Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt và học tốt môn Ngữ văn

Làm thế nào để dạy tốt và học tốt bộ môn văn? Môn ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền và nhân loại. Với dân tộc Việt Nam ta, văn chương là điều gắn bó thân thiết. Từ thuở còn nằm nôi, đứa bé đã được nâng niu, bồi dưỡng bằng văn chương qua lời hát ru âu yếm, đạm đã. Khi được đi học, bài trước nhất phải là “học ăn, học nói”. Tiếp đó, con người đi vào đời sống của dân tộc “vốn tự xưng là nền văn hiến đã lâu”. Những thầy giáo từ hàng ngàn năm qua, đầu tiên vẫn là thầy văn chương, đạo lý. Và mãi sau này nữa, người trẻ tuổi muốn thi vào bất cứ trường đại học chuyên khoa nào, bài thi vẫn là bài thi văn.

Với chức năng là một người làm công tác giảng dạy trong nhà trường bản thân tôi cũng nhận thấy rằng, ngày nay, số lượng học sinh sao lãng trong việc học môn văn là tương đối. Đó cũng là vấn đề mà tôi trăn trở bấy lâu . Với nhiều năm làm công tác giảng dạy tôi nghiệm thấy rằng, cái ước muốn học văn sao cho giỏi, dạy văn sao cho hay, viết văn sao cho tốt là ước muốn của nhiều giáo viên và học sinh . Muốn thực hiện ước mơ ấy thì phải thực sự tìm tòi trong văn chương nói riêng và trong văn hóa nói chung. Tôi cố gắng chép lại vài ba kinh nghiệm thiết thực cho mình, hy vọng trao đổi với đồng nghiệp, mong góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào công tác dạy và bồi dưỡng học sinh để phần nào đó giúp các em có hứng thú học tập hơn ở bộ môn văn. Để từ đó các em có thể phát huy năng lực của mình để trở thành những học sinh giỏi văn thực sự. Dù biết còn nhiều hạn chế nhưng tôi vẫn không ngừng cố gắng.

 

doc14 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4456 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt và học tốt môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong nhà trường là môn có vị trí vô cùng quan trọng, giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, cung cấp kiến thức tự nhiên và xã hội cho các em nên việc dạy môn văn trong nhà trường vừa có thuận lợi nhưng cũng vừa gặp không ít khó khăn.
+ Thuận lợi : Nhờ sự đổi mới về phương pháp dạy học nên đã tạo cho các em tính tự lập, phát huy sự sáng tạo, gây hướng thú cho học sinh học tập 
+ Khó khăn : Do đổi mới phương pháp dạy như vậy mà đồ dùng để phục vụ cho bộ môn thì lại hạn chế. Tài liệu tham khảo ít ỏi , học sinh thì học lệch . Do đó có một số học ít có thể là học lớp 7, lớp 8 rồi mà chưa viết được lá đơn xin phép , chưa trình bày được một văn bản. Đối với chúng ta, là người giáo viên chúng ta phải có những biện pháp, giải pháp tạo cho các em yêu thích môn văn, học giỏi môn văn, hứng thú học môn văn.
+ Trước tiên, chúng ta cần hiểu tâm lí học trò, vì học trò nhìn đời bằng những gì hiển hiện ở bên ngoài chứ còn thực tế bên trong các em chưa hiểu được một cách sâu xa. Do đó ta phải hướng cho các em tìm hiểu những bậc thang kiến thức, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học, khám phá nội dung nghệ thuật trong tác phẩm bằng cách cho học sinh hoá thân vào trong tác phẩm, hiểu cuộc đời nhân vật giống như cuộc đời thật của mình. Với lòng nhiệt tình và kiến thức của giáo viên, cho các em những kiến thức thích thú tiếp nhận kiến thức qua bài giảng. Người giáo viên khi giảng bài phải dùng những từ ngữ hay giàu cảm xúc, định hướng thích hợp, kiến thức phong phú 
Ví dụ : Khi phân tích tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao. Giáo viên cần cho học sinh thấy được thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Số phận của họ, nhất là người bần nông thật đáng thương. Chị Dậu chỉ vì một suất sưu của chồng mà phải bán đứa con gái thân yêu của mình . Trong cái xã hội phong kiến thời nô lệ ấy, con người đánh thuế như thuế con vật, thuế hàng hoá  Còn cảnh đói nghèo của Lão Hạc cũng như cảnh đời bi thương của hầu hết những người nông dân khác, để rồi bị bọn thực dân, phong kiến hất ra bên lề cuộc sống vv.Rồi từ đó cho học sinh hiểu rằng vì sao máu của ông cha ta cứ lần lượt thấm hồng những trang sử đấu tranh quyết giành lại từ tay kẻ thù bầu trời tự do, độc lập cho con cháu đời sau. Từ đó các em có ý thức học tập để bảo vệ quê hương Đất nước mình.
