Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn phương pháp dạy bài ôn tập cuối kì môn Sinh học 9

 Sau những năm thay sách giáo khoa và giảng dạy theo phương pháp đổi mới là:" lấy học sinh làm trung tâm" ở các bộ môn nói chung và môn sinh học nói riêng.Qua những đợt tiếp thu chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, các buổi thao giảng cấp cụm và huyện. Trong phương pháp đổi mới đều nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, chủ động, sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học. Cụ thể là :"phương pháp dạy học tích cực trong môn sinh học ở THCS ". Nhưng phương pháp tích cực không phải là phương pháp dạy học cụ thể mà là một nhóm phương pháp dạy học, yêu cầu người thầy giáo phải xác định, lựa chọn cho phù hợp với nội dung cụ thể của từng bài để dạy học đạt hiệu quả cao . Khi ta lựa chọn đúng đắn phương pháp cho từng bài cụ thể, kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học để đạt được hiệu quả cao nhất. Xong nó phụ thuộc vào rất nhiều trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và lòng nhiệt tình của người giáo viên. Trong khi đó không có một bản hướng dẫn mẫu nào làm tiền đề cho giáo viên lựa chọn dạy một bài hay một kiến thức. Vì vậy vấn đề lựa chọn phương pháp dạy học cho những dạng bài cụ thể trong sinh học lớp 9 đặc biệt là những bài ôn tập cuối học kì còn nhiều vấn đề cần quan tâm: Khối lượng kiến thức nhiều, thời gian cho một tiết ôn tập chỉ có 45phút, phương tiện dạy học thiếu.

 Vậy phải làm thế nào để dạy được một tiết ôn tập cuối kì thành công?

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn sinh học 9 trong nhiều năm và được dự giờ của đồng nghiệp , tôi thấy rất băn khoăn về vấn đề này và mong muốn được đưa ra một vài suy nghĩ của bản thân mình vào việc trả lời câu hỏi trên, lựa chọn phương pháp dạy kiểu bài ôn tập cuối kì môn sinh lớp 9 mà cá nhân tôi đã trực tiếp giảng dạy trong nhiều năm, giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống, đúng, đủ dưới sự hướng dẫn của giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn sinh học. Vì thế tôi cũng mạnh dạn đưa ra một phần nhỏ của công việc"Lựa chọn phương pháp dạy bài ôn tập cuối kì môn sinh học 9".

 

doc18 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5893 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn phương pháp dạy bài ôn tập cuối kì môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giảng dạy và quyết định phải lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp để nâng cao chất lượng bộ môn của mình đảm nhận.
B- Giải quyết vấn đề.
I. Các giải pháp thực hiện:
 1. Lựa chọn, phối hợp các nhóm phương pháp dạy học phù hợp với dạng bài ôn tập cuối học kì.
 2. Hướng dẫn cho học sinh cách chủ động học tập hợp tác theo nhóm nhỏ ở nhà cũng như trên lớp.
 3. Đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng bài kiểm tra cuối kì để so sánh, đối chiếu .
 4. Tổ chức nhận xét đánh giá kết quả , rút kinh nghiệm theo nhóm, tổ sau tiết dạy.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện
Giáo viên, xác định, lựa chọn phối hợp các phương pháp dạy học trong tiết học ôn tập cuối kì:
 Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc nhiều vào phương pháp giảng dạy được giáo viên lựa chọn thực hiện. Cùng một bài ôn tập nhưng với phương pháp thực hiện khác nhau dẫn đến kết quả giờ dạy khác nhau, nên trong thực tế giảng dạy cá nhân tôi đã lựa chọn nhóm phương pháp sau:
Phương pháp dạy học hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ từ 3-4 em
Phương pháp trực quan
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp,khái quát và vận dụng vào thực tiễn.
 Sau khi đã lựa chọn nhóm phương pháp này trong giờ dạy giáo viên phải xác định
rõ thời điểm thích hợp vận dụng mỗi phương pháp và sự kết hợp hài hòa giữa chúng trong giờ dạy thì mới đạt hiệu quả cao. Điều này còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và vốn sống của người thầy.
