Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng nói áp dụng vào mục đích giao tiếp cụ thể cho học sinh Lớp 7 trường THCS

Nhân thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh, mục tiêu đổi mới của bộ

môn Tiếng Anh trong quá trình giảng dạy Tiếng anh 7 tại trường THCS Thượng Nông, có những giờ mà tôi tâm đắc với bản thân mình thì chưa nhiều, đó cũng lá những điều mà tôi luôn băn khoăn trăn trở vì phương pháp dạy học thì rất đa dạng, có thể áp dụng với đối tượng học sinh này thì thành công, nhưng đối với học sinh khác thì không đạt đợc kết quả cao như mong muốn. Quá trình học ngoại ngữ, khả năng tư duy lôgic và tư duy hình ảnh dần được hoàn thiện qua việc học, thực hành kỹ năng giao tiếp của học sinh chưa đựoc tốt. Vì vậy, kỹ năng nói, nghe, đọc và viết còn hạn chế, đặc biệt là kỹ năng nói và nghe. Ví dụ: Khi tôi yêu cầu học sinh viết một lá thư cho bạn, kể về nơi ở của mình thì các em viết rất tốt. Nhưng vẫn yêu cầu như vậy chuyển sang thực hành nói thì các em thực hiện chưa được tốt, nói ngập ngừng, không chôi chảy, không tự tin.Tức là khi gặp phải các tình huống giao tiếp cụ thể thì không nói được hoặc khả năng bật rất chậm dù đó là câu đơn giản mà các em đã học. Mặt khác, một số học sinh chưa nắm được hệ thống kiến thức lôgic cơ bản từ bài này sang bài khác. Nói tóm lại, kỹ năng nghe, nói của học sinh chưa tốt. Vậy làm thế nào để học sinh nói Tiếng Anh chôi chảy, tự tin? Trong khuôn khổ bài này tôi không tham vọng đề cập đến tất cả những phương pháp dạy học của mọi loại hình bài dạy, tôi chỉ xin đưa ra một số ý kiến của cá nhân tôi trong việc giảng dạy " Kỹ năng nói áp dụng vào mục đích giao tiếp cụ thể cho học sinh lớp 7 trường THCS"

 

doc19 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4297 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kỹ năng nói áp dụng vào mục đích giao tiếp cụ thể cho học sinh Lớp 7 trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cảm thấy không tự nhiên khi nói với nhau bằng tiếng anh,, vì các em nói với nhau bằng Tiếng Anh sẽ bị ngưòi khác chú ý.
	Cách phát âm rất hạn chế, nhất là các âm gió cũng gây nhiều trở ngại trong việc phát triển ngôn ngữ Tiếng anh trong giao tiếp của các em.
* Giáo viên: 
	Do dạy ở một lớp đông học sinh nhiều giáo viên có xu hướng dành nhiều thời gian để giảng giải từ, cấu trúc ngữ pháp một cách tỉ mỉ, vì sợ rằng học sinh không hiểu bài và thi trượt. Khi giảng giáo viên vận dụng nhiều tiếng việt để học sinh dễ hiểu và mất ít thời gian hơn. Nhiều giáo viên vẫn thích làm việc cá nhân hơn, sợ học sinh làm việc theo nhóm sẽ ồn.
	Ngoài ra , việc dạy Tiếng Anh hiện nay vẫn còn thiếu thiết bị dạy học, ngoài sách giáo khoa , băng đài với một số lượng tranh ít ỏi điều này hạn chế đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên đến tính sáng tạo của học sinh, học sinh không có môi trường phát triển thực hành giao tiếp, do vậy, giờ học thiếu sinh động, nhàm chán, không gây được hứng thú cho học sinh.
