Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong việc nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Vật lý lớp 8

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) dạy học trực tuyến là hoạt động nhằm

hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện một

phần hoặc toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục

phổ thông để hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ

sở giáo dục phổ thông[2]. Mô hình dạy học mới được áp dụng tiêu biểu là “đào

tạo trực tuyến” là một trong những giải pháp tối ưu có khả năng đáp ứng nhu

cầu cấp thiết trong học tập, giảng dạy và thuận lợi trong đào tạo nhiều cấp học

và những mặt tích cực mà phương pháp này mang lại trong quá trình giảng dạy

và học tập.

Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong

bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều

trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình

xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng, còn có một số giáo viên, học sinh

là F0 đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện. Vấn đề quan trọng

nhất hiện nay trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuối chưa được tiên ngừa Covid-19 và với

học sinh từ 12 đến 18 tuổi cũng đã được tiêm nhưng còn tỷ lệ học sinh chưa

được tiêm nhiều. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù

hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào

để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất đang là vấn đề khiến các nhà quản

lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh quan tâm.

pdf11 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng CNTT trong việc nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Vật lý lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/11 
A. NỘI DUNG 
I. Lí do chọn đề tài: 
Trong hơn hai năm qua, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức 
tạp học sinh thường xuyên phải tạm dừng đến trường và thực hiện việc học trực 
tuyến. Đối với việc dạy học các bộ môn nói chung và môn Vật lý nói riêng thực 
sự là thử thách khi nội dung học tập đòi hỏi sự tìm tòi, trải nghiệm, tương tác và 
thực hành nhiều. Biến những khó khăn trở thành động lực, quyết tâm thực hiện 
phương châm của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Tạm dừng đến trường, không dừng 
việc học”, thực hiện chỉ đạo, mục tiêu của phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long 
Biên – “Dạy học hiệu quả ngay từ tiết học đầu tiên” cũng như chỉ đạo của Ban 
giám hiệu nhà trường, tôi đã tìm hiểu các ứng dụng, công cụ, phần mềm và khai 
thác những tính năng phù hợp, linh hoạt trong việc dạy học môn Vật lý nhằm kích 
thích sự tìm tòi, khám phá kiến thức, tính chủ động , nâng cao khả năng tương tác 
trong giờ học cho các em học sinh từ đó giúp các em chủ động trong việc lĩnh hội 
tri thức. Từ đó, tôi đã mạnh dạn đề xuất giải pháp “Ứng dụng CNTT trong việc 
nâng cao hiệu quả dạy học trực tuyến môn Vật lý lớp 8”. 
 II. Mục đích nghiên cứu. 
Nghiên cứu áp dụng hệ thống các giải pháp giúp học sinh tích cực tham gia 
học tập, tăng tính tương tác với giáo viên và học sinh trong lớp. Đạt được kết 
quả cao trong học tập và giúp học sinh giải tỏa áp lực căng thẳng, mệt mỏi khi 
phải học trực tuyến trong một thời gian dài. 
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. 
- Ứng dụng CNTT hiệu quả trong dạy học trực tuyến học sinh lớp 8A2, 
8A4 năm học 2020-2021 
- Giáo viên giảng dạy môn Vật lí trường THCS. 
