Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thiết kế, chế tạo một số thí nghiệm dùng để dạy học phần từ trường trong chương trình vật lí phổ thông

Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm nên một trong những khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học Vật lí là phải tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, việc đưa thí nghiệm vào dạy học để học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa học và hiểu sâu sắc các kiến thức Vật lí là hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Bởi thông qua thí nghiệm, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể.

Trong chương trình vật lí phổ thông, chương từ trường được đưa vào giảng dạy ở lớp 11. Tuy nhiên, các thí nghiệm ở chương này chỉ được trang bị ở mức độ tối thiếu, còn rất nhiều ứng dụng khác mà sách giáo khoa không đưa vào hoặc đưa vào chỉ ở mức độ thông báo. Việc dạy học theo phương pháp truyền thống làm cho học sinh chưa hiểu được con đường thành kiến thức một cách đúng đắn, chính điều này làm cho việc hiểu kiến thức của học sinh chưa sâu sắc và thiếu bền vững.

Chính vì những lý do trên, với mong muốn góp phần vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông, tôi chọn đề tài: “Hướng dẫn thiết kế, chế tạo một số thí nghiệm dùng để dạy học phần từ trường trong chương trình vật lí phổ thông”.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5582 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn thiết kế, chế tạo một số thí nghiệm dùng để dạy học phần từ trường trong chương trình vật lí phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài khoảng 1m. Vì vậy, cách nối để tạo thành một dây dẫn theo thứ tự: dây điện từ - dây diện – dây điện từ - dây điện – dây điện từ và phải bố trí sao cho hai đoạn dây diện phải nằm song song cách nhau 1cm trong mặt phẳng nằm ngang. 
 - Tiến hành TN và kết quả thí nghiệm:
Hình7: Thí nghiệm tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song (phương án 3)
+ Nối hai đầu của dây dẫn trên vào nguồn điện và cho dòng điện tăng dần lên thì ta thấy hai dòng điện đẩy nhau.
 - Giải thích kết quả thí nghiệm:
 Cách giải thích thí nghiệm ở phương án này cũng tương tự như trong phương án 1 đã nêu trên.
 - Lưu ý:
+ Do đoạn dây dẫn được chọn làm thí nghiệm ngắn nên điện trở dây rất nhỏ. Vì vậy, trước khi thực hiện thí nghiệm cần xác định điện trở của dây trước để đảm bảo dòng điện không làm cháy cầu chì của máy biến thế.
+ Vì thí nghiệm này rất khó quan sát do lực tương tác giữa hai dây dẫn quá nhỏ (công thức lực tương tác ). Vì vậy, khi cường độ dòng điện qua dây nhỏ thì hiện tượng hầu như không xảy ra nên trong quá trình làm thí nghiệm ta cần phải tăng cường độ dòng điện lên và chính điều này dễ làm cháy cầu chì máy biến thế. Để hạn chế điều này ta cần mắc thêm ampe kế để theo dõi độ lớn dòng điện qua máy biến thế.
+ Việc giữ để chai nhựa luôn ở vị trí thẳng đứng có nhiều cách, có thể cố định vị trí chai, hoặc cho đất hoặc cát biển vào bên trong chai. Trong các thí nghiệm này, tôi dùng hạt ngô là vì nó sạch và không bị rơi ra ngoài qua các lỗ luồn dây dẫn.
+ Việc chọn loại dây dẫn để làm thí nghiệm là cực kỳ quan trọng, quyết định nhất trong thí nghiệm này. Bởi nếu chọn dây không phù hợp thì hiện tượng không xảy ra. Vì vậy, nên chọn hai loại dây dẫn sao cho đoạn dây được chọn để quan sát hiện tượng xảy ra phải mảnh và nhẹ (chọn loại dây điện không vỏ ở trong các ruột dây điện) còn đoạn còn lại thì có thể dùng dây điện từ loại .
+ Khi thao tác với dòng điện lớn thì ta phải thao tác rất nhanh chóng để giảm thiểu cháy cầu chì của máy biến thế.
 2.2.5. Thiết kế, chế tạo mạch chuông điện
- Mục đích thí nghiệm:
 Chỉ ra ứng dụng của nam châm điện trong việc chế tạo mạch chuông điện trong đời sống và kỹ thuật.
Phương án 1: Mạch được thiết kế trên bảng gỗ
 - Chế tạo dụng cụ và bố trí thí nghiệm:
 Bước 1: Cố định dải sắt lên khối gỗ có kích thước 3cm x 1cm x 2cm bằng ốc vít. Sau đó, cố định khối gỗ này lên bảng gỗ nhờ keo dính sao cho khối gỗ này lệch so với phương nằm ngang trong mặt phẳng khối gỗ.
 Bước 2: Khoan một lỗ nhỏ chính giữa trên khối gỗ thứ hai và luồn qua lỗ này là một ốc vít sao cho phần nhô ra khoảng 1,5cm và tiếp xúc với dải kim loại bằng sắt. Sau đó, đặt 
Hình 8: Thí nghiệm mạch chuông điện (phương án 1)
nó song song với khối gỗ thứ nhất, cách khối gỗ thứ nhất khoảng 1cm và cố định nó trên bảng gỗ bằng keo dính. Trên ốc vít này ta nối một đoạn dây dẫn dài 10cm.
Bước 3: Tương tự, khoan một lỗ nhỏ trên khối gỗ thứ ba và luồn qua nó là một ốc vít, để phần nhô ra khoảng 2cm. Sau đó, dùng dây điện từ quấn nhiều vòng trên phần nhô ra của ốc vít này để làm nam châm điện. Làm sạch lớp cách điện ở hai đầu dây, một đầu để tự do, đầu còn lại nối với ốc vít của bảng gỗ thứ nhất. Cố định khối gỗ này trên bảng gỗ bằng keo dính sao cho nó cách khối thứ nhất khoảng 5cm và lệch so với khối gỗ thứ nhất.
Bước 4: Đặt vỏ lon lên bảng gỗ, cách khối gỗ thứ ba khoảng 3cm, uốn cong dải kim loại sao cho nó cách 1cm so với đáy của vỏ lon.
- Tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm:
 Dùng hai dây dẫn kẹp cá sấu, một dây nối với dây dẫn trên ốc vít thứ hai, một dây nối với đầu tự do của nam châm điện, tất cả nối với nguồn điện một chiều. Bật công tắc nguồn của máy biến thế và điều chỉnh độ lớn dòng điện, quan sát thấy dải kim loại dao động qua lại và đập vào đáy vỏ lon làm phát ra âm thanh, đó chính là nguyên lý làm việc của mạch chuông điện.
- Giải thích kết quả thí nghiệm:
Vỏ lon
Lá kim loại
 Khi bật công tắc nguồn điện lên thì trong mạch xuất hiện một dòng điện, lúc đó cuộn dây có lõi sắt là nam châm điện nên nó hút lá kim loại về phía nam châm và đập vào vỏ lon làm phát ra âm thanh. Đồng thời, khi đó mạch điện bị hở nên nam châm không hút là kim loại nữa. Khi lá kim loại trở về vị trí ban đầu thì mạch điện lại được đóng kín, quá trình này diễn ra rất nhanh chóng và cứ lặp đi lặp lại làm đầu gõ đập vào vỏ lon làm
Hình 9: Sơ đồ mạch chuông điện
chuông kêu liên tục.
Phương án 2: Mạch được thiết kế nằm trên đáy vỏ lon
- Chế tạo dụng cụ và bố trí thí nghiệm:
 Bước 1: Khoan 3 lỗ thẳng hàng trên cùng một khối khối, phần giữa khối gỗ ta đục một lỗ nhỏ vừa đủ để luồn vào đó là một sợi dây kẽm. Sau đó uốn sợi kẽm theo hình lưỡi câu.
Bước 2: Cố định dải kim loại bằng một ốc vít trên lỗ khoan thứ nhất, trên ốc vít này ta nối một đoạn dây dẫn dài khoảng 10cm.
