SKKN Thực hiện dự án ngoại khóa về các bài học thuộc lĩnh vực báo chí trong chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông

Cơ sở thực tiễn

2.1.2.1. Thực trạng vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn của học sinh

Vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn là mục tiêu hướng tới

của quá trình dạy học. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới xác định, vận

dụng kiến thức, kĩ năng đã học là một trong những năng lực đặc thù của các môn

khoa học, trong đó có môn Ngữ văn. Như vậy, việc thực hành hóa các bài học lý

thuyết là hết sức cần thiết nhằm làm thay đổi cách dạy và học cũ (nặng về lý thuyết

truyền thụ kiến thức một chiều, thụ động, chờ đợi) - một cách dạy và học không

phù hợp với thời đại mới - thời đại của sự năng động và sáng tạo.

Tuy nhiên, trên thực tế dạy học cho thấy, việc vận dụng kiến thức vào việc

giải quyết các tình huống thực tế ở học sinh còn hạn chế. Trong các giờ học, các

em thường chỉ phát hiện ra những mâu thuẫn thuộc về lí luận với lí luận, ngại suy

nghĩ, tìm tòi, chưa quan tâm thật sự đến mối quan hệ lí luận - thực tiễn. Do đó,

những sản phẩm được tạo ra trên cơ sở những bài học lý thuyết là còn khiêm tốn.

2.1.2.2. Thực trạng phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của học

sinh trong một hoạt động ngoại khóa

Hoạt động ngoại khóa có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục. Những

năm gần đây, các hoạt động ngoại ở nhà trường đã được chú ý áp dụng và có sự

khởi sắc. Khi được đầu tư bài bản, một hoạt động ngoại khóa sẽ tạo ra được những

hiệu ứng tích cực, khơi dậy tư duy sáng tạo, niềm đam mê, sự kết nối bè bạn.

Trong các cuộc ngoại khóa, khi được định hướng, giao nhiệm vụ, làm việc đúng sở

trường, học sinh sẽ phát huy tốt vai trò của mình. Trải nghiệm bằng những hoạt

động ngoại khóa có chất lượng, học sinh được phát huy khả năng tư duy, khả năng

sáng tạo, trưởng thành trong suy nghĩ, ứng xử và hành động.