 2. Hướng dẫn cho học sinh cách học tập hợp tác nhóm nhỏ.
a, Hướng dẫn cho học sinh cách chuẩn bị bài ở nhà:
- HS đọc và nghiên cứu kĩ nội dung bài ôn tập theo từng phần dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Ngay sau khi học hết mỗi chương của học kì I trong sgk (Ví dụ : Chương I ) giáo viên hướng dẫn cho HS hoàn thành bảng đầu tiên(Bảng 40.1- trang 116 SGk) vào vở bài tập đã kẻ sẵn tương ứng cùng với những câu hỏi ôn tập phù hợp với nội dung kiến thức vừa học. Lần lượt như vậy cho đến hết bài cuối của chương cuối của học kì (Từ chương II – Chương VI)
- Sau mỗi chương hướng dẫn cho HS hoàn thành bảng biểu và câu hỏi ôn tập tương ứng thì tiết học tiếp sau đó (Tiết học đầu tiên của chương tiếp theo(Chương II) ) giáo viên cần có sự kiểm tra và hướng dẫn điều chỉnh nhanh kết quả, giúp HS hoàn thiện kiến thức ôn tập cuối kì cho có hệ thống bảng biểu.
- Kết thúc bài cuối cùng cả học kì giáo viên tiếp tục hướng dẫn HS chuẩn bị theo nhóm nhỏ ở nhà cụ thể như sau:
 + Mỗi nhóm HS hoàn thành một bảng biểu cụ thể trong hệ thống kiến thức vào tờ giấy rôki khổ lớn.
 + Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp trong giờ ôn tập .
 + Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
b, Tiến hành trên lớp của giờ ôn tập cuối kì:
- Giáo viên tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo các nhóm đã chuẩn bị trên giấy rôki khổ lớn.
- Giáo viên xác định thời gian cho mỗi nhóm hoạt động, thông báo cho HS biết để khi báo cáo HS cần lựa chọn từ ngữ báo cáo một cách nhanh, gọn, đủ ý đảm bảo thời lượng cho tiết học.
- Giáo viên yêu cầu lần lượt đại diện các nhóm lên bảng trình bày nội dung kiến thức được phân công trước trên giấy rôki .
- Đại diện HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên giúp HS hoàn thiện kiến thức bằng cách nhận xét, đánh giá và đưa ra bảng chuẩn kiến thức.
- Học sinh cả lớp điều chỉnh nhanh kiến thức đúng vào vở bài tập theo chuẩn kiến thức của giáo viên.
 3. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Tiếp theo tiết ôn tập cuối kì là tiết kiểm tra cuối kì để đnáh giá kết quả. Vì theo tôi nghĩ bài kiểm tra cuối kì góp phần rất lớn đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kì mà vai trò quan trọng không thể thiếu là chất lượng của bài ôn tập cuối kì.
 4. Tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm sau tiết ôn tập cuối kì.
 Sau mỗi lần giảng dạy kiểu bài ôn tập cuối kì sinh học 9 tôi đều mời tổ chuyên môn tới dự, sau tiết dạy đều có nhận xét, rút kinh nghiệm và được đồng nghiệp đánh giá là dạy tiết ôn tập thành công.
III. Các ví dụ cụ thể:
1. Ví dụ 1: bài 40 – Tiết 34 : ôn tập học kì I
 a- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi thực hiện tiết ôn tập cuối kì I
 - Khi học xong hết chương I: Các thí nghiệm của Menđen.
 Bên cạnh nhiệm vụ cá nhân HS là học bài cũ, chuẩn bị cho bài mới tiếp theo của chương II, giáo viên hướng dẫn cho các em hòan thành bảng 40.1- trang 116-SGK
Vào vở bài tập đã kẻ sẵn bảng và câu hỏi bài tập;
 Bài tập: ở cà chua , gen A qui định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Theo dõi sự di truyền màu sắc cây cà chua, người ta thu được kết quả sau: P: Thân đỏ thẫm x thân đỏ thẫm "F1 : 75% thân đỏ thẫm: 25% thân xanh lục. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của phép lai trên.
 - Học hết kiến thức chương II: Nhiễm sắc thể
 Tương tự HS học bài cũ chuẩn bị bài mới và hoàn thành nội dung bảng 40.2 SGK vào vở bài tập đã kẻ sẵn bảng.
 - Học hết kiến thức chương III: AND và gen
 Tương tự HS học bài cũ chuẩn bị bài mới và hoàn thành nội dung bảng 40.3 và bảng 40.4 SGK vào vở bài tập đã kẻ sẵn bảng. Các câu hỏi 1,2 sgk- trang 117sgk.
 - Học hết kiến thức chương IV: Biến dị 
 Tương tự HS học bài cũ chuẩn bị bài mới và hoàn thành nội dung bảng 40.5 SGK vào vở bài tập đã kẻ sẵn bảng.