Hình 10: Thí nghiệm mạch chuông điện (phương án 2)
 Bước 3: Trên lỗ khoan thứ ba, luồn một ốc vít để phần nhô ra khoảng 3cm. Quấn nhiều vòng lên phần này để làm nam châm điện, một đầu để tự do còn đầu còn lại nối với sợi dây kẽm.
Bước 4: Cố định khối gỗ trên đáy vỏ lon bằng một ốc vít ở lỗ khoan chính giữa. Sau đó, điều chỉnh sao cho dải kim loại vừa đủ tiếp xúc với sợi kẽm. Cũng điều chỉnh sao cho dải kim loại này cách nam châm điện khoảng 2mm và phần đầu của nó thì uốn lại cách đáy vỏ lon khoảng 1cm.
- Tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm:
 Dùng hai dây dẫn kẹp cá sấu, một dây nối với dây dẫn trên ốc vít ở lỗ khoan thứ nhất, một dây nối với đầu tự do của nam châm điện, tất cả nối với nguồn điện một chiều. Bật công tắc nguồn của máy biến thế và điều chỉnh độ lớn dòng điện, quan sát thấy dải kim loại dao động lên xuống và đập vào đáy vỏ lon làm phát ra âm thanh.
- Giải thích kết quả thí nghiệm:
 Cách giải thích nguyên lý làm việc của mạch chuông điện trong trường hợp này cũng tương tự như cách giải thích nguyên lý làm việc của mạch chuông điện ở phương án 1 đã nêu trên.
- Lưu ý:
+ Phải đặt nam châm điện đối diện với lá kim loại ở khoảng cách gần thì nam châm mới hút được lá kim loại, đồng thời có thể tăng từ tính của nam châm điện bằng cách quấn nhiều vòng lên lõi của nó.
+ Cách bố trí chỗ tiếp điểm cũng phải điều chỉnh sao cho không để lá kim loại đè mạnh lên chỗ tiếp điểm mà vừa đủ tiếp xúc là được.
+ Không nên đặt nam châm điện ở gần chỗ tiếp điểm vì khi đó nó rất khó hút lá kim loại.
+ Đầu gõ của lá kim loại điều chỉnh sao cho khi nó đập vào đáy vỏ lon thì mạch điện phải hở.
+ Vì dây điện từ dùng làm nam châm điện có điện trở nhỏ. Do vậy trong quá trình chuông hoạt động nam châm nóng lên rất nhanh, để giảm thiểu dây bị cháy, ta không nên cho chuông hoạt động trong thời gian dài.
 2.5.6. Thiết kế, chế tạo động cơ điện một chiều 
- Mục đích thí nghiệm:
Minh họa nguyên tắc hoạt động của động cơ điện nhờ ứng dụng lực từ tác dụng lên khung dây dẫn mang dòng điện.
Phương án 1: Khung dây được quấn trên vỏ lon
- Chế tạo dụng cụ và bố trí thí nghiệm:
Bước 1: Dùng băng keo dính gắn chặt hai miệng vỏ lon lại. Sau đó đục hai lỗ nhỏ đi qua đường kính chỗ nối hai vỏ lon và luồn vào đó là thanh kim loại nhỏ, tiếp tục dùng băng keo quấn chặt thanh kim loại để nó cố định trên lon. 
Bước 2: Dùng dây điện từ quấn xung quanh 2 vỏ lon, sao cho các vòng dây khít vào nhau. Hai đầu cuộn dây được làm sạch để loại bỏ lớp cách điện.
	Bước 3: Cắt hai mảnh kim loại hình chữ nhật từ vỏ lon sữa bò, dùng keo dán 2 miếng kim loại này lên hộp nhựa sao cho 2 mảnh kim loại này không tiếp xúc nhau và cách nhau khoảng 0,5cm. Đục hai lỗ trục đối 
Hình 11: Động cơ điện một chiều từ vỏ lo (phương án 1) 
xứng của hộp nhựa và lồng hộp nhựa vào thanh kim loại, nối hai mảnh kim loại với hai đầu dây dẫn.
Bước 4: Khoan hai lỗ lên hai thanh gỗ và cố định đầu còn lại vào gỗ bằng keo hoặc đinh sao cho khoảng cách từ hai lỗ này đến khối gỗ khoảng 10cm.
Bước 5: Cắt hai dải kim loại từ lon sữa bò, mỗi dải dài dài 15cm và dùng hai ốc vít gắn chặt hai dải kim loại này lên tấm gỗ. Mỗi ốc vít sẽ nối với một đoạn dây đồng dài 30cm đã được loại bỏ lớp cách điện ở hai đầu.
Bước 6: Đặt thanh kim loại làm trục quay của động cơ vào 2 lỗ trên thanh gỗ sao cho 2 mảnh kim loại trên hộp nhựa tiếp xúc với hai dải kim loại.
- Tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm:
+ Đặt 2 viên nam châm loa lên khối gỗ sao cho khoảng cách từ phần trên của viên nam châm đến phần dưới của đáy vỏ lon, khi vỏ lon ở vị trí thẳng đứng là 1cm. Điều chỉnh hai dải kim loại trên khối gỗ sao cho hai dải kim loại này luôn tiếp xúc với hai miếng kim loại gắn trên hộp nhựa (hai dải này không được tiếp xúc trên cùng một miếng kim loại trên hộp nhựa).
+ Nối hai dây dẫn với nguồn điện một chiều và đầu còn lại nối với hai dây dẫn trên hai ốc vít. Bật công tắc của máy biến thế và tăng dần dòng điện qua cuộn dây quấn trên vỏ lon, vỏ lon sẽ quay tròn. Nếu nam châm có từ tính mạnh thì vỏ lon sẽ quay nhanh hơn và ngược lại. 
+ Nếu đổi chiều dòng điện hoặc đổi vị trí các mặt của nam châm loa thì vỏ lon sẽ quay theo chiều ngược lại.
I
I
Bộ góp điện gồm hai bán khuyên và hai chổi quét
B
A
- Giải thích kết quả thí nghiệm:
+ Sự hoạt động của động cơ điện là kết quả của lực từ tác dụng lên khung dây dẫn có dòng điện, chính lực từ tác dụng lên hai cạnh của khung dây dẫn tạo ra momen ngẫu lực từ làm quay khung, cụ thể như sau: 
 + Khi cho dòng điện chạy qua khung dây, momen ngẫu lực từ tác dụng lên khung làm khung quay quanh trục AB. Bộ góp điện gồm hai bán khuyên và hai chổi quét làm cho 
Hình 12: Sơ đồ hoạt động động cơ điện một chiều
mỗi khi mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ, thì dòng điện trong khung đổi chiều. Vì vậy khung dây quay liên tục. Tuy dòng điện trong khung đổi chiều nhưng dòng điện từ nguồn đưa vào khung vẫn là dòng điện một chiều, nên động cơ nói trên là động cơ điện một chiều.
Phương án 2: khung dây được quấn trên chai nhựa
- Chế tạo dụng cụ và bố trí thí nghiệm:
Bước 1: Khoan hai lỗ có kich thước đi qua trục chai nhựa (một lỗ ở nắp và một lỗ ở đáy chai nhựa).
Bước 2: Tạo ra hai khung dây kích thước 12cm x 10cm, mỗi cuộn dây khoảng 60 vòng dây (hai khung dây này phải quấn cùng một sợi dây dẫn). Sau đó đặt hai khung dây đối xứng nhau lên vỏ chai nhựa và cố 
Hình 13: Động cơ điện một chiều (phương án 2)
định nó trên vỏ chai nhựa bằng băng dính. Ở đây, phải hết sức chú ý đặt hai cuộn dây phải theo cùng một hướng theo chiều dòng điện chạy qua.