pdf29 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực hiện dự án ngoại khóa về các bài học thuộc lĩnh vực báo chí trong chương trình Ngữ văn Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan 
Bài 1: Viết quảng cáo (Ngữ văn 10) 
Bài 2: Phong cách ngôn ngữ báo chí (Ngữ văn 11) 
Bài 3: Bản tin (Ngữ văn 11) 
Bài 4: Luyện tập viết bản tin (Ngữ văn 11) 
Bài 5: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (Ngữ văn 11) 
Bài 6: Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn (Ngữ văn 11) 
* Cung cấp thêm tư liệu cho học sinh, đặc biệt là một số cuốn sách hướng dẫn 
nghiệp vụ báo chí 
- Sách Hướng dẫn cách viết báo (của nhóm tác giả Jean - Luc Martin - 
Lagardette; NXB Thông tấn, 2006) 
- Sách Thể loại báo chí (Nhiều tác giả; NXB Đại học Quốc gia TP. HCM, 
2005) 
- Sách Ảnh báo chí (của tác giả Brian Horton, NXB Thông tấn, 2004) 
- Sách Hướng dẫn cách biên tập (của tác giả Michel Voirol, NXB Thông tấn, 
2007) 
- Sách Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí (của Nguyễn Trọng Báu, NXB Quân 
đội nhân dân, 1995) 
* Hướng dẫn học sinh tìm thêm tư liệu trên internet, thông qua các trang tìm 
kiếm: 
- https://vi.wikipedia.org 
- https://www.google.com.vn 
- https://www.youtube.com 
* Tổ chức cho học sinh giao lưu, trò chuyện với nhà báo để học hỏi kinh 
nghiệm (mời nhà báo Thúy Tình - Đài Phát thanh Truyền hình Nam Đàn) 
15 
16 
2.2.2.2.3. Tổ chức kí hợp đồng dự án 
* Hợp đồng của Nhóm 1: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP NHÓM 1 
Nam Đàn, ngày.... tháng...... năm.......... 
Đại diện bên A: (Nhóm giáo viên hướng dẫn) 
Đại diện bên B: (Nhóm 1) 
Nội dung: Bên B có trách nhiệm tổ chức đi thực tế, viết bài về chủ đề truyền 
thông kỉ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1; ít nhất viết 5 bản tin, 5 
bài phóng sự, 5 bài phỏng vấn, 5 tiểu phẩm, 5 văn bản quảng cáo; sưu tầm thêm 
bài viết của giáo viên, cựu học sinh nhà trường. 
Thời hạn: 5 tháng kể từ ngày kí hợp đồng. 
Bên A có trách nhiệm tư vấn, cung cấp tư liệu cần thiết khi có yêu cầu. 
Bên B có trách nhiệm hoàn thành công việc đúng thời gian, đảm bảo đúng yêu 
cầu về nội dung và hình thức. 
Đại diện bên A Đại diện bên B 
* Hợp đồng của Nhóm 2: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP NHÓM 2 
Nam Đàn, ngày.... tháng...... năm.......... 
Đại diện bên A: (Nhóm giáo viên hướng dẫn) 
Đại diện bên B: (Nhóm 2) 
Nội dung: Bên B có trách nhiệm tổ chức đi thực tế, chụp ảnh; phụ trách phần 
báo ảnh và thiết kế cho tờ báo truyền thông kỉ niệm 60 năm thành lập Trường 
THPT Nam Đàn 1. 
Thời hạn: 5 tháng kể từ ngày kí hợp đồng. 
Bên A có trách nhiệm tư vấn, cung cấp tư liệu cần thiết khi có yêu cầu. 
Bên B có trách nhiệm hoàn thành công việc đúng thời gian, đảm bảo đúng yêu 
cầu về nội dung và hình thức. 
Đại diện bên A Đại diện bên B 
17 
* Hợp đồng của Nhóm 3: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
HỢP ĐỒNG HỌC TẬP NHÓM 3 
Nam Đàn, ngày.... tháng...... năm.......... 
Đại diện bên A: (Nhóm giáo viên hướng dẫn) 
Đại diện bên B: (Nhóm 3) 
Nội dung: Bên B có trách nhiệm biên tập tờ báo truyền thông kỉ niệm 60 năm 
thành lập Trường THPT Nam Đàn 1. 
Thời hạn: 5 tháng kể từ ngày kí hợp đồng (hợp tác với Nhóm 1 và Nhóm 2 để 
song hành thực hiện công việc) 
Bên A có trách nhiệm tư vấn, cung cấp tư liệu cần thiết khi có yêu cầu. 
Bên B có trách nhiệm hoàn thành công việc đúng thời gian, đảm bảo đúng yêu 
cầu về nội dung và hình thức. 
