Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức dạy và học phân môn Luyện từ và câu Lớp 5

 -Như chúng ta đã biết :Luyện từ và câu là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt được giảng dạy xuyên suốt trong bậc học Tiểu học .Ở phân môn này cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu , kĩ năng đọc cho học sinh .Ở lớp Năm phân môn Luyện từ và câu đóng một vai trò hết sức quan trọng ngoài việc trang bị kiến thức Tiếng Việt cho học sinh Luyện từ và câu còn hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe , nói , đọc , viết ) để học tập , giao tiếp trong các môi trường hoạt động theo lứa tuổi .

 -Thông qua dạy Luyện từ và câu góp phần rèn luyện các thao tác tư duy ,bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt hình thành dần các thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của tiếng Việt , góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa .

 -Năm học 2006-2007 là năm đầu tiên thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 5 - là lớp cuối cùng ở bậc Tiểu học thực hiện theo chương trình Sách giáo khoa mới . Việc thực hiện chương trình mới gắn liền trong phong trào :Đổi mới phương pháp dạy và học đã và đang được tất cả các lực lượng giáo dục hưởng ứng mạnh mẽ nhằm phát huy cao độ tính : tích cực , chủ động ,sáng tạo của học sinh trong các hoạt động học tập mà bản thân giáo viên chỉ là người hướng dẫn và định hứong các kế hoạch học của học sinh .

 

doc13 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7771 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức dạy và học phân môn Luyện từ và câu Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 . . . . . . . . . . . . . 
 Phước Vân , này .. . tháng. . .. năm 2010
 CT.HĐKHGD
Nhận xét đánh giá xếp loại của Hội đồng KHGD Phòng GDĐT:
+Tác dụng của SKKN : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
+Tính thực tiễn , khoa học ,sư phạm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
+Hiệu quả : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Xếp loại : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . , này .. . tháng. . .. năm 2010
 CT.HĐKHGD
Nhận xét đánh giá xếp loại của Hội đồng KHGD Sở GDĐT :
+Tác dụng của SKKN : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
+Tính thực tiễn , khoa học ,sư phạm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
+Hiệu quả : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . +Xếp loại : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . , này .. . tháng. . .. năm 2010
 CT.HĐKHGD
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Lý do chọn đề tài:
a)Cơ sở lý luận: 
 -Như chúng ta đã biết :Luyện từ và câu là một trong những phân môn của môn Tiếng Việt được giảng dạy xuyên suốt trong bậc học Tiểu học .Ở phân môn này cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt rèn luyện kĩ năng dùng từ đặt câu , kĩ năng đọc cho học sinh .Ở lớp Năm phân môn Luyện từ và câu đóng một vai trò hết sức quan trọng ngoài việc trang bị kiến thức Tiếng Việt cho học sinh Luyện từ và câu còn hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ( nghe , nói , đọc , viết ) để học tập , giao tiếp trong các môi trường hoạt động theo lứa tuổi .
 -Thông qua dạy Luyện từ và câu góp phần rèn luyện các thao tác tư duy ,bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt hình thành dần các thói quen giữ gìn sự trong sáng , giàu đẹp của tiếng Việt , góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa .
 -Năm học 2006-2007 là năm đầu tiên thực hiện chương trình Sách giáo khoa lớp 5 - là lớp cuối cùng ở bậc Tiểu học thực hiện theo chương trình Sách giáo khoa mới . Việc thực hiện chương trình mới gắn liền trong phong trào :Đổi mới phương pháp dạy và học đã và đang được tất cả các lực lượng giáo dục hưởng ứng mạnh mẽ nhằm phát huy cao độ tính : tích cực , chủ động ,sáng tạo của học sinh trong các hoạt động học tập mà bản thân giáo viên chỉ là người hướng dẫn và định hứong các kế hoạch học của học sinh .
b)Cơ sở thực tiễn :
 -Trong những năm giảng dạy lớp 5 ở bậc Tiểu học , việc giảng dạy phân môn Từ ngữ- Ngữ pháp ( nay là phân môn Luyện từ và câu ) việc tổ chức việc dạy và học luôn gặp nhiều khó khăn ,vướn mắc từ nhiều phía . Do đó , ngay trong năm đầu thực hiện chương trìnnh môn Tiếng Việt theo chương trình Sách giáo khoa mới ,trong đó có phân môn Luyện từ và câu , bản thân xác định rằng : “ Cần phải có các phương pháp và sự chuẩn bị thật chu đáo cho từng tiết dạy và học phân môn Luyện từ và câu “ để qua từng tiết dạy –học giúp học sinh nắm kiến thức một cách vững chắc theo phương pháp “Đổi mới cách Dạy và học “. Từ đó nhằm tìm ra : những kinh nghiệm :”TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC : PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 “ đạt kết quả cao nhất .
