Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp mẫu giáo bé C3 - Trường mầm non A Tứ Hiệp năm học 2013 - 2014

Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng. Theo Th.s Nguyễn Thị Hồng Thúy (khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi TƯ) cho biết: Số lượng trẻ chậm nói có dấu hiệu tự kỷ đến bệnh viện khám tăng dần theo hàng năm. Cụ thể, nếu năm 2008 có 900 trẻ đến khám, 6 tháng gần đây con số này đã là 1700 trẻ khám mới và 716 trẻ khám lại. Trung bình mỗi ngày có 10-20 trẻ tới khám. Trẻ trai khám nhiều hơn trẻ gái 6-8 lần. Trong số đó, khoảng 50% trẻ tự kỷ thể điển hình, còn lại ở thể nhẹ và trung bình. Tuổi của trẻ đến khám và phát hiện ngày càng sớm hơn, chủ yếu 2-3 tuổi, một số gia đình cho trẻ đến khám sớm từ dưới 16 tháng.

Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong ba lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp xã hội và tưởng tượng. Hành vi và sở thích bị thu hẹp và lặp lại. Tự kỷ có năm thể khác nhau trong đó có nhiều trẻ tự kỷ liên quan đến vấn đề sức khỏe (rối loạn ngủ, tiêu hóa, động kinh ). Chính những điều này làm cản trở và giảm hiệu quả của việc nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ. Vì vậy,việc giáo dục trẻ tự kỷ là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tự kỷ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi.

Ngày nay, giáo dục trẻ tự kỷ là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạo thế hệ mầm non của đất nước. Thực tế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng bài viết trong các quyển tạp chí, tổ chức tập huấn chuyên đề nhằm hướng dẫn giáo viên cách giáo dục trẻ tự kỷ và học hòa nhập trong các trường mầm non. Đặc biệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, trường mầm non A Tứ Hiệp đều đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc giáo dục trẻ khuyết tật học và hòa nhập. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu trường mầm non A Tứ Hiệp đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ - trong đó có trẻ tự kỷ, hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ, xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợp với trẻ khuyết tật.

 

docx56 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 16344 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp mẫu giáo bé C3 - Trường mầm non A Tứ Hiệp năm học 2013 - 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuật: bò, trườn cho trẻ tự kỷ nếu cần
Chia nhóm 4 trẻ, xếp trẻ tự kỷ vào nhóm “Bạn giúp bạn”
Cho trẻ tập bò, trườn bằng bàn tay và cẳng chân theo hướng thẳng, theo đường zích-zắc, chui qua vòng và dây.
Khi trẻ thực hiện, giáo viên bao quát, nhắc nhở và động viên các trẻ kịp thời. Nếu trẻ tự kỷ luôn ngọ nguậy chân tay, hay đi lại, quay người hoặc lắc người, cô tạo cơ hội cho trẻ tham gia nhiều hơn các bạn một lần nữa thông qua việc thi đua các cá nhân. Động viên kịp thời khi trẻ thực hiện tốt.
 Nếu trẻ ít giao tiếp bằng mắt, khi giáo viên giải thích hoặc làm mẫu cho trẻ phải đảm bảo rằng chỉ đang nhìn về phía cô hoặc có thế hỗ trợ như sau :
-Cô/bạn bò trước, trẻ tự kỉ bò theo sau.
Chăng sợi dây vải/len màu cách mặt sàn 20-25cm, hai dây cách 45cm để trẻ dễ phát hiện hướng đi, bò, trườn cho thẳng.
Cho các trẻ thi đua giữa các nhóm, thi đua cá nhân.
- Mở rộng hoạt động: Giáo viên có thể phối hợp với cha me trẻ tự kỉ cho trẻ thực hiện hoạt động này ở nhà với những người thân trong gia đình; có thể cho trẻ bò, trườnlấy đồ vật ưa thích; bò, chui qua gầm bàn qua tấm màn che
* Bắt chước cách đi của các con vật
- Mục tiêu :
+ Nâng cao khá năng chú ý cho trẻ
+ Nâng cao khả năng bắt chước cách đi, cách di chuyển của một số con vật : con voi, con cua, con thỏ.