Đại diện bên A Đại diện bên B 
* Hợp đồng chung với cả 3 nhóm: 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
HỢP ĐỒNG DỰ ÁN NGOẠI KHÓA 
Nam Đàn, ngày.... tháng...... năm.......... 
Đại diện bên A: (Nhóm giáo viên hướng dẫn) 
Đại diện bên B: (Cả 3 nhóm) 
Nội dung: Bên B có trách nhiệm hoàn thành dự án xuất bản tờ báo truyền 
thông kỉ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1. 
Thời hạn: 6 tháng kể từ ngày kí hợp đồng 
Bên A có trách nhiệm tư vấn, cung cấp tư liệu cần thiết khi có yêu cầu. 
Bên B có trách nhiệm hoàn thành công việc đúng thời gian, đảm bảo đúng yêu 
cầu về nội dung và hình thức. 
Đại diện bên A Đại diện bên B 
18 
2.2.2.2.4. Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch hoàn thành dự án 
- Cần có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên 
- Cần có sự phân bổ thời gian hợp lí 
(Các nhóm hoàn thành công việc của mình: 5 tháng; Các nhóm thảo luận, phối 
hợp để xuất bản tờ báo: 1 tháng) 
2.2.2.2.5. Đánh giá học sinh trong quá trình thực hiện dự án 
Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá và 
đánh giá lẫn nhau để có những điều chỉnh hợp lí, đảm bảo thực hiện thành công dự 
án. 
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ 
Họ và tên học sinh tự đánh giá: .......................................... Lớp: ................ 
Thuộc nhóm: ................................................................................................ 
TT Tiêu chí 
Điểm 
Tốt 
(9 - 10) 
Khá 
(7 - 8) 
TB 
(5 - 6) 
Yếu 
(dưới 5) 
1 Nắm kiến thức cơ bản 
2 Kĩ năng vận dụng kiến thức 
3 Tinh thần sáng tạo 
4 Tinh thần trách nhiệm 
5 Kĩ năng làm việc nhóm 
6 Đảm bảo tiến độ công việc 
19 
PHIẾU HỌC SINH TRONG NHÓM ĐÁNH GIÁ LẪN NHAU 
Họ và tên học sinh đánh giá: .......................................... Lớp: ................ 
Thuộc nhóm: ............................................................................................ 
TT Họ và tên 
Nội dung đánh giá 
Điểm 
TB 
Nắm 
kiến 
thức 
cơ 
bản 
Kĩ 
năng 
vận 
dụng 
kiến 
thức 
Tinh 
thần 
sáng 
tạo 
Tinh 
thần 
trách 
nhiệm 
Kĩ 
năng 
làm 
việc 
nhóm 
Đảm 
bảo 
tiến 
độ 
công 
việc 
20 
2.2.2.3. Giai đoạn 3: Nghiệm thu dự án 
2.2.2.3.1. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá, nghiệm thu dự án 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM 
Tên dự án: Xuất bản tờ báo truyền thông kỉ niệm 60 năm thành lập Trường 
THPT Nam Đàn 1. 
Người đánh giá: ...................................................................................... 
Tiêu chí đánh giá Điểm tối 
đa 
Điểm 
đánh giá 
Nhận xét 
1. Nội dung sản phẩm 4,0 
- Phù hợp chủ đề truyền thông kỉ niệm 60 
năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1 
2,0 
- Phù hợp mục tiêu dự án 2,0 
2. Hình thức sản phẩm 4,0 
- Phù hợp chủ đề truyền thông kỉ niệm 60 
năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1 
2,0 
- Phù hợp mục tiêu dự án 2,0 
3. Cách trình bày sản phẩm 2,0 
- Hấp dẫn, lôi cuốn 0,5 
- Trả lời câu hỏi phản biện tốt 0,5 
- Đảm bảo thời gian 0,5 
- Có sử dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ 0,5 
Tổng điểm 10 
2.2.2.3.2. Tổng hợp kết quả 
* Nội dung sản phẩm: 8,0 điểm; nhận xét: Tốt 
* Hình thức sản phẩm: 8,5 điểm; nhận xét: Tốt 
* Cách trình bày: 9,5 điểm; nhận xét: Tốt 
21 
2.3. Giáo án thực hiện dự án ngoại khóa 
I. MỤC TIÊU : 
Xem mục 2.2.1.4 
II. CHUẨN BỊ : 
1. Sự chuẩn bị của giáo viên 
- Thiết bị, các tài liệu tham khảo liên quan đến bài học, 
