Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm

Cơ sở lí luận

1.1.1. Kĩ năng sống và giáo dục kĩ năng sống

a) Quan niệm về kĩ năng sống

Thuật ngữ kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thông

Việt Nam từ những năm 1995-1996, thông qua Dự án "Giáo dục KNS để bảo vệ

sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà

trường" do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Giáo dục và

Đào tạo phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện. Từ đó đến nay, nhiều

cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế đã tiến hành giáo dục KNS gắn với các vấn

đề giáo dục xã hội như: phòng chống ma túy, phòng chống mại dâm, phòng chống

buôn bán phụ nữ và trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống tai nạn

bom mìn, bảo vệ môi trường. Giáo dục phổ thông nước ta những năm vừa qua đã

đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học (PPDH) gắn với bốn trụ

cột giáo dục của thế kỉ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định, học để3

chung sống, mà thực chất là một cách tiếp cận KNS. Đặc biệt, rèn luyện KNS cho

học sinh (HS) đã được bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong năm nội dung

của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong

các trường Phổ thông giai đoạn 2008-2013.

Vậy KNS là gì?

Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích

ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả

trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.

Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi

mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái

độ, kĩ năng.

Theo UNESCO, KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là: Học để biết

(Learning to know) gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo,

ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả.; Học làm người

(Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát

cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,. Học để sống với người khác (Learning to live

together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp

tác, làm việc nhóm, thể hiện sự cảm thông; Học để làm (Learning to do) gồm kĩ

năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đạt mục tiêu, đảm nhận

trách nhiệm,.

Từ những quan niệm trên đây, có thể thấy KNS bao gồm một loạt các kĩ

năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Bản chất của kĩ

năng sống là kĩ năng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội nếu cần thiết để cá nhân

tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả

năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người

khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.

KNS không phải tự nhiên có được mà phải hình thành dần trong quá trình

học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra

cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.

KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân

vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính xã hội vì KNS phụ thuộc vào các

giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa

gia đình, cộng đồng, dân tộc.