Bước 3: Cắt hai miếng kim loại hình chữ nhật từ lon sữa bò, dùng keo dán cố định trên nắp chai nhựa (kích thước vừa bằng nắp chai nhựa). Nối hai đầu dây dẫn của hai khung dây với hai miếng kim loại này (hai miếng kim loại này phải không tiếp xúc nhau, cách nhau 0,5cm và và đặt đối xứng trên thân nắp chai).
Bước 4: Đặt chai nhựa vào bên trong khối gỗ, sao cho hai lỗ trên chai nhựa và hai lỗ trên thanh gỗ nằm trên một đường thẳng; lấy bulông luồn qua hai lỗ trên để giữ chai nhựa ở vị trí nằm ngang. Điều chỉnh chai nhựa để hai miếng kim loại trên nắp chai nhựa tiếp xúc với hai dải kim loại đã cố định trên khối gỗ.
- Tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm:
+ Với phương án này cũng tương tự như phương án 1. Ở đây ta thay vỏ lon bằng chai nhựa, điều chỉnh khoảng cách từ nam châm đến thành của chai nhựa là 1cm.
+ Điều chỉnh lại sao cho dải kim loại luôn tiếp xúc với hai miếng kim loại gắn trên nắp chai nhựa (hai dải này không được tiếp xúc trên cùng một miếng kim loại trên nắp chai nhựa).
+ Nối hai dây dẫn với nguồn điện một chiều và đầu còn lại nối với hai dây dẫn trên hai ốc vít. Bật công tắc của máy biến thế và tăng dần dòng điện qua hai khung dây đặt trên thân chai nhựa, chai nhựa sẽ quay tròn. Nếu nam châm có từ tính mạnh thì chai nhựa sẽ quay nhanh hơn và ngược lại. Cũng tương tự nếu dòng điện qua các khung dây càng lớn thì chai nhựa cũng quay nhanh hơn.
+ Nếu đổi chiều dòng điện hoặc đổi vị trí các mặt của nam châm loa thì chai nhựa cũng quay theo chiều ngược lại.
- Giải thích kết quả thí nghiệm:
+ Cách giải thích nguyên lý làm việc của động cơ điện ở phương án này cũng tương tự như cách giải thích nguyên lý làm việc của động cơ điện ở phương án 1 đã nêu trên.
Phương án 3: Khung dây được gắn trên trục quay 
- Chế tạo dụng cụ và bố trí thí nghiệm:
Bước 1: Cắt bỏ phần trên của chai nhựa 1.5 lít, giữ lại phần đáy chai nhựa cao khoảng 6cm. 
Bước 2: Cắt hai đoạn dây đồng dài khoảng 8cm, một đầu uốn thành vòng tròn có , một đầu uốn thành hình chữ V, phần còn lại thẳng dài khoảng 5cm. Cố định 2 đoạn dây đồng vào chai nhựa bằng băng dính sao cho: phần vòng tròn của hai đoạn dây đồng 
Hình 14: Động cơ điện một chiều (phương án 3)
cách mép trên về phía trên của chai nhựa khoảng 0,5cm, hai đoạn dây đồng này phải đối xứng qua trục chai nhựa.
Bước 3: Để tạo ra cuộn dây khoảng 30 vòng, quấn xung quanh cục pin 30 vòng dây điện từ, sau đó tháo cục pin ra. Dùng băng dính cố định các vòng dây lại với nhau, hai đầu cuộn dây được loại bỏ lớp cách điện.
Bước 4: Để làm trục quay cho động cơ này ta lấy hai đoạn dây đồng có , mỗi đoạn dài khoảng 4cm, sau đó nối hai đoạn này lại với nhau sao cho chỗ nối này phải cách điện với nhau. Luồn sợi dây đồng này đi qua đường kính của vòng dây sao cho các vòng dây nhận trục này là đối xứng.
Bước 5: Nối hai đầu cuộn dây với hai đầu trục quay của động cơ. Đặt trục quay lên hai vòng tròn mà ta đã tạo ra ở phần trên.