- Cơ sở vật chất, giấy mời đại diện các tổ chức tham gia buổi báo cáo sản 
phẩm báo chí. 
- Các loại phiếu học tập, đánh giá. 
2. Sự chuẩn bị của học sinh 
- Các bài báo cáo của từng nhóm. 
- Sản phẩm dự án. 
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
 Hoạt động 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ THỰC HIỆN BƯỚC ĐẦU 
 (1 buổi) 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
NỘI DUNG 1: Đặt vấn đề, tiếp nhận ý tưởng dự án 
Bước 1: Giáo viên cùng học sinh thảo luận 
để xác định nội dung dự án và hình thức 
sản phẩm dự án. 
Bước 2: Giáo viên nêu các mục tiêu mà 
học sinh cần đạt được sau khi thực hiện dự 
án: 
Về kiến thức, kĩ năng. 
Về việc phát triển các năng lực, bồi dưỡng 
phẩm chất, tâm hồn. 
Học sinh chú ý lắng nghe giới thiệu 
nội dung, đề xuất ý kiến, xác định nội 
dung dự án và hình thức sản phẩm dự 
án. 
Học sinh suy nghĩ, trao đổi, thống 
nhất với giáo viên về các nhiệm vụ. 
NỘI DUNG 2 : Chia nhóm học sinh, giao nhiệm vụ 
 Bước 1: Chia nhóm học sinh. 
Giáo viên căn cứ vào dự án, sản phẩm dự 
án, sở trường, niềm hứng thú của học sinh 
để chia nhóm. Cụ thể: 
+ Nhóm 1: Chịu trách nhiệm đi thực tế, 
gặp gỡ các đại diện của tổ chức, đoàn thể 
Các nhóm thống nhất bầu nhóm 
trưởng, thư kí 
22 
để viết bản tin, phóng sự, quảng cáo, sáng 
tác... 
+ Nhóm 2: Phụ trách mảng hình ảnh, bố 
cục tờ báo... 
+ Nhóm 3: Biên tập bài, chịu trách nhiệm 
in ấn. 
Bước 2: Giáo viên phân công nhiệm vụ, 
hướng dẫn lập kế hoạch nhóm, lập kế 
hoạch chung trong thời gian thực hiện dự 
án. 
Các nhóm nhận nhiệm vụ, quyết tâm 
thực hiện tốt nhiệm vụ được phân 
công. 
NỘI DUNG 3 : Hướng dẫn triển khai dự án 
Bước 1: Giáo viên phát phiếu học tập, 
bộ câu hỏi định hướng cho học sinh. 
+ Gợi ý các nguồn tài liệu tham khảo 
khác tạo điều kiện cho việc hoàn thành 
tốt các nhiệm vụ, tư vấn cách thực hiện 
để nhằm cho ra mắt những sản phẩm dự 
án có chất lượng. 
+ Tổ chức cho học sinh giao lưu. Trò 
chuyện với nhà báo để học hỏi kinh 
nghiệm làm báo. 
+ Hướng dẫn học sinh lập kế hoạch dự 
án. 
Bước 2: Giáo viên tổ chức kí kết hợp 
đồng dự án, giải đáp những băn khoăn, 
thắc mắc, trăn trở từ phía học sinh. 
+ Giáo viên hẹn lịch gặp tiếp theo để 
trao đổi tiếp về những vấn đề của dự án 
mới nảy sinh. 
+ Đặt ra các yêu cầu cụ thể: 
Về sản phẩm dự án: Phải rõ ràng, đẹp 
về hình thức. Nội dung đầy đủ, chi tiết, 
có ý nghĩa về cả lí thuyết lẫn thực tiễn, 
Về thời gian thực hiện dự án: Đảm 
bảo thời gian, đúng tiến độ. 
Các nhóm trưởng kí kết hợp đồng dự án 
Thư kí các nhóm ghi lại chi tiết các yêu 
cầu của giáo viên 
23 
Hoạt động 2: THỰC HIỆN DỰ ÁN (6 tháng) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Bước 1: Giáo viên theo dõi tiến trình thực 
hiện dự án của học sinh: 
- Theo dõi cách phân chia nhiệm vụ cho 
từng cá nhân (phân chia đồng đều, hợp khả 
năng, sở thích của cá nhân) 
- Theo dõi cách thu thập, xử lí thông tin, 
tiến trình đi thực tế, viết bài, biên tập. 
Bước 2: Giáo viên gặp gỡ, giải đáp, tháo 
gỡ những vướng mắc trong quá trình thực 
hiện dự án (một tháng hai lần) 
Bước 3: Kiểm tra sản phẩm sơ bộ của dự 
án. 
Giáo viên đánh giá tình hình, giúp nhóm 
chỉnh sửa nội dung để hoàn thiện bài báo 
cáo, ra mắt sản phẩm. 
- Học sinh làm việc theo nhóm ở nhà 
và trên lớp. 
+ Các nhóm lập kế hoạch dự án 
+ Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ 
+ Các thành viên nhận nhiệm vụ 
- Các nhóm gặp nhau hai lần mỗi 