pdf44 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 7Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục cho học sinh lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười đọc là gì và vận dụng kỹ năng nào? 
(Phát phiếu học tập cho các nhóm, trình chiếu văn bản) 
Hình 14: Bản tin nhanh 
24 
(Sau 1 phút) 
MC: Các bạn ạ, trên thế giới đã có những người thành công bởi họ đam mê 
đọc sách, họ có kỹ năng đọc tốt và tiếp thu những nội dung của sách để áp dụng và 
cuộc sống, ví dụ như: cựu tổng thống mỹ Barack Obama; Bill Gates nhà sáng lập 
tập đoàn Microsoft; Tỷ phú Mỹ Warrren Buffett; hay như Bác Hồ chúng ta,... 
(Trình chiếu hình ảnh) 
Hình 15: Những người nỗi tiếng thành công 
Hoạt động 4: 
MC: Để đánh dấu trang sách mình đã đọc, các bạn làm cách nào? 
HS: Trả lời. 
MC: Bây giờ các nhóm cùng thi nhau làm một cái book mark với lời kèm 
theo là những câu ngạn ngữ, hay châm ngôn hay về đọc sách? Thời gian 2 phút. 
(Chờ các nhóm làm xong) 
MC: Xin mời từng nhóm đứng dậy giới thiệu book mark của mình 
(Các nhóm trình bày xong) 
Hình 16: Sản phẩm book mark của học sinh 
25 
MC: Chúng ta vừa cùng nhau trải qua những phần chơi rất thú vị và đã biết 
được một số kỹ năng để đọc sách hiệu quả. Sau đây xin mời thầy giáo chủ nhiệm 
có đôi lời phát biểu. 
GVCN: Tổng kết. 
Qua tiết sinh hoạt này rất nhiều em đã có kỹ năng đọc sách, từ đó các em 
yêu sách, thấy được giá trị của việc đọc sách. Sau mỗi giờ học các em lại đến thư 
viện trường để đọc sách, để mượn những cuốn sách mình yêu thích về đọc. 
Hình 17: Thư viện của trường 
Tổ chức sinh hoạt lớp theo phương pháp này đem hiệu quả giáo dục rất lớn, 
giáo viên không cần phải nói nhiều, giáo huấn nhiều và đồng thời còn rèn luyện 
cho các em nhiều kỹ năng sống như: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng thuyết trình trước 
đám đông; Kĩ năng làm chủ cảm xúc; Kĩ năng quan sát; kỹ năng làm việc nhóm; 
Kĩ năng ứng biến/xử lý tình huống... Học sinh đã chủ động hơn, mạnh dạn hơn khi 
đưa ra quan điểm của mình. Các em đã có tinh thần tập thể, tính trách nhiệm hơn 
trong công việc. Các em đã tự tổ chức các buổi tiệc mừng sinh nhật thầy cô, bạn 
bè, buổi tiệc mừng các ngày lễ: 20/11; 20/10; 8/3 lễ tri ân thầy cô vào cuối năm. 
Từ những suy nghĩ, quan điểm của học sinh về các tình huống đã đưa ra, tôi đã 
hiểu được phần nào tâm lí, suy nghĩ của học sinh trong lớp. Từ đó tôi có hướng để 
uốn nắn các em theo hướng Chân - Thiện - Mỹ, giúp các em hiểu được cái đúng, 
cái sai, cái nên, cái không nên. Xây dựng cho các em tâm thế mỗi ngày đến trường 
26 
là một ngày vui, một ngày hạnh phúc. 
Hình 18: Niềm vui của cô và trò trong ngày sinh nhật và lễ tri ân 
b) Giáo dục kỹ năng sống thông qua Tổ chức mô hình lớp học gắn liền với 
sản xuất kinh doanh 
Ngay từ đầu năm học, tôi đã xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường về mô 
hình lớp học gắn liền với sản xuất kinh doanh cho lớp mình chủ nhiệm. Việc sản 
xuất kinh doanh được đề cập đến ở đây chủ yếu là hoạt động trồng rau của học 
sinh. Bởi lẽ nhà trường có một diện tích đất trống khá rộng; các học sinh của lớp 
đều là con em nông dân nên thuận lợi cho việc triển khai mô hình. Bên cạnh đó, 
thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang là vấn đề nhức 
nhối với toàn xã hội. Chính vì vậy những sản phẩm an toàn luôn được đón nhận. 
Không ngoài mục tiêu cung cấp thực phẩm rau sạch cho bếp ăn tập thể cho các 
trường mầm non, các quán ăn trên địa bàn, các em học sinh đều yêu thích hoạt 
