Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phần mềm Powerpoint và Violet trong thiết kế giáo án điện tử

I. Cơ sở khoa học

 Việc đưa công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy trong nhà trường nói chung đang được sự quan tâm đăc biệt của ngành giáo dục. Thực tế đó đòi hỏi cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách phát huy những ưu thế của lĩnh vực CNTT, phải biết tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả phục vụ cho sự nghiệp giáo dục.Việc đưa CNTT vào giảng dạy những năm gần đây đã chứng minh, công nghệ tin học đem lại hiệu quả rất lớn trong quá trình dạy học, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.

 II. Tính cần thiết của sáng kiến kinh nghiệm

 Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại.

Ở nhà trường THCS công nghệ thông tin đã được sử dụng vào hầu hết các bộ môn như: toán, lí, hóa, văn, sử.với các phần mềm: Paintbrush, Autocad, VCD Cutter, Proshow, Powerpoint, Violet. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng CNTT - nhất là đối với việc thiết kế giáo án điện tử - vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: Việc thiết kế bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi chưa phải giáo viên nào cũng thành thạo vi tính. Số tiết thực dạy của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên còn ngại áp dụng CNTT vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng giáo án điện tử nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất, tốn ít thời gian mà hiệu quả cao. Vì những khó khăn trên mà việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học còn hạn chế. Chính vì thế, trong đề tài này tôi xin trình bày một biện pháp nhỏ nhằm thiết kế một giáo án điện tử có hiệu quả mà đỡ tốn thời gian bằng việc kết hợp phần mềm Powerpoint và Violet trong thiết kế một giáo án điện tử. Đây là một công việc dễ dàng và mang lại nhiều tiện ích cho giáo viên vừa tiết kiệm thời gian kiệm được thời gian công sức cho giáo viên.

 

doc16 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7254 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kết hợp phần mềm Powerpoint và Violet trong thiết kế giáo án điện tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phương pháp dạy học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”.
	II. Tính cần thiết của sáng kiến kinh nghiệm
	Sử dụng phần mềm trong hoạt động dạy học cũng là một yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động của học sinh với sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại.
ở nhà trường THCS công nghệ thông tin đã được sử dụng vào hầu hết các bộ môn như: toán, lí, hóa, văn, sử...với các phần mềm: Paintbrush, Autocad, VCD Cutter, Proshow, Powerpoint, Violet. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng CNTT - nhất là đối với việc thiết kế giáo án điện tử - vẫn còn gặp không ít những khó khăn như: Việc thiết kế bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị trong khi chưa phải giáo viên nào cũng thành thạo vi tính. Số tiết thực dạy của mỗi giáo viên trong tuần là khá lớn, trang thiết bị còn thiếu nên giáo viên còn ngại áp dụng CNTT vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Mặt khác một số giáo viên bước đầu làm quen với việc soạn giảng bằng giáo án điện tử nên chưa có những kinh nghiệm xử lí sao cho bài giảng tốt nhất, tốn ít thời gian mà hiệu quả cao. Vì những khó khăn trên mà việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy học còn hạn chế. Chính vì thế, trong đề tài này tôi xin trình bày một biện pháp nhỏ nhằm thiết kế một giáo án điện tử có hiệu quả mà đỡ tốn thời gian bằng việc kết hợp phần mềm Powerpoint và Violet trong thiết kế một giáo án điện tử. Đây là một công việc dễ dàng và mang lại nhiều tiện ích cho giáo viên vừa tiết kiệm thời gian kiệm được thời gian công sức cho giáo viên.
	III. Mục đích 
	Năm học 2007 – 2008 tôi đã sử dụng phần mềm Violet, Powerpoint để thiết kế giáo án điện tử và đã có đạt được kết quả nhất định. Microsoft PowerPoint là một phần mềm trình diễn giúp cho các giáo viên có thể tự xây dựng được các giáo án điện tử theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng. Với phần mềm này cho phép các giáo viêntạo ra các bài giảng, thểhiện các bài giảng một cách linh hoạt nhịp nhàng. đặc biệt điểm mạnh của phần mềm này là cho phép liên kết với tất cả các chương trình được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng khác.Đồng thời phần mềm cho phép tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác với các hiệu ứng hết sức phong phú... Nhờ vậy thông qua phần mềm bài giảng này giáo viên hoàn toàn có thể tạo ra được các giáo án theo ý tưởng của mình. 
Ngoaứi ra ủeồ coự moọt baứi giaỷng ủieọn tửỷ hoaứn thieọn thỡ ta caàn phaỷi coự theõm moọt soỏ phaàn meàm hoó trụù khaực nhử Violet, SketchPad, Math type.
Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. Violet rất chú trọng trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác...phù hợp với mọi đối tượng học sinh. 
Violet có giao diện được thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp và phần phụ trợ đều bằng tiếng Việt, nên rất phù hợp với giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ. Violet cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, màu sắc, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), sau đó lắp ghép các dữ liệu, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện các tương tác với người dùng. Với những tính năng trên khi thể hiện bài giảng được thiết kế với phần mềm này, giờ học sẽ trở nên sống động, thu hút sự chú ý của học sinh vào bài dạy. Đây cũng là cơ sở để học sinh phát huy tính độc lập, tự giác, tích cực trong học tập.
Mỗi phần mềm đều có những ưu điểm của mình, nếu kết hợp được hai phần mềm đó với nhau thì rất có hiệu quả. Từ suy nghĩ trên với việc được tham gia tập huấn các lớp bồi dưỡng tin học tôi đã sử dụng thành thạo và kết hợp một số phần mềm tiện ích trong việc thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho công tác chuyên môn của mình. Cách làm đó còn có tác dụng thực sự cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở nhà trường THCS. 
 IV. Đối tượng, phạm vi, kế hoạch nghiên cứu	
	Violet và Powerpoint là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. 
	Với đề tài này, tôi không có tham vọng viết tất cả các công dụng của phần mềm trong thiết kế giáo án điện tử. Từ thực tế những việc đã làm được tôi mạnh dạn đưa ra những ý kiến để đồng nghiệp trao đổi bàn bạc, rút ra kinh ngiệm và vận dụng một cách có hiệu quả các phương tiện hiện đại vào công tác chuyên môn nghiệp vụ. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Kết hợp phần mềm Powerpoint và Violet trong thiết kế giáo án điện tử”
 Đề tài này được tôi thử nghiệm và thực hành trong chương trình ngữ văn lớp 8 trường THCS Đông Mĩ năm học 2007 - 2008
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận	
	Như tôi đã trình bày ở trên, sử dụng phần mềm và kết hợp các phần mềm tiện ích vào thiết kế giáo án điện tử là phương pháp dạy học mới cần được ứng dụng để đem lại kết quả tốt nhất trong việc dạy và học. Đó còn là một cách tiếp cận công nghệ thông tin phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn tiếp thu và sử dụng tin học trong nhà trường của cả giáo viên và học sinh.
II. Thực trạng vấn đề
	Trước đây, trong các tiết dạy ngữ văn, tôi đã sử dụng phần mềm Powerpoint và Violet để thiết kế bài giảng nhưng thường sử dụng độc lập với nhau. Thực tế trong quá trình soạn giảng để có thể rút ngắn thời gian soạn bài thì việc kết hợp những phần mềm tiện ích rất có lợi. đặc biệt là việc sử dụng những tính năng ưu việt của các phần mềm để kết hợp với nhau. Powerpoint cho phép thiết kế các dạng bài tập phong phú, còn Violet lại cho phép sử dụng nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong sách giáo khoa và sách bài tập như: 
Bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, câu hỏi ghép đôi, chọn đúng/ sai,...
Bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ hàng ngang để tìm ra ô chữ hàng dọc.
Bài tập kéo thả chữ/ kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này vào đúng những vị trí được qui định trước trên một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản. Bài tập này còn có thể thể hiện dưới dạng bài tập điền khuyết hoặc ẩn/ hiện.
Ngoài ra Violet còn hỗ trợ sử dụng rất nhiều các module cho từng môn học, giáo viên có thể tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp một cách dễ dàng:
Vẽ đồ thị hàm số
Vẽ hình học
Ngôn ngữ lập trình mô phỏng
Sau khi soạn thảo xong bài giảng trên phần mềm Powerpoint ta có thể “nhúng” Violet vào Powerpoint một cách dễ dàng.
	Việc sử dụng phương tiện hiện đại một cách hợp lý, khoa học và rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành và làm cho quá trình nhận thức của học sinh được cụ thể hơn. Các em lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ chính xác hơn đồng thời củng cố, mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cơ bản cho các em.
III. Kinh nghiệm Kết hợp phần mềm Powerpoint và Violet trong thiết kế giáo án điện tử”
III.1. Các bước tiến hành: 
Để kết hợp các phần mềm Powerpoint và Violet trong thiết kế một giáo án điện tử, ta có thể tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Mở chương trình Violet soạn các nội dung cần nhúng vào Powerpoint.(Ta có thể soạn sẵn các mẫu bài tập để sử dụng cho từng phân môn, từng bài – Tạm gọi là “ngân hàng bài tập”
Bước 2: Mở chương trình Powerpoint soạn giáo án nội dung bài dạy.
Bước 3: Nhúng Violet vào Powerpoint. 
Bước 4: Đóng gói và lưu giáo án (hoàn thành soàn một bài giáo án điện tử) 
Ví dụ: 
Bước 1: Mở chương trình Violet soạn các nội dung cần nhúng vào Powerpoint.
*Sử dụng kiểu bài tập điền khuyết để kiểm tra lý thuyết.
Ví dụ: Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp ................về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng trình bày, giới thiệu, giải thích.
Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi khách quan,......................, hữu ích cho con người,.
Văn bản thuyết minh cần được................... ...chính xác, rõ ràng, chặt chẽ và hấp dẫn.
	Học sinh khi click chuột vào các ô trống .......... thì ngay tại đó sẽ xuất hiện một ô nhập liệu, cho phép nhập phương án đúng vào. Khi kiểm tra độ chính xác của các phương án, máy tính sẽ bỏ qua sự khác biệt về chữ hoa, chữ thường và số lượng dấu cách giữa các từ.
Hoặc dùng kiểu bài tập trắc nghiệm “ghép đôi”
Ví dụ: Hãy kéo mỗi ý ở cột phải đặt vào một dòng tương ứng sau mỗi ý ở cột trái để cho kết quả đúng. 
 1947
1942
1941
1939 
Câu hỏi Trả lời
“Thuế máu” sáng tác năm......................
“Tức cảnh Pắc Bó”sáng tác năm..................
“Cảnh khuya” sáng tác năm..........................
“Ngắm trăng” sáng tác năm.......................... .....................
	Bước 2: Mở chương trình Powerpoint soạn giáo án nội dung bài dạy
Nội dung bài giảng
Tuỳ theo môn dạy để xây dựng bài giảng theo các hoạt động
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản (hoặc hình thành kiến thức mới)
Hoạt động 3.Tổng kết (hoặc luyện tập)
Hoạt động 4. Củng cố dặn dò
Mỗi hoạt động đó ứng với các slide nội dung
Bước 3: Nhúng Violet vào Powerpoint. 
Sau khi dùng Violet tạo ra nội dung (bài tập trắc nghiệm chẳng hạn), ta nhấn F8 và chọn giao diện trắng ( không có giao diện).
+ Vào mục bài giảng ---> đóng gói dưới dạng HTML (bài giảng trực tuyến)
+ Tạo một thư mục chứa nội dung vừa đóng gói xong, copy file Powerpoint vào thư mục chứa thư mục đóng gói của bài giảng violet. 
+ Mở file Powerpoint, đưa chuột lên thanh công cụ, nhấp phải chuột chọn control toolbox. Hộp hội thoại control toobox xuất hiện. Kích vào biểu tượng có hình cái búa và cơlê bắt chéo nhau ở góc dưới bên phải. Một menu thả hiện ra chọn dòng shockwave Flash Object.
1947
1942
1941
1939
+ Lúc này con chuột có hình chữ thập. Hãy chọn một slide muốn đưa giảng violet vào. Kéo chuột để tạo một hình chữ nhật với hai đường chéo. Kích phải chuột vào hình chữ nhật vừa tạo và chọn properties. Bảng thuộc tính properties xuất hiện.
- Tại thuộc tính base ta nhập tên của thư mục đóng gói (ví dụ Package trắc nghiệm).
- Tại thuộc tính Movie ta nhập lại tên thư mục đóng gói cộng thêm file player.swf (file này do violet sinh ra khi đóng gói - ví dụ: Package tracnghiem\player.swf)
+ Chạy trang powerpoint để xem kết quả. Lúc này sản phẩm tao ra bởi Violet đó được nhúng vào slide powerpoint và hoạt động như một slide.
III.2 Bài dạy minh hoạ.
 Tiếng Việt là một phân môn có nhiều bài tập, với sự hỗ trợ của phần mềm Violet và powerpoint tôi có thể tự thiết kế các bài tập theo ý mình, và kết hợp các dạng bài tập có sẵn trong Violet để nhúng vào Powerpoint. 
Tuần 22
Tiết 86	Tiếng Việt 
Câu cảm thán
	Sau khi thiết kế giáo án, bài giảng sẽ được thể hiện bằng các hoạt động cụ thể trên các slide như sau:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 3: Luyện tập 
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò....
	Trong quá trình soạn giáo án giáo viên chỉ cần soạn các bài tập sau đó bố trí sắp xếp vào các slide cho phù hợp. ở bài này ta có thể nhúng bài tập được soạn trên Violet vào Powerpoint ở các phần : kiểm tra bài cũ, bài tập nhanh, bài tập ô chữ 
Hoạt động 1
1. Kiểm tra bài cũ ( Nhúng bài tập kéo thả, bài tập đúng sai vào slide của powerpoint)
a. Lý thuyết
b. Bài tập 
	Khi đưa các bài tập này vào slide của Powerpoint, các thao tác lựa chọn phương án hoạt động bình thường. Nếu lựa chọn đúng hay sai đều cho kết quả ngay trên bài tập.
2. Giới thiệu bài mới. (Giáo viên kết thúc kiểm tra và giới thiệu bài mới) 
	Lúc này xuất hiện một slide chứa trang bìa của bài giảng.
	Hoạt động 2.
	Hình thành kiến thức mới
1. Tìm hiểu ngữ liệu
 Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a. Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...
(Lão Hạc – Nam Cao)
b. 	Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
	(Nhớ rừng – Thế Lữ)
Câu hỏi
 1 - Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán?
 2 - Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
 3 - Câu cảm thán dùng để làm gì ? Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết qủa giải một bài toán...có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
 Nhận xét: 
Các câu cảm thán:
Hỡi ơi lão Hạc ! 
Than ôi !
Đặc điểm hình thức
 Từ ngữ cảm thán: hỡi ơi, than ôi
 Dấu câu: dấu chấm than (!)
Chức năng: Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết).
2. Ghi nhớ:
Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi ! thay, biêt bao, xiết bao, biết chừng nào, ...
Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiên chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.(!)
Bài tập nhanh: (Nhúng bài tập trắc nghiệm violet vào slide powerpoint)
Học sinh đánh dấu X vào ô trống đầu dòng những phương án lựa chọn và giải thích vì sao. Khi có kết quả lựa chọn đúng hay sai đều có hiệu ứng trên bài tập. 
Chú ý :
- Trong câu cảm thán, cảm xúc được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.
- Những từ ngữ cảm thán:
 +ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi,...có thể tự tạo thành một câu đặc biệt mà cũng có thể là một bộ phận biệt lập trong câu và thường đứng ở đầu câu.
	 + thay, sao, làm sao, biết bao, xiết bao, dường nào, biết chừng nào,...đứng sau những từ ngữ mà nó bổ nghĩa (là phụ ngữ)
Hoạt động 3.
 Luyện tập
Thiết kế các slide theo yêu cầu của bài tập
Bài tập 1.(SGK- Tr 44)
	Hãy cho biết các câu trong đọan trích sau có phải đều là câu cảm thán không. Vì sao?
a. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! nguy thay! khúc đê này hỏng mất.
(Phạm Duy Tốn - Sống chết mặc bay)
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! 
c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. Tôi đã phải trải cảnh như thế. Thoát nạn rồi, mà còn ân hận quá, ân hận mãi.
(Tô Hoài – Dế mèn phiêu lưu ký)
Đáp án: Câu cảm thán.
a. Than ôi! , Lo thay!, Nguy thay!
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c. Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả mợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.
- Các câu này là câu cảm thán vì có chứa từ cảm thán (than ôi, thay, hỡi ơi, chao ôi) và có dấu chấm than(!) (trong a và b)
- Các câu còn lại có thể có dấu chấm than nhưng không có từ cảm thán nên không được gọi là câu cảm thán.
Bài tập 2. (SGK) Đặt hai câu cảm thán để bộ lộ cảm xúc (Sử dụng bảng nhóm)
a. Trước tình cảm của một người thân dành cho mình
b. Khi nhìn thấy mặt trời mọc
	Học sinh làm theo yêu cầu của bài giảng giáo viên sửa chữa kết luận.
Bài tập 3. (SGK) Phân tích tình cảm cảm xúc được thể hiện trong những câu sau đây. Có thể xếp những câu này vào câu cảm thán không? Vì sao?
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con
(Ca dao)
=>Bộc lộ sự than thở, sự áp bức của người nông dân dưới chế độ phong kiến
b. Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này
(Chinh phụ ngâm khúc)
Nỗi uất ức khổ đau của người chinh phụ trước nối chuân chuyên do chiến tranh gây ra
Tôi có chờ đâu có đợi đâu
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu
(Chế Lan Viên)
Bộc lộ tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống(trước Cách mạng Tháng tám)
Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Bộc lộ thái độ ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
Bài tập 4. Bài tập viết đoạn (Sử dụng bảng nhóm)
	Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 5 câu) trong đó có sử dụng câu cảm thán. 
Bài tập 5. Bài tập ô chữ: (Nhúng bài tập ô chữ Violet vào slide Powerpoint) 
 Hãy tìm từ trong ô chữ hàng dọc 
Hoạt động 4.
Củng cố kiến thức
1. Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.
STT
Kiểu câu
Hình thức
Chức năng
1
Câu nghi vấn
Có những từ nghi vấn: (Ai gì, nào, sao, tại sao...à, ư, hả, chứ, có... không, đã... chưa) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn)
Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi
Dùng để hỏi
2
Câu cầu khiến
Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ... đi thôi nào... hay ngữ điệu cầu khiến; 
Khi viết câu cầu khiến kết thúc bằng dấu chấm than (!). Khi ý cầu khến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng đấu chấm.
Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
3
Câu cảm thán
Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi ! thay, biêt bao, xiết bao, biết chừng nào, ...
Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiên chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
2. Bài tập về nhà. (Bài tập 2 SGK – Tr 45), bài tập 2,3 sách bài tập.
IV. Kết quả. 
Với cách soạn giáo án này, tôi đã rút ngắn được thời gian soạn giáo án ở nhà, nhờ vậy tôi có thêm thời gian để sưu tầm tài liệu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Giờ dạy có sử dụng giáo án điện tử với nhiều kiếu bài tập khác nhau thực sự thu hút sự chú ý và phát huy tính tích cực của các em học sinh trong mỗi tiết dạy.
 Kết qủa đối chứng trước và sau khi sử dụng kết hợp phần mềm Violet và powerpoint 
Kết quả
Trước
Sau
Thái độ
Sự tập trung chú ý vào bài học chưa cao.
Sự tập trung chú ý vào bài học được nâng cao rõ rệt.
Hành vi
Một số học sinh yếu chưa chủ động tham gia xây dựng bài, chỉ dựa vào một số học sinh khá, giỏi.
Cả lớp hăng hái nhiệt tình tham gia góp ý xây dựng bài. Học sinh yếu đã mạnh dạn tham gia ý kiến của mình cùng các bạn khác. 
Nhận thức
-Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt 75%
-Thực hành vận dụng kiến thức vào bài tập đạt 70%
-Tỉ lệ tiếp thu kiến thức ngay trên lớp đạt 95%-100%
-Thực hành vận dụng kiến thức vào bài tập đạt 90%-95%
Kết luận và kiến nghị
ứng dụng tin học vào hoạt động nghiệp vụ của giáo viên là một trong những biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, làm các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi học tập và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ngày nay.
Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, bởi thiết kế một giáo án điện tử đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế lên một bài giảng có chất lượng
Song, tôi thiết nghĩ với lòng tâm huyết, yêu trẻ, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thì việc thiết kế giáo án và giảng dạy bằng các phương tiện hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy bộ môn ngữ văn nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi khi sử dụng kết hợp phần mềm Violet và powerpoint trong thiết kế giáo án điện tử. Tôi rất mong được sự nhận xét, đóng góp, của các vị lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi có được những bài dạy hoàn thiện hơn .
Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Hà Nội , ngày 22 tháng 04 năm 2008
	 Người viết

File đính kèm:

  • docSKKN Ket hop phan mem PP va VOL.doc
Sáng Kiến Liên Quan