Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh THPT học giờ tự chọn môn Văn

 Từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn các trường THPT trên toàn quốc thực hiện tổ chức dạy học tự chọn. Môn ngữ văn là một trong những môn có tổ chức dạy học tự chọn.

 Môn ngữ văn trong nhà trường THPT là môn học không được nhiều học sinh yêu thích chứ chưa nói là say mê. Nhiều học sinh chán học văn, ngán học văn, thậm chí “ghét” môn văn. Đã có những bài viết đăng tải trên thông tin đại chúng phản ánh những lời kêu ca, phàn nàn của học sinh như là lời kêu cứu cho môn học.

 Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân nhưng theo chúng tôi thì có hai nguyên nhân chính:

 Thứ nhất về phía học sinh: Hầu hết các em chọn “ miền đất khoa học tự nhiên” để “gieo mầm” cho sự sống tương lai. Hiện nay các trường THPT, học sinh đăng ký học ban KHXH rất ít, thậm chí có trường không có một lớp nào cả, 100% học sinh đăng ký học ban KHTN. Các em lao vào học các môn tự nhiên như : toán, lý, hoá một cách say mê cả ngày lẫn đêm, trong trường và ngoài trường. Các em đâu có thời gian dành cho môn khác trong đó có môn văn.

 Vì sao lại có hiện tượng đó? Trước hết là vì nhận thức chưa đúng đắn của các em về môn học, về giáo dục toàn diện. Nhưng sau nữa cũng vì một lẽ thuộc về cơ chế xã hội: các trường đại học tuyển sinh khối A,B là chủ yếu; học khối C ra trường nhiều sinh viên không biết đi đâu, về đâu. Làm sao bắt các em “ mặn mà” với khối C, với môn văn được.

 Thứ hai về phía giáo viên dạy văn: không ít người vẫn dạy theo lối cũ. Đó là lối dạy thuyết trình, đọc chép, kiến thức chưa sâu nên chưa đổi mới được phương pháp hoặc dạy theo kiểu biểu diễn nặng về hình thức, công thức, không khí giờ học nặng nề, căng thẳng, thiếu dân chủ, gây áp lực cho học sinh . Không ít học sinh ca thán rằng: nhiều thày, cô dạy “ khô như ngói”, “tẻ như cơm nguội” chẳng hấp dẫn gì cả.

 

doc9 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2978 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh THPT học giờ tự chọn môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM HƯÓNG DẪN HỌC SINH THPT
 HỌC GIỜ TỰ CHỌN MÔN VĂN 
A. PHẦN MỞ ĐẦU
 Từ năm học 2006-2007, Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn các trường THPT trên toàn quốc thực hiện tổ chức dạy học tự chọn. Môn ngữ văn là một trong những môn có tổ chức dạy học tự chọn.
 Môn ngữ văn trong nhà trường THPT là môn học không được nhiều học sinh yêu thích chứ chưa nói là say mê. Nhiều học sinh chán học văn, ngán học văn, thậm chí “ghét” môn văn. Đã có những bài viết đăng tải trên thông tin đại chúng phản ánh những lời kêu ca, phàn nàn của học sinh như là lời kêu cứu cho môn học.
 Tình trạng trên do nhiều nguyên nhân nhưng theo chúng tôi thì có hai nguyên nhân chính:
 Thứ nhất về phía học sinh: Hầu hết các em chọn “ miền đất khoa học tự nhiên” để “gieo mầm” cho sự sống tương lai. Hiện nay các trường THPT, học sinh đăng ký học ban KHXH rất ít, thậm chí có trường không có một lớp nào cả, 100% học sinh đăng ký học ban KHTN. Các em lao vào học các môn tự nhiên như : toán, lý, hoá một cách say mê cả ngày lẫn đêm, trong trường và ngoài trường. Các em đâu có thời gian dành cho môn khác trong đó có môn văn. 
 Vì sao lại có hiện tượng đó? Trước hết là vì nhận thức chưa đúng đắn của các em về môn học, về giáo dục toàn diện. Nhưng sau nữa cũng vì một lẽ thuộc về cơ chế xã hội: các trường đại học tuyển sinh khối A,B là chủ yếu; học khối C ra trường nhiều sinh viên không biết đi đâu, về đâu. Làm sao bắt các em “ mặn mà” với khối C, với môn văn được.