động trồng rau sau mỗi giờ học chính khóa để được tận hưởng sản phẩm lao 
27 
động sạch do chính đôi bàn tay và khối óc của mình làm ra. Các em còn có một 
nguồn thu nhập khá lớn cho quỹ lớp sau mỗi mùa vụ, giảm bớt một phần kinh 
phí học tập cho gia đình. 
Thời gian thực hiện kế hoạch trong thời vụ từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 3 
năm 2020 (đây là thời gian khí hậu phù hợp cho trồng trọt nhất là trồng rau xanh). 
Tham gia "Mô hình lớp học gắn liền với sản xuất kinh doanh", các em học 
sinh sẽ trang bị cho mình những kĩ năng sống cơ bản như: Kỹ năng lao động; Kỹ 
năng làm việc nhóm; Kỹ năng sinh hoạt tập thể, kỹ năng an toàn vệ sinh lao động... 
Định hướng nghề nghiệp trong trong tương lai: làm nông nghiệp, mở trang trại 
chăn nuôi, trồng trọt 
Hàng ngày, vào buổi chiều sau khi hết giờ học, các em học sinh dành 15 
phút cho việc chăm sóc vườn rau với những công việc quen thuộc như: lên luống, 
gieo hạt, tưới nước, bón phân,... Để có những luống rau xanh tốt, phong phú chủng 
loại và an toàn tôi chủ động hướng dẫn các em tiếp thu những kinh nghiệm mùa vụ 
trồng rau của bố mẹ, anh chị, của nhân dân địa phương. Bên cạnh trồng các loại 
rau như: cải ngọt, cải ngồng, cải cúc, cải bẹ, cải bắp, su hào... các em học sinh còn 
chủ động trồng thêm các loại củ, quả khác như: cà, mướp, bí, đỗ để làm phong 
phú nguồn hàng hóa của lớp. 
Năng động, sáng tạo hơn, các em học sinh lớp chủ nhiệm còn tự thành lập 
các nhóm làm dự án về rau, quả sạch để mang làm quà biếu cho các thầy cô, bố 
mẹ, ông bà. 
Hình 19: Hoạt động trải nghiệm làm vườn 
28 
Hình 20: Nụ cười hạnh phúc của các em học sinh khi được trải nghiệm mô hình 
Thực tế trải nghiệm đã cho các em rất nhiều những bài học quý giá. Các em 
sẽ yêu lao động, yêu sản xuất hơn. Từ đó biết quý trọng thành quả lao động của 
mình, bố mẹ, gia đình, người thân và của người lao động. 
c) Giáo dục kỹ năng sống thông qua Chương trình "Chung tay bảo vệ môi 
trường" 
"Sống xanh là sống có trách nhiệm, học sống xanh để sống xanh với mình và 
với mọi người". Trường học là môi trường tốt nhất cho việc giáo dục môi trường. 
Do đó, giáo dục về môi trường sẽ là trải nghiệm quý báu cho học sinh có được 
những kĩ năng sống cần thiết như: Kĩ năng làm việc nhóm; Kĩ năng ứng phó khó 
khăn trong cuộc sống; kỹ năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; Kĩ năng hợp 
tác và chia sẻ... 
Các em học sinh tự ý thức trong việc chung tay bảo vệ môi trường lớp học, 
học đường bằng cách thu gom rác, phân loại rác. Những thùng phân loại rác được 
dán các hình rất ngộ nghĩnh truyền tải thông điệp "Bảo vệ môi trường là bảo vệ 
cuộc sống của chính chúng ta" được các em bố trí hợp lý. 
Bên cạnh đó, các em học sinh lớp chủ nhiệm cùng với các em học sinh toàn 
trường vô cùng thích thú hưởng ứng các hoạt động ý nghĩa: "Tết trồng cây", quét 
dọn, giữ gìn vệ sinh thường xuyên khuôn viên trường học và trung tâm xã mà 
trường đóng trên địa bàn. 
29 
Hình 21: Các em học sinh trải nghiệm "Chung tay bảo vệ môi trường" 
"Ý nghĩa lớn từ những sản phẩm nhỏ" là thông điệp mà các em học sinh tâm 
đắc nhất trong "Ngày hội tái chế" do Đoàn trường phát động và tổ chức vào ngày 
26/3/2020. Các em học sinh lớp chủ nhiệm ai nấy đều hăm hở lên ý tưởng, thu 
gom những vật liệu phế thải để cho ra mắt Hội thi những sản phẩm tái chế mang 
tính trải nghiệm thực tiễn đầy sáng tạo. Với mục đích nhằm khơi dậy tiềm năng và 
phát huy tư duy sáng tạo của học sinh, giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ 