tháng để trao đổi công việc. 
- Xin ý kiến giáo viên để điều chỉnh, 
bổ sung. 
- Tiếp thu ý kiến giáo viên. Hoàn 
thiện bài báo cáo. 
Hoạt động 3 KẾT THÚC DỰ ÁN (1 buổi) 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH 
Nội dung 1: Thông qua quy trình báo cáo sản phẩm 
Bước 1: 
- Giáo viên thông qua quy trình báo cáo 
sản phẩm dự án 
+ Học sinh các nhóm báo cáo sản phẩm. 
+ Học sinh, giáo viên, các đại diện 
khách mời đạt câu hỏi. Học sinh mỗi 
nhóm trả lời câu hỏi dành cho nhóm 
mình. 
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
+ Học sinh tự đánh giá và đánh giá trên 
phiếu học tập. Giáo viên ghi phiếu đánh 
giá cho từng sản phẩm của nhóm học 
sinh. 
- Học sinh lắng nghe quy trình để thực 
hiện theo trình tự các công đoạn của 
Xuất bản tờ báo truyền thông kỉ niệm 
60 năm thành lập Trường THPT Nam 
Đàn 1. 
Với nội dung: 
- Các bài viết về trường lớp, thầy cô, 
bạn bè với những trang viết đậm chất 
báo chí. 
- Những bài thơ, bài văn xuôi giàu cảm 
xúc để tri ân thầy cô, để giãi bày tình 
cảm bè bạn. 
24 
buổi báo cáo sản phẩm dự án. 
Bước 2: Giáo viên phát phiếu cho học 
sinh và giáo viên tham dự buổi báo cáo. 
Phiếu tự đánh giá cá nhân 
Phiếu nhóm đánh giá cá nhân 
Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm 
Phiếu đánh giá buổi học 
- Góc hài hước, góc tâm sự của lứa tuổi 
học trò. 
- Những quảng cáo về các hoạt động của 
trường, của quê hương Nam Đàn. 
- Những hình ảnh, những góc quay đẹp 
về mái trường, về những con người đã 
và đang chung tay để làm nên bề dày 
của truyền thống của Trường THPT 
Nam Đàn 1. 
Nội dung 2: Báo cáo sản phẩm 
Tiến trình: 
 - Đại diện các nhóm lên báo cáo sản 
phẩm.Sản phẩm là kết quả chung của tất 
cả các nhóm. Tuy nhiên, trong quá trình 
thực hiện dự án, mỗi nhóm được giao 
một nhiệm vụ cụ thể. Do đó, mỗi nhóm 
sẽ có một phần báo cáo sản phẩm gắn 
với công việc của nhóm. Cụ thể: 
Nhóm 1: Báo cáo về việc đi thực tế, gặp 
gỡ, viết bài. Giới thiệu các sản phẩm 
(các bài phóng sự, bản tin...). 
Nhóm 2: Báo cáo về quá trình thu hình, 
quay phim, chụp ảnh và sản phẩm mà 
nhóm đã thực hiện trên tờ báo. 
Nhóm 3: Báo cáo về quá trình biên tập, 
in ấn và sản phẩm đã hoàn thiện. 
- Sau khi mỗi nhóm trình bày, học sinh 
và những người tham dự buổi báo cáo 
nêu lên những thắc mắc, đặt câu hỏi. 
- Học sinh trả lời câu hỏi, giải đáp thắc 
mắc. 
- Các thành viên khác chú ý theo dõi và 
hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin. 
Nội dung 3: Hoạt động củng cố - đánh giá 
- Sau khi học sinh các nhóm báo cáo 
xong sản phẩm, giáo viên sơ bộ đánh 
giá tinh thần làm việc, chất lượng sản 
Đánh giá, thông báo kết quả. 
25 
phẩm của tất cả các nhóm. 
Thu phiếu đánh giá của học sinh. Học 
sinh nạp phiếu đánh giá. 
- Sau buổi báo cáo dự án dạy học, giáo 
viên xử lí, công bố kết quả. 
Nội dung 4: Hoạt động tìm tòi - mở rộng 
- Sản phẩm của tờ báo đang ở mức phác 
thảo. 
- Học sinh tiếp tục cập nhật tình hình, 
viết bài, quay phim chụp ảnh để bổ sung 
nguồn cho tờ báo khi nó chính thức ra 
mắt vào dịp kỉ niệm 60 năm thành lập 
trường. 
Tiếp tục tìm tòi, viết bài, trao đổi bài 
trên trang truyền thông đã lập. 
2.4. Sản phẩm của dự án 
Tờ báo truyền thông kỉ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1 
Tên tờ báo: 60 mùa hoa - Trường THPT Nam Đàn 1 
Tờ báo dự kiến sẽ được in với số lượng nhiều bản vào tháng 10/2021 để chào 
mừng Lễ kỉ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1. 