 Thứ hai về phía giáo viên dạy văn: không ít người vẫn dạy theo lối cũ. Đó là lối dạy thuyết trình, đọc chép, kiến thức chưa sâu nên chưa đổi mới được phương pháp hoặc dạy theo kiểu biểu diễn nặng về hình thức, công thức, không khí giờ học nặng nề, căng thẳng, thiếu dân chủ, gây áp lực cho học sinh . Không ít học sinh ca thán rằng: nhiều thày, cô dạy “ khô như ngói”, “tẻ như cơm nguội” chẳng hấp dẫn gì cả.
 Làm thế nào để kéo những học sinh chán văn, ngán văn, ghét văn trở nên thích học văn, chủ động, sáng tạo trong học văn? Làm thế nào để học sinh không chỉ thích học giờ chính khoá môn văn mà còn thích học cả giờ tự chọn môn văn nữa? Đó là trách nhiệm của cả xã hôi, của những người làm công tác giáo dục nhưng trước hết là của những người trực tiếp dạy văn. 
 Là một giáo viên dạy văn đã nhiều năm ở trường THPT có trách nhiệm với nghề nghiệp, tôi đã từng băn khoăn, trăn trở trước thực trạng trên, cố gắng tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài, phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp, tạo không khí đối thoại thoải mái với học sinh trong các tiét học. Và qua bài viết này, tôi rất muốn được trao đổi với các bạn đồng nghiệp- những người dạy văn- về kinh nghiệm hướng dẫn học sinh THPT học giờ tự chọn môn văn mà tôi đã sử dụng trong những năm qua. 
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Quan niệm về giờ tự chọn môn văn
 Giờ tự chọn môn văn là những giờ học có tính chất bổ trợ cho những giờ học chinh khoá môn văn. Nhiệm vụ của những tiết học này là củng cố, hệ thống hoá kiến thức, bổ sung, mở rộng, đào sâu kiến thức cho học sinh.
 Giờ tự chọn môn văn cần phải “thoáng”, có nghĩa là phải thực sự thoải mái, dân chủ, không nên gò học sinh vào những “khuôn” đã định sẵn, đừng “ bắt” học sinh phải cảm nhận các vấn đề văn học giống nhau và giống với thầy, cô. Thầy, cô hãy coi tài liệu về chủ đề tự chọn của các nhà viết sách như một tài liệu tham khảo, không nên quá lệ thuộc vào nó. Người dạy nên tìm ra nội dung và phương pháp riêng phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với điều kiện nhà trường và tất nhiên là phải đi đúng hướng giáo dục, đúng với đặc trưng môn học.
 Giờ tự chọn môn văn phải được thực hiện: vừa dạy văn vừa dạy tiếng, vừa cung cấp kiến thức vừa rèn luyện đạo đức, vừa học vừa chơi. Nếu kết hợp được những yếu tố đó thì sẽ thu hút được học sinh, sẽ kéo học sinh vào hoạt động học, “ bắt”các em tham gia tích cực vào quá trình hình thành tri thức, củng cố, hệ thống hoá tri thức, mở rộng, đào sâu tri thức...
 Từ 500 năm trước, Khổng Tử đã từng nói: “ Nói cho tôi biết, tôi sẽ quên; chỉ cho tôi thấy, có thể tôi sẽ nhớ; cho tôi tham gia, tôi sẽ hiểu” . Mục tiêu của giờ văn nói chung, giờ tự chọn nói riêng là giáo viên đưa tất cả học sinh tham gia vào hoạt động học một cách tích cực, chủ động, hào hứng giúp các em chiếm lĩnh được nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Giáo viên lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi, tranh luận, thảo luận của học sinh. Tóm lại giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học của học sinh.
II. Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh THPT học giờ tự chọn môn văn
 Sau khi hướng dẫn học sinh thực hiện những chủ đề tự chọn theo kế hoạch giảng dạy đã xây dựng, tôi thường tổ chức cho học sinh học giờ tự chọn qua một số hình thức sau:
1. Giải ô chữ văn học
 Đây là sân chơi trí tuệ không mới nhưng chưa bao giờ là cũ, học sinh khá hứng thú với sân chơi này. Tuỳ vào thời điểm trong năm học, tôi tìm ra những ô chữ thích hợp để cho học sinh chơi. Ví như vào dịp 20/10- ngày phụ nữ Việt Nam, dịp 8/3- ngày Quốc tế phụ nữ, trong giờ học tự chọn sẽ xuất hiện ô chữ về chủ đề phụ nữ.Vào dịp ngày Quốc phòng toàn dân có thể đưa ra ô chữ về người lính. Vào dịp mùa xuân có thể đưa ra ô chữ về mừng Đảng, mừng xuân, học Truỵện Kiều sẽ ô chữ về Truyện Kiều...