	Hơn nữa Tiếng Anh là bộ môn mới được đưa vào giảng dạy ở các trường THCS gần đây nên đa số là giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm . Chưa có giáo viên dày dặn kinh nghiệm đứng lớp nên việc học hỏi trao đổi kinh nghiệm còn hạn chế .Vì vậy, là người giáo viên tôi suy nghĩ trăn trở làm thế nào để tạo cho lớp 
một không khí nhẹ nhàng thoải mái, cho các em có cảm giác vừa học vừa 
chơi, khuyến khích các en tự tin để nói. Người thầy phải biết cách dẫn dắt hợp lý làm sao có thể khai thác được tình huống giao tiếp cụ thể cho học sinh dễ hiểu. Biết bắt lỗi lúc cần và có những lúc cần cho qua một số lỗi không quan trọng để học sinh nói tự nhiên và trôi chảy.
II. Cơ sở giải quyết vấn đề
1. Một số nguyên tắc cơ bản trong dạy nói
	Lời nói hay nhất là có sáng tạo, tuy nhiên giáo viên cần giúp học sinh phát triển dần từ dễ đến khó. Dạy kỹ năng nói nên đi kèm với kỹ năng nghe, đọc , viết học sinh phải đựoc nghe trước khi nói sẽ giúp học sinh nói đúng, nói chuẩn hơn. Do vậy, Nói phải đi với nghe. Trong quá trình thực hành dưới sự điều khiển của giáo viên thì nên tập trung vào ngôn ngữ nói hơn là kiến thức của ngôn ngữ đó. Điều này giúp học sinh nói mà không sợ sai. Cách tốt nhất giúp học sinh hiểu nghĩa của ngôn ngữ phải thông qua ngữ cảnh và tình huống. Những bài hội thoại có văn cảnh khác nhau sẽ giúp học sinh thấy thoải mái khi thực hành giao tiếp, đó chính là tại sao việc học thuộc lòng các bài hội thoại là một cách tốt để tăng vốn từ và cấu trúc ngữ pháp sử dụng trong văn cảnh thích hợp.
2. Các hoạt động cho dạy kỹ năng nói:
	Khi giới thiệu ngữ liệu ngôn ngữ mới ( từ vựng ngữ pháp ) giáo viên phải cho học sinh thực tập dưới sự điều khiển của giáo viên ( oral controlled ), và cuối cùng là tự luyện tập ( free - practice or communication ). Cách nhanh nhất giúp các em học sinh thực hành những gì mà các em vừa mới học hoặc những điều mà các em đã thực hành trong giao tiếp.
	2.1. oral controlled practice ( Thực hành có điều khiển của giáo viên )
	* Repeatation (nhắc lại): Cách đơn giản nhất với học sinh lớp 7 thực hành nói là nhắc lại những gì mà các em nghe được, hoạt động mất ít thời gian, nhưng hay gây ồn và dễ nhàm chán nên giáo viên không nên áp dụng nhiều.
	* Substitution ( Thay thế): giáo viên nói một câu cho học sinh nghe, sau đó nói một từ gợi ý cho học sinh thay thế vào trong câu ở một hay nhiều vị trí khác nhau, nếu cần thiết thay cả dạng của từ đó luôn.
	Example:
	1. Unit 7: ( On the move)	-	 lesson 5: C(1-2)
	T: 	I go to school by bike.
	Ss:	I go to school by bike.
	T:	Bus
	Ss:	I go to school by bus.
	2. Unit 5: (My day)	-	Lesson 1 A(1-2)
	T:	 I get up at six.
	Ss:	I get up at six.
	T:	Nga
	Ss:	Nga gets up at six.
* Question - Answer drill ( rèn luyện hỏi - đáp ): Khi thực hành nói giáo viên cần dành thời gian và cơ hội cho học sinh thực hành. Sau những câu hỏi mẫu ( lấy từ bài hội thoại) cần khuyến khích học sinh những câu hỏi với những từ gợi ý do giáo viên đưa ra hoặc tranh ảnh gợi ý.
	Example:
	Unit 15: Lesson 1: A (1-2)
Model: 	A: Is Marry English?
	B: No, she isn'Tam Nông - Phú Thọ.
	A: Where is she from then?
	B: She's Canada.
Drill:	T : Question	 John.......................... English (Nam)
	Nam:	Is John English?