 - Học hết kiến thức chương V: Di truyền học người
 Tương tự HS học bài cũ chuẩn bị bài mới và hoàn thành nội dung câu hỏi 3,4 sgk 
 - Học hết kiến thức chương VI: ứng dụng di truyền học
 Tương tự HS học bài cũ chuẩn bị bài mới và hoàn thành nội dung câu hỏi 5,6,7 sgk 
 Sau mỗi chương đã hướng dẫn cho HS hoàn thành bảng biểu và nội dung các câu hỏi ôn tập tương ứng, thì tiết học sau đó tôi tiến hành kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, có nhận xét và hướng dẫn điều chỉnh nhanh, giúp HS hoàn thiện kiến thức .
Kết thúc bài 33 của chương VI giáo viên tiếp tục giao nhiệm vụ mới cho HS như sau:
Chia lớp làm sáu nhóm nhỏ , mỗi nhóm gồm hai bàn và hoàn thành nội dung 1 bảng cùng kiến thức cụ thể có liên quan đến chương trong bài ôn tập vào tờ giấy rôki khổ lớn và cử đại diện các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Phân công cụ thể :
Nhóm 1: Bảng 40.1 và bài tập đã giao.
Nhóm 2: Bảng 40.2
Nhóm 3: Bảng 40.3 và câu hỏi 1,2
Nhóm 4: Bảng 40.4
Nhóm 5: Bảng 40.5 và câu hỏi 3,4
Nhóm 6: Các câu hỏi 5,6,7.
 b- Tiến hành thực hiện các bước lên lớp:
I. Mục tiêu bài học:
- HS tự hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị,
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn kĩ năng tư duy tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Giáo dục ý thức tìm hiểu ứng dựng sinh học vào đời sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- Máy chiếu, bút dạ.
- Tranh ảnh liên quan đến phần di truyền.
- HS : chuẩn bị nòi dung bảng biểu từ 1-5 và các câu hỏi có liên quan
III. Phương pháp chủ yếu:
- Hoạt động nhóm, phân tích, so sánh, tổng hợp, tư duy logic...
IV. Hoạt động dạy học:
1. Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của các nhóm đã được phân công trước(2phút):
- Thông báo thời gian hòan thành kiến thức chuẩn vào bảng cho một bảng tối đa 6 phút
- Thời gian hướng dẫn cho mỗi câu hỏi 4 phút
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức
- GV: yêu cầu các nhóm hòan thành bảng kiến thức đã được phân công và cử đại diện lần lượt lên bảng trình bày kết quả
- Nhóm 1: bảng 40. 1 
- Đại diện các nhóm hoàn thiện kiến thức , nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV : Giúp HS hoàn thiện kiến thức , đánh giá nhận xét và đưa bảng kiến thức chuẩn bằng phim trong để HS đối chiếu và sửa chữa nếu còn sai.
I. Hệ thống hóa kiến thức
1, Các quy luật di truyền
- Bảng chuẩn kiến thức từ bảng 40.1 
Bảng 40.1: 
Tên quy luật
Nội dung
Giải thích
ý nghĩa
Phân li
Do sự phân li của cặp NTDT trong sự hình thành giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố trong cặp
- Các NTDT không hòa trộn vào nhau.
- Phân li và tổ hợp của các cặp gen tương ứng
- Xác định tính trội (thường là tính trạng tốt)
Phân li độc lập
Phân li độc lập của các cặp NTDT trong phát sinh giao tử
- F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó
Tạo biến dị tổ hợp
Di truyền liên kết
- Các tính trạng do nhóm gen liên kết quy định được di truyền cùng nhau
- Các gen liên kết được phân li cùng nhau trong quá trình phân bào
Tạo sự di truyền ổn định của cả nhóm tính trạng tốt
Di truyền giới tính
ở các loài giao phối tỉ lệ đực cái xấp xỉ 1:1
Phân li và tổ hợp của các cặp NST giới tính
Điều khiển được tỉ lệ đực cái
GV: yêu cầu các nhóm hòan thành bảng kiến thức đã được phân công và cử đại diện lần lượt lên bảng trình bày kết quả
- Nhóm 2: bảng 40. 2
- Đại diện các nhóm hoàn thiện kiến thức , nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV : Giúp HS hoàn thiện kiến thức , đánh giá nhận xét và đưa bảng kiến thức chuẩn bằng phim trong để HS đối chiếu và sửa chữa nếu còn sai và điều chỉnh vào vở của mình .