Ví dụ: Khi giảng về tình “đồng chí” đồng đội trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu ở chi tiết “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Khi bình giảng về tình đồng chí, đồng đội họ trao nhau những tình cảm không ồn ào, không náo động nhưng bàn tay nói im lặng của sự cảm thông, cùng nhau hứa hẹn lập công vượt qua mọi gian lao để xích lại nhau hơn, một cái bắt tay thật chặt là biểu hiện tốt và không thể nói thành lì. Có lẽ giữa đêm khuya lạnh lẻo họ muốn san sẻ hơi ấm qua bàn tay và họ trao nhau những gì kín đáo nhất của cuộc đời. Ở chi tiết này ta có thể lấy thêm từ bài “Nhớ” của Nguyên Hồng: “Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng” đến việc “Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa”. Vì tình đồng chí, đồng đội họ thổ lộ những điều sâu kín nhất:
“Đằng nớ vợ chưa?
Đằng nớ! Còn chờ độc lập”
Sau lời đáp hồn nhiên ấy:
“ Cả lũ cười vang bên ruộng dưa
Nhìn o thôn nữ cuối nương dưa ”
Hoặc khi giảng về sự gian lao của người lính trong cuộc đời chiến đấu “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh”, có thể lấy thêm ví dụ ở trong bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũngc ở câu: 
“Tây tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùng”
Ngoài biện pháp đó giáo viên còn hướng dẫn cho học sinh tham khảo tài liệu, rồi ghi chép những đoạn văn đoạn thơ hay vào trong “Sổ tích lũy kiến thức”. Từ đó biến ngôn ngữ của mình trong khi làm bài viết, giao tiếp trong cuộc sống, việc làm đó cũng giúp cho học tốt môn văn, đã có lời nhắn nhủ những việc làm này:
“Mấy lời nhắn nhủ bạn nhỏ to
Muốn học văn nhớ cho một điều
Sách báo cứ đọc cho nhiều
Từ hay tiễng tốt ghi đều vào sổ tay
Thuộc lòng những đoạn văn hay
Những câu thơ đẹp ngày ngày chớ quên”
Khi học sinh có một số vốn từ phong phú người giáo viên lập dán ý định hướng cho học sinh.
Ví dụ: Khi phân tích giá trị nhân đạo trong tác một số tác phẩm văn học
+ Người giáo viên phải cho học sinh hiểu biết về quan niệm của xã hội phong kiến ngày xưa, giá trị của tác phẩm văn học ngày xưa. Một tác phẩm sống mãi với thời gian, được đề cao không chỉ trong ngôn ngữ hay hay không mà qua tac sgiả muông nói gì? Giá trị bên trong, giá trị nhân đạo của tác phẩm dưới xã hội phong kiến khi mà cuộc đời đầy rẫy những bất công, khổ đau, những chuỗi ngày vất vả đau thương của những người phụ nữ. Chính những lúc này ngòi bút của những nhà văn, nhà thơ chân chính hướng về đau thương ấyviết những tác phẩm đầy yêu thương sau sắc.
 + Đối với truyện Kiều của Nguyễn Du đã gãy đúng cung đàn của những người phụ nữ, ngòi bút của ông viết lên bài ca hy vọng cho họ. Một tia sáng lóe lên trong cuộc sống đen tối.
+ Với “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương bài thơ có sự ngọt ngào và dư vị cay đắng thể hiện trong ấy. Hạnh phúc của người phụ nữ thì mong manh còn khổ đau còn vô tận.
Xã hội ngày càng phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vị thế của người phụ nữ càng được thể hiện rõ hơn họ là những người năng động, sáng tạo trong mọi công việc đóng góp cho công cuộc xây dựng tổ quốc
Khi giáo viên lập dàn ý cung cấp thêm kiến thức cho học sinh làm bài, đọc bài của mình tự nhận xét, giáo viên định hướng cho học sinh làm bài hoàn chỉnh. Văn chương không cần đến ngững người thợ khéo tay làm một vài kiểu mẫu cho, văn chương chỉ dung nạp những người đào sâu tìm tòi, khơi những nguông chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có. Người giáo viên khi đang dạy cho các em phải dạy hết tất cả không học tủ, mỗi chủ đề tôi sẽ định hướng cung cấp từ các em. Ví dụ: Văn học lớp 9 tôi sẽ đi theo hướng chủ đề yêu nướcc trong văn học cổ, hình tượng người phụ nữ, hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, hình ảnh con người mới. Ra các đề cho các em làm hoặc thay đổi việc kiểm tra bài cũ ở nhà bằng cách đặt câu hỏi , học sinh trả lời, kích thích sự hoạt động của các em bắng hình thức nhận xét khen thưởng trước lớp từ đó các có ý thức học tập tốt hơn.
