Sáng kiến kinh nghiệm Khảo sát hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc lớp 4 tập I

 Từ thực trạng trên đề tài tìm ra những nguyên nhân mà vấn đề khảo sát hệ thống câu hỏi chưa đạt hiệu quả. Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc và khắc phục tình trạng nêu câu hỏi lạc vấn đề làm học sinh khó trả lời.

 Tập đọc là phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy Tiểu học. Quá trình luyện đọc cho học sinh thường gắn với tìm hiểu nội dung . Đây là bước rèn luyện tổng hợp kĩ năng cho học sinh trong giờ Tập đọc. Phần giảng từ và ý trong bài Tập đọc bao giờ cũng gắn liền với nhau. Ba công việc chính người giáo viên cần chuẩn bị tốt trong quá trình giảng từ đó là chọn từ, nắm nghĩa của từ và chọn phương pháp giảng.

 Giáo viên cần nắm nghĩa của từ một cách khái quát và nghĩa trong văn cảnh, trên cơ sở hướng vào nội dung chính của bài Tập đọc vì vậy giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo nhằm giải quyết tốt nội dung kiến thức trong tiết học. Thông thường nhiều giáo viên chỉ dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để hỏi và dẫn dắt học sinh tìm hiểu nội dung. Theo tôi trong quá trình tìm hiểu bài giáo viên có thể cho học sinh nêu câu hỏi, tìm từ ngữ hay hình ảnh nổi bật .học sinh trả lời câu hỏi sau khi đã “ đọc – tìm”

 Giáo viên kết hợp các ý kiến trả lời của học sinh để định hướng và hướng dẫn học sinh cảm thụ bài. Thực hiện như vậy sẽ giúp cho học sinh động não, chịu khó tìm tòi. Tất nhiên sẽ có những câu hỏi chưa phù hợp.

 

doc21 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khảo sát hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc lớp 4 tập I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong học kì I, năm học 2011 – 2012 . Tôi dạy lớp 4B điểm trường chính có một số câu hỏi bản thân tôi thấy chưa phù hợp với học sinh dân tộc ít người . Chính vì thế tôi sẽ đi vào khảo sát hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc này để đồng nghiệp góp ý.
 Thống kê năng lực học tập của học sinh đầu năm như sau :
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
31
2
6.5%
6
19.3%
16
51.6%
7
22.6%
CHƯƠNG III
CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 * Trong những năm gần đây tình hình học tập của học sinh dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề ngôn ngữ tiếng Việt cũng như trả lời một số câu hỏi trong phân môn Tập đọc lớp 4. Nên bản thân tự chọn cho mình đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ Khảo sát hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc lớp 4”. Để học sinh trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa cũng như thực hiện tốt các môn học khác. Bản thân mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để giúp học sinh lớp 4 trả lời câu hỏi nhanh và đúng.
 Bản thân xem tình hình học sinh trong lớp học như thế nào ? Để từ đó có hướng phân loại câu hỏi cho học sinh trả lời.
 Ví dụ : Học sinh học chưa đạt phân môn Tập đọc thì giáo viên phải cho học sinh tập đọc và chia nhỏ câu hỏi ( nếu câu hỏi dài ) cho học sinh trả lời hoặc đưa ra câu hỏi phụ để dẫn dắt học sinh trả lời nhanh hơn.
 Học sinh học tương đối tốt phân môn Tập đọc nhưng khi gặp một số câu hỏi khó thì giáo viên cũng phải liên hệ, hướng dẫn nêu câu hỏi phụ để dẫn dắt học sinh trả lời.