2. Nhiễm sắc thể
Bảng chuẩn kiến thức từ bảng 40.2
Bảng 40.2: 
Các kì
Nguyên phân
Giảm phân I
Giảm phân II
Kì đàu
NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn 
dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
- Các NST kép xoắn co ngắn. Cặp NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể bắt chéo, sau đó tách rời nhau.
- Nhiễm sắc thể co lại cho thấy số lượng nhiễm sắc thể kép trong bộ đơn bội
Kì giữa
- NST kép đóng xoắn cực đại xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Từng NST kép tập trung và xếp song song thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Kì sau
- Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành hai nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào.
- Các nhiễm sắc thể kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào.
- Từng nhiễm sắc thể kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào.
Kì cuối
Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn dài ra, ở dạng sợi mảnh .
- Các NST kép nằm gọn trong hai nhân mới đựoc tạo thành với số lượng là đơn bội (kép )
- Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là đơn bội n
GV: yêu cầu các nhóm hòan thành bảng kiến thức đã được phân công và cử đại diện lần lượt lên bảng trình bày kết quả
- Nhóm 3: bảng 40. 3
- Nhóm 4: Bảng 40.4
- Đại diện các nhóm hoàn thiện kiến thức , nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV : Giúp HS hoàn thiện kiến thức , đánh giá nhận xét và đưa bảng kiến thức chuẩn bằng phim trong để HS đối chiếu và sửa chữa nếu còn sai và điều chỉnh vào vở .
3. ADN
Bảng chuẩn kiến thức từ bảng 40.3 và 40.4
Bảng 40.3
Các quá trình
Bản chất
ý nghĩa
Nguyên phân
Giữ nguyên	bộ NST, nghĩa là 2 tế bào con được tạo ra có 2n NST giống như tế bào mẹ
Duy trì ổn định bộ NST trong sự lớn lên của cơ thể và ở những loài sinh sản vô tính
Giảm phân
Làm giảm số lượng NST đi một nửa , ngghĩa là các tế bào con được tạo ra có số lượng NST (n)= 1/2 cuả tế bào mẹ(2n)
Góp phần duy ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
Thụ tinh
Kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (n) thành bộ nhân lưỡng bội (2n)
Góp phần duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở những loài sinh sản hữu tính và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp
Bảng 40.4
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng
ADN
- Chuỗi xoắn kép
- 4 loại nuclêôtit :A, T, G, X
- Lưu giữ thông tin di truyền
- Truyền đạt thông tin di truyền
ARN 
- Chuỗi xoắn đơn
- 4 loại nuclêôtit :A, U, G, X
- Truyền đạt thông tin di truyền
- Vận chuyển aa
- Tham gia cấu trúc ribôxôm
Prôtêin
- Một hay nhiều chuỗi đơn
- 20 loại aa
- Cấu trúc các bộ phận của tế bào
- Enzim xúc tác qúa trình TĐC
- Hoocmon điều hòa quá trình TĐC
- Vận chuyển, cung cấp năng lượng
GV: yêu cầu các nhóm hòan thành bảng kiến thức đã được phân công và cử đại diện lần lượt lên bảng trình bày kết quả
- Nhóm 5: bảng 40. 5
- Đại diện các nhóm hoàn thiện kiến thức , nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV : Giúp HS hoàn thiện kiến thức , đánh giá nhận xét và đưa bảng kiến thức chuẩn bằng phim trong để HS đối chiếu và sửa chữa nếu còn sai và điều chỉnh vào vở .
4. Đột biến
Bảng chuẩn kiến thức từ bảng 40.5
Bảng 40.5
Các loại đột biến
Khái niệm
Các dạng đột biến
Đột biến gen
Những biến đổi trong cấu trúc của ADN thường tại một điểm
- Mất, thêm, thay thế một cặp nuclêotit
Đột biến cấu trúc NST
Những biến đổi trong cấu trúc của NST
- Mất, lặp, đảo đoạn
Đột biến số lượng NST
Những biến đổi về số lượng trong bộ NST
Dị bội thể và đa bội thể
Hoạt động 2: Tìm hiểu các câu hỏi. 
- GV: Cho HS đọc lần lượt các câu hỏi sgk mà các em đã chuẩn bị thảo luận trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV Hướng dẫn cơ bản cho từng câu , HS tự điều chỉnh vào vở bài tập 
- GV: Cho HS giải thích sơ đồ
- Gen ( một đoạn ADN ) mARN Prôtêin Tính trạng.
? Giải thích mối liên hệ : Kiểu hình, môi trường và kiểu gen?