- Tiến hành thí nghiệm và kết quả thí nghiệm:
+ Đặt 2 cục nam nam loa vào trong chai nhựa, sao cho khoảng cách từ phần trên nam châm đến mặt phảng nằm ngang của vòng dây khoảng 3cm. 
+ Dùng hai kẹp cá sấu cắm vào hai phần hình chữ V của đoạn dây đồng được gắn vào thân chai nhựa, hai đầu còn lại nối với nguồn điện một chiều, bật công tắc nguồn của máy biến thế, quan sát thấy các vòng dây sẽ quay tròn. 
+ Nếu nam châm có từ tính mạnh thì các vòng dây sẽ quay nhanh hơn và ngược lại. Cũng tương tự, nếu dòng điện qua các vòng dây càng lớn thì các vòng dây cũng quay nhanh hơn.
+ Nếu đổi chiều dòng điện hoặc đổi vị trí các mặt của nam châm loa thì các vòng dây quay cũng đổi chiều.
- Giải thích kết quả thí nghiệm:
 + Giả sử mặt trên của cục nam châm là cực Bắc và lúc đầu dòng điện trong khung có chiều từ M→N→P→Q. Trong khung dây sẽ xuất hiện cặp ngẫu lực từvà chính momen ngẫu lực từ này làm khung dây quay.
 + Khi khung dây qua mặt phẳng trung hoà (mặt phẳng khung dây nằm ngang), do quán tính 
nên khung dây tiếp tục quay. Sau khi quay được 
N
M
Q
N
P
S
Hình 15: Giải thích nguyên lý hoạt động động cơ điện một chiều
một phần hai chu kỳ, dòng điện trong khung dây lại có chiều Q→P→N→M. Trong khung xuất hiện cặp ngẫu lực từ có momen ngẫu lực làm khung dây tiếp tục quay.
+ Như vậy, khi dòng điện chạy qua khung dây, momen ngẫu lực tác dụng lên khung làm khung dây quay, hai thanh đồng vừa là giá đỡ vừa làm bộ góp điện làm dòng điện trong khung dây liên tục đổi chiều nhưng dòng điện từ nguồn đưa vào khung dây vẫn là dòng điện một chiều nên gọi đây là động cơ điện một chiều.
- Lưu ý:
Phương án 1
+ Phải nối hai vỏ lon cho thật chặt và trục quay của động cơ gắn trên hai vỏ lon phải đối xứng với hai lon. 
+ Khi quấn dây điện từ lên vỏ lon ta phải quấn theo cùng một chiều nhất định, đồng thời phải phân bố sao cho các vòng dây nằm cách đều nhau ở hai phía của nhau trên hai lon.
+ Phải điều chỉnh sao cho hai dải kim loại luôn tiếp xúc với hai miếng kim loại trên hộp nhựa, phải hết sức chú ý không để hai dải kim loại dùng làm chổi quét tiếp xúc trên cùng một miếng kim loại trên hộp nhựa vì như thế sẽ làm cháy cầu chì của máy biến thế và động cơ sẽ không hoạt động.
+ Trong quá trình chế tạo vì một lý do nào đó ta không quấn các vòng dây đều nhau về hai phía hoặc trục quay của động cơ chưa thật sự đối xứng với hai vỏ lon thì động cơ cũng rất khó làm việc. Để khắc phục điều này ta nên gắn thêm một vật nặng trên vỏ lon, khi đó động cơ có thể hoạt động. 
Phương án 2
+ Để tạo ra được khung dây có kích thước phù hợp với chai nhựa ta có thể dùng các miếng xốp có kích thước đã chọn để quấn, sau đó bỏ miếng xốp ra ta sẽ được các khung dây phù hợp với thí nghiệm.
+ Phải khoan hai lỗ trên nắp chai nhựa và đáy chai nhựa thật tròn và đi qua trục đối xứng của chai.
+ Phải đặt hai khung dây lên thân chai nhựa sao cho hai cạnh đối điện của khung dây khi có dòng điện chạy qua phải theo cùng một chiều, nếu bố trí mà hai cạnh này có dòng điện chạy ngược chiều thì động cơ không hoạt động.