	T: - answer... Thuy
	Thuy: No, he isn't Tam Nông - Phú Thọ.
	T: Good.... ask somebody a question with: 	" Where's ..........anybody?"
	Ss: Wher's he from ?
	T: Good... Answer - Phong.
	Phong: He's from Australia
	* Chain drill ( rèn luyện theo chuỗi): Đây là cách thú vị để rèn luyện nhanh, thu hút nhiều học sinh tham gia.
	Example:
	S1: I am Nam. I'm from Hanoi.
	T: Good... and you?
	S2: I'm Mai. I'm from Phu Tho.
	* Dialogue prractice: (luyện tập hội thoại):	Sau khi giảng bài hội thoại, giáo viên yêu cầu học sinh đóng các vai trong bài hội thoại và sử dụng thông tin riêng của mình.
* Dialogue Creation ( sáng tạo hội thoại ): Có thể thực hiện hoạt động này theo cặp hoặc nhóm. Giáo viên đưa ra những dòng đầu tiên hoặc một vài từ gợi ý trong bài hội thoại và yêu cầu học sinh hoàn thành bài hội thaọi một cách sáng tạo.
Example:
	A;	What ............................. today?
	B; 	................................................
	A: 	What time ........................................ start ?
	B:	.........................................................7.50'
	A: 	Do we ........................................literature...................8.40' ?
	B: 	What time ................................................. finish ? 
	A: 	........................................................... 9.25'
	A; 	What time ...............................at 9.30' ?
	B:	.........................................................................
	* Songs: (bài hát): Học sinh học nói qua bài hát. Giáo viên nên sưu tầm những bài hát phù hợp với lứa tuổi và nội dung các bài đang học.
	2.2 . Free practice or communication: 
	Như chúng ta đã biết thực hành theo hướng dẫn là chưa dủ mà học sinh cần phải có cơ hội giao tiếp bằng ngôn ngữ mới theo cách sáng tạo. Có nhiều hoạt động mà giáo viên có thể áp dụng theo trình độ của học sinh.
	* Picture disciption ( miêu tả tranh): Đây là hoạt động dễ và thích hợp nhất với học sinh lớp 7, cả lớp hoặc từng nhóm có thể được đưa ra những bức tranh khách nhau. Trước tiên để trả lời các câu hỏi về bức tranh ( do giáo viên hoặc học sinh trả lời ), sau đó học sinh phải kể lại bức tranh đó. Hoạt động này rất thú vị, nếu học sinh có thể miêu tả bức tranh theo óc tưởng tượng và sáng tạo của mình.
	*Information gaps activities: Với hoạt động này học sinh được đưa ra những thông tin khác nhau, học sinh có thể tổ chức hoạt động này theo cặp, nhóm.
	Example:
	Học sinh A và học sinh B được đưa ra 2 sơ đồ khác nhau có những chỗ trống phải điền. Chúng khôg được nhìn vào chỗ trống của bạn, mà phải trao đổi thông tin bằng cách hỏi nhau để điền nốt thông tin còn thiếu vào ô của mình.
Book store
Hotel
Park
Bank
A
B
	Học sinh A phải hỏi học sinh B ngân hàng (bank) và công viên (park) ở đâu?. Học sinh B phải hỏi học sinh A Hiêu sách (book store) và khách sạn (hotel) ở đâu?
	Khi A hoặc B đưâ ra thông tin thì người kia phải viết tên vào đúng vị trí vào bản đồ của mình. Ngoài số đó , học sinh có thể có tranh ảnh, bìa cứng ....
	* Story telling ( Kể truyện): Giáo viên có thể đưa ra cho học sinh một tập bìa với những bức tranh, hình ảnh biểu thị một câu chuyện hay một chuỗi các sự kiện yêu cầu học sinh sắp xếp lại theo một thứ tự cho đúng lôgic.
	* Interview ( phỏng vấn): Giáo viên đưa ra những câu hỏi mà học sinh phải hỏi và trả lời, học sinh lần lượt hỏi nhau.
	Example:
	S1: 	What's your name?