 * Lớp 4 học kì I gồm 05 chủ điểm :
 Các chủ điểm nhằm bồi dưỡng tình cảm yêu quý bản thân cũng như yêu quý con người, biết cách thể hiện sự trung thực ngay thẳng ngay từ khi còn ở mái trường thân yêu, thấy được sự ước mơ khao khát lớn lao cháy bỏng trong lòng, biết được những tiếng sáo vi vu trầm bổng, hình ảnh đẹp ở nông thôn,  sau đây tôi đi vào lần lượt các hệ thống câu hỏi trong từng chủ điểm. ( 05 chủ điểm ở học kì I )
CHỦ ĐIỂM : THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN
Tuần I :
 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( trang 4 )
 * Dựa vào nội dung bài Tập đọc tôi thấy ở câu hỏi 4 nên gợi ý cho học sinh : Nêu một hình ảnh nhân hóa mà em thích. Cho biết vì sao em thích ? Ở đây giáo viên cần giải nghĩa cho học hiểu từ “ nhân hóa” thì học sinh dễ hiểu hơn nếu câu hỏi khó hiểu, học sinh sẽ hiểu sai và đi đến trả lời sai.( Vì địa bàn của chúng ta đa số là học sinh dân tộc ít người )
MẸ ỐM ( trang 9 )
 * Dựa vào nội dung bài Tập đọc và câu hỏi theo tôi ở câu hỏi 1 nếu
hỏi : Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì ? 
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
 Học sinh sẽ khó hiểu, khó trả lời giáo viên nên gợi ý : Hình ảnh của người mẹ quan trọng như thế nào đối với công việc ? Giáo viên cho nhiều học sinh nêu . Sau đó giáo viên tổng hợp lại thì học sinh dễ hiểu hơn .
Tuần II :
DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU ( tt ) ( trang 15 )
 * Dựa vào nội dung bài Tập đọc theo tôi trước khi trả lời câu hỏi 1 ta nên cho học sinh thuật lại “ Trận địa mai phục của bọn nhện” rồi sau đó mới trả lời câu hỏi 1 : Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào ? Thì học dễ hiểu bài hơn . 
 Ngoài những câu hỏi trong sách giáo khoa tôi có thể hỏi thêm : Khi đi học em thấy có một em nhỏ bị bạn chọc ghẹo thì em có giúp bạn nhỏ không ?
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH ( trang 19 )
 * Dựa vào nội dung bài Tập đọc theo tôi trước khi trả lời câu hỏi 3 ta có thể nêu một câu hỏi phụ trước rồi sau đó mới trả lời câu hỏi 3, chẳng hạn như : Ở lớp 3 và đầu chương trình lớp 4 em đã học những truyện cổ nào ? Vì ở câu hỏi 3 đối với học sinh dân tộc ít người các em chưa thể hiểu hết những từ khó hiểu mà giáo viên cần phải dẫn dắt từ câu hỏi dễ đến câu hỏi khó.
Tuần 3 :
 THƯ THĂM BẠN ( trang 25 )
 * Dựa vào nội dung bài Tập đọc câu hỏi 4 : Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc bức thư . Đối với học sinh dân tộc là một câu hỏi khó . Theo tôi giáo viên cần cho học sinh đọc lại đoạn 1 và đoạn 3 của bài và nêu câu hỏi : Đoạn 1 và đoạn 3 nói lên điều gì ở bạn Hồng và bạn Lương ? Thì học sinh có thể dễ trả lời một cách nhanh chóng.
NGƯỜI ĂN XIN ( trang 30 )
 * Qua bài theo tôi câu hỏi 2 “ Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào ? Nếu học sinh trả lời thì hơi khó đối với học sinh dân tộc miền núi, cần phải chia ra làm hai câu hỏi nhỏ “ Hành động của cậu bé đối với ông lão ra sao ?” “Tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào ?” Thì học sinh dễ trả lời.
CHỦ ĐIỂM : MĂNG MỌC THẲNG
Tuần 4 :
 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC ( trang 36 )
 * Qua bài Tập đọc theo tôi câu hỏi 1 “ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?” là một câu hỏi khó đối với học sinh dân tộc miền núi, trước khi trả lời câu hỏi 1 giáo viên cần cho học sinh đọc đoạn văn từ đầu đến Đó là vua Lý Cao Tông, sau đó giáo viên nêu câu hỏi phụ, chẳng hạn như : “ Đoạn này kể chuyện gì ?” thì học sinh dễ trả lời và đi đến trả lời câu hỏi 1 rất nhanh chóng.