2. Mục đích đề tài :
 -Tìm ra các biện pháp ,kinh nghiệm tổ chức dạy và học phân môn Luyện từ và câu lớp 5 đạt kết quả tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy trong nhà trường .
3.Lịch sử đề tài:
 -Tham khảo các tài liệu ,sách hướng dẫn liên quan đếùn dạy và học môn Tiếng Việt .
 -Vận dụng các kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy và học.
4.Phạm vi đề tài :
Thời gian thực hiện : Năm học 2009*2010 
Đối tượng thực hiện :
 -Giáo viên và học sinh lớp : Năm / 1
 -Sĩ số :32 / 15 nữ .
II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM :
1.Thực trạng đề tài: 
 -Trong học tập, học sinh lớp 5 dù đã được học xuyên suốt chương trình từ lớp 1 đến lớp 4 theo chương trình Sách giáo khoa mới nhưng các em vẫn còn tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự gợi ý giảng giải của giáo viên , sự hổ trợ từ các bạn qua phương pháp học tổ nhóm ,. . .
 -Học sinh chưa biết lập kế hoạch , các định hướng chuẩn bị chu đáo để tiến hành học tốt một tiết Luyện từ và câu .
2. Nội dung cần giải quyết:
 Từ các cơ sở lí luận và thực tiễn cùng các thực trạng trên ,căn cứ vào các yêu cầu kiến thức ,kĩ năng cần đạt ở môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu ở lớp 5 nói riêng . Hòa vào phong trào Đổi mới phương pháp dạy và học, trong năm học này , bản thân tập trung giải quyết các vấn đề sau :
 -Tổ chức ,hình thành các thói quen cần thiết trong việc chuẩn bị, phát hiện kiến thức , thực hành kĩ năng theo tinh thần sáng tạo chủ động học tập của học sinh .
 - Tiến hành các tiết dạy- học Luyện từ và câu ở lớp bằng nhiều phương pháp hợp lí theo từng nội dung yêu cầu của bài học.
 -Rút kinh nghiệm , vận dụng các kinh nghiệm tốt nhất làm tiền đề cho việc giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng tăng dần hàng năm .
 - Tìm ra các biện pháp soạn - giảng đạt chất lượng cao nhất trong dạy – học phân môn Luyện từ và câu .
3.Biện pháp thực hiện:
 Đầu năm học sau khi nhận lớp giáo viên tiến hành, kiểm tra ,đánh giá chất lượng , tình hình học tập ,thói quen chuẩn bị bài đã có của học sinh .Từ đó có biện pháp hướng dẫn chuẩn bị bài , các phương pháp ,các kĩ năng để thực hiện tốt các tiết dạy – học Luyện từ và câu . Cụ thể :
Nghiên cứu ,nắm vững nội dung chương trình ,các kiến thức , kĩ năng cần đạt của học sinh lớp 5 ở môn Luyện từ và câu :
 -Đọc kĩ nội dung sách giáo khoa , tích cực tham khảo sách ,báo , tạp chí liên quan đến nội dung chương trình , đổi mới phương pháp dạy học ở bậc Tiểu học .
 -Xác định vững chắc mục tiêu , yêu cầu cần đạt của phân môn Luyện từ và câu lớp 5 là : mở rộng , hệ thống hoá vốn từ ,trang bị cho học sinh một số kiến thức sơ giảng về từ ,câu ,văn bản . Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu ,sử dụng dấu câu.Luyện cho học sinh các thói quen dùng từ đúng , nói viết thành câu , có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp .Tất cả các yêu cầu trên thể hiện qua các nội dung dạy và học ở chương trình cụ thể xuyên suốt cả năm học , được chia theo từng tuần ,từng chủ đề cụ thể theo hệ thống kiến thức như sau :
Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ .
Trang bị kiến thức sơ giảng về ngữ âm , từ vựng , ngữ pháp và văn bản ;kĩ năng dùng từ đặt câu , liên kết câu , sử dụng dấu câu .
Bồi dưỡng ý thức ,thói quen sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp .
Xác định các phương pháp dạy – học ,các yêu cầu về đồ dùng phục vụ :
 a) Chuẩn bị đồ dùng phục vụ dạy và học :
 -Giáo viên : Sách giáo khoa , Sách giáo viên , bảng phụ ,bảng phụ học nhóm ,. 