	S2: 	My name's Nam.
	S1: 	How old are you?
	S2: 	I'm twelve
	* Personalization and localization : Học sinh có thể vận dụng những kiến thức vừa học để kể về chính bản thân mình ( Giáo viên có thể giúp các em một số từ mà trong sách giáo khoa không có).
	* Discussions: Giáo viên thường nghe thấy học sinh phàn nàn rằng chúng không có gì để nói hoặc không có ý kiến gì và cũng không chuẩn bị để nói. Vấn đề là ở chỗ giáo viên nghĩ hoạt động này phải là hoạt động giao tiếp có hiệu quả. Nếu giáo viên đưa ra một chủ đề đề nghị học sinh nói bằng tiêng Anh trước cả lớp, một số học sinh cảm thấy miễn cưỡng, gượng gạo phải nói. Để hoạt động này thành công bước trước tiên cho học sinh làm theo cặp, nhóm
để học sinh có cơ hội rèn luyện trước. Điều này giúp cho học sinh có cơ hội chuẩn bị, sau đó nêu nhiệm vụ học sinh phải làm. Giáo viên có thể đưa ra những từ hay câu hỏi gợi ý cho học sinh.
	Example:
	T: Tell about your family.
	+ How many people?
	+ What does your father / mother ........... do?
	+ How old...........................?
	* Role play: Hoạt động này nhằm mục đích tạo ra tình huống như thật trong lớp, vì vậy giáo viên có thể yêu cầu học sinh đóng vai trong tình huống. Khi đóng vai học sinh phải nhận thức rõ, các em phải làm gì với các vai của mình và chuẩn bị thể hiện như thế nào, giáo viên có thể quan sát hoạt động của học sinh và có thể cùng tham gia đóng vai.
Games: Giáo viên có thể tổ chức nhiều hoạt động ,trò chơi phục vụ cho hoạt 
động nói, giúp học sinh cảm thấy thoải mái và hứng thú học tập. Trò chơi luôn yêu cầu phản ứng nhanh và sáng tạo của học sinh.
	Example:
	Unit 4: Lesson 4: C (1-2)
	Chain game
	S1: 	I get up
	S2: 	I get up and I brush my teeth.
	S3:	I get up , I brush my teeth and I get dressed.
	S4:	I..........................................................................
	Example:
	Unit 4: Lesson 6: C (4-7)
	Noughts and crosses
	S1:	What's the time?
	S2:	It' (six ten)
	6.10	6.30	6.45
	7.00	11.00	11.30	
	3.15	4.20	3.30
III. vận dụng vào một tiết dạy cụ thể
	Unit 4: Big or small?
	Lesson 4: Getting ready for school. C (1-2)
A. Aims and requirenments:
	after the lesson, students will be able to talk about thier habitual action in the morning and practice vocabulary or routines.
- Lexical items: Vocabulary of routines involved in lesson.
	- New structure: 	+ What do you do every morning?	--> I get up
	+ What does Ba do every morning? --> Ba gets up.
B. Preparation
	- material: 	picture of routine, text book
	- Equipment:	Stereo and tape
C. Teaching process
1. Class organization:	6A: 25/25
2. Oral test: 	Two students ask and answer about your school / class.
	- Where is your school? 	Is your school big?	 How many floor ...............? 
	- Which grade / class are you in ?
3. New lesson.
a. Warm up: 	Question and answer ( Teacher give some questions)
	Who is this?	How old is he?	Which grade is he in?
Students talk about actions in the picture ( in vietnamese)
b. Presentation:
*Pre-teach: 
	New words: 	(to) get up	(to) wash (my) face
	(to) get dressed	(to) have breakfast
	(to) go to school	(to) brush (my) teeth
	Checking: Slap the board
Đánh răng
Mặc quần áo
Đi học
ăn sáng
Rửa mặt
Thức dậy
* Presentation text
	- Ss: Listen to the tape twice.
	- Ss: repeat after the tape.
	- Ss: read the text in turn
Model: What do you do every morning ?