? Vì sao nghiên cứu di truyền ở người phải có những phương pháp thích hợp?
? Vì sao gây đột biến nhân tạo là khâu đầu tiên của chọn giống?
 ? Những ưu thế của công nghệ tế bào?
- GV: Cho học sinh lên làm và sửa sai cho học sinh nếu có
- GV: Cho HS lên bảng làm bài tập toán lai, sửa sai nếu có
II. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: 
- Mối liên hệ:
+ ADN là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
+ m ARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin ( cấu trúc bậc 1 của prôtêin )
+ Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào biểu hiện thành tính trạng.
- Bản chất mối quan hệ gen-tính trạng.
+ Trình tự các nuclêôtit trong ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, qua đó quy định trình tự các axit amin của phân tử Prôtêin. Prôtêin tham gia vào các hoạt động của tế bào
Câu 2: 
 Môi trường 
- Kiểu gen " Kiểu hình.
Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Câu 3: 
- Người sinh đẻ muộn và ít con
- Vì lí do xã hội , không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến
Câu 4:
- Khi gây đột biến nhân tạo làm thay đổi trình tự một nuclêôtit nào đó(tức vật chất di truyền thay đổi) .
- Từ đó lựa chọn những đột biến mới, tạo ra được nhiều các tính trạng mới có lợi cho người chọn giống=> chọn và nhân giống.
Câu 5: 
+Tăng nhanh số lượng cây trồng.
+ Rút ngắn thời gian tạo cây con.
+ Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quí hiếm
+ ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: Chọn giống, nhân giống, nhân bản vô tính động vật, mô động vật chuyển gen người 
* Bài tập lai:
3. Hướng dẫn về nhà.
- Về nhà HS ôn tập theo hệ thống câu hỏi kiến thức chuẩn của 5 bảng và các câu hỏi ôn tập để chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì. 
 Sau khi thay đổi, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để dạy tiết ôn tập học kì nói trên với đối tượng lớp 9A khóa học 2009-2010 kết quả kiểm nghiệm như sau: 
Tổng số học sinh của lớp 9A:35em
+ Loại giỏi: 7em chiếm 20%
+ Loại khá: 15em chiếm 42,9%
+Loại TB : 12em chiếm 34,2%
+ Loại yếu: 1em chiếm 2.9%
+ Loại kém: 0em 
 Ví dụ 2: Tiết 66 ôn tập phần sinh vật và môi trường.
 Tôi sẽ tiếp tục áp dụng như học kì I với các bước tiến hành bài ôn tập cũng tương tự như bài ôn tập học kì I tiết 34.
a,Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà trước khi học bài ôn tập học kì II
- Khi học hết chương I: Sinh vật và môi trường
 Ngoài việc học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới, cho kiến thức chương II giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng 66.1, bảng 66.2, bảng 66.3 – trang 188 sgk và câu hỏi 1, 2.
- Hết chương II: Hệ sinh thái
 Tương tự như vậy giáo viên kiểm tra việc học bài cũ ở nhà, chuẩn bị bài mới và hoàn thành các bảng 66.4, bảng 66.5 và bảng 66.6 đã giao vào vở bài tập và câu hỏi 3,4,5.
- Học hết chương III: Con người dân số và môi trường.
 Tương tự , giáo viên giao các câu hỏi 6,7cho học sinh về trả lời .
- Học hết chương IV: Bảo vệ môi trường
 Tương tự, giáo viên giao các câu hỏi 8,9,10 cho học sinh về trả lời .
 Sau mỗi chương giáo viên hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài và có kiểm ta ở tiết học sau của chương mới, sửa nhanh cho các em về nhà tiếp tục bổ sung vào.
- Học xong tiết 65 giáo viên giao cụ thể cho từng nhóm về nhà chuẩn bị để tiết sau lên sửa bài cho kịp thời gian .
b. Tiến hành soạn bài giảng: Tương tự như tiết ôn tập 34 ở học kì I.