TRE VIỆT NAM ( trang 41 )
 * Qua bài này theo tôi câu hỏi 2 “ Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non ? Vì sao ?” Theo tôi đây là một câu hỏi khó đối với các em học sinh dân tộc miền núi vì ngôn ngữ của các em còn hạn chế khó diễn tả được vì sao mà mình thích hình ảnh cây tre. Theo tôi nên cho học sinh trả lời câu hỏi phụ trước khi trả lời câu hỏi 2 “ Nòi tre có chịu mọc cong không ? Hình ảnh của búp măng non như thế nào ? thì học sinh dễ trả lời hơn .
Tuần 5 :
 NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG ( trang 46 )
 * Đối với bài này, theo tôi ở câu hỏi 2 khi dạy giáo viên nên hỏi thêm :
 Thóc đã luộc chín còn nẩy mầm được không ? Để học sinh hiểu được mưu kế của nhà vua.
GÀ TRỐNG VÀ CÁO ( trang 50 )
 * Theo tôi đối với bài này mà câu hỏi 4 cho học sinh chọn ý đúng vì 3 ý a, b, c gần tương tự nhau nên học khó nhận diện câu trả lời đúng nên giáo viên cần đưa ra câu hỏi phụ để học sinh trả lời : Qua bài em thấy Gà Trống có tin lời Cáo không ? Có như vậy thì học sinh dễ dàng chọn ý đúng ở câu hỏi 2 hơn. 
Tuần 6 :
 NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY – CA ( trang 55 )
 * Ở bài này theo tôi khi dạy giáo viên nên bổ sung một số câu hỏi sau :
 Theo em khi đi mua thuốc cho người đang đau thì có nên la cà dọc đường không ?
 Em làm gì để chăm sóc người thân đang đau ?
CHỊ EM TÔI ( trang 59 )
 * Bài này, theo tôi khi học trả lời xong câu hỏi 2, giáo viên cần nêu thêm một câu hỏi phụ “ Trẻ em có nên nói dối không ?” Từ đó giáo viên giải thích cho học thấy được nói dối sẽ làm mất lòng tin ở mọi người. 
 Phần cuối của phần tìm hiểu bài giáo viên cần nêu thêm câu hỏi “ Bạn bè trong lớp chúng ta có nên thương yêu giúp đỡ nhau không ? Đây cũng là câu hỏi để giáo dục học sinh luôn thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
CHỦ ĐIỂM : TRÊN ĐÔI CÁNH ƯỚC MƠ
Tuần 7 :
 TRUNG THU ĐỘC LẬP ( trang 66 )
 * Ở bài học này tôi thấy chưa phù với học sinh dân tộc miền núi vì các em chưa tiếp xúc với thành thị, chưa thấy được đất nước của chúng ta phát triển như thế nào ? Nên khi dạy giáo viên đưa ra câu hỏi cho học trả lời thì cần cho học sinh quan sát tranh một số đô thị, nhà máy, xí nghiệp,của đất nước ta bây giờ, rồi sau đó cho học sinh trả lời câu hỏi 3 : “ Cuộc sống hôm nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa ?” 
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI ( trang 70 )
 * Dựa vào bài theo tôi tất cả các câu hỏi trên là phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số, song theo tôi trước khi học sinh trả lời câu hỏi 1 giáo viên nên giải nghĩa cụm từ “ Vương quốc Tương Lai ” và có thể bổ sung câu hỏi để rút ra nội dung bài học : “ Qua bài học này giúp em hiểu được điều gì ?
Tuần 8 :
 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ ( trang 76 )
 * Theo tôi qua bài đọc này những câu hỏi đều phù hợp với học sinh dân tộc miền núi nhưng khi dạy giáo viên cần đưa ra câu hỏi phụ để hỏi về ước mơ của học sinh.
 Sau này lớn lên em ước mơ điều gì ?