 - Số trẻ tham gia:Hai trẻ
- Chuẩn bị
+ Khoảng sàn rộng, ti vi, đài, đĩa.
+ Tranh/ảnh hoặc các đoạn phim.
+ Các bài thơ, bài hát hoặc câu ca dao liên quan đến con vật.
Cách thực hiện
Giáo viên mở đĩa cho trẻ tự kỉ xem các con vật di chuyển. Giáo viên làm mẫu cách đi của voi : cúi người về phiá trước, hai tay chống vào eo, từng bước bước thật dài, vừa đi vừa đung đưa người sang hai bên. Một tay để trước đầu làm vòi và một tay để sau mông làm đuôi vừa đi vừa đung đưa đầu, mình và đuôi. Sau khi làm mẫu xong lần một, giáo viên làm mẫu lại từng động tác và cho trẻ thực hiện có giải thích ngăn gọn những đông tác khó.
Cho trẻ thực hiện vài lần. Khi trẻ thực hiện, cô mở nhạc bài hát “ Chú voi con ở bản Đôn” hoặc đọc bài thơ “ Con voi”
Tương tự như vậy giáo viên dạy trẻ bắt chước cách đi/di chuyển của con cua, con thỏ như sau : Cách cua bò : bò tới “ phiá trước, bò lui” và bò ngang khi bò mặt ngẩng lên; cách thỏ nhảy : chống hai tay xuống sàn, quỳ gối cho hai gót chân đụng vào mông, phối hợp vận đông cả hai tay và hai chân cùng nhảy từng khoảng cách một.
Mở rộng hoạt đông :
- Nâng dần độ khó của hoạt động này bằng cách cho hai trẻ thi đua với nhau xem bạn nào bắt chước giống cách di chuyển của các con vật
- Phối hợp với cha mẹ trẻ tự kỉ thực hiên hoạt động này ở nhà cùng các thành viên khác trong gia đình
- Khi trẻ đã quen với cách nhảy của ba con vật trên, có thể dạy trẻ cách nhảy cách đi của các con vật khác, như : 
+ Cách nhảy của chuật túi : nhảy chụm hai chân thành những bước dài của con chuột túi.
+ Cách vịt đi : ngồi xổm, hai tay thẳng xuống hông, bàn tay xèo ra hai phía di chuyển từng chân một và nghiêng người trong hai bên
PHỤ LỤC 5
*Chơi với cát
Mục tiêu:
-Phát hiện xúc giác cho trẻ tự kỷ cũng như trẻ bình thường
-Phát triển vận động tinh, thô, khả năng phối hợp tay với mắt
-Phát triển khả năng tác nhóm
Số trẻ tham gia:
-Nhóm nhỏ hoặc cả lớp trong đó có trẻ tự kỉ.
Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Túi cát, ô rào, xô, xẻng, chai nhựa, dụng cụ tạo hình cát
-Địa điểm: Khu sân chơi với cát có thêm các đồ chơi khác: xích đu, bập bênh, cầu trượt, cầu khỉ/ghế dài
Cách thực hiện
-Cho trẻ ra sân và chọn lấy một dụng cụ chơi với cát mà trẻ thích.
-Cô bao quát sân chơi và chỉ tác động ki trẻ cần: do trẻ thiếu kinh nghiệm chơi hoặc thiếu đồ dùng.
-Dự kiến các hoạt động cho trẻ chơi với cát:
+ Chơi cát với nước sử dụng các dụng cụ tạo hình để đổ khuôn cát.
+ Trẻ xúc cát vào ô tô và chở ra khu vực khác để xây dựng
+ Xây tòa lâu đài cát.
+ Đào hầm và xây cầu cát.
+ Vẽ lên cát
Yêu cầu: Trẻ khi chơi với cát không được gãi đầu, dụi mắt, tung cát lên cao, đá chân mạnh lên cát
Nếu trẻ không thực hiện được, giáo viên sử dụng chuỗi tiến để hướng dẫn trẻ.
Mở rộng hoạt động: Giáo viên có thể phối hợp với cha mẹ trẻ tự kỉ:
+ Cho trẻ chơi với thùng, rổ đựng gạo, lạc, đỗ hoặc cho trẻ tập làm bánh.
+ Đưa trẻ đi chơi công viên hoặc những khu vui chơi dành riêng cho trẻ co khu vực chơi cát và chời cùng trẻ.
* Hút chất lỏng
Mục tiêu:
-Nâng cao khả năng phân biệt vị giác, khứu giác cho trẻ.
-Biết sử dụng ống hút để hút các chất lỏng.
-Giảm thiểu việc cho các đồ vật bất kì vào miệng.
-Giảm thiểu việc trẻ hít các vật không phải đồ ăn.
-Giảm thiểu việc trẻ tự kỉ luôn đi tìm kiếm một số mùi vị nhất định.
Số trẻ tham gia
-1trẻ tự kỉ 
Chuẩn bị
-Các loại đồ uống và đồ ăn lỏng đặc khác nhau.
-Ống hút cỡ lớn/nhỏ, dài ngắn, mầu sắc khác nhau.
-Cốc nhựa trong/thủy tinh thấp nhỏ để đựng đồ ăn/đồ uống.
Cách thực hiện
Trò chơi 1: Thi xem ai đoán giỏi:
Giáo viên cho trẻ uống các đồ uống mà trẻ thích như sữa hoặc nước trái cây bằng ống hút nhỏ, ngắn. Khi trẻ hút được, giáo viên khen trẻ. Con hút sữa/nước cam giỏi lắm. Sau đó tăng dần độ dài ống hút lên.
Để nâng cao sự cảm nhận đúng đắn của mũi và lưỡi cho trẻ, hãy hỏi trẻ: ”Sữa có vị ngọt hay chua?”; “Sữa cso thơm không?”. Nếu trẻ không trả lời được, giáo viên gợi ý cho trẻ câu trả lời. Nếu trẻ trả lời đúng, hãy động viên/khen thưởng cho trẻ 1 trò chơi mà trẻ thích trong 2 phút.
Cho trẻ thực hiện 3 lần trò chơi này.
Trò chơi 2: Thi xem ai hút nhanh hơn:
Cho tre ăn các thức ăn lỏng nhưng đặc sền sệt và có thể hút bằng ống hút như cháo đặc, bột hơi đặc, sữa chua, thạch hoa quảHãy cho trẻ chọn mầu ống hút và bắt đầu hút một loại đồ ăn lỏng/ đặc đó bằng ống hút ngắn sau đó tăng độ dài của ống hút lên.
Để nâng cao sự cảm nhận đúng đắn của cơ quan vị giác và khứu giác cho trẻ, hãy hỏi trẻ: “Con thấy đồ ăn này có ngon không?”; “Mùi vị của nó thế nào?”. Nếu trẻ không trả lời được, giáo viên gợi ý cho trẻ câu trả lời. Nếu trẻ trả lời đúng, hãy động viên/ khen thưởng cho trẻ chơi một trò chơi mà trẻ thích trong 2 phút.
Cho trẻ thực hiện 3 lần trò chơi này.
Lưu ý: Mỗi lần chỉ để một ít đồ ăn đặc sền sệt để trẻ hút.
Mở rộng hoạt động :Phối hợp với cha mẹ trẻ cho trẻ thực hiện hoạt động này ở nhà hàng ngày vào trước giờ ăn nhẹ hoặc bữa chính thì sẽ mang lại hiệu quả
PHỤ LỤC 6 
* Cắt bằng kéo 
Mục tiêu: 
- Phát triển các vận động tinh và sự phối hợp tay mắt.
- Biết sử dụng kéo để cắt giấy theo yêu cầu.
Số trẻ tham gia
- Cá nhân trẻ tự kỉ/nhóm trẻ trong đó có 1 trẻ tự kỉ.
Chuẩn bị
- Đồ dùng: Kéo đầu tù, giấy bìa cứng A4 các màu, bút dạ đen hoặc xanh. 
- Gàn và ghế cho cô và trẻ ngồi.
- Cô chuẩn bị sẵn giấy A4 cắt thành các dải có kích thước như sau:
Chiều dài (cm)
Chiều rộng (cm)
Số miếng giấy (tờ)
8
1,5
5
15
3
3
20
5
3
8
8
3
Cách thực hiện 
Cô cùng trẻ ngồi ghế cùng chiều. Các đồ dùng để ở trên bàn.
Cô cắt mẫu cho trẻ quan sát dải giấy có kích thước (1,5cm x 8cm). Giáo viên hướng dẫn cho trẻ cách cầm kéo để cắt. Cho trẻ tự cắt, nếu trẻ chưa biết cách đặt giấy vào kéo, cô đặt sẵn giấy vào kéo và cho trẻ tự cắt ít nhất 3 miếng giấy.
Cô lấy bút dạ xanh hoặc đen vạch các đường kẻ đậm cách nhau khoảng 3cm lên dải giấy (3cm x 15cm), sau đó yêu cầu trẻ cắt theo đường kẻ đậm đó ít nhất 3 miếng.
Cô lấy bút dạ xanh hoặc đen vạch các dấu cộng lên các miếng giấy mà trẻ vừa cắt rời có kích thước (3 x 3cm), sau đó yêu cầu trẻ cắt theo dấu cộng đó ít nhất ba dấu cộng.
Cô lấy bút dạ xanh hoặc đen vẽ hình tam giác, hình chữ nhật và hình vuông lên dải giấy (5m x 20cm), sau đó yêu cầu trẻ cắt theo các hình mà cô đã vẽ. Cho trẻ tập cắt theo đường kẻ đó được ít nhất hai miếng mỗi hình.
Cô lấy bút dạ xanh hoặc đen vạch bốn đường cong đậm lên bốn góc của tờ giấy hình vuông (8cm x 8cm), sau đó yêu cầu trẻ cắt từng đường cong đậm đó đểiu tạo thành tờ giấy hình tròn. Sauk hi trẻ đã cắt xong bốn đường đó, giáo viên lấy bút dạ vạch các hình tròn nhỏ hơn ở phía trong và cho trẻ cắt theo đường vẽ.
Mở rộng hoạt động
Giáo viên có thể phối hợp với cha mẹ trẻ tự kỉ, cho trẻ thực hiện hoạt động này ở nhà với người htana trong gia đình; có thể cho trẻ sử dụng kéo có 4 chỗ để ngón tay vào, hoặc buộc chặt kéo vào tay để giúp trẻ dễ dạng điều chỉnh kéo theo các đường cần phải cắt mà không bị tuột kéo khỏi tay.
* Nghe hát tìm đồ vật
Mục tiêu:
- Nâng cao khả năng thính giác cho trẻ
- Giúp trẻ tự tin khi tham gia hoạt động.
- Nâng cao khả năng hợp tác nhóm với các bạn.
Số trẻ tham gia:
- Nhóm hoặc cả lớp có trẻ tự kỉ học hòa nhập.
Chuẩn bị:
- Một vài đồ vật quen thuộc mà trẻ tự kỉ thích.
Cách thực hiện:
Cô cho các trẻ ngồi xếp vòng tròn. Trên chỗ cô đứng có kê một bàn và để vài đồ vật mà các trẻ thích chơi. Cô mời một trẻ lên tham gia chơi trò chơi này, cho trẻ đứng giữa vòng tròn. Cô nói bạn nào lên chơi sẽ được cô bịt mắt. Lớp mình cùng đố bạn ấy tìm ra đúng đồ vật cô vừa giấu vào tay một bạn. Các bạn sẽ truyền tay nhau, nếu bạn bịt mắt sờ đúng vào người bạn đang giấu đồ vật, thì không được di chuyển đồ vật ấy nữa.
Khi bạn đi tìm nếu đến gần đồ vật thì cả lớp hát to lên. Còn khi bạn ấy đi cách xa đò vật thì cả lớp hát nhỏ để giúp bạn tìm đúng đồ vật. Cô lấy một đồ vật ở trên bàn và giấu đi.
Khi trẻ tìm đúng được đồ vật thì được khen thưởng. Đoán sai thì phải làm theo yêu cầu khác của cô hoặc đưa ra yêu cầu trợ giúp.
Với trẻ tự kỉ, cô chọn đồ vật có phát ra âm thanh, để khi đồ vật di chuyển có phát ra tiếng kêu làm trẻ tự kỉ định hướng được nơi phát ra âm thanh đó. Cô cần quan sát trẻ để hỗ trợ, khi trẻ gặp khó khăn và muốn cô giúp đỡ.
Mở rộng hoạt động
Thay thế bằng hoạt động khác “Giả giọng bạn khác”
Cách chơi cũng cho các trẻ ngồi giữa vòng tròn. Một trẻ bịt mắt sẽ đến sờ mặt, tay và hỏi bất cứ câu gì. Trẻ được hỏi phải giả giọng người khác/bạn khác sao cho trẻ bị bịt mắt không nhận ra. Nếu đoán đúng tên trẻ mình sờ và hỏi thì trẻ sẽ được bỏ khăn bịt mắt và bạn bị đoán đúng tên sẽ vào chơi thay thế.
* Vẽ bằng tay
- Mục tiêu:
+ Phát triển xúc giác cho trẻ tự kỉ.
+ Phát triển khả năng vận động tinh, phối hợp vận động tay và mắt.
+ Phát triển trí tưởng tượng của trẻ để tạo nên một bức tranh.
+ Nâng cao khả năng tập trung chú ý, sự phối hợp trong hoạt động nhóm.
- Số trẻ tham gia:
+ Cả lớp trong đó có trẻ tự kỉ học hòa nhập.
- Chuẩn bị: 
+ Màu nước.
+ Giấy A0 một mặt hoặc tở lịch treo tường.
+ Xà phòng, nước rửa tay, khăn tay.
+ Băng dính, bát đựng màu đủ cho các nhóm.
+ Địa điểm: Ngoài sân trường.
Cách thực hiện
Giáo viên chia nhóm 5-6 trẻ. Mỗi nhóm có 6 bát đựng 6 màu sắc khác nhau.
Yêu cầu: Mỗi nhóm vẽ một bức tranh bằng các ngón tay của mình lên giấy A0 hoặc tờ lịch. Các bạn trong nhóm sử dụng màu chung nhau, lần lượt, không tranh giành.
Giáo viên bao quát để giải quyết tình huống kịp thời, ví dụ: Trẻ không đồng ý với nhau về màu sắc, bố cục, cách vẽ và trang trí.
Nếu trẻ tự kỉ tay chân vụng về, Giáo viên nên dán băng dính hai mặt xuống đáy bát để giữ các bát mầu không đổ hoặc dán giấy lên tường để trẻ vẽ.
Mở rộng hoạt động
Giáo viên phối hợp với phụ huynh cho trẻ thực hiện hoạt động này ở nhà hoặc trong khu vui chơi chung
* Hoạt động với đất nặn
Mục tiêu:
-Phát triển khả năng vận động thô, phối hợp vận động tay và mắt.
-Phát triển khả năng xúc giác.
-Trẻ được tạo ra đước các vật có hình dáng khác nhau.
-Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỉ.
Số trẻ tham gia:
-6-8 trẻ.
Chuẩn bị:
-Đồ dùng: Đất nặn, dao nhựa, thớt, đũa gỗ to hoặc con lăn cán bột, que tính tròn, nhỏ dài 5cm.
-Địa điểm: Trong lớp.
Cách thực hiện
Giáo viên phát cho trẻ đất nặn, dao, thớt, que nhựa để trẻ tự chơi.
Với trẻ bình thường, yêu cầu trẻ tạo ra các sản phẩm đẹp, màu sắc phù hợp bằng các kĩ năng đã biết
Nếu trẻ tự kỉ không biết làm gì, giáo viên gợi ý bằng lời cho trẻ thực hiện các hoạt động sau:
-Cầm miếng đất đập mạnh xuống bàn.
-Vo tròn. Đập bẹp. Lấy đũa/con lăn cán mỏng
-Ấn các ngón tay xuống tạo thành vết lõm.
-Dùng que tính ấn liên tiếp xuống miếng đát tạo thành hình quả cam, quả tao (hoặc hình vuông, hình tròn hoặc các chữ số: 1, 2, 3 khác nhau).
-Xé miếng đất tạo ra hình dạng mới đặt lên chỗ trưng bầy.
Nếu trẻ không tự mình thực hiện hoạt động, cô cầm tay trẻ tham thực hiện các động tác đầu sau đó từ từ bỏ tay ra để trẻ tự thực hiện.
Khi trẻ đã hoàn thành sản phẩm của mình, cô trò chuyện và hỏi trẻ đã nặn được cái gì, màu sắcNếu trẻ nói lắp, cô yêu cầu trẻ nói từ từ. Nếu trẻ nói sai ngữ pháp cô nhắc lại câu đúng để sửa lỗi sai cho trẻ.
Mở rộng hoạt động
Phối hợp với cha mẹ cho trẻ thực hiện hoạt động này ở nhà, hoặc cho trẻ tham gia giặt và vò quần áo.
PHỤ LỤC 7
*Cái gì ăn được
- Mục tiêu
 + Nâng cao sự tập trung chú ý của trẻ tự kỉ.
+ Phân biệt được đồ ăn với những vật khác không ăn được.
- Số trẻ tham gia
+ Đồ ăn được: Vài cái kẹo, vào cái bánh, quả táo, quả chuối, vài quả nho
+ Vật không ăn được: Khối vuông bằng gỗ, quả bong, hình chữ nhật, hình vuông, Nhưng vật này phải dùng được cho trẻ từ 0 đến 3 tuổi, không gây ngộ độc cho trẻ khi trẻ ngậm vào trong mồm.
+ Bàn, ghế cho cô và trẻ ngồi.
- Cách thực hiện
Đặt lên bàn trước mặt trẻ hai thứ ăn được và hai vật không ăn được. Nói với trẻ: “Con hãy ăn đi”.
Nếu trẻ đưa tay lấy đồ ăn được, thì nói : “Con lấy đúng rồi”. Sau đó hỏi trẻ “Con ăn gì đấy?”. Nhắc lại tên đồ ăn cho trẻ nhớ.
Nếu trẻ đưa tay lấy một vật không ăn được, giáo viên hỏi trẻ ngay lúc đó: “Quả bóng có ăn được không?”. Nhắc lại câu hỏi và đưa tay ngăn lại trước khi trẻ đưa bóng vào mồm. Chờ phản ứng của trẻ. Trẻ bỏ tay ra hoặc trả lời: “ Không” hoặc “Không ăn được”. Cô nói: “Đúng rồi, con giỏi lắm. Quả bóng không ăn được”.
Làm tương tự với các đồ ăn và không ăn được còn lại.
Lưu ý:
Giáo viên nên chuẩn bị các vật không ăn được có kích thước lớn để tránh gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nói chúng và trẻ tự kỉ nói riêng khi trẻ lỡ tay bỏ vật đó vào miệng.
Một ngày nên thực hiện hoạt động này hai lần với trẻ tự kỉ vào thời điểm gần 10h sáng hoặc 15h chiều thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
 - Mở rộng hoạt động: 
+ Thay thế hoạt động này với việc cho trẻ tự kỉ lớn hơn phân biệt đồ uống (sữa, nước cam, nước đun sôi để nguội) với các loại chất lỏng khác như dấm, sữa tắm, dầu gội, dầu ăn.
+ Để thực hiện hoạt động thay thế này, người lớn cần đặc biệt chú ý đến trẻ không để trẻ tự chơi một mình hoặc cô vừa cho trẻ tự kỉ thực hiện hoạt động này vừa trông các trẻ khác trong lớp.
+ Các loại chất lỏng khác không dùng để uống, giáo viên hoặc cha mẹ chỉ nên lấy vỏ chai/lọ/hộp chất lỏng đó đã dùng hết và rửa sạch rồi mới dùng để dạy trẻ.
* Hoa quả dầm đường
 - Mục tiêu:
 + Nhận biết tên, màu sắc, mùi, vịcủa quả chuối, quả nho, quả chanh và táo.
 +Nhận ra cách cắt gọt từng loại quả
+ Trẻ tham gia các hoạt động nhóm để tương tác với bạn.
 - Số trẻ tham gia: 6 trẻ, trong đó có 1 trẻ tự kỷ.
 - Chuẩn bị:
+ 1 bàn, 6 ghế cho trẻ ngồi.
+ 1 quả táo, 1 chùm nho, 2 quả chuối, 1 quả chanh.	
+ Tô lớn để trộn quả, dao, thớt để cắt thái.
+ 6 bát nhỏ, 6 thìa nhỏ, 1 bát tô, đường kính vừa đủ. 6 khăn ướt.
Cách thực hiện:
Cô và trẻ ngồi xung quanh bàn. Cô bày trên bàn từng loại quả trên, cùng trò chuyện với trẻ về tên gọi, đặc điểm các loại quả này. Cô chuẩn bị các câu hỏi khó, dễ khác nhau để cho tất cả trẻ đều có cơ hội được trả lời.
Hỏi trẻ: 
- Làm thế nào để có thể chia số quả này cho tất cả các bạn cùng được ăn. 
- Làm thế nào để mỗi bạn đều được ăn tất cả các loại quả.
Giáo viên lắng nghe, nhận xét và góp ý với cách mà trẻ chia rồi hướng câu trả lời của trẻ theo cách sẽ làm hoa quả dầm đường.
Cô chuẩn bị 4 bát để đựng hoa quả sau khi bổ cho trẻ xem.
Bát thứ nhất: Cô cho trẻ bóc vỏ chuối, xắt thành từng khoanh nhỏ khoảng 1cm có sự giúp đỡ của cô.
Bát thứ hai: Cô cắt chanh làm đôi, lấy một nửa cắt 6 lát mỏng để vào bát
Bát thứ ba: Cô để trẻ tự kỷ bứt rời từng quả nho ra khỏi chùm.
Bát thứ tư: Cô gót quả táo và cắt 6 miếng. Trẻ nào khéo tay, cô cho trẻ cắt từng miếng táo để trẻ vừa ăn.
Cho các trẻ dùng tăm xiên và nếm thử vị chanh, táo, nho và chuối để trẻ cảm nhận mùi và vị của từng loại riêng. Sau đó cô cho tất cả các loại quả đã cắt còn lại vào tô lớn, vắt nửa quả chanh tươi còn lại và trộn đường vừa đủ.
Cho một trẻ nhanh nhẹn múc vào 6 bát nhỏ và mời các bạn thưởng thức. Khuyến khích các trẻ tự xúc ăn, với trẻ tự kỷ giáo viên nên để chọn một loại quả mà trẻ đó thích nguyên liệu cho món hoa quả dầm đường này. Sau khi trộn, cô cho phép trẻ tự kỷ tự xúc để lựa chọn các miếng hoa quả dầm trẻ thích vào đĩa của mình có sự hỗ trợ của cô nếu cần
- Mở rộng hoạt động: Phối hợp cha mẹ cho trẻ tự kỷ thực hiện hoạt động này ở nhà.
PHỤ LỤC 8
*Ồ sao bé không lắc
- Mục tiêu:
+ Nâng cao khả năng tương tác xã hội cho trẻ tự kỉ.
+ Trẻ phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt.
+ Tạo không khi vui vẻ, thoải mái.
- Số trẻ tham gia: 5-8 trẻ.
- Chuẩn bị: Khoảng sân rộng.
- Cách thực hiện
Cô cho trẻ đứng thành hàng ngang hoặc vòng tròn. Yêu cầu các trẻ làm theo cô. Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ quan sát. Sau đó , cô làm mẫu vừa làm vừa giải thích cho trẻ hiểu.
Giáo viên
Các trẻ thực hiện
“Giơ tay ra nào”
Trẻ nói theo và giơ tay ra phía trước
“Nắm lấy cái hông nào”
Trẻ nói theo và để tay vào hông
“Lắc lư cái mình nào”
Trẻ nói theo và lắc người
“Ồ, sao bé không lắc”
Trẻ đáp”Lắc thì lắc” ba lần và lắc người
Mời một trẻ lên thực hiện. Sau đó cho các trẻ thực hiện.
Lưu ý: Trẻ tự kỉ thường thực hiện các động tác và trả lời rất chậm, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, cách giơ tay, để tay vào hông, cách lắc người trước khi cho nhóm thực hiện. 