 C- Kết luận
I. Kết quả nghiên cứu:
 Xuất phát từ tình hình thực tế trong giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9 đặc biệt là dạy dạng bài ôn tập cuối học kì. Vấn đề lựa chọn phương pháp phù hợp để có một giờ dạy ôn tập thành công còn nhiều vấn đề băn khoăn trăn trở. Vì vậy cá nhân tôi đã trực tiếp nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm ở hai đối tượng học sinh khối lớp 9 trong hai năm học 2008-2009 và đối tượng của học sinh hai lớp 9A và 9B của năm 2009-2010 thì kết quả chất lượng đã có sự chuyển biến rõ rệt:
 So sánh đối tượng của học sinh hai lớp 9A(áp dụng phương pháp trên vào dạy) còn lớp 9B (không áp dụng phương pháp trên) vào dạy dạng bài tập ôn tập thì kết quả cụ thể như sau:
 Kết quả
Xếp loại
Kết quả khi không vận dụng phương pháp trên- lớp 9B(2009-2010)
Kết quả khi vận dụng phương pháp trên - Lớp 9A (2009-2010)
Số lượng HS(37)
Tỉ lệ(%)
Số lượng HS (35)
Tỉ lệ(%)
Giỏi
2
5,4%
7
20%
Khá
11
29,7%
15
42,9%
Tr. bình
13
35,1%
12
34,2%
Yếu
9
24,4%
1
2,9%
Kém
2
5,4%
0
0%
Vậy qua đây thấy được kết quả có sự chuyển biến rất rõ rệt: 
+ Số HS khá, giỏi tăng rõ rệt
+ Số HS yếu, kém giảm 
+ Đặc biệt, là trong quá trình tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi tôi cũng áp dụng phương pháp trên và phương pháp học tập tích cực bằng cách cho học sinh ôn tập kĩ các nội dung kiến thức có liên quan theo từng chương và đã đạt được thành công là đã có học sinh giỏi cấp huyện và học sinh đạt giải cấp tỉnh trong năm học 2009-2010 này. 
 Theo cá nhân tôi để có một tiết ôn tập học kì hoàn chỉnh với thời gian chỉ có 45 phút thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh học tập hợp tác theo nhóm nhỏ để hoàn thành các bảng biểu và các câu hỏi ôn tập theo nội dung sách giáo khoa mà HS đã được giáo viên hướng dẫn chuẩn bị bài cụ thể từ bài học đầu tiên, chương đầu tiên của học kì cho đến hết chương trình mỗi học kì. Muốn làm được như vậy giáo viên cần:
Có kế hoạch cụ thể cho từng bài, từng chương và mỗi kì.
Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm học sinh kết hợp với kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh sau mỗi tiết học.
Lựa chọn nhóm phương pháp phù hợp và vận dụng một cách hài hòa linh hoạt trong giờ dạy.
Có kiến thức vững chắc xuyên suốt chương trình, có kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức trong kênh hình, kênh chữ một cách hợp lí.
Trên lớp dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn HS tự học , tự tiếp thu kiến thức, giảm thời gian thuyết trình. Làm việc như vậy giúp học sinh:
+ Học sinh được làm việc nhiều trên lớp 
+ Tự đánh giá được kết quả học tập của mình sau mỗi đơn vị kiến thức được giáo viên giao nhằm gây hứng thú cho học sinh học tập bộ môn.
+ Tự nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu tài liệu ở nhà tích cực hơn.
 Tóm lại: Để có một tiết dạy ôn tập thành công nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, sự hiểu biết của giáo viên và sự nhiệt tình hợp tác của học sinh.
 Vì vậy cả giáo viên và học sinh cần phải học tập, rèn luyện không ngừng mới có khả năng thích ứng với các yêu cầu ngày càng cao trong giảng dạy và trong quá trình học tập.
 Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân qua thực tế giảng dạy, nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để kinh nghiệm của mình được tốt hơn nữa.
II. ý kiến đề xuất.
Nhà trường nên tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề đổi mới phương pháp để giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm và học kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Nhà trường cần có sự đầu tư kinh phí cho việc làm đồ dùng phục vụ giảng dạy .
 Nhà trường cung cấp thêm sách tham khảo cho giáo viên và học sinh.
Các cụm tổ chức tham gia giao lưu giờ dạy nhiều hơn nữa và mỗi đợt tham gia như vậy cần có số lượng môn nhiều hơn để giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm cho nhau, thảo luận những vấn đề mới và khó trong công tác dạy học của mình.
Thiệu Tiến, ngày 9 tháng 4 năm 2010
	Người thực hiện
 Nguyễn Thị Thủy
Phụ lục:
Trang
A.Đặt vấn đề
Lời nói đầu
1
II.Thực trạng của vấn đề
2
 B.Giải quyết vấn đề
Các giải pháp thực hiện
II.Các biện pháp tổ chức thực hiện
3
III. Các ví dụ cụ thể
5
Kết luận
I. Kết quả nghiên cứu
14
II. Kiến nghị - đề xuất 
17

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_bai_on_tap_lop_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan