì các 
em sẽ tự làm công việc này dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Và giờ sinh hoạt 
lớp lúc này hoàn toàn do em lớp trưởng điều khiển, cô giáo chỉ ngồi dự và thay 
mặt ban phụ huynh trao phần thưởng cho những em xuất sắc, tổ xếp thứ nhất 
trong tháng. Do được hướng dẫn chỉ bảo tỉ mỉ và cùng với sự hỗ trợ của các em 
cán bộ lớp khác nên em lớp trưởng sẽ nhanh chóng quản và dần dần làm tốt 
công việc của mình. Đến bây giờ thì tôi có thể yên tâm về nề nếp của lớp, các 
em trong lớp đã tự giác làm theo sự điều khiển của lớp trưởng. Em lớp trưởng đã 
cùng với đội ngũ cán bộ lớp tự tổ chức các hoạt động ngay cả khi không có cô 
giáo trong lớp. Chính việc sinh hoạt đều đặn này, sẽ tạo cho các em cán bộ lớp 
đặc biệt là em lớp trưởng có thói quen làm việc cẩn thận, có ý thức để sau này 
trở thành những cán bộ giỏi, những công dân có ích cho xã hội.
 3.1.2. Lớp phó:
 Song song với lựa chọn và bồi dưỡng lớp trưởng tôi cũng quan tâm đến 
việc bồi dưỡng lớp phó phụ trách học tập và lớp phó phụ trách kỷ luật.
 * Sau khi tìm hiểu và kiểm tra sơ bộ đầu năm, tôi sẽ giao cương vị lớp 
phó học tập cho một em nhanh nhẹn và học khá hơn các bạn khác. Em này sẽ 
phụ trách việc học tập, cụ thể là: Kiểm tra việc học bài ở nhà, kiểm tra sách vở 
đồ dùng học tập của các bạn. Nếu sách vở của bạn nào thiếu nhãn vở hay quăn 
góc nhiều thì em sẽ có trách nhiệm nhắc bạn có ý thức giữ gìn sách vở tốt hơn. 
Em cũng thể kèm thêm các bạn học yếu trong giờ ra chơi. Và nếu có bạn nào đi 
học muộn thì cũng được em nhắc nhở ngay.
 Để giúp em này làm tốt phần việc của mình, thời gian đầu tôi cũng làm 
mẫu để em hiểu rõ công việc. Dần dần tôi để em tự làm, tuy nhiên cũng có sự hỗ 
trợ của lớp trưởng, lớp phó kỷ luật và các bạn tổ trưởng. Do được nhắc nhở và 
kiểm tra thường xuyên nên em đã tiến bộ rất nhanh, có ý thức trách nhiệm cao 
trong công việc.
 8 yếu. Dường như các em cũng rất thích thú với công việc này. Để giúp các em 
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tôi cũng kiểm tra thường xuyên và động viên 
các em cố gắng hơn trong công việc. Nếu trong tổ có bạn nào không chấp hành 
nghiêm túc, tôi sẽ nhắc nhở uốn nắn kịp thời để em tổ trưởng yên tâm làm tốt 
nhiệm vụ của mình hơn.
 * Sau khi phân công nhiệm vụ rõ ràng và hướng dẫn công việc cho đội 
ngũ cán bộ lớp, tôi còn quan tâm xem những em nào cố gắng làm tốt và thích 
tham gia vào công việc của mình. Theo tôi nghĩ, những em trong hàng ngũ cán 
bộ lớp trước hết đều phải là những em học tốt, có ý thức, tích cực tham gia các 
hoạt động của lớp. Các em phải luôn gương mẫu cả về việc giữ gìn sách vở hay 
vệ sinh cá nhân phải luôn sạch sẽ và gọn gàng. Có như vậy thì các bạn khác 
trong lớp mới nể phục và noi theo. Để giúp các em cán bộ lớp hiểu được điều 
này, ngay trong ngày các em nhận nhiệm vụ, tôi đã tổ chức một buổi gặp gỡ, 
trao đổi với các Để giúp các em cán bộ lớp hiểu được điều này, ngay trong ngày 
các em nhận nhiệm vụ, tôi đã tổ chức một buổi gặp gỡ, trao đổi với các em. Bên 
cạnh đó, tôi cũng nói chuyện với phụ huynh của từng em để nắm được tâm tư, 
suy nghĩ của các em về công việc đang làm.
 * Trong thời gian đầu, khi đội ngũ cán bộ lớp nhận nhiệm vụ tôi sẽ động 
viên, hướng dẫn thêm, nếu các em cố gắng làm tốt thì sau đó sẽ được các bạn và 
cô giáo bầu chính thức vào hàng ngũ cán bộ lớp. Còn nếu có em làm chưa tốt, 
tôi cũng chỉ nhắc nhẹ nhàng chứ không mắng hay có những lời xúc phạm tới các 
em. Sau vài lần chỉ bảo, nếu em đó vẫn không làm được thì tôi và cả lớp sẽ cử 
bạn khác làm thay.
 Để tạo điều kiện và giúp đỡ các em cán bộ lớp đỡ vất vả hơn trong công 
việc, tôi đã sắp xếp xen kẽ những em ngoan, học giỏi ngồi cạnh những bạn học 
chậm hay có ý thức kỷ luật chưa tốt. Các em sẽ giúp đỡ và kèm cặp nhau. Do 
vậy cán bộ lớp dễ dàng làm tốt nhiệm vụ của mình hơn.
 Hàng tuần, đội ngũ cán bộ lớp sẽ có một buổi họp để nhận xét tình hình 
của lớp về các mặt học tập. Cũng trong buổi họp này các em sẽ nhận xét những 
ưu, khuyết điểm của nhau từ đó sửa chữa kịp thời. Tôi cũng thường xuyên nhắc 
 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_va_boi_duong_doi_ngu_can_bo_l.doc