 Giáo viên cho nhiều học sinh nêu ước mơ của mình sau này .
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH ( trang 81 )
 * Dựa vào bài khi dạy giáo viên cần bổ sung câu hỏi để học sinh hiểu thêm về một ước mơ tầm thường của cậu bé trong bài. 
 Chị phụ trách Đội mơ ước điều gì ?
 Giáo viên có thể cho học sinh mô tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta trong bài . Khi học sinh trả lời xong giáo viên nêu tiếp câu hỏi để học sinh thấy được cậu bé thích đôi giày ba ta như thế nào : Hôm nhận giày thái độ của cậu bé như thế nào ? 
Tuần 9 :
 THƯA CHUYỆN VỚI MẸ ( trang 85 )
 * Qua bài này theo tôi khi dạy giáo viên cần hướng dẫn thêm câu hỏi 4 vì câu hỏi 4 tương đối hơi khó so với học sinh dân tộc miền núi. Bởi vậy giáo viên cần đưa ra câu hỏi phụ để học sinh trả lời trước khi trả lời câu hỏi 4 chẳng hạn như : Cương xưng hô với mẹ như thế nào ? Thái độ của mẹ ra sao ? Ở đây giáo viên cần cho học sinh đóng vai đối đáp giữa mẹ và Cương.
ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI - ĐÁT ( trang 90 )
 * Dựa vào bài theo tôi các câu hỏi trên là phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số , bên cạnh đó giáo viên cũng cần đưa ra câu hỏi để giáo dục học sinh không nên tham lam quá độ sẽ dẫn đến tai họa cho bản thân. Chẳng hạn như : “ Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì ?”
 CHỦ ĐIỂM : CÓ CHÍ THÌ NÊN
Tuần 11 :
 ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU ( trang 104 )
 * Qua bài này theo tôi ở câu hỏi 4 cả 3 ý đều tương tự có nghĩa giống nhau nên học sinh khó trả lời. Theo tôi ở câu hỏi 4 trước khi học sinh trả lời giáo viên cần giải nghĩa từ câu tục ngữ để học sinh hiểu rồi mới đi vào câu hỏi 4, có như vậy thì học sinh khỏi bị nhầm lẫn. 
CÓ CHÍ THÌ NÊN ( trang 108)
 * Dựa vào bài theo tôi ở câu hỏi 1 rất khó đối với học sinh dân tộc thiểu số . Vây theo tôi ở đây giáo viên cần dẫn dắt đi từng phần.
 Phần 1 : Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công. Thuộc nhóm nào ?
 Phần 2 : Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn. Thuộc nhóm nào ?
 Phần 3 : Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn . Thuộc nhóm nào ?
 Có như vậy thì học sinh mới thực hiện được câu hỏi 1 và ở đây giáo viên cần đưa ra một số câu hỏi để giáo dục học sinh.
Tuần 12 :
 “VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI ( trang 115 )
 * Qua bài này theo tôi ở câu hỏi 3 giáo viên cần hướng dẫn, giải nghĩa cụm từ “ một bậc anh hùng kinh tế” để học hiểu rồi mới trả lời câu hỏi 3.
 Bên cạnh những câu hỏi trên giáo viên cần đưa thêm câu hỏi phụ để học sinh trả lời. “ Qua bài học này em học được gì ở Bạch Thái Bưởi.
VẼ TRỨNG ( trang 120 )
 * Dựa vào bài theo tôi ở câu hỏi 4 chưa phù hợp đối với học sinh dân tộc thiểu số nên ở câu hỏi 4 này giáo viên cần đưa ra tất cả các nguyên nhân và giải thích từng nguyên nhân có như vậy thì học sinh mới chọn được nguyên nhân nào là quan trọng nhất. Song tôi cũng có thể bổ sung thêm câu hỏi để rút ra nội dung bài. Chẳng hạn như : Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
 Bên cạnh đó giáo viên khi dạy cần đưa ra câu hỏi để giáo dục học sinh phải biết kiên trì, chịu khó, không nản lòng trước mọi khó khăn .
Tuần 13 :
 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO ( trang 125 )
 * Ở bài đọc này theo tôi cần hướng dẫn cho học sinh câu hỏi 3, để học sinh tìm ra được các nguyên nhân nói lên sự kiên trì chịu khó, khổ công nghiên cứu của Xi – ôn – cốp – xki . Bên cạnh đó câu hỏi 4 là một câu hỏi tương đối hơi khó đối với học sinh, giáo viên cần hướng dẫn và cho nhiều học sinh đặt tên cho truyện. 
 Giáo viên cần đưa ra câu hỏi để giáo dục học sinh về tấm gương chịu khó, khổ công nghiên cứu của Xi – ôn – cốp – xki. 
VĂN HAY CHỮ TỐT ( trang 129 )
 * Ở bài đọc này theo tôi tất cả các câu hỏi trên tương đối phù hợp. Nhưng trước khi trả lời câu hỏi 4 thì giáo viên cần nhắc lại cách tìm đoạn mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn. 
 Bên cạnh đó giáo viên cần đưa ra câu hỏi để giáo dục học sinh tính kiên trì luyện viết chữ. 
CHỦ ĐIỂM : TIẾNG SÁO DIỀU
TUẦN 14 :
 CHÚ ĐẤT NUNG ( trang 134 )
 * Ở bài học này theo tôi ở câu hỏi 4 tương đối khó đối với học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy khi trả lời câu hỏi 4 giáo viên cần giải nghĩa cho học hiểu “ Con người phải rèn luyện trong thử thách, vượt qua mọi thử thách khó khăn , được tôi luyện trong gian nan thì mới cứng rắn khỏe mạnh có hữu ích, dũng cảm” Có như vậy học sinh mới trả lời được chi tiết “ Nung trong lửa tượng trưng cho điều gì ?
 Bên cạnh đó giáo viên cần đưa ra câu hỏi để giáo dục học sinh tính can đảm, chịu khó. 
CHÚ ĐẤT NUNG (tt ) ( trang 139 )
 * Ở bài học này theo tôi ở câu hỏi 3 tương đối khó đối với học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy khi trả lời câu hỏi 3 giáo viên cần giải nghĩa cho học sinh hiểu nghĩa từ “ cộc tuếch”.
 Bên cạnh đó giáo viên có thể bổ sung câu hỏi để rút ra nội dung bài học : 
“ Qua bài học này giúp em hiểu được điều gì ?”
TUẦN 15 :
 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ ( trang 146 )
 * Ở bài học này theo tôi ở câu hỏi 3 tương đối khó đối với học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy khi trả lời câu hỏi 3 giáo viên cần cho học sinh tìm đâu là đoạn mở bài và đâu là đoạn kết bài. Giáo viên có thể nêu câu hỏi phụ “ Cánh diều gợi cho em nhớ lại điều gì ?
 Bên cạnh đó giáo viên có thể bổ sung câu hỏi để rút ra nội dung bài học : “ Qua bài học này giúp em hiểu được điều gì ?”
TUỔI NGỰA ( trang 149 )
 * Ở bài học này theo tôi ở câu hỏi 4 tương đối khó đối với học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy khi trả lời câu hỏi 4 giáo viên cần cho học sinh đọc lại đoạn ngựa con trò chuyện với mẹ. Thì học sinh thấy được dù đi bất cứ ở nơi đâu ngựa con cũng nhớ đường tìm về với mẹ.
 Bên cạnh đó giáo viên có thể bổ sung câu hỏi để rút ra nội dung bài học : 
“ Qua bài học này giúp em hiểu được điều gì ?” và nêu câu hỏi phụ để giáo dục học sinh về tình cảm giữa mẹ và con. “ Sau này lớn lên em đi xa quê hương thì em nhớ đến ai ? Vì sao ?”
TUẦN 16 :
 KÉO CO ( trang 155 )
 * Ở bài học này theo tôi tất cả các câu hỏi ở sách giáo khoa điều hợp lệ đối với học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó khi dạy giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi để rút ra nội dung bài, chẳng hạn như : Qua bài học này giúp em hiểu được điều gì ?
TRONG QUÁN ĂN “BA CÁ BỐNG” ( trang 159 )
 * Ở bài học này theo tôi ở câu hỏi 4 tương đối khó đối với học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy khi trả lời câu hỏi 4 giáo viên cần cho học sinh đọc các câu nói lên sự ngộ nghĩnh của Bu-ra-ti-nô và sự độc ác của lão già Ba-ra-ba và hình ảnh của cáo A-li-xa. Sau đó cho học trả lời câu hỏi 4, có như vậy thì học sinh dễ trả lời đúng và nhanh hơn.
 Ngoài ra giáo viên cần nêu câu hỏi để rút ra nội dung bài, chẳng hạn như : Qua bài học này giúp em hiểu được điều gì ?
TUẦN 17 :
 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG ( trang 163 )
 * Ở bài học này theo tôi tất cả các câu hỏi ở sách giáo khoa điều hợp lệ đối với học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó khi dạy giáo viên cần đưa ra câu hỏi phụ để học hiểu rõ nội dung bài nhiều hơn, chẳng hạn như : Sau khi biết rõ công chúa muốn có một mặt trăng theo ý nàng, chú hề đã làm gì ?
 Ngoài ra giáo viên cần nêu câu hỏi để rút ra nội dung bài, chẳng hạn như : Qua bài học này giúp em hiểu được điều gì ?
RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG ( tt ) ( trang 168 )
 * Ở bài học này theo tôi ở câu hỏi 4 tương đối khó đối với học sinh dân tộc thiểu số. Vì vậy khi trả lời câu hỏi 4 giáo viên cần cho học sinh đọc các ý giải thích của công chúa ở trong bài để học thấy rõ trong 3 ý của câu hỏi 4 ý nào nói lên đúng cách giải thích của công chúa. Có như vậy thì học sinh đễ trả lời và chính xác hơn.
 Ngoài ra giáo viên cần nêu câu hỏi để rút ra nội dung bài, chẳng hạn như : Qua bài học này giúp em hiểu được điều gì ?
CHƯƠNG IV:
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
 Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảng dạy môn tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Học tốt Tập đọc không những giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nghe, nói , đọc, viết mà còn tạo điều kiện cho học sinh học tốt các môn khác.
 Qua thực tế công tác chỉ đạo cơ sở, phân môn Tập đọc mặc dù được hình thành khá rõ về nội dung, phương pháp giảng dạy, song khi lên lớp tiết Tập đọc, không ít giáo viên còn lúng túng nhưng mục đích cuối cùng của phân môn Tập đọc là làm thế nào để cho học sinh đọc diễn cảm và cảm thụ được nội dung bài đọc. Vì thế vấn đề câu hỏi đặt ra để hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài là hết sức quan trọng. Câu hỏi ở đây đòi hỏi phải có tính hệ thống đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ học sinh theo từng vùng miền.
 Giáo viên cần phải nắm chắc đối tượng học sinh và nội dung văn bản để đặt câu hỏi như thế nào là phù hợp.
 Ngoài ra giáo viên phải có hiểu biết về từ địa phương . Trong hệ thống câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện từ mình không hiểu để giáo viên giải nghĩa giúp các em hiểu một số từ trong bài. Nhớ và tái hiện lại những chi tiết, hình ảnh của bài, nắm được ý nghĩa của đoạn, bài . 
 Hiện nay song song với hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc, nhằm mục đích giúp cho học sinh thông hiểu nội dung văn bản được học. Vậy ta nói rằng hệ thống câu hỏi tìm hiểu trong văn bản Tập đọc là một trong những thành phần quan trọng.
 Do đó người giáo viên chúng ta cần phải nghiên cứu kĩ hơn nữa về hệ thống câu hỏi để có những câu hỏi phù hợp với bài, với đối tượng, với vùng miền, để góp phần đào tạo thế hệ trẻ ngày càng vững chắc về kiến thức tự nhiên và xã hội.