Các trẻ khác, nếu không lắc đúng thì phải nhảy lò cò.
Giáo viên có thể tạo không khí sôi nổi bằng cách chia 2 đội và tổ chức thi đua.
Mở rộng hoạt động: Phối hợp với cha mẹ trẻ cho trẻ thực hiện hoạt động này ở nhà với các thành viên khác trong gia đình.
*Dạy trẻ đi tất
- Mục tiêu
+ Biết cách đi tất
+ Phát triển sự phối hợp vận động hai tay và mắt
+ Hình thành và phát triển kĩ năng tự phục v
- Số trẻ tham gia: 5 trẻ trong đó có 1 trẻ tự kỷ học hòa nhập
- Chuẩn bị
+ Cô và trẻ mỗi trẻ một đôi tất vừa chân
+ Một con búp bê hai chân đi tất
+ Tranh vẽ các bước dạy trẻ đi tất.
- Cách thực hiện
Cho trẻ xem búp bê chân đi tất. trò chuyên: Khi nào thì phải đi tất, tất giúp bảo vệ đôi chân như thế nào
GV giải thích tường bước dạy trẻ đi tất qua tranh vẽ và làm mẫu cách đi tất kèm theo lời giải thích ngắn gọn.
Yêu cầu vài trẻ nhắc lại các bước rồi cho cả lớp thực hành cách đi tất
Với trẻ tự kỷ, chỉ cần trẻ thực hiện được thứ tự các bước là được.Nếu trẻ nhút nhát thiếu tự tin, hoặc trẻ luôn lo lắng khó hoàn thành nhiệm vụ cô dùng phương pháp chuỗi lùi để dạy trẻ đi tất. Thực hiện phương pháp chuỗi lùi như sau: Giáo viên giúp trẻ thực hiện từ bước 1 đến bước 6, còn lại bước 7 để trẻ tự kỷ tự thực hiện.
Những lần sau, cô giúp trẻ các bước ít dần đi và trẻ thực hiện nhiều hơn đến khi trẻ tự đi được tất. Phương pháp này giúp trẻ có cảm giác thành công, trẻ tự tin vào bản thân.
Các bước dạy trẻ đi tất
1. Cầm tất
2. Cuộn tất vào hái tay
Trùm tất qua 5 đầu ngón tay
Kéo tất qua bàn chân
Kéo tất qua gót chân
Kéo tất qua cổ chân
Kéo lên tói bắp chân.
Với trẻ gặp khó khăn về nhìn, trẻ có khả năng tập trung chú ý kém, giáo viên chia nhỏ từng bước. Mỗi hình vẽ 1 bước dạy trẻ đi tất trong 1 tờ bìa cứng có kích thước 174 X 200 mm, nét vẽ đậm để nhìn rõ và làm theo dễ hơn.
- Mở rộng hoạt động: Lúc đầu chỉ yêu cầu trẻ biết đi tất đúng cách mà chưa yêu cầu nhanh. Sau đó cho trẻ thời gian cần hoàn thành việc đi tất để trẻ cố gắng.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trang
1
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận
3
 2. Cơ sở thực tiễn
4
 2.1 Mô tả thực trạng
4
 2.2 Thuận lợi	
4
 2.3 Khó khăn
5
 3. Các biện pháp
5
3.1 Biện pháp 1: Khảo sát đánh giá trẻ
5
3.2 Biện pháp 2: Xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục trẻ theo từng chủ đề
6
3.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện.
8
3.4 Biện pháp 4: Quan tâm giáo dục trẻ trong thời gian tổ chức các hoạt động học
15
3.5 Biện pháp 5: Quan tâm trẻ mọi lúc, mọi nơi
19
 3.6 Biện pháp 6: Phối hợp cùng phụ huynh can thiệp tại gia đình
23
 4. Kết quả đạt được
24
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
25
1. Kết luận chung
25
2. Bài học kinh nghiệm
25
3. Đề xuất - Khuyến nghị
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 27
PHỤ LỤC
28

File đính kèm:

  • docxKinh nghiem giao duc tre tu ky hoa nhap tai lop MGB.docx
Sáng Kiến Liên Quan