Hiện tại, chúng tôi giới thiệu bản thảo của tờ báo (ở cuối sáng kiến kinh 
nghiệm). Tờ báo sẽ được các em học sinh tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung trong 
thời gian tới. 
2.5. Hiệu quả của đề tài 
2.5.1. Đối với học sinh 
Qua việc hoàn thành dự án ngoại khóa mà đề tài đặt ra, học sinh đã được củng 
cố, khắc sâu, nâng cao các đơn vị kiến thức trong các bài học thuộc lĩnh vực báo 
chí. Các em cũng được rèn luyện các kĩ năng, bồi dưỡng các phẩm chất, phát triển 
các năng lực quan trọng theo mục tiêu của dự án. Đề tài đã giải quyết được mâu 
thuẫn giữa nhu cầu bồi dưỡng nâng cao kiến thức về báo chí của học sinh và thời 
lượng có hạn của chương trình dành cho các bài thuộc lĩnh vực báo chí. Trong quá 
trình thực hiện dự án, để có được sản phẩm cuối cùng, học sinh đã phải làm đi làm 
lại nhiều lần; tranh luận, giải thích, thuyết trình sôi nổi trong các nhóm... Từ đó, 
các em có thêm được rất nhiều kinh nghiệm. Tình yêu, niềm say mê đối với hoạt 
động báo chí cũng dần được nhen nhóm. Nhiều học sinh, qua thực hiện dự án đã 
phát hiện được những năng lực vượt trội của mình. Như đã trình bày trong phần 
xác định đối tượng, đây là dự án ngoại khóa dành cho những học sinh yêu thích 
báo chí, tự nguyện tham gia để nâng cao kiến thức nghiệp vụ. Đề tài này, vì thế, 
bên cạnh việc phát triển các năng lực và phẩm chất cho học sinh nói chung, còn có 
26 
nhiều ý nghĩa trong việc hướng nghiệp cho học sinh. Trước mắt, chúng tôi nhận 
thấy hiệu quả rõ rệt thông qua việc khảo sát các bài viết của các em đăng trên trang 
facebook của Câu lạc bộ Truyền thông Sự kiện Trường THPT Nam Đàn 1 (MEC). 
Sau khi thực hiện dự án này, các bài viết của các em trở nên chuyên nghiệp hơn 
trước trong việc thiết kế mỹ thuật, đa dạng hóa thể loại, đảm bảo tính sinh động 
hấp dẫn, tính thời sự, tính ngắn gọn ... Về lâu dài, một số học sinh có thể phát triển 
hơn nữa, có đủ kiến thức và kĩ năng để thi các môn năng khiếu khi tham gia tuyển 
sinh vào các ngành học báo chí ở đại học, trở thành các nhà báo tương lai. 
2.5.2. Đối với giáo viên 
Đề tài giúp giáo viên nắm chắc hơn phương pháp dạy học dự án, đặc biệt là 
nắm những ưu nhược điểm của phương pháp để có sự vận dụng hợp lí. Phương 
pháp này rất phù hợp với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa do sự đòi hỏi về 
yếu tố thời gian. Những kết quả đạt được sẽ là gợi ý quan trọng để các giáo viên 
trong tổ bộ môn tiếp tục triển khai các dự án ngoại khóa tương tự. Trên có sở đó, 
đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình 
giáo dục phổ thông mới. 
2.5.3. Đối với nhà trường 
Sau khi hoàn thành đề tài này, chúng tôi có sản phẩm của dự án ngoại khóa là 
tờ báo: 60 mùa hoa - Trường THPT Nam Đàn 1. Đây sẽ là món quà ý nghĩa hướng 
tới chào mừng Lễ kỉ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1 được tổ 
chức vào ngày 14/11/2021. 
27 
PHẦN 3. KẾT LUẬN 
3.1. Dự án ngoại khóa về các bài học thuộc lĩnh vực báo chí trong chương 
trình Ngữ văn THPT đã được thực hiện theo đúng quy trình khoa học của phương 
pháp dạy học dự án. Bắt đầu bằng việc xây dựng bộ câu hỏi định hướng để lựa 
chọn chủ đề và hình thành ý tưởng. Tiếp theo là đặt tên cho dự án và xác định rõ 
mục tiêu dự án. Dựa trên cơ sở đó mà xây dựng kế hoạch thực hiện cũng như 
chuẩn bị các phương tiện cần thiết. Việc thực hiện dự án được tiến hành theo nhóm 
và có sự theo dõi, đánh giá thường xuyên. Sản phẩm của dự án phải được nghiệm 