năng sáng tạo, kỹ năng tìm tòi, ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai, thúc 
đẩy phong trào thi đua học tập, lao động sáng tạo, đồng thời Cuộc thi là sân chơi trí 
tuệ của lứa tuổi học sinh và là nơi hội tụ những tài năng trẻ đam mê sáng tạo. Cuộc 
thi còn có ý nghĩa thúc đẩy, khích lệ các các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng 
chăm lo giáo dục kết hợp với truyền thụ kiến thức, quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ 
về tinh thần, vật chất cho hoạt động sáng tạo ở lứa tuổi học sinh, từng bước hình 
thành một thế hệ năng lực cao và tư duy sáng tạo. 
30 
Hình 22: Trải nghiệm cuộc thi "Ngày hội tái chế" 
d) Giáo dục kỹ năng sống qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo về với các 
địa chỉ đỏ, các khu công nghiệp, các danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước 
Tập làm hướng dẫn viên du lịch là một hoạt động trải nghiệm sáng tạo vô 
cùng ý nghĩa dành cho các em học sinh. Bởi lẽ khi đóng vai trò là một hướng dẫn 
viên du lịch, các em sẽ được trải nghiệm và thuần thục các kĩ năng cơ bản như: Kĩ 
năng giao tiếp; Kĩ năng thuyết trình trước đám đông; Kĩ năng làm chủ cảm xúc; Kĩ 
năng quan sát; Biết cách tổ chức sắp xếp; Vốn ngoại ngữ; Kĩ năng ứng biến/xử lý 
tình huống. 
Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2020 nhóm văn, sử, địa, công dân của trường 
tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm một ngày về với ba địa chỉ đỏ: Mộ Nguyễn 
Du; Ngã Ba Đồng Lộc và quê Bác. Tôi đã kết hợp với bác hội trưởng phụ huynh 
của lớp bàn bạc lên kế hoạch, xin ý kiến của toàn bộ phụ huynh tổ chức cho cả lớp 
tham gia hoạt động này. Trước khi lên đường một tuần tôi phân lớp thành 3 nhóm 
và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm như sau Nhóm 1: Tìm hiểu về tiểu sử và các bài 
thơ của cụ Nguyễn Du. Nhóm 2: Tìm hiểu về khu di tích lịch sử ngã Ba Đồng Lộc. 
Nhóm 3: Tìm hiểu về quê Bác. Đến tham quan các khu di tích các em học sinh rất 
hào hứng trình bày giới thiệu cho thầy cô giáo và các bạn về hiểu biết của mình về 
các khu di tích trên. 
31 
Hình 23: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo 
Qua cuộc học tập trải nghiệm này, các em học sinh đã rèn luyện cho mình 
những kĩ năng sống cần thiết: Kỹ năng tìm hiểu đối tượng, kỹ năng viết, Kĩ năng 
giao tiếp, kĩ năng thuyết trình trước đám đông của học sinh tiến bộ rõ rệt. Các em 
biết cách tổ chức, sắp xếp bài thuyết trình một cách khoa học, tích hợp với các môn 
học khác như Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân... Sau chuyến trải nghiệm về 
nguồn các em đã viết những bài thu hoạch rất hay, đặc biết một số em với các clip 
quay được bằng điện thoại đã sáng tạo làm những video như một phóng sự ngắn 
giới thiệu về khu di tích Quê Bác, Ngã Ba Đồng Lộc, mộ Nguyễn Du làm món quà 
32 
giới thiệu về di tích lịch sử của quê hương đất nước. HS cũng thay đổi nhận thức 
về di tích lịch sử. Điều này cho thấy hoạt động học tập trải nghiệm của học sinh có 
tác động tích cực. Bản thân HS thông qua cách làm clip đã biết lồng âm thanh, 
hình ảnh, phối cảnh, phối hình, tạo thoại. Cách làm sáng tạo của học sinh đã khiến 
tôi và thầy cô vô cùng ngạc nhiên và bất ngờ vì khi giao việc cho các em tôi cũng 
không nghĩ các em làm được như vậy. Thế nhưng thực tế học sinh đã làm được 
điều vượt hơn cả mong đợi của tôi. 
33 
Hình 24: Một số bài thu hoạch sau chuyến đi 
34 
e) Giáo dục kỹ năng sống qua công tác tư vấn học đường 
Trước sự phát triển với tốc độ nhanh, đầy biến động của nền kinh tế - xã hội 
trong bối cảnh thông tin bùng nổ, các phương tiện truyền thông phát triển đã đem 
đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của các em học sinh ngày càng nhiều 
cơ hội nhưng cũng chứa đựng những yếu tố bất lợi đối với sự phát triển nhân cách 
của các em, làm nảy sinh các vấn đề mà các phương pháp dạy học truyền thống, 
khuôn khổ, phạm vi chương trình giáo dục phổ thông trong nhà trường không thể 
giải quyết được. Nhất là ở độ tuổi 15 - 18, các em chưa phải là người lớn nhưng 
cũng không còn là trẻ con, có khả năng nhận thức nhưng nhận thức của các em 
chưa thật sự chín chắn và có thể sai lệch nếu không được định hướng. Đa số các 
em còn lệ thuộc vào cha mẹ. Tuy nhiệm vụ chính là học tập nhưng các em thường 
phải đối mặt với nhiều áp lực, từ nhiều phía như: Gia đình, nhà trường, xã hội 
Riêng bản thân nhiều em còn phải đối mặt với sự lúng túng với những vấn đề mới 
náy sinh: những thay đổi về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò, việc lựa chọn nghề 
nghiệp trong tương lai Vì vậy việc thành lập ban tư vấn học đường trong các nhà 
trường là rất cần thiết. Thực hiện Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 
Trường THPT Yên Thành 3 đã thành lập ban tư vấn học đường và nhấn mạnh mỗi 
giáo viên chủ nhiệm là một tư vấn viên của lớp mình với nhiệm vụ: tư vấn tâm lý 
hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống, tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, có 
thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội và hoàn thiện nhân cách; 
đồng thời phát hiện, tham vấn giúp đỡ học sinh có hướng giải quyết phù hợp,giảm 
thiểu những tác động tiêu cực có thể xảy ra. 
Ban tư vấn học đường có nhiệm vụ rất phong phú xoay quanh các vấn đề 
học đường cần giải đáp như: "Học để làm gì?"; "Bạn sẽ chọn nghề gì trong tương 
lai?"; "Sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên"; "Làm thế nào để giải quyết xung đột 
trong lớp, trường?"... Với nội dung phong phú và đa dạng, các buổi sinh hoạt câu 
lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp chính là "đất" để phát triển các kĩ năng sống 
cần có cho các em học sinh. 
Ví dụ 1: Ngày hội hướng nghiệp Yên Thành 3 Open day 2020 
Với mục đích giúp các em học sinh có cái nhìn sáng rõ, khái quát, khách 
quan và tỉnh táo về việc học tập của bản thân, từ đó định hướng đúng đắn về 
chọn ngành, chọn nghề cho tương lai. Khi hiểu biết về tầm quan trọng của việc 
định hướng nghề nghiệp các em sẽ có những định hướng đúng đắn và lâu dài 
trong học tập. 
Ngày hội hướng nghiệp được tổ chức vào tháng 2/2020 tại sân trường THPT 
Yên Thanh 3, với thành phần tham dự bao gồm: Ban giám hiệu nhà trường, các 
chuyên viên tư vấn, các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, các em cựu học sinh và toàn 
bộ học sinh của nhà trường. 
Xuyên suốt ngày hội với sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia tư vấn nghề 
nghiệp hàng đầu ở Hà Nội, các em rất hứng khởi, các em đã đưa ra các câu hỏi,câu 
35 
trả lời để giải quyết vấn đề "Học để làm gì?", "Các ngành nghề nào mà xã hội đang 
cần?", "Nghành nghề nào phù hợp với bản thân?" với nhiều ý kiến trái chiều 
khác nhau từ khía cạnh học sinh các chuyên gia tư vấn đã phân tích đã lời cho các 
em hiểu một cách thấu đáo từ đó các em có cái nhìn, có định hướng đúng đắn cho 
tương lai sau nay. Qua ngày hội này đã rèn luyện rất tốt các kỹ năng đặt câu hỏi, 