	I get up / have breakfast.
.......face
* Practice C2
....breakfast
........up
- Word cue drill: pair work	
............teeth
.........dressed
........school
Example exchange
	S1:	 What do you do every morning?
	S2:	I get up. What do you (then) ?
	S1:	...................................................................
- Picture drill: Ss play role of Ba looking at the pictures and say "Every morning Ba gets up ..........................................."
- Performance: What do you do every morning ?
(Ss talk about their routines in the morning with the teacher help).
4. Consolidation :	
	Chain game
	S1:	I get up
	S2: 	I get up and I brush my teeth.
	S3:	I get up , I brush my teeth and I get dressed.
	S4:	I...............................................................
5. Homework
	- Do EX 1,2 (part C - Workbook)
	- Write about your routines and your fiend's routines every morning.
IV. các kỹ năng dạy và giải pháp
1. Phương diện trực quan:
	Để có được một giờ thực hành nói tiếng anh tốt cần có sự chuẩn bị chu 
đáo của giáo viên và học sinh, giáo viên cần sử dụng đồ dùng giảng dạy như
 tranh ảnh, đồ vật thật, băng đài.... một cách linh hoạt. Mục đích của đồ dùng dạy học là giúp cho học sinh liên tưởng, hiểu được nghĩa ngôn ngữ một cách trực tiếp, từ đó giúp các em nhớ lâu hơn. Ngoài ra đồ dùng dạy học này còn được sử dụng như những phương tiện gợi ý, giúp học sinh sử dụng lại đúng từ hay mẫu câu đã được học thích hợp với tình huống giao tiếp cụ thể, tương tự.
2. Tạo sự tập chung chú ý của học sinh:
	Đặc điểm của một giờ học thực hành nói là lớp ồn ào, sôi nổi thậm chí 
một số học sinh còn tranh thủ mất trật tự, vì ở lứa tuổi này các em còn rất hiếu động. Sôi nổi là vậy nhưng sau bài học các em lĩnh hội được những gì? hay chỉ biết thực hành như một cái máy mà không biết vân dụng vào tình huống giao tiếp cụ thể, tức là không nắm bắt sâu kiến thức. Để có giờ thực hành nói tốt, giáo viên cần bao quát, chú ý đến tất cả các đối tượng học sinh, giáo viên không cần phải đi quanh lớp để điều khiển học sinh, cũng không nên đến tận nơi để nghe học sinh phát biểu. Giáo viên chỉ cần đứng trên bục giảng và yêu 
cầu học sinh phải nói to, đủ rõ cho cả lớp nghe thấy, buộc học sinh phải chú ý xem bạn nói như thế nào, cho nhận xét và rút kinh nghiệm cho bản thân.
3. Tạo hứng thú học tập cho học sinh
	Nếu giờ thực hành nào cũng chỉ chú trọng nói thôi thì học sinh sẽ dần nhàm chán, không hứng thú. Để tạo không khí học tập thoải mái, giáo viên có thể lồng ghép chuyền đạt cho các em một số kiên thức về đất nước, không những ở Viêt Nam mà cả của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Các em sẽ thấy sự giống nhau và khác nhau giữa nền văn hoá của các nước, hẳn các em sẽ thấy bổ ích và lý thú., yêu thích môn học hơn hoặc để thay đôi không khí học tập, giáo viên có thể lồng ghép trò chơi, bài hát phục vụ cho việc học.
4. Khen, chê đúng lúc
	Biết khen, chê đúng lúc cũng đẫn đến sự thành công khi học sinh làm tốt, giáo viên nên khuyến khích động viên khen thưởng kịp thời bằng nhiều hình thức như cho điểm tốt, cho những lời khen. Ngược lại nếu học sinh làm chưa đúng thì giáo viên nên tránh chê cười và sửa lỗi khi học sinh đang nói, vì điều này khiến các em mất bình tĩnh, mất hứng thú và lần sau sẽ ngại nói Tiếng anh.
5. Tăng cường kiểm tra kiến thức cho học sinh:
	Việc kiểm tra kiến thức cũ của học sinh có thể vào đầu giờ ìăng nhiều hình thức khác nhau. vì học ngoại ngữ là cả một quá trình tích luỹ dần dần.
6. Các quy định về ngôn ngữ giao tiếp trong lớp.
	Giáo viên quy đinh cách chào, hỏi, các mệnh lệnh trong lớp bằng tiếng 
anh Ví dụ: Khi giáo viên vào lớp, học sinh phải chào như thế nào, giáo viên sử dụng các mệnh lệnh như đứng lên, ngồi xuống, mở sách ra, gập sách vào...
hay khi kết thúc bài học giáo viên và học sinh chào nhau như thế nào bằng Tiếng anh.
7. Giáo viên giúp đỡ học sinh tháo gỡ khó khăn trước khi nói
	Làm việc theo cặp, theo nhóm có thể giúp học sinh tháo gỡ khó khăn và những lo lắng, giúp học sinh có nhiều cơ họi hơn khi nói. Tuy nhiên làm việc 
theo cặp, nhóm giáo viên sẽ không kiểm soát hết lỗi cho học sinh.
	Để cho việc thực hành nói được dễ dàng hơn, giáo viên cần chuẩn bị kỹ các hoạt động để nói, bằng cách dạy ôn lại các từ cần thiết, hướng dẫn học sinh học từ một cách hệ thống, theo chủ điểm để các em dễ nhớ. Giáo viên có thể cung cấp một số từ thuộc chủ điểm các em đang nói nhưng không có trong 
sách. Ví dụ Unit 5: C1 giáo viên đưa thêm một số từ chỉ các môn học ỏ lớp 7 
để các học sinh khá giỏi tự hoàn thiện đựơc thời khoá biểu của mình bằng Tiếng anh hoặc Unit 6: Lesson 1: A(1-2) khi học sinh tả nơi ở của mình, giáo viên cần giúp học sinh một số từ nếu học sinh yêu cầu. Ngoài ra giáo viên phải biết lựa chọn chủ đề, chủ điểm thích hợp, lôi cuốn hấp dẫn học sinh khi tham gia hoạt động nói. 
	Trong bất kỳ hoạt động nói nào giáo viên phải giảng giải rõ dàng nhiệm vụ, yêu cầu để học sinh hiểu cần làm gì và tham gia các hoạt động này như thế nào. Cần khuyến khích học sinh nói tiếng anh trong lớp, giáo viên cầ sử dụng ngôn ngữ tiếng anh đơn giản dễ hiểu.
V. Kết quả thực nghiệm
	Trong quá trình giảng dạy tiếng anh ở lớp 7, áp dụng những kinh nghiệm trên tôi đã đạt được những kết quả nhất định học sinh không còn lo lắng, rụt rè khi nói tiếng anh. Tôi luôn khuyến khích động viên học sinh khi thực hành nói rằng điều quan trọng nhất là biết nhận ra lỗi và sửa lỗi, kể cả những học sinh kém nhất cũng xoá bỏ tự ti khi giao tiếp. Các em đã biết sử dụng Tiếng anh trong những tình huống giao tiếp cụ thể, trong trường và ngoài xã hội với phạm vi kiến thức đã được lĩnh hội trên lớp . Số học sinh yêu thích Tiếng anh tương đối nhiều. Qua kiểm tra nói tôi thu được kết quả như sau:
	Kết quả:
	Khối 6: Tổng số: 	49 học sinh
	Giỏi:	7 	= 14,2 %
	Khá:	21 	= 42,9 %
	Trung bình: 	 21 	= 42,9 %
	So với kết quả trước khi thử nghiệm là:
	Giỏi tăng: 7,2 %; Khá tăng: 11,9 %; Trung bình giảm: 9 %
VI. Bài học kinh nghiệm
	Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy ở môn Tiếng anh 7 , tôi thấy rằng nên giáo viên nắm trắc phương pháp giảng dạy, chuẩn bị chu đáo, các trang thiết bị ( băng, đài, tranh , ảnh ...... ) xác định đúng mức độ kiến thức, hiểu sâu sắc nội dung của bài thì học sinh sẽ nắm trắc được kiến thức cơ bản, có những hiểu biết sâu rộng để nói Tiếng Anh, để giao tiếp Tiếng anh tốt hơn	
	Ngoài ra giáo viên phải tâm huyết, nhiệt tình với nghề, tìm tòi, phát hiện những phương pháp mới tối ưu, phù hợp với từng bài giảng, từng đối tượng. Khuyến khích động viên khơi dậy hứng thú học tập của học sinh làm cho các em say mê với môn học và góp phần làm cho giờ học sôi nổi, có hiệu quả hơn.
Phần III: kết luận chung và kiến nghị
I. Kết luận chung
	Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã áp dụng đúng phương pháp đã nêu ở trên vào bài giảng cho học tại trường THCS Thượng Nông và cũng đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động dạy và học. Số học sinh vận dụng được Tiếng Anh vào mục đích giao tiếp với từng tình huống cụ thể đã tăng, các em đẫ vận dụng những kiến thức cơ bản để nói một cách tự tin mạnh dạn, phản ứng nhanh với các tình huống khác nhau và đặc biệt không, ngại giao tiếp Tiếng Anh như trước, các em say mê hơn, đạt nhiều kết quả hơn trước. Với kết quả như vậy tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu , vân dụng cho học kỳ II của học sinh lớp 7 của năm học này và cả những năm học tới. Tuy nhiên một số kinh nghiện trên của tôi vẫn không tránh khỏi một số bất cập, tôi rất mong được sự đóng góp , tham gia của các đồng nghiệp để nghiên cứu của tôi đạt hiệu quả hơn và ứng dụng trong giảng dạy học sinh tốt hơn.
II. Kiến nghị và đề xuất
	1. Xuất phát từ trình độ giáo viên còn hạn chế, chưa dày dặn kinh nghiệm để đáp ứng kịp thời nhanh nhạy với việc đổi mới phương pháp, giảng dạy nên rất cần có những lớp học bồi dưỡng nâng cao tay nghề kinh nghiệm cho giáo viên.
	2. Kênh hình đồ vật thật và các trang thiết bị khác rất cần thiết trong việc khai thác nội dung bài còn thiếu. Thực hành những kiến thức được tiếp thu còn ít. Vậy tôi đề nghị cung cấp thêm cho chúng tôi trang thiết bị của môn học này, Ví dụ như: (Phòng chức năng) bộ đồ dùng đồng bộ, tranh ảnh phục vụ cho bộ sách phong phú hơn và đầy đủ hơn. 
	Trong quá trình nghiên cứu, bản thân tôi thấy còn nhiều vấn đề mà qua trang viết này chưa đề cập tới rất mông quý độc giả, hội đồng khoa học đóng góp ý kiến để bài viết của tôi hoàn thiện hơn.
	Xin chân trọng cảm ơn.
	Người trình bày
 Lý Đắc Định
Tài liệu tham khảo
	1. Sách tiếng Anh lớp 7- Nhà xuất bản giáo dục
	2. Sách bài tập lớp 7- Nhà xuất bản giáo dục
	3. Sách tiếng anh cho giáo viên- Nhà xuất bản giáo dục
	4. Phương pháp dạy tiếng anh trong trường phổ thông: 
	Nguyễn Hạnh Dung - Nhà xuất bản giáo dục
	5. Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS
	PGS - PTS Trần Kiều	- Nhà xuất bản giáo dục
	6. Bồi dưỡng phương pháp dạy Tiếng Anh
	Phạm Trường Luyện - Hoàng Xuân Hoa- Nhà xuất bản giáo dục
Thẩm định của hội đồng khoa học trường THCS Thượng Nông
	Chủ tịch hội đồng	 Tổ chuyên môn
 K/T chủ tịch	
	 P. Chủ tịch	 tổ trưởng

File đính kèm:

  • docSKKN - Tieng Anh.doc
Sáng Kiến Liên Quan