 - Xin được giới thiệu một ô chữ mang tên: Nữ sĩ Việt Nam
Cách tổ chức:
+ Giáo viên đưa ra một ô chữ có 11 hàng ngang tương ứng với một hàng dọc có 11 chữ cái. Khi giải hết hàng ngang, ta sẽ được một ô hàng dọc có tên là: Nữ sĩ Việt Nam
+ Giáo vên đặt câu hỏi cho các ô hàng ngang, đại diện các tổ trả lời theo thứ tự đã quy định, giáo viên nêu đáo án sau khi có câu trả lời.
Câu hỏi:
1. Nữ sĩ này được vua Minh Mệnh triệu tập vào cung làm “ Cung trung giáo tập”.
2. Tên tờ báo đầu tiên chuyên viết về giới nữ ở Việt Nam.
3. Tên một bài thơ tình nổi tiếng của Xuân Quỳnh có cập hìmh tượng sóng đôi.
4. Tác giả bài thơ “ Hương thầm”.
5. Bút danh của nữ sĩ Đào Thị Minh
6. Tác giả bài thơ “ Khoảng trời hố bom”.
7. Nhà thơ nữ nổi tiếng đời Lý.
8. Tên thật của nữ sĩ có bút danh là “Hồng Hà nữ sĩ”
9. Nhà thơ này được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm”.
10. Nữ sĩ đạt giải khuyến khích về thơ của Tự Lực văn đoàn năm 1939 có tập thơ “ Bức tranh quê”.
11. Tác giả bài thơ “ Cánh cửa nhớ bà” và bài “ Chồng chị chồng em”.
Đáp án:
B
A
H
U
Y
Ê
N
T
H
A
N
H
Q
U
A
N
N
Ư
G
I
Ơ
I
C
H
U
N
G
S
O
N
G
P
H
A
N
T
H
I
T
H
A
N
H
N
H
A
N
V
Â
N
Đ
A
I
L
Â
M
T
H
I
M
Y
D
A
D
I
Ê
U
N
H
Â
N
N
I
S
Ư
Đ
O
A
N
T
H
I
Đ
I
Ê
M
H
Ô
X
U
Â
N
H
Ư
Ơ
N
G
A
N
H
T
H
Ơ
Đ
O
A
N
T
H
I
L
A
M
L
U
Y
Ê
N
Sau khi học sinh giải xong ô chữ, GV đánh giá nhận xét khái quát: 
 Đội ngũ văn nghệ sĩ của Việt Nam rất đông đảo trong đó lực lượng nữ chiếm tỷ lệ không nhỏ. Các nữ sĩ Việt Nam đã lấy bút nghiên để tô điểm sơn hà, góp phần vào công cuộc giải phóng phụ nữ, khẳng định tài năng, phẩm giá cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong mọi thời đại.
2. Giải câu đố vui
 Giáo viên sưu tầm hoặc nghĩ ra một số câu đố vui về văn học, tổ chức cho học sinh giải trong thời gian khoảng 10- 15 phút sau một chủ đề tự chọn đã tìm hiểu. Phần này học sinh có thể chơi như sân chơi Rung chuông vàng
* Đố vui về Truyện Kiều:
Câu 1: Câu nào bạn hãy kể ra
 Chị em nàng Thuý chính là sinh đôi?
Đáp án: Đầu lòng hai ả tố nga
 Thuý Kiều là chi, em là Thuý Vân
Câu 2: Thời gian như thể thoi đưa
 Câu Kiều nào tả bốn mùa bạn ơi?
Đáp án: Sen tàn cúc lại nở hoa
 Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Câu 3: Bạn giải vừa giỏi vừ hay
 Hỏi bạn có biết ai què tay trong Kiều?
Đáp án: Một tay gây dựng cơ đồ
 Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành
 ( nhân vật Từ Hải)
* Đố vui về nhà thơ
Câu 1: Nhà thơ nào giỏi học hành
 Trường quy phạm mãi nên đành rớt oan?
Đáp án: Trần Tế Xương (Trần Tế Xương có câu thơ” Thi không ăn ớt thế mà cay”)
Câu 2: Nhà thơ nào túng tiền tiêu
 Mưu toan dự tính bán liều trời xanh?