kỹ năng tiếp nhận vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kĩ năng ứng phó trước các tình huống 
thực tiễn, kỹ năng tìm kiếm, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng 
tự nhận thức cho các em học sinh. 
Hình 25: Ngày hội hướng nghiệp 
Ví dụ 2: Tư vấn "Sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên" 
Thông qua các buổi ngoại khóa và chương trình vui chơi “Hiểu biết thông 
thái về tuổi vị thành niên” các em học sinh trong đã có những giây phút bổ ích vận 
dụng những gì đã được xây dựng và tuyên truyền vào cuộc thi. Các em thực sự làm 
36 
chủ kiến thức và giải quyết các tình huống thực tế một cách xuất sắc. 
Hình 26: Tư vấn sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên 
Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo này còn giúp các em củng cố, 
nâng cao kiến thức các môn học trên cơ sở vận dụng kiến thức liên môn vào tình 
huống thực tế từng bước nâng cao kĩ năng sống cho bản thân, cụ thể: 
Với bộ môn Sinh học: Các em học sinh sẽ có kiến thức để thấy rằng tuổi vị 
thành niên là một giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng trong cuộc đời của mỗi 
con người. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn. Khi đó 
tâm sinh lý của các em đã phát triển, cơ thể đã hoàn thiện các chức năng cơ bản, bắt 
đầu có khả năng sinh sản. Do đó, các em cần phải có kiến thức về sức khỏe sinh sản 
tuổi vị thành niên nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần 
cho các em, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. 
Với bộ môn Giáo dục công dân: Giáo dục cho các em hiểu được luật hôn 
nhân gia đình, tình bạn, tình yêu để từ đó các em có hiểu biết vận dụng vào đời 
sống thực tế. 
Với môn Ngữ văn: Những tác phẩm văn học ngợi ca vẻ đẹp của con người 
trong các mối quan hệ, trong cách đối nhân xử thế sẽ bồi đắp cho học sinh những 
tình cảm cao đẹp, tình yêu cuộc sống và trân trọng những giá trị của cuộc sống... 
Khi cho học sinh trải nghiệm sáng tạo, có những cái nhà trường không có đủ điều 
kiện, thời gian để truyền đạt hết kiến thức khi học ở trên lớp, nhưng thực tế trải 
nghiệm đã bổ sung cho các em. Các em trưởng thành cả về trình độ và nhận thức, 
vốn sống. Bản thân các em rút ra được kinh nghiệm sống cho mình. Đây chính là 
điều thực tế đôi khi nhà trường không thể dạy hết được. 
D. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA GIẢI PHÁP 
Giáo dục KNS thông qua các hoạt động giáo dục là rất cần thiết và hoàn 
toàn khả thi vì giáo dục KNS đã, đang và sẽ là xu thế tất yếu của giáo dục. 
Những giải pháp đưa ra trong sáng kiến này có thể áp dụng với các lớp khác 
và các đơn vị khác. Tùy điều kiện cụ thể của từng trường mà giáo viên có thể thiết 
kế các nhiệm vụ cụ thể phù hợp. 
37 
E. HIỆU QUẢ, LỢI ÍCH THU ĐƯỢC CỦA GIẢI PHÁP 
1. Hiệu quả thu được 
Khi thực hiện sáng kiến, tôi đã nhận thấy sự hào hứng, sôi nổi của học sinh. 
Nhiều em học sinh rụt rè, ít nói nay đã cởi mở hơn trong giao tiếp và tham gia các 
hoạt động do trường, lớp tổ chức. Các em thực sự chủ động giải quyết và ứng phó 
trước các tình huống trong thực tiễn. 
Chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh lớp chủ nhiệm được Ban chấp 
hành Đoàn trường, Ban giám hiệu đánh giá rất cao. Tập thể lớp 12a6 luôn xếp thứ 
tự cao trong bảng xếp loại thi đua của Đoàn trường. 
Từ kết quả trên, có thể thấy rằng việc lồng ghép giáo dục KNS thông qua 
các hoạt động giáo dục là rất hữu ích và thiết thực. Sự thành công và chủ động của 