IV. Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp quan sát. 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
- Phương pháp thống kê toán học. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 
2/11 
B. NỘI DUNG 
I. Cơ sở lí luận: 
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) dạy học trực tuyến là hoạt động nhằm 
hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện một 
phần hoặc toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình giáo dục 
phổ thông để hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó tại cơ 
sở giáo dục phổ thông[2]. Mô hình dạy học mới được áp dụng tiêu biểu là “đào 
tạo trực tuyến” là một trong những giải pháp tối ưu có khả năng đáp ứng nhu 
cầu cấp thiết trong học tập, giảng dạy và thuận lợi trong đào tạo nhiều cấp học 
và những mặt tích cực mà phương pháp này mang lại trong quá trình giảng dạy 
và học tập. 
Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong 
bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều 
trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình 
xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng, còn có một số giáo viên, học sinh 
là F0 đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện. Vấn đề quan trọng 
nhất hiện nay trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuối chưa được tiên ngừa Covid-19 và với 
học sinh từ 12 đến 18 tuổi cũng đã được tiêm nhưng còn tỷ lệ học sinh chưa 
được tiêm nhiều. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù 
hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào 
để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả nhất đang là vấn đề khiến các nhà quản 
lý giáo dục, giáo viên, cha mẹ và học sinh quan tâm. 
II. Cơ sở thực tiễn: 
Trong giai đoạn hiện nay, cả thế giới và Việt Nam đang triển khai các biện 
pháp quyết liệt để chống dịch Covid-19 như cách ly toàn xã hội và các trường 
học đều phải đóng cửa thì việc dạy học trực tuyến là giải pháp tình thế cấp thiết 
cho các trường học để thầy trò hoàn thành nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên bên 
cạnh những thuận lợi trong việc linh hoạt, giảm chi phí học tập, cơ hội cho thầy 
trò được hội nhập với cuộc cách mạng công nghệ số,... thì cũng có những khó 
khăn và bất cập gặp phải trong quá trình giảng dạy. 
3/11 
1. Thuận lợi khi dạy học trực tuyến thời COVID: 
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Đội ngũ giáo viên trẻ, 
nhiệt tình, có trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng luôn tìm tòi các phương 
pháp dạy học mới để nâng cao hiệu quả dạy học 
- Linh hoạt về thời gian và địa điểm học tập: Khi học trực tuyến nhà trường đã 
bố trí thời gian linh hoạt để giảm bớt căng thẳng cho học sinh khi phải học trực 
tuyến trong một thời gian quá dài. Thời gian các tiết học từ 35-40 phút/1 tiết, 
trong 1 buổi học tối đa là 4 tiết; nghỉ giải lao giữa các tiết là 10 phút. Do đó, cho 
dù dịch bệnh đang diễn ra học sinh vẫn có thể dễ dàng gặp mặt thầy cô, bạn bè, 
tham gia học tập trực tuyến ngay tại nhà mà không cần phải di chuyển đến 
trường. 
- Hỗ trợ đầy đủ về công nghệ: Giáo viên được hỗ trợ các phần mềm dạy học trực 
tuyến Team bản quyền nên việc dạy học trực tuyến luôn đảm bảo. Giáo viên và 
học sinh đều được nhà trường mời chuyên gia đến tập huấn để nâng các chất 
lượng dạy học trực tuyến. Học sinh được hỗ trợ cài đặt và tặng máy tính để học 
tập với chương trình “Sóng và máy tính cho em”. 