Trong quá trình thử nghiệm, trong tổ cũng đã dự giờ, góp ý cho tiết dạy của tôi và mọi người đều tán thành với phương pháp mới của tôi và công nhận là có hiệu quả thiết thực.
4. Hiệu quả mới
Quả thật, khi tôi thay đổi cách sử dụng các phương pháp mới tích cực hơn, tôi thấy các em có phần hứng thú học tập hơn. Bởi vì trong quá trình dạy cứ một tuần, ngoài kiểm tra thường xuyên tôi lại kiểm tra xác xuất một vài em về kiến thức đã học và mở rộng tôi thấy kết quả thật đáng mừng, các em có hứng thú học tập hơn so với trước, sau mỗi câu hỏi của bài học là các em có câu trả lời ngay và rất hăng hái phát biểu ý kiến. Về nhà cũng đã chịu khó học bài cũ và đọc các bài viết trong SGK và tham khảo nhiều bài viết khác ngoài SGK.
Đặc biệt là trong các kì thi thông tin phát hiện học sinh giỏi và thi học sinh giỏi của nghành tổ chức tôi thấy số lượng các em tham gia dự thi rất đông .
Cụ thể là
Năm học
 Khối lớp 6 
Khối lớp 7
Khối lớp 8
Khối lớp 9
Số lượng học sinh dự thi
Số lượng học sinh đạt giải
Số lượng học sinh dự thi
Số lượng học sinh đạt giải
Số lượng học sinh dự thi
Số lượng học sinh đạt giải
Số lượng học sinh dự thi
Số lượng học sinh đạt giải
04 – 05
05 – 06
06 – 07
07 - 08
10
10
07
13
05
06
04
04
06
11
10
03
03
06
06
02
10
10
09
09
06
05
04
07
05
10
06
06
04
05
04
04
PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1.Kinh nghiệm cụ thể:
Với một vài kinh nghiệm mà tôi vừa nêu ra đây chỉ phù hợp với việc dạy học văn trong nhà trường THCS. Vì những kinh nghiệm của tôi bước đầu chỉ làm cho học sinh có hứng thú học tập để từ đó các em có sự thích thú đam mê học tốt bộ môn mà lâu nay các em đã xem nhẹ.
2. Sử dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để sử dụng tốt phương pháp này thì mọi người cần phải 
* Đối với giáo viên:
Đọc kỹ tác phẩm, sưu tầm những tài liệu xung quanh tác phẩm như, tiểu sử tác giả, cuộc đời sự nghiệp, bối cảnh lịch sử khi tác phẩm ra đời Những nhận xét đánh giá của những nhà phê bình văn học, nhà văn, nhà thơ trong và ngoài nước về tác phẩm.
Dù là tiếng Việt hay tập làm văn, giáo viên cũng cần soạn giáo án tỉ mĩ, kỉ cương, có chất lượng cả về phương pháp và nội dung. Mục đích là truyền tải đầy đủ trọng tâm kiến thức, giúp học sinh hiểu bài nhanh nhất.
Đồng thời với giáo viên, người giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học thật chu đáo như tranh, ảnh minh họa, bảng phụ, các sơ đồ, biểu đồ đối với phân môn Tiếng Việt.
Đối với học sinh:
Phải soạn bài chi tiết theo hệ thống câu hỏi trong SGK đọc kĩ văn bản, đọc được cả tác phẩm thì càng tốt. Tập phân tích, cảm nhận theo cách riêng của mình.
Khai thác những vấn đề xung quanh tác phẩm như: Bối cảnh, cuộc đời sự nghiệp, phong cách riêng của từng tác giả
3 Kết luận và kiến nghị
Nói chung cái gì cũng có hai mặt tác động qua lại thì mới có sự thành công được. Về phía giáo viên muốn dạy văn tốt thì phải chọn những giải pháp tốt nhất để gây hứng thú cho người học. Và hơn thế nữa người giáo viên dạy văn phải có chất văn, có vốn văn thì mới có thể dạy văn đúng và dạy văn hay được . Chất văn là một cái gì đó rất khó nói, nhưng lại cũng rất dễ nhận ra. Chẳng hạn như phải có tâm hồn thi sĩ, dù không bao giờ làm thơ, thậm chí không làm thơ được. Không làm được thơ nhưng lại hiểu được thơ.