học sinh trong các hoạt động là niềm động viên lớn với người thực hiện sáng kiến. 
2. Bài học kinh nghiệm 
Từ thực tế làm công tác chủ nhiệm, thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy những 
bài học kinh nghiệm sau: 
Phạm vi các chủ đề/nội dung hoạt động và kết quả đầu ra của giáo dục kỹ 
năng sống là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác 
nhau của các em HS. Vì vậy, giáo viên không làm thay, mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, 
giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp; hoặc GV đứng ở vai 
trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong càng nhiều hoạt động 
càng tốt. 
Giáo viên phải là người quan sát, nhận xét, góp ý để đánh giá ngay trong quá 
trình hoạt động thực tiễn, dựa trên các biểu hiện cụ thể về phương thức chứ không 
chỉ dựa vào kết quả hoạt động cuối cùng của học sinh. Thí dụ: Đặt học sinh trước 
tình huống có vấn đề cần giải quyết, quan sát cách thức và kết quả giải quyết tình 
huống của học sinh để đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề và nhiều năng lực 
khác. Ngoài việc giáo dục KNS thông qua các hoạt động giáo dục được thiết kế 
thành hoạt động riêng cho GVCN, thì trong từng môn học cũng cần coi trọng việc 
này tổ chức, hướng dẫn các hoạt động phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và 
điều kiện dạy học; cần phải lưu ý đến các điều kiện để thực hiện chương trình (ví 
dụ: tăng biên chế giáo viên nếu thiếu, hỗ trợ giáo viên về tài liệu, tổ chức tập huấn 
hoặc đào tạo cấp chứng chỉ về tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống). 
Khi lồng ghép giáo dục KNS thông qua hoạt động giáo dục cần lưu ý thu hút 
sự tham gia, phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 
như: giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, 
chính quyền địa phương... 
38 
F. PHẠM VI ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢI PHÁP 
Qua kết quả thu được cho thấy sáng kiến có tính khả thi cao và có thể áp 
dụng rộng rãi cho giáo viên chủ nhiệm và học sinh các trường trung học cơ sở, 
THPT, các trường dân tộc nội trú, bán trú trong toàn tỉnh. 
G. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 
Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp bồi dưỡng giáo dục KNS, gắn giáo dục 
KNS qua các hoạt động giáo dục để các giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi, học 
hỏi lẫn nhau. 
Tiếp tục tập huấn các hoạt động đổi mới giáo dục đáp ứng nhu cầu dạy - học 
hiện nay của xã hội nhằm phát triển năng lực người học một cách toàn diện. 
Khích lệ giáo viên tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm 
ứng dụng. 
Coi lồng ghép giáo dục KNS qua hoạt động giáo dục là một trong những chiến 
lược phát triển giáo dục của nhà trường trong những năm tiếp theo./. 
39 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ 
chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học. 
2. Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), Hiện trạng triển khai giáo dục kĩ năng sống 
trên thế giới và ở Việt Nam. 
3. Huỳnh Xuân Nhựt - Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang (2016), Giáo dục kĩ năng 
sống cho học sinh trung học phổ thông bằng phương pháp trải nghiệm 
sáng tạo. 
4. Hoàng Phê (2008), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 
5. Tạp chí Dạy và học ngày nay (số 5/2016). 
6. Các trang web: 
http: //www.google.com.vn/search 
http: //www.youtube.com/watch 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_ki_nang_song_qua_ca.pdf
Sáng Kiến Liên Quan