 Theo tôi giáo viên đưa câu hỏi phải rõ ràng, phù hợp với trình độ học sinh cũng như với từng địa phương . Nên đưa câu hỏi về cách đọc bài thơ, bài văn,  để học sinh đọc cho phù hợp.
 Giáo viên khi dạy nên đưa thêm câu hỏi phụ, để tạo sự chuyển ý một cách mạch lạc và giúp học sinh trả lời được câu hỏi chính trong văn bản một cách dễ dàng . Đều đặc biệt giáo viên nên chú ý là tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc là vấn đề cơ bản .
 Trong năm học vừa qua bản thân đã áp dụng đề tài “ Khảo sát hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc lớp 4 ”. Tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ, kết quả học tập của học sinh ở cuối năm học như sau :
TSHS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
31
5
16.1%
9
29.0%
14
45.2%
3
9.7%
PHẦN III: KẾT LUẬN 
1/ Ý nghĩa của đề tài :
 Đề tài là cơ sở để giáo viên nghiên cứu và thực hiện trong giảng dạy môn Tập đọc. Giúp giáo viên từng lúc cân bằng trình độ học sinh trong lớp học; giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, trong giao tiếp để các em hoàn thành nhiệm vụ học tập và tiếp tục học tập ở các lớp cao hơn.
2/ Khả năng ứng dụng triển khai :
 Đề tài đang trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bước đầu có hiệu quả, khả quan. Vì vậy đề tài có khả năng ứng dụng và triển khai cho tất cả giáo viên trong đơn vị cùng thực hiện và bổ sung để việc dạy học môn Tập đọc lớp 4 đạt hiệu quả cao hơn. Đây là cơ sở làm nền tảng cho các em học tốt phân môn Tập đọc ở các lớp cuối bậc tiểu học.
3/ Một số bài học kinh nghiệm :
 Từ những kết quả nêu trên, bản thân rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau :
 Dạy Tập đọc theo phương pháp tổng hợp các phân môn trong phân môn tiếng Việt. Biết kết hợp mối quan hệ chặt chẽ về yêu cầu kiến thức phân môn Tập đọc của các khối lớp.
 Trong giảng dạy giáo viên có đầu tư, nghiên cứu sâu, phối hợp tổ chức linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.
 Giáo viên có ý thức tự học, tự rèn; tham khảo các tờ liệu, tạp chí, văn bản có liên quan đến chuyên môn và các dạng bài khó.
 Giáo viên dành thời gian bồi dưỡng và phụ đạo cho học sinh môn tiếng Việt.
 Động viên, khuyến khích học sinh tự học, tự tìm tòi; tận tâm sửa chữa sai sót cho học sinh, hướng dẫn học sinh ghi chép vào sổ tay, vở nháp.
 Học sinh có thói quen đọc sách báo, truyện phù hợp lứa tuổi, tập ghi chép sổ tay những từ ngữ, câu hỏi hay các em đọc được.
 Học sinh tự tin, mạnh dạn phát biểu trong các hoạt động học tập, có kĩ năng trong giao tiếp ứng xử.
4/ Những kiến nghị , đề xuất :
 Để hoàn thành sáng kiếm kinh nghiệm này, tôi xin chân thành cảm ơn : Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Hà, Ban giám hiệu Trường tiểu học Sơn Cao, đã phát động thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm, nhằm khuyến khích chúng tôi những người thầy giáo, cô giáo, nghiên cứu chuyên môn tích lũy kinh nghiệm, làm giàu vốn kinh nghiệm cho bản thân.
 Trong quá trình nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp, của các cấp lãnh đạo để đề tài được hoàn thiện hơn.
 Sơn Cao, ngày 20 tháng 10 năm 2012
 Người viết
Xác nhận của hội đồng đánh giá
 Nguyễn Dũng

File đính kèm:

  • docSang KCTKT dung.doc
  • docBia mau.doc
  • docMuc luc.doc
Sáng Kiến Liên Quan