+ Phải điều chỉnh sao cho hai dải kim loại luôn tiếp xúc với hai miếng kim loại trên nắp chai nhựa, phải hết sức chú ý không để hai dải kim loại dùng làm chổi quét tiếp xúc trên cùng một miếng kim loại trên nắp chai nhựa vì như thế sẽ làm cháy cầu chì của máy biến thế và động cơ sẽ không hoạt động.
Phương án 3
+ Chỗ nối hai thanh đồng dùng làm trục quay phải cách điện nhau.
+ Khi luồn thanh đồng qua vòng dây thì phải điều chỉnh sao cho trục này đối xứng với vòng dây.
+ Cũng có thể không phải làm trục quay như trên mà lấy hai đầu ra của vòng dây làm trục quay nhưng nếu các vòng dây nhiều và nặng sẽ làm chùng các vòng dây xuống dưới.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm nhưng hiện nay chưa được giảng dạy đúng với tên gọi của nó. Việc đổi mới phương pháp dạy học thành công hay không là nhờ một phần không nhỏ từ việc đưa thí nghiệm vào giảng dạy một cách thường xuyên và có hệ thống. Chính vì lẽ đó, việc đưa thí nghiệm vào giảng dạy để nâng cao hiệu quả bài dạy hết sức cần thiết, để làm được điều này thì ngoài việc giáo viên phải sử dụng những thí nghiệm hiện có của trường thì cần phải chủ động nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thí nghiệm khác để tăng thêm tính hấp dẫn của bài học.
Qua thực tế dạy học chương từ trường ở lớp 11, tôi nhận thấy rằng việc đưa thêm những thí nghiệm trên vào dạy học là hết sức khả thi, học sinh thích thú, sôi nổi và hứng thú hơn. Như vậy có thể khẳng định, chính thí nghiệm là yếu tố góp phần vào thành công của một tiết dạy, nó giúp học sinh có khả năng phát huy tính tích cực, sáng tạo và hình thành năng lực nghiên cứu khoa học.
Trong đề tài này, tôi đã xây dựng được 6 thí nghiệm với 11 phương án thí nghiệm khác nhau. Qua đó, đưa ra hướng dẫn cách thiết kế, chế tạo từng thí nghiệm cụ thể. Với sáng kiến kinh nghiệm này, các giáo viên có thể tham khảo để thiết kế, chế tạo thí nghiệm phục vụ dạy học cho trường mình. Qua đó, góp phần hạn chế tình trạng dạy chay mà hiện vẫn còn phổ biến ở nhiều trường. 
Mặc dù đã cố gắng nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài này, nhưng với năng lực chuyên môn có hạn cũng như sự hạn chế về thời gian. Rất mong nhận được sự trao đổi, góp ý chân thành từ phía đồng nghiệp và các em học sinh. Hy vọng sáng kiến kinh nghiệm này sẽ góp phần nâng cao được chất lượng dạy và học vật lí ở trường THPT hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2006), Sách giáo khoa Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên), Vũ Quang (Chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Sách giáo viên Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Phạm Đình Cương (2002), Thí nghiệm vật lí ở trường trung học phổ thông, NXB giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Hưng (2009), Thí nghiệm vật lí với dụng cụ tự làm từ chai nhựa và vỏ lon, tập 1,2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Hưng, Thiết kế, chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, Đại học sư phạm – Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Ngọc Hưng, Thí nghiệm Vật lí ở nhà của học sinh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác, Sách giáo khoa Vật lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên), Nguyễn Phúc Thuần (Chủ biên), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Thanh Khiết, Phạm Xuân Quế, Phạm Đình Thiết, Nguyễn Trần Trác, Sách giáo viên Vật lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Tạ Hồng Sơn (2012), Tổ chức hoạt động ngoại khóa chương “Từ trường” ở lớp 11 theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

File đính kèm:

  • docSKKN_LOAI_B.doc
Sáng Kiến Liên Quan