 -Học sinh : Sách giáo khoa ,vở ghi bài , vở bài tập , bảng con , ..
 b ) Xác định phương pháp dạy –học :
 -Aùp dụng phương pháp đổi mới ở tất cả các tiết dạy –học Luyện từ và câu .
 -Dạy –học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm , phát huy tối đa tính tích cực tự giác học tập của học sinh . Trong mỗi tiết dạy –học tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện kiến thức , lấy luyện tập thực hành là chính ,chú ý nhiều hình thức trình bày bằng lời nói.
 -Phối hợp hợp lí việc tổ chức các hình thức học tập : học theo lớp ,theo nhóm , theo cá nhân tùy theo nội dung và khối lượng kiến thức trong một tiết dạy và học.
Một số kế hoạch Dạy –học cụ thể :
Ví dụ 1
 Bài dạy : TỪ ĐỒNG NGHĨA - Tuần 1 , tiết 1
I) Mục tiêu yêu cầu :
 -Học sinh hiểu thế nào là từ đồng nghĩa ,từ đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn .
 -Tìm được các từ đồng nghĩa với từ cho trước , đặt câu để phân biệt các từ đồng nghĩa .
 -Biết sử dụng từ đồng nghĩa khi nói và viết .
II)Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
 Bảng phụ ghi nội dung Ghi nhớ trang 8 Sách giáo khoa Tếng Việt lớp 5 tập 1 .
Sách giáo khoa, Phiếu học tập theo mẫu .
III) Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
1)Oån định : 
2)Kiểm tra bài cũ :
3)Bài mới :
-Giáo viên giới thiệu – Học sinh nghe .
-Nêu yêu cầu nhận xét 1: Thảo luận nhóm 4 , ghi ý hoàn thành bài tập 1 và 2 .Trình bài kết quả . Học sinh nhận xét bổ sung.
Giới thiệu môn học ,sách giáo khoa ,yêu cầu tập ghi bài ,.
Từ đồng nghĩa
Điền kết quả thảo luận vào phiếu sau :
PHIẾU HỌC TẬP
	Nhóm :. . . . . . . . . . Bài : Từ đồng nghĩa 
1/So sánh nghĩa các từ in đậm trong đoạn văn a, b 
Từ
Nghĩa
Xây dựng
Kiến thiết
So sánh nghĩa
Vàng xuộm 
Vàng hoe
Vàng lịm 
So sánh nghĩa
Kết luận :Từ đồng nghĩa là: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. 
2/-Thay thế các từ : xây dựng –kiến thiết cho nhau có được không , nêu nhận xét : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 -Thay thế các từ :Vàng xuộm- vàng hoe – vàng lịm cho nhau có được không , nêu nhận xét : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
-Học sinh đại diện 1 nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét ,bổ sung . -----Giáo viên lần lượt treo bảng phụ ghi ghi nhớ .Mỗi ý cho học sinh tìm thêm từ –Giáo viên ghi bảng :
-Học sinh đọc ghi nhớ :
-Luyện tập :
 -Đọc bài tập 1 trang 8 – Làm việc cá nhân , ghi kết quả vào vở :
 -Trình bày , nhận xét
 -Thi đua bài tập 2 và 3
 -Giáo viên kẽ bảng –Ghi từ
 -Học sinh tìm từ, đặt câu ( ưu tiên cho học sinh yếu chỉ tìm từ –học sinh khá giỏi vừa tìm từ và đặt câu .
 -Bài tập làm thêm cho học sinh giỏi (tìm thêm từ mới )
4) Củng cố :
-Giáo viên hỏi –Học sinh trả lời
-Nhận xét
5)Dặn dò :
-Học bài 
-Chuẩn bị tiết sau 
-Từ đồng nghĩa là :
-Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là: .. 
-Từ đồng nghĩa hoàn toàn là : . . . 
-Khi sử dụng cần lưu ý :. . . . . . . 
Xem bảng phụ .
Xếp các từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa :
Nước nhà – non sông 
Hoàn cầu – năm châu .
Tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho :
Từ
Từ đồng nghĩa
Câu
Đẹp
Xinh
 . . . .. 
To lớn
Học tập
Một học sinh cho từ , một học sinh tìm và đặt câu 
-Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?
-Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn ?
Nội dung ghi nhớ ,tìm từ
Xem kĩ ,tìm từ cho các bài tập 1,2,3 trang 13 –Ghi vào nháp .
Ví dụ 2
 Bài dạy :Mở rộng vốn từ Nam và Nữ Tuần 31 .Tiết 61
 I)Mục tiêu yêu cầu :
-Mở rộng vốn từ về chủ điểm Nam và Nữ .
-Biết các từ ngữ , câu tục ngữ ca ngợi ,chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam .
-Đặt câu với từ ngữ ,tục ngữ ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam .
 II) Chuẩn bị đồ dùng dạy và học : 
-Sách giáo khoa , 8 bảng phụ học nhóm 4 , 8 câu hỏi cho trò chơi gắn vào 8 bông hoa :
Đặt câu với từ :Tần tảo 
Đặt câu với từ : Độ lượng
Đặt câu với từ : Dịu dàng
Đặt câu với từ : Khoan dung
Người phụ nữ biết gánh vác lo toan mọi việc là người phụ nữ:. . . . . . .
Người phụ nữ có tài năng khí phách làm nên những việc phi thường là người phụ nữ:. . . . .
Người phụ nữ không chịu khuất phục trước kẽ thù là người phụ nữ :. . .. 
Người phụ nữ chân thành và tốt bụng với mọi người là người phụ nữ : . . .
(Câu 1 đến 4 : Học sinh tự đặt câu . Câu 5 :đảm đang ; Câu 6: anh hùng ; Câu 7: bất khuất ; Câu 8 : trung hậu.)
III) Các hoạt động dạy và học : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
1)Oån định :
2) Kiểm tra bài cũ:
-Giáo viên nêu câu hỏi :
-Học sinh trả lời :
-Nhận xét :
3)Bài mới ;
-Giới thiệu :
-Giáo viên nêu yêu cầu học :
-Học sinh trao đổi nhóm đôi,trình bày kết quả vào nháp bài tập 1 a và b trang 129.
-3 nhóm trình bày kết quả , các nhóm còn lại nhận xét .
-Giáo viên xác địng ý đúng ,ghi các từ chỉ phẩm chất tốt của người phụ nữ Việt Nam mà học sinh vừa tìm .
 (Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ )
-Thảo luận nhóm 4 –Đọc kĩ các câu tục ngữ ,ghi vào bảng học nhóm , chọn 1 câu tục ngữ ,đặt câu với câu tục ngữ mà nhóm mình chọn theo mẫu do giáo viên ghi ở bảng lớp .
-Trình bày kết quả ,nhận xét
4) Củng cố :
-Trò chơi :Chia lớp thành 4 nhóm , mỗi nhóm lên 2 lượt hái hoa –trả lơiø theo yêu cầu của các bông hoa .
-Nhận xét ,tổng kết tuyên dương tổ ,cá nhân tốt .
5)Dặn dò : học nội dung, tập đặt câu
 Xem bài
Hát
-Nêu tác dụng của dấu phẩy, đặt 1 câu có dấu phẩy thể hiện 1 trong các tác dụng vừa nêu ?
Mở rộng vốn từ Nam và Nữ .
a) Dựa vào các ý Sách giáo khoa giải thích các từ ở bài tập 1 như sau :
-Anh hùng là : . . . . . . . . . . . .( ý 2)
- Bất khuất là: . . . . . . . . . . . ( ý 3 )
-Trung hậu là : . . . . . . . . . . . .( ý 4 )
-Đảm đang là : . . . . . . . . . . . . .( ý 1)
b) Từ chỉ phẩm chất khác của phụ nữ Việt Nam : . . . . . . (chăm chỉ, cần cù ,nhân hậu ,độ lượng ,dịu dàng . ..)
a) Giải thích:
Tục ngữ
Phẩm chất
a
Lòng thương con, đức hy sinh nhường nhịn của người mẹ
b
Đảm đang giỏi giang ,giữ gìn hạnh phúc gia đình 
c
Dũng cảm ,anh hùng
b)Đặt câu : Chú ý đủ bộ phận ,dấu câu
(xem nội dung chuẩn bị )
Định nghĩa các từ vừa học,
Oân tập dấu câu ( Dấu phẩy )
4)Kết quả chuyển biến :
Sau một năm thực hiện kết quả diễn biến như sau :
-Học sinh có thái độ đúng đắn trong việc học tập ,rèn luyện .
-Có ý thúc chuẩn bị bài tích cực và xem như là nhiệm vụ thường xuyên trước khi đến lớp .
-Tham gia xây dựng bài sôi nổi ,có ý thức tập thể , thi đua lành mạnh , lấy việc hiểu kiến thức làm mục tiêu thi đua , phâùn đấu trong học tập .
-Các bài kiểm tra, đánh giá từng đợt ngày càng tiến bộ .
-Học sinh có thói quen ,nói viết tròn câu , trình bày ngắn gọn đầy đủ các yêu cầu bài tập .Mạnh dạn trình bày kết quả học tập .
III KẾT LUẬN:
1.Những kinh nghiệm đạt được:
 a).Ưu điểm:
Học sinh các thói quen tốt trong việc :
 -Chuẩn bị tốt các tiết học Luyện từ và câu .
 -Tham gia học tập cá nhân ,học nhóm tích cực .
 -Mạnh dạn trình bày ý kiến ,không còn ỷ lại trông chờ kết quả của thầy cô ,bạn bè cung cấp .
 -Có nhiều cơ hội trình bày ý kiến trước tập thể , khối lượng luyện tập ,thực hành : nói –viết nhiều hơn .
 b).Hạn chế:
 -Tốn một khoảng thời gian nhất định để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài vở ở nhà .
 -Chi phí tiền photo chuẩn bị phiếu học tập .
 -Sử dụng nhiều bảng phụ ,bảng học nhóm .
c).Kinh nghiệm :
 Muốn giảng dạy tốt môn Luyện từ và câu lớp 5 , sau một năm thực hiện bản thân rút ra được những kinh nghiệm sau :
 +Về phía giáo viên
 - Phải nắm vững nội dung chương trình ,mục tiêu yêu cầu và các kĩ năng cần đạt , đó là điều kiện quan trọng đầu tiên trước khi giáo viên lên kế hoạch dạy và học ,định hướng phương pháp, chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho một tiết dạy-học Luyện từ và câu .
 -Tìm hiểu kĩ yêu cầâu từng bài ,giao việc cụ thể để học sinh chuẩn bị bài học ở nhà.
 -Xây dựng kế họach bài dạy hợp lý , chú ý giao việc phù hợp với từng đối tượng học sinh :
 + Học sinh yếu ,chậm chạp cần cho khối lượng thực hành nhẹ nhàng ,các kiến thức dễ nắm bắt , tạo điều kiện nhiều hơn để các em được bạn bè trong tổ nhóm hướng dẫn ,luyện tập bằng nhiều biện pháp , trong đó lấy việc khen ,khuyến khích làm động lực để các đối tượng này hưng phấn ,thích thú trong học tập .
 + Học sinh khá giỏi cần chú ý giải quyết các câu khó ,phức tạp , là nòng cốt phát hiện kiến thức mới ,là nhân tố quan trọng trong thảo luận ,học nhóm trong nhận xét kết quả , . . .
 -Tạo nhiều điều kiện cho tất cả học sinh có cơ hội trình bày ý kiến bằng lời nói , bằng bài viết trước tổ nhóm , trứơc cả lớp .
 -Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy ,các phiếu học tập ,bảng phụ , các hình thức thi đua đa dạng.
 + Về phía học sinh :
 -Phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu ,chuẩn bị bài học do giáo viên hướng dẫn .
 -Tích cực phát biểu , có ý thức thi đua cao , có ý thức tinh thần tập thể ,có trách nhiệm trước lớp ,trước tổ nhóm và chính mình .
 -Luôn chú ý lắng nghe và nhận xét bài làm của bạn ,tìm được cái hay của bạn để học tập cũng như thấy được cái sai của bạn để sửa chữa hoàn thiện bài học .
 -Tập các thói quen dùng từ ngữ , nói câu chính xác trong giao tiếp hằng ngày ở mọi lúc mọi nơi , ở tất cả các môn học .
 -Thường xuyên đọc sách , truyện phù hợp với lứa tuổi để nâng cao vốn từ ngữ,nâng cao kĩ năng sử dụng từ ngữ ,kĩ năng dùng và diễn cảm các kiểu câu .
 -Trong học nhóm cần nhiệt tình năng nổ , tất cả học sinh phải được thay phiên nhau hỏi ,ghi ,trình bày đều khắp nhóm ,trách tập trung vào một vài đối tượng khá giỏi .
2.Phạm vi áp dụng đề tài: 
Các kinh nghiệm trên đựơc :
 -Aùp dụng thường xuyên trong công việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị chu đáo cho một tiết dạy – học .
 -Thực hành giảng dạy ở các tiết dạy – học ở bậc Tiểu học.
IV.KIẾN NGHỊ:
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 Hoàn thành ngày : 20/ 05/ 2010 
 Giáo viên thực hiện .
 Phan Văn Lấn

File đính kèm:

  • docSKKN_TV.doc
Sáng Kiến Liên Quan