Đáp án: Nhà thơ Tản Đà ( Tản Đà có câu thơ “ Khi túng toan lên bán cả trời”)
Câu 3: Nhà thơ nào thích đi câu
 Câu hoài chẳng được con nào buồn thiu?
Đáp án: Nhà thơ Nguyễn Khuyến ( NK có câu thơ “ Tựa gối ôm cần lâu chửng được/ Cá đâu đớp động dưới chân bèo)
Câu 4: Vua gì sáng lập đứng đầu
 Hội thơ xướng hoạ cùng nhau luận bình?
Đáp án: Lê Thánh Tông ( Lê Thánh Tông sáng lập Hội Tao đàn và ông là chủ soái)
3. Đặt tên người Việt vào danh tác Việt 
 ( Học sinh đọc những câu thơ Việt Nam có một chữ trùng với tên một học sinh trong lớp)
 Đây là cách giáo viên giúp học sinh liên kết các danh tác cũng là xâu chuỗi những cái tên, gieo vào các em niềm tin, trách nhiệm vào chính cái tên của mình. Đây cũng là cách dạy học tích hợp, khá vui, hấp dẫn học sinh.
Cách thực hiện: 
 Giáo viên chia nhóm học sinh, mỗi nhóm tạo thành cặp đối thủ của nhau. Lần lượt mỗi cặp đọc lên một câu thơ có tên thành viên của đội bạn. Bạn nào được nhắc đến tên phải tìm ngay một câu thơ khác có tên của đối thủ. Bên nào thua sẽ phải đọc trọn ven một bài thơ có trong chương trình do giáo viên chọn.
 Ví dụ về một buổi học cụ thể: 
Nhóm 1, nhóm trưởng tên là Bình bắt đầu: 
 Sáng mát trong như sáng năm xưa
 Gió thổi mùa thu hương cốm mới
 (Đất nước- nguyễn Đình Thi)
Nhóm 2, người có tên Thu đáp lại ngay: 
 Thủa nhỏ tôi ra sông Na câu cá
 Níu váy bà đi chợ Bình Lâm
 (Đò Lèn- Nguyễn Duy)
Bình tiếp luôn: Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
 ( Tây Tiến- Quang Dũng)
Hà vội vàng: Của ong bướm này đây tuần tháng mật
 Này đây hoa của đồng nội xanh rì
 ( Vội vàng - Xuân Diệu)
Cứ thế...các nhóm tiếp tục nhau, giờ học trở nên sôi động, hào hứng. Hết giờ học sinh kêu lên: Sao nhanh hết gìơ thế?
4. Tìm tên tác giả, tác phẩm văn học
 Cách tổ chức:
 Mỗi học sinh mang theo một bảng nhỏ, ghi câu trả lời vào bảng. Khi có hiệu lệnh thì giơ bảng lên, giáo viên làm trong tài chấm điểm.
 Xin giới thiêu 10 câu đã thực hiện:
Câu 1: Tác phẩm văn học Việt Nam được đánh giá là “Thiên cổ kỳ bút” ( bút lạ của muôn đời)
 Đáp án: Truyện kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
Câu 2: Tác phẩm kịch nói đầu tiên của Việt Nam?
Đáp án: Chén thuốc độc của Vũ Đình Long
Câu 3: Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam?
Đáp án: Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
Câu 4: Nhà văn viết tuỳ bút nổi tiếng Việt Nam là ai?
Đáp án: Nguyễn Tuân
Câu 5: Truyện thơ nào có 3254 câu thơ?
Đáp án: Truyện Kiều của Nguyễn Du
Câu 6: Dòng sông trong tác phẩm nào được nhà văn Nguyễn Tuân nhìn như một cố nhân loé lên mảng nắng tháng ba trong Đường thi?
Đáp án: Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
Câu 7: Tác phẩm nào của Hồ chí Minh có 133 bài thơ: 
Đáp án: Nhật ký trong tù
Câu 8: Tiền thân của truyện ngắn “ Vợ nhặt” ( Kim Lân) là tác phẩm nào?
Đáp án: Xóm ngụ cư
Câu 9: Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng lúc đầu có tên là gì?
Đáp án: Nhớ Tây Tiến
Câu 10: Tác phẩm nào được đánh giá là “ Thiên cổ hùng văn”
Đáp án: Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
 5. Bài thơ đợi bạn đặt tên
Cách thực hiện: Giáo viên đưa ra những bài thơ ngắn chưa có tên, yêu cầu học sinh tìm tên bài thơ ( tên bài thơ là tên một nhà thơ hoặc một nhà văn)
 Với cách này, giáo viên rèn luyện khả năng liên tưởng, huy động kiến thức về tác giả văn học của học sinh
 Xin giới thiệu một số bài thơ cần bạn đặt tên: 
Bài 1:
 Thương đều thập loại chúng sinh
 Nào riêng kẻ phải bán mình chuộc cha
 Ba trăm năm sắp dần qua
 Thương ông đời vẫn châu sa vắn dài
Đáp án: +Tên bài thơ: Đại thi hào Nguyễn Du
 + Các chi tiết trong bài:
 Câu 1 nhắc đến tác phẩm Văn tế thập loại chúng sinh
 Câu 2 nhắc đến nhân vất Thuý Kiều trong Truyện Kiều
 Câu 3,4 nhắc đến hai câu 3,4 trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký
Bài 2. Rõ là đôi lứa xứng đôi
 Hoá công sánh với tài người thua xa
 Sống mòn lại lớn gấp ba
 Nửa đêm đôi mắt mở ra là cười
Đáp án: + Tên bài thơ: Nhà văn Nam Cao
 + Các chi tiết trong bài nhắc đén những tác phẩm của Nam Cao như: 
Chí Phèo (Đôi lứa xứng đôi), Sống mòn, Nửa đêm, Đôi mắt, Cười
Bài 3. Đẹp như nơi hò hẹn
 Những làng đi qua ơi
 Hoa lúa trắng lên tóc
 Hoa sim tím lịm... đời
Đáp án: + Tên bài thơ: Thi sĩ Hữu loan
 + các chi tiết trong bài thơ nhắc đến các tác phẩm tiêu biểu của Hữu Loan như: bài thơ Những làng đi qua, Hoa lúa, Màu tím hoa sim
 Bài 4. Bắt sông Đuống chảy thành thơ
 Về Kinh Bắc nhớ ngẩn ngơ trong lòng
 Còn mơ tìm lá diêu bông
 Lá đa chả phải, lá vông chả vừa
Đáp án: + Tên bài thơ: Nhà thơ Hoàng Cầm
 + Các chi tiết trong bài: Bài thơ gợi nhớ tới Bên kia sông Đuống, tập thơ Về Kinh Bắc, Lá diêu bông của Hoàng Cầm
 Bài 5: Giấc mộng lớn, giấc mông con
 Nước đi chưa lại non còn đứng không
 Vua thơ, vua rượu, vua ngông
 Bạn bè chú Cuội, vợ chồng duyên Ngâu
Đáp án: + Tên bài thơ: Thi sĩ Tản Đà
 + Các chi tiết trong bài nói về những tác phẩm của Tản Đà như: 
Giấc mộng lớn, Giấc mộng con, Thề non nước, khắc hoạ tính cách của Tản Đà có thú ăn chơi ( bạn bè phong cho Tản Đà 3 danh hiệu: vua thơ,vua rượu, vua ngông)
6. Thả thơ, nối vần thơ
* Thả thơ
 Thả thơ là thú chơi tao nhã, thanh lịch, trí tuệ của người Việt. Thú chơi này làm giàu cảm xúc, tăng thêm niềm vui sống cho con người. Thú chơi này có từ xưa và bây giờ vẫn được tiếp tục. Giáo viên cho học sinh làm quen với thú chơi này bằng cách đưa ra những đoạn thơ hay bỏ khuyết đi một chữ “ cốt tử”, yêu cầu học sinh tìm chữ thích hợp thả vào chỗ khuyết.
 Nhân dịp xuân mới, chúng tôi cho học sinh tham gia thả thơ về chủ đề mùa xuân. Giáo viên chọn những đoạn thơ xuân tiêu biểu của những nhà thơ nổi tiếng .
 Đoạn 1:
 Cỏ xanh như... bến xuân tươi
 Lại thấy mưa xuân nước vỗ trời
 Đường đồng quạnh quẽ thưa vắng khách
 Con đò gối bãi suốt ngày ngơi
 ( Bến đò xuân đầu trại- Nguyễn Trãi)
 Chữ cần thả là: KHÓI
 Đoạn 2: 
 Ôi những ... xuân rất dịu dàng
 Hát câu quan họ chuyến đò ngang
 Nhẹ nhàng tay cấy trên sông ấy
 Súng khoác trên vai chẳng ngỡ ngàng
 ( Bài ca xuân 68- Tố Hữu)
Chữ cần thả: NÀNG
Đoạn 3: 
 Anh ạ mùa xưân đã..... ngày
 Bây giờ em mới gặp anh đây
 Bao giờ hội Đặng đi qua ngõ
 Để mẹ em rằng: hát tối nay
 ( Mưa xuân - Nguyễn Bính)
Chữ cần thả: CẠN
Đoạn 4: 
 ....xuân.lướt cỏ xuân tươi
 Bên đồng thổi sáo một hai kim đồng
 ( Tiếng sáo thiên thai- Thế Lữ)
 Chữ cần thả: ÁNH
* Nối vần thơ
 Nối vần thơ là hình thức chơi thơ sáng tạo, có hai câu thơ cho sẵn, học sinh nối thêm hai câu theo đúng vần đã cho, đảm bảo một chỉnh thể nghệ thuật.
 Phần này khó hơn, thường là để khuyến khích học sinh có năng khiếu sáng tác. Thỉnh thoảng tôi tổ chức cho các em thực hiện hoạt động này vào cuối mỗi buổi học.
 Đề ra như sau: Hãy biến những câu ca dao sau thành bài thơ tứ tuyết (4 dòng):
1. Mẹ già như chuối ba hương
 Như xôi nếp một như đường mía lau
Học sinh nối thêm: Mẹ như một mảnh đất màu
 Nuôi mầm cây lớn mai sau xanh đời
2. Ai làm cái nón quai thao
 Để cho anh thấy cô nào cũng xinh
Học sinh nối thêm: Quai thao vào hội làng mình
 Cô nào cũng chẳng bằng hình bóng em
3. Dù ai buôn ngược bán xuôi
 Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Học sinh nối thêm: Thành tâm bái vọng vua cha
 Bốn nghìn năm dựng nước nhà Việt Nam
4. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
 Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Học sinh nối thêm: Dẫu trong muôn vạn khó khăn
 Đói thơm rách sạch chẳng màng lợi danh
 5. Hoa sen mọc bãi cát lầm
 Tuy rằng lấm lát vẫn mầm hoa sen
 Học sinh nối thêm: Lửa từ góc bếp cháy lên
 Má người nhóm lửa lấm lem vẫn hồng
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết quả
 Tổ chức, hướng dẫn học sinh học theo cách trên, học sinh học tập một cách hào hứng. Các kiến thức về tiếng Việt, về tác giả, tác phẩm, ... được ôn lại không tẻ nhạt, nặng nề chút nào. Học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, hợp tác làm việc với nhau nhiều hơn. Giờ học diễn ra tự nhiên, thoải mái, dân chủ và còn có thể thắp sáng những khả năng tiềm ẩn trong học trò, đem đến cho các em niềm vui, niềm tin, trả lại cho các em nụ cười hồn nhiên, cảm xúc tự nhiên. Các em học sinh đề nghị tôi nên tổ chức nhiều buổi học như thế . Tôi nghĩ đó là kết quả. 
2. Bài học kinh nghiệm
- Giáo viên xây dựng một chương trình cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp dạy
- Giáo viên cần đọc nhiều tài liệu và vận dụng một cách hợp lý, sáng tạo.
- Giáo viên cần đầu tư nhiều thời gian, công sức vào khâu chuẩn bị bài dạy.
- Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập, người dạy cần linh hoạt trong đẫ dắt, điều chỉnh các hoạt động sao cho giờ học đạt hiệu quả cao (ở đây giáo viên có thêm vai trò người dẫn chương trình rất cần sự mềm dẻo, khéo léo từ phong cách, ngôn ngữ đến giọng điệu)
- Phối hợp với các giáo viên khác trong tổ chuyên môn để cùng trao đổi, thảo luận, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
 * * *
 Tinh thần cơ bản của của đổi mới phương pháp dạy học là đề cao vai trò chủ động, tích cực của học sinh trong hoạt động nhận thức, cảm thụ và vận dụng tri thức. “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách...Hãy tìm ra một phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”- A. Kômenki từ thế kỷ XVII đã nói như thế.
 Tháng 5/ 2010
 Người thực hiện
 Nguyễn Thị Mai

File đính kèm:

  • docKinh_nghiem_huong_dan_HS_THPtT_hoc_gio_tu_chon_monvan.doc
Sáng Kiến Liên Quan