- Học trực tuyến có chi phí thấp: Một ưu điểm khác của học trực tuyến thời 
Covid là chi phí tiết kiệm. Không cần yêu cầu đầu tư quá nhiều, giáo viên và học 
sinh,chỉ cần đăng ký phần mềm dạy học trực tuyến, chuẩn bị sẵn thiết bị điện tử, 
tai nghe cùng kết nối Internet ổn định là có thể tham gia bất cứ lớp học trực 
tuyến nào. Ngoài ra, một số phần mềm như Zoom, Team, Microsoft ofice 
365 còn cung cấp nhiều tính năng thú vị cho dạy học như: sử dụng bảng trắng 
kỹ thuật số, trình chiếu slide bài giảng, chia nhóm,.Giáo viên có thể tận dụng 
các tính năng này và thao tác trên máy tính để dạy học trực tuyến cho học sinh. 
Chi phí đi lại, đưa đón con đến trường, .. cũng được giảm thiểu khi tham gia 
học trực tuyến trong mùa Covid. Học phí của học sinh trong học tập trực tuyến 
cũng được hỗ trợ có thể giảm bớt áp lực kinh tế cho gia đình các học sinh. 
- Cải thiện sự chuyên cần của học sinh: Vì trong mùa dịch này, học sinh, sinh 
viên có thể tham gia vào các lớp học Online ngay tại nhà, các em cũng không 
4/11 
thể ra ngoài, ở gần tầm kiểm soát của gia đình hơn,.. nên tình trạng bỏ học, 
trốn học được giảm thiểu đáng kể. 
2. Những khó khăn khi dạy học trực tuyến thời COVID 
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, học trực tuyến thời Covid cũng mang 
đến nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. 
- Học sinh khó tập trung học tập: Đối với nhiều học sinh, một trong những thách 
thức lớn nhất của việc học trực tuyến là phải vật lộn với việc tập trung nhìn vào 
màn hình máy tính/ điện thoại trong thời gian dài. Khi học trực tuyến tại nhà, 
học sinh cũng dễ dàng bị phân tâm bởi mạng xã hội hoặc các trang web khác,. 
Vì vậy, các giáo viên bắt buộc phải giữ cho các lớp học trực tuyến luôn hấp dẫn 
và duy trì tương tác để giúp học sinh tập trung hiệu quả hơn vào bài học. 
- Vấn đề về Công nghệ: Một thách thức quan trọng khác của các lớp học trực 
tuyến là kết nối internet và trang bị công nghệ dạy học. Mặc dù mạng lưới 
Internet đã phát triển mạnh mẽ trong vài năm qua, nhưng ở một số học sinh vẫn 
chưa tiếp cận được với Internet và cũng không rành sử dụng máy tính, phần 
mềm,.. Điều này gây bất lợi cho quá trình học trực tuyến tại nhà trường .Học 
trực tuyến có thể trông giống như một công cụ học tập luôn sẵn sàng với bất kỳ 
ai. Nhưng trên thực tế thì không như vậy. Ví dụ, không phải tất cả học sinh đều 
có kết nối internet ổn định và máy tính đủ mạnh để hỗ trợ phát trực tuyến.Một số 
học sinh có thể có tất cả các công nghệ cần thiết nhưng phải đấu tranh với việc 
sử dụng như thế nào. Và kể cả đối với giáo viên lớn tuổi khó có thể thành thạo 
tất cả các thao tác sử dụng công nghệ mới. 
- Đào tạo giáo viên và đổi mới phương pháp dạy học: Dạy học trực tuyến hoàn 
toàn khác so với các lớp học truyền thống, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải có hiểu 
biết cơ bản về việc sử dụng các trang thiết bị, phần mềm dạy học. Vì không thể 
lên lớp và gặp mặt trực tiếp học sinh, giáo viên cần tìm hiểu thêm một số 
phương pháp dạy học mới, phù hợp hơn cho các lớp học trực tuyến. Không thể 
áp dụng các phương pháp giảng dạy, đứng lớp thông thường vào dạy học 
Online.Vì vậy, để giúp giáo viên hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, nhà 
trường, đầu tư vào việc đào tạo giáo viên cách sử dụng công nghệ dạy học trực 
5/11 
tuyến mới nhất, những quy định, lưu ý khi giảng dạy trực tuyến. Mở các lớp bồi 
dưỡng trực tiếp và trực tuyến cho giáo viên khi dạy. Đối với giáo viên có tuổi 
phân công giáo viên trẻ có chuyên môn CNTT tốt hỗ trợ kỹ thuật trong các tiết 
dạy ban đầu để hướng dẫn cho giáo viên các thao tác cơ bản và nâng cao. 
- Các vấn đề về sức khỏe và tâm lý: Nhiều bậc phụ huynh lo ngại về những nguy 
hại cho sức khỏe khi con cái của họ dành quá nhiều giờ để dán mắt vào màn 
hình. Sự gia tăng thời gian sử dụng các thiết bị điện tử là một trong những mối 
quan tâm và bất lợi lớn nhất của việc học trực tuyến. Đôi khi nó cũng gây ra một 
số vấn đề về sức khỏe: đau mắt, cận thị, đau lưng do tư thế ngồi khom lưng 
trước màn hình lâu,.. 
- Học sinh không được luyện tập: Khoa học đã chỉ ra rằng cách tốt nhất để học 
một thứ gì đó là thực hành nó (khái niệm học tập nổi tiếng). Chỉ bằng cách thực 
hành những điều chúng ta làm và trải nghiệm (học tập qua trải nghiệm), chúng 
ta mới có thể hiểu và nhớ lại nội dung và kỹ năng chúng ta học được. Tuy nhiên, 
nhiều khóa học trực tuyến bỏ qua phần này và chỉ tập trung vào nội dung lý 
thuyết và các bài học bên ngoài. Kết quả là học sinh không thể thực hành và quá 
trình học tập không phát huy hết khả năng của nó. 
Kết quả khảo sát học sinh học kỳ I: 
Về kết quả điều tra ý thức học sinh: 
STT Nội dung Tổng số Số lượng Tỷ lệ Ghi chú 
1 Số học sinh tham gia tiết học 90 50-60 55-67% 1 số học 
sinh có 
thể do 
chất 
lượng 
mạng 
kém 
2 Số học sinh bật camara 90 50 55% 
3 Số học sinh tham gia tương tác 90 35 39% 
4 
Học sinh hoàn thiện các bài tập 
GVBM giao 90 45 50% 
Về kết quả học tập 
STT Chất lượng Lớp 
Tổng 
số Giỏi Khá Trung bình Kém 
1 Học 
lực 
8A2 45 20 45% 15 33% 10 22% 0 0 
8A4 45 10 22% 15 33% 15 33% 5 12 
6/11 
2 Hạnh 
kiểm 
8A2 45 40 89% 5 11% 0 0 0 0 
8A4 45 34 75% 8 18% 3 7% 0 0 
III. Giải pháp ứng dụng CNTT trong việc nâng cao hiệu quả dạy-học trực 
tuyến môn Vật lý 8. 
1. Giải pháp 1: Ứng dụng công cụ Google form để tạo phiếu học tập, hướng 
dẫn học sinh tìm hiểu bài 
Để tạo phiếu học tập cho học sinh, tôi đã sử dụng các phần mềm, ứng dụng, 
công cụ như: Shub Classroom, Nearpod, Google Forms,. Trong đó, tôi đặc 
biệt đánh giá cao hiệu quả của phiếu học tập hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài 
với thiết kế bằng ứng dụng Google Forms. Với công cụ này, tôi đã: 
- Thiết kế được những phiếu học tập có giao diện đẹp, bắt mắt, chèn hình 
ảnh minh họa, video nhằm tăng hứng thú cho học sinh khi thực hiện phiếu. 
- Dễ dàng định hướng cho học sinh tìm hiểu bài bằng hệ thống câu hỏi đa 
dạng, phong phú. 
- Rèn được ý thức tự học, tự tư duy, tìm tòi cho học sinh. 
- Hơn nữa, các phiếu học tập được lưu giữ lâu dài nên tôi có cơ sở để theo 
dõi và kiểm tra, đánh giá tình hình học tập của HS theo quá trình và đảm bảo sự 
khách quan, chính xác hơn. 
Bằng công cụ Google forms, tôi đã thiết kế các phiếu học tập hướng dẫn 
học sinh tìm hiểu bài mới hay thực hiện hoạt động cá nhân trong tiết học với 
những nội dung lí thuyết ngắn . 
Khởi động Kiểm tra thường xuyên 
7/11 
2. Giải pháp 2: Ứng dụng bảng điện tử và ứng dụng một số phần mềm để tăng 
tương tác trong giờ học trực tuyến. 
- Khi đứng lớp trực tiếp, việc hướng dẫn trò giải bài tập trực tiếp trên bảng, 
vẽ hình hay làm các thí nghiệm sẽ được giáo viên dễ dàng thực hiện. Nhưng khi 
dạy trực tuyến, tôi khắc phục bằng cách sử dụng bảng viết điện tử kết hợp với 
phần mềm Whiteboard.chat. 
- Bảng viết điện tử cho phép tôi thực hiện thao tác viết, chỉnh sửa bài tập, 
chấm bài chỉ với 1 màn hình và bút cảm ứng ngay trên giao diện của phần mềm 
Whiteboard.chat. Đối với chương trình Vật lý 8 đặc thù học sinh rất nhiều các 
bài tập và công thức, do vậy khi sử dụng bảng điện tử có thể nhanh chóng viết 
các dạng bài tập như chúng ta có bảng trắng. 
 - Bên cạnh đó, phần mềm Whiteboard.chat còn cho phép học sinh tương 
tác trực tiếp trên chính bản vẽ trực tuyến của cô: 
+ Giáo viên chỉ cần gửi đường link, trong đó đã có có sẵn bài tập, học sinh 
có thể viết lời giải lên bằng cách di chuyển con trỏ chuột. 
+ Giáo viên có thể chấm chữa trực tiếp trên ảnh, phiếu bài tập học sinh gửi 
về trên phần mềm một cách nhanh chóng và hiệu quả cao. Học sinh đều được 
tập trung rèn kĩ năng làm bài và chữa lỗi sai. 
 Hai công cụ này giúp học sinh được quan sát trực quan trên màn hình, 
sinh động hóa bài giảng, tăng tương tác trong giờ học trực tuyến, kéo gần 
khoảng cách cô và trò không khác gì các giờ học trực tiếp trên lớp. Giáo viên dễ 
dàng quan sát, nhận xét được bài tập của học sinh một cách trực tiếp, đồng thời 
có thể lưu các bài tập mẫu và các bài thực hành của học sinh trên không gian 
mạng hoặc tải xuống dưới dạng PDF sau tất cả các buổi học. 
8/11 
- Ngoài ra môn Vật lý có thêm ứng dụng vô cùng phòng phú và đa dạng 
nếu học sinh không thể học trực tiếp, giáo viên có thể sử dụng các thí nghiệm, 
phòng vật lý ảo để học sinh có thể trực tiếpnhìn, xem tham gia trên không gian 
mạng như được tham gia làm trực tiếp trên lớp. Do đó việc thực hành đối với 
học sinh giảm bớt khó khăn, khắc phục tình trạng học trực tuyến các con không 
thể làm thực hành trực tiếp. 
Phần mềm Phet.colorado.edu 
3. Giải pháp 3: Ứng dụng Padlet trong việc chuẩn bị bài mới, thu – nộp, đánh 
giá sản phẩm và tạo phòng thực hành trực tuyến 
- Padlet là một công cụ bảng thông báo kỹ thuật số. Nó cung cấp cho giáo viên, 
học sinh một giao diện thân thiện, dễ dàng để chia sẻ ý tưởng, đánh giá công 
việc, trao đổi, thảo luận. Với môn Vật lý 8, Padlet thuận tiện trong việc: 
+ Gửi câu lệnh, hình ảnh hay link video hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài. 
+ Giáo viên, học sinh có thể thảo luận , trao đổi ý kiến tìm hiểu bài học. 
+ Kiểm soát việc nộp sản phẩm của học sinh. 
+ Tổ chức phòng thực hành trực tuyến 
- Việc thu nộp, đánh giá sản phẩm sau mỗi chủ đề không còn khó khăn nữa bởi 
chỉ bằng việc tạo tên học sinh theo danh sách lớp, gửi link Padlet mà không cần 
đăng ký tài khoản, học sinh dễ dàng gửi ảnh sản phẩm dưới đúng tên mình trên 
Padlet. Với chế độ hẹn đặt thời gian nộp, giáo viên rất dễ dàng kiểm soát việc 
nộp bài đúng hạn của học sinh. 
- Cùng với việc kiểm soát việc nộp bài của trò, tôi dễ dàng đánh giá, nhận xét bài 
làm của học sinh qua tính năng chấm điểm. Sử dụng định dạng Kệ tủ (Shefl) 
hoặc Bức tường (Wall), tôi có thể tổ chức hoạt động chấm điểm online cho học 
sinh. Các con có thể quan sát toàn bộ các sản phẩm của các bạn, có thể bình 
9/11 
luận, góp ý, thể hiện cảm xúc với sảnh phẩm của bạn khi tôi cài đặt tính năng 
comment, thả tim hoặc vote 5 sao. 
 - Trên những hình nền có màu sắc bắt mắt sẵn có của Padlet, các sắc màu rực rỡ 
của những sản phẩm của học sinh giúp tăng tương tác trong giờ học, kích thích 
khả năng sáng tạo, cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh trong giờ học môn Vật lý 8 
vốn khô khan. 
* Mở rộng : Để khởi động hay củng cố kiến thức bài học, đặc biệt là trong các 
tiết lý thuyết  cũng như kích thích sự hứng thú học tập trong các em, tôi linh 
hoạt sử dụng thêm các các phần mềm trò chơi Quizziz, Blooket . 
- Thiết lập trò chơi gắn với kiến thức bài học. 
- Gửi đường link để học sinh tham gia trò chơi. 
Phần mềm Quizziz Phần mềm Blooket 
IV. Kết quả của giải pháp 
- Việc sử dụng các công cụ, phần mềm trong việc học tập môn Vật lý lớp 8 đã 
giúp cho học sinh của tôi phát huy được tính chủ động, tích cực trong học tập, từ 
10/11 
việc tự tìm hiểu bài mới đến việc thực hiện các hoạt động tương tác trong tiết 
học, từ việc tích cực tham gia vào các hoạt động học tập đến sự chuẩn bị bài 
theo các nhân, theo nhóm đều phải thực hiện. Các em đã không những không 
còn ngại học mà còn tự giác trong học tập từ đó mà kết quả học tập được nâng 
cao. Đồng thời với các tiện hỗ trợ trong dạy học học sinh không còn cảm thấy 
nhàm chán, cô lập khi học trực tuyến. 
- Đồng thời, giữa cô và trò còn luôn cảm nhận được sự kết nối khi việc học tập 
của các em luôn có sự định hướng, đồng hành của cô. 
- Kết quả học tập của 2 lớp 8A2, 8A4 qua thời gian áp dụng sáng kiến kinh 
nghiệm tôi thực sự thấy tinh thần, ý thức, kết quả đánh giá của học sinh thay đổi 
và tiến bộ hơn: 
Về kết quả điều tra ý thức của học sinh 
STT Nội dung Tổng số Số lượng Tỷ lệ Ghi chú 
1 Số học sinh tham gia tiết học 90 88-100 98-100 % 1 số học 
sinh có 
thể do 
chất 
lượng 
mạng 
kém 
2 Số học sinh bật camara 90 90 100% 
3 Số học sinh tham gia tương tác 90 90 100% 
4 Học sinh hoàn thiện các bài 
tập GVBM giao 90 90 100% 
Về kết quả học tập 
STT Chất lượng Lớp 
Tổng 
số Giỏi Khá Trung bình Kém 
1 Học 
lực 
8A2 45 35 78% 10 22% 0 0 0 0 
8A4 45 28 63% 15 33% 2 4% 0 0 
2 Hạnh 
kiểm 
8A2 45 45 100% 0 0 0 0 0 0 
8A4 45 44 98% 1 2% 0 0 0 0 
11/11 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
Tóm lại, có thể còn sớm để khẳng định dạy và học trực tuyến là xu thế tất 
yếu nhưng vẫn nên xem đây là một phương pháp cần thiết, quan trọng, ít nhiều 
có tính tiết kiệm, và có tính khả thi cao trong bối cảnh giáo dục hiện nay, kể cả 
không có dịch Covid-19. Nhưng để hoạt động này thực sự có chất lượng, hiệu 
quả, cần có sự thay đổi dần, thích nghi dần, như là một cách làm quen, cả phía cơ 
sở giáo dục, người dạy và người học. 
Trên đây là kinh nghiệm của tôi khi dạy học trực tuyến trong thời gian vừa 
qua. Mặc dù là hình thức dạy học mới được áp dụng đồng loạt tới từng học sinh 
nhưng chúng tôi thấy có hiệu quả áp dụng trong thực tế dạy học ở trường mình. 
Vì vậy tôi sẽ cố gắng tự học, tự tìm hiểu qua sách báo, tài liệu và qua đồng 
nghiệp, qua chuyên đề hội thảo để nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của mình, tạo điều kiện cho 
các em học sinh có thể học tập bằng nhiều hình thức khác nhau mà vẫn đảm bảo 
phát triển năng lực, phẩm chất, và hoàn thành mục tiêu về kiến thức kỹ năng. 
Điều đó sẽ giúp ngành giáo dục giải quyết được bài toán “không tới trường 
nhưng không dừng việc học”, phát huy tính chủ động, tự học, sáng tạo của học 
sinh mà chất lượng dạy - học vẫn đảm bảo.Tôi hy vọng rằng với kinh nghiệm 
này tôi cũng góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy trong nhà trường. 
Tôi cũng rất mong được hỗ trợ nhiều hơn về kỹ thuật để việc dạy học trực tuyến 
sẽ thuận lợi hơn cho cả thầy và trò. Rất mong được sự đóng góp của bạn bè đồng 
nghiệp, của Ban Giám hiệu và của các cấp quản lý để đề tài của tôi ngày càng 
hoàn thiện và có hiệu quả cao hơn nữa. 
Tôi xin cam kết SKKN trên là của tôi, không sao chép SKKN của người 
khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cntt_trong_viec_nang_cao_hieu.pdf
Sáng Kiến Liên Quan