Muốn có được chất văn thì cần phải có vốn văn phong phú muốn có được vốn văn phong phú thì điều quan trọng trước tiên là phải yêu văn chương. Nhưng cái vốn văn chương không chỉ nằm ở phạm vi văn học mà còn ở chung quanh những văn liệu, cái vốn lịch sử, vốn phong tục của đất nước, cái vốn ngoài đời Mà người giáo viên dạy văn phải tìm cách tích lũy.
Ngoài ra, người giáo viên phải biết rõ học lực và trình độ nhận thức của các em, dù chỉ là những nhận biết sơ bộ nhưng để từ đó giáo viên mới có thể đặt được việc giáo dục, giáo dưỡng của mình một cách có kết quả, vừa truyền thụ kiến thức, vừa bồi dường tâm hồn. Trang bị kiến thức cho các em, để rồi phát hiện, rồi nâng đỡ bồi dưỡng để hướng các em phát huy được sở trường của mình.
Bên cạnh giáo viên là người định hướng và tác nhận xúc tác để thúc đẩy việc học tập của học sinh thì sự say mê, ham học của các em cũng rất cần thiết và phải kết hợp giữa thầy và trò. Người thầy cũng cần có cái tâm trong nghề nghiệp, nhiệt tình giảng dạy thì kết quả sẽ thành công. 
Còn về phía học sinh, đòi hỏi phải tích lũy được những tri thức về văn học, chính trị, đạo đức, lịch sử và những hiểu biết về cuộc sống để lí giải những vấn đề đặt ra trong học tập, lao động, trong quan hệ với thầy cô, bạn bè, cha mẹ, anh chị em trong gia đình, trong kiến thức thẩm mỹ.thu thập được vốn kiến thức như vậy thì các em mới có thể say mê học văn, cảm thấy yêu thơ văn và yêu cuộc sống hơn.
Tóm lại: điều quan trọng nhất để chứng tỏ cái tài lên của người giáo viên là phải biết biến hóa bài giảng của mình làm sao cho giờ dạy đáp ứng được thực tế lên lớp. Thực tế lên lớp là gì? Nhiều lắm: là thực tế tình hình học sinh trong giờ, trình độ của các em, tâm lí của các em và sự chờ đợi tiếp cận cũng như khi đi sâu vào bài giảng; là thực tế chỉ cho bài học phải đặt ra nhiệm vụ gì, yêu cầu giáo dục giáo dưỡng ra sao; lại cả thực tế của bản thân giáo viên nữa. Nắm được thực tế ấy để xử lí bài: nếu là bài văn cổ, văn dịch, văn nói về dân tộc thiểu số, văn liên quan đến lịch sử, chính trị  thì phải tạo không khí khác nhau. Phải chuẩn bị đặt câu hỏi như thế nào để giúp học sinh động não, phải lường trước ở chặng nào, lúc nào thì có cách giải quyết như thế nào. Do đó, mà giò lên lớp sẽ rất biến hóa: biến hóa ngôn ngữ, biến hóa thái độ, biến hóa không khí  thì bài giảng mới có sự lôi cuốn.
Tất nhiên, khi giảng bài người giáo viên phải giữ đúng tư cách của mình. Người thầy không phải là một diễn giả đi diễn thuyết, không phải là một nghệ sĩ lên sân khấu, cũng không phải là một nhà truyền đạo hay là một pháp sư. Nhưng môn văn là một môn học có những lợi thế nói trên, nên tùy từng lúc giáo viên phải mượn những thủ thuật, những kinh nghiệm của các nhà chuyên môn để làm cho bài dạy của mình có kết qua cao hơn. Có như thế thì giờ dạy mới sự sắc nét được
MỤC LỤC
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ .. 1
	1 Mục đích yêu cầu . 1
	2 Thức trạng ban đầu  1
	3 Giải pháp đã sử dụng ... 3
Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ  4
1 Cơ sở lí luận .. 4
 2 Giả thiết .. 6 
	3 Quá trình thử nghiệm sáng kiến  7
	4 Hiệu quả mới .10
Phần III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM  11
	1 Kinh nghiệm cụ thể . 11
2 Sử dụng sáng kiến . 11
3 Kết luận và kiến nghị  11
MỤC LỤC  13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phương pháp dạy học văn ở trường PTCS.
Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 6.
Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7.
Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 8.
Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 9.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì 3 mơn ngữ văn (2004 – 2007).
ĐÁNH GIÁ CỦA BAN GIÁM KHẢO TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_mon_Ngu_van.doc
Sáng Kiến Liên Quan