thu dựa trên các tiêu chí chặt chẽ đã được xây dựng từ trước. Hoàn thành quy trình 
đó, chúng tôi có sản phẩm của dự án là tờ báo truyền thông kỉ niệm 60 năm thành 
lập Trường THPT Nam Đàn 1. Dự án về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. 
3.2. Ý nghĩa rõ nhất của đề tài gắn liền với sự lựa chọn phạm vi, chủ đề, ý 
tưởng ngoại khóa và sự lựa chọn phương pháp thực hiện. Việc tổ chức ngoại khóa 
Ngữ văn về các bài học thuộc lĩnh vực báo chí là một hoạt động mới mẻ, hấp dẫn. 
Phương pháp dự án là sự lựa chọn hợp lí nhất và mang lại hiệu quả tốt. Đề tài đã 
giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu của học sinh và giới hạn của thời lượng 
chương trình dành cho mảng kiến thức báo chí, giúp học sinh bổ sung được nhiều 
kiến thức và kĩ năng, phẩm chất và năng lực cần thiết. Đề tài cũng đã góp phần tích 
cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên, chuẩn bị thực hiện 
chương trình mới. Hơn thế, sản phẩm của đề tài có ý nghĩa rất đặc biệt hướng tới kỉ 
niệm 60 năm thành lập Trường THPT Nam Đàn 1. 
3.3. Từ việc thực hiện đề tài này, chúng tôi có một số đề xuất: 
Thứ nhất, nhà trường cần có các chính sách, quy chế rõ ràng về hoạt động 
ngoại khóa để khuyến khích học sinh tham gia tích cực và hiệu quả hơn nữa, ví dụ 
như có thể dùng kết quả đánh giá hoạt động ngoại khóa để cộng vào kết quả học 
tập chính khóa của học sinh; có thể cắt giảm thời lượng chính khóa để tăng cường 
ngoại khóa ... 
Thứ hai, hoạt động ngoại khóa không chỉ cần thời gian mà còn cần có các điều 
kiện về cơ sở vật chất, kinh phí thực hiện, ... Vì vậy, nhà trường cần có sự quan 
tâm đầu tư để hoạt động ngoại khóa đạt chất lượng thực sự. 
Thứ ba, để môn Ngữ văn trong nhà trường được nhìn nhận đúng với vị trí 
quan trọng của nó, giáo viên cần tăng cường các hoạt động giúp học sinh ứng dụng 
kiến thức Ngữ văn vào đời sống. Trong các hoạt động đó, cần hết sức lưu ý tới các 
hoạt động tổ chức ngoại khóa theo phương pháp dự án. 
28 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nguyễn Trọng Báu (1995), Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí, NXB Quân 
đội nhân dân, Hà Nội. 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh 
giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT (Lưu 
hành nội bộ). 
3. Brian Horton (2004), Ảnh báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội. 
4. Jean - Luc Martin - Lagardette (2006), Hướng dẫn cách viết báo, NXB 
Thông tấn, Hà Nội. 
5. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên) (2006), Ngữ văn 10 (tập hai), NXB 
Giáo dục, Hà Nội. 
6. Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên) (2010), Ngữ văn 11 (tập một), NXB 
Giáo dục, Hà Nội. 
7. Nguyễn Thị Thanh Nga (2016), “Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh 
trong môn Ngữ văn trung học phổ thông qua dạy học dự án”, Tạp chí Giáo dục, số 
đặc biệt tháng 4, tr 69-71. 
8. Đỗ Hương Trà (2007), “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí 
Giáo dục, số 157, tr 12-14. 
9. Trường Đại học Vinh (2019), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Đổi mới 
hoạt động đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn đáp ứng mô hình giáo dục phát 
triển năng lực, NXB Đại học Vinh, Nghệ An. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_thuc_hien_du_an_ngoai_khoa_ve_cac_bai_hoc_thuoc_linh_vu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan