Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự làm một số dạng bài tập Sinh học về xác suất

- Trong quá trình giảng dạy sinh học khối 12 thì bài tập vận dụng là một vấn đề khó cho học sinh, trong đó có toán xác suất thống kê, vì lí do :

 + Kiến thức môn sinh ở phần di truyền học quá nhiều và khó, thời gian trên lớp không đủ giải quyết được nhiều bài tập vận dụng cho học sinh.

 + Ở THPT, học sinh được nghiên cứu về toán xác suất ít và đa số còn mơ hồ, lúng túng, mang tính mò mẫm

 + Số học sinh chú ý học môn sinh ít, nhất là những trường vùng sâu,vùng xa

- Hiện nay, các dạng bài tập tính xác suất được vận dụng trong thực tế cũng như thi tốt nghiệp, cao đẳng đại học rất nhiều.

- Mặt khác tự học là phương pháp để học sinh phát huy tích cực và chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2671 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh tự làm một số dạng bài tập Sinh học về xác suất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể hiểu từ ”tần số” trong các hiện tượng di truyền là "tần suất thực nghiệm”, nghĩa là số lần đã xảy ra biến cố đó trong một hiện tượng hay quá trình sinh học có thể hoặc đã được thống kê hay kiểm định được.
 1.2. Tổng xác suất : 
 Được áp dụng khi các biến cố là xung khắc hoặc đối nhau.
 - Nếu A và B xung khắc: = P(A) + P(B)
 - Nếu A và B đối lập: P(A) = 1- P(B) hay P(A) + P(B) = 1
 Ví dụ cụ thể
 Khi gieo con xúc sắc có 6 mặt, thì khả năng xuất hiện 1 mặt là 1/6. Hỏi xác suất xuất hiện mặt có số chẵn khi gieo là bao nhiêu ?
 Mặt có số chẵn của con xúc sắc có 3 loại (tức là mặt có 2, 4 và 6.Lúc này, biến cố mong đợi là tổng xác suất 3 sự kiện A (2), B (4), C (6), nên biến cố tổng:
P (AUBUC) = P(A) U P(B) U P(C)
 Do mỗi sự kiện đều có đồng khả năng và là 1/6. Suy ra biến cố mong đợi 
 = 1/6 + 1/6 + 1/6 = 3/6 hay 1/2. 
Phép cộng xác suất được ứng dụng để xác định tỉ lệ một kiểu hình nào đó (tức tìm tần suất thực nghiệm). 
 1.3. Tích xác suất
 - Được áp dụng đối với các biến cố giao.
 - Nếu A và B độc lập thì biến cố giao: P(AB) = P(A).P(B)
 Ví dụ cụ thể
 Khi chơi cá ngựa, mỗi lần gieo con xúc sắc có 6 mặt thì khả năng xuất hiện 1 mặt mong muốn là 1/6. Giả sử muốn mặt có 6 chấm (”con lục”) và gieo cùng một lúc 2 con xúc sắc, vậy xác suất có 2 con lục một lúc là bao nhiêu ?
 Lúc này, biến cố mong đợi phụ thuộc cùng một lúc vào 2 sự kiện A và B, nên gọi là biến cố tích và được biểu diễn là A giao B. Do mỗi sự kiện đều có đồng khả năng với xác suất là 1/6, nên biến cố mong đợi sẽ có xác suất P(AB) = P(A). P(B) = 1/6 x 1/6 = 1/36.
 Để đơn giản, ta có thể hiểu rằng xác suất của một sự kiện mà phụ thuộc vào nhiều biến cố độc lập thì sẽ bằng tích xác suất của các biến cố độc lập tạo nên sự kiện đó.
 Ngoài ra học sinh còn phải nắm và hiểu rõ kiến thức sinh học về mặt lí thuyết của các bài toán sinh cần ứng dụng công thức xác xuất.
 2, Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
 Học sinh cần được tiếp xúc với một số dạng toán và phương pháp giải cụ thể, sau đó đưa ra các dạng bài tập cho học sinh vận dụng.
 2.1 Một số dạng bài tập thường gặp và phương pháp làm.
 2.1.1 Bài toán liên quan tới tính tổng xác suất
 Ví dụ 1 : bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định. Bố và Mẹ đều dị hợp về gen này thì xác suất để sinh con ra bình thường là bao nhiêu ? 
P : Aa x Aa thu được con : 
 0,25 AA (bình thường) + 0,50Aa (bình thường) + 0,25aa (bệnh bạch tạng). Vậy con sinh ra bình thường chiếm 0,25 + 0,50 = 0,75 hoặc 3/4 hay 75%.
 Ví du 2 : Ở ruồi, thân xám, cánh dài trội so với thân đen, cánh cụt. Các gen quy định tính trạng nằm trên NST thường ở dạng liên kết gen với nhau. Cho ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen cánh cụt thu được F1. cho F1 giao phối với nhau thì xác suất sinh ra ruồi thân xám, cánh dài là bao nhiêu ( biết hoán vị gen xảy ra một bên với tần số f = 20%)
 Hướng dẫn F1 có kiểu gen 
 F1 x F1: x 
 G 0,4 AB, 0,4ab, 0,1Ab, 0,1aB 0,5 AB, 0,5ab 
 F2 : 
0,4 AB
0,4ab
0,1Ab
0,1aB
0,5 AB
 0,2 
 0,2 
 0,05
 0,05
0,5 ab
 0,2
 0,2
 0,05
 0,05
 Ruồi thân xám, cánh dài có kiểu hình A - B - có xác suất ở F2 là : 
 0,2 + 0,2 +0,2 + 0,05 + 0,05 =0,7 = 70%
 2.1.2 Bài toán liên quan tới tính tích xác suất
 Ví dụ 1 : Ở Một loài thực vật A: Quy định cây cao, a: quy định cây thấp, B: quy định cây hoa đỏ, b: quy định cây hoa vàng, D: quy định cây hoa kép, d: quy đinh cây hoa đơn. Cho bố mẹ có kiểu gen AaBbDd x AabbDd. Hãy cho biết:
 a, Số kiểu gen khác nhau xuất hiện ở F1.
 b, Tỉ lệ xuất hiện loại kiểu hình của cơ thể có ba tính trạng trội là bao nhiêu % ?
Hướng dẩn
 a, Số kiểu gen khác nhau xuất hiện ở F1.
Xét riêng từng tính trạng, ta có
- Aa x Aa 	Có 3 kiểu gen.
- Bb x bb 	Có 2 kiểu gen
- Dd x Dd 	 Có 3 kiểu gen.
Vậy ở F1 xuất hiện tất cả 3 x 2 x 3 = 18 kiểu gen khác nhau. 
 b, Số tỉ lệ kiểu hình khác nhau xuất hiện ở F1.
 Aa x Aa 	2 kiểu hình, tỉ lệ 3/4 cao, 1/4 thấp:
 Bb x bb	2 kiểu hình, tỉ lệ 1/2 hoa đỏ, 1/2 hoa vàng:
 Dd x Dd	 2 kiểu hình, tỉ lệ 3/4 hoa kép, 1/4 hoa đơn:
 Tỉ lệ xuất hiện loại kiểu hình của cơ thể có kiểu gen: A_B_D_ là :
 3/4 x 1/2 x 3/4 =9/32 = 28,125 %
Ví dụ 2 : Ở người, gen B quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với gen b qui định da bạch tạng, gen này nằm trên NST thường. Bố, mẹ cùng có kiểu gen dị hợp. Tính xác suất để cặp bố mẹ này sinh được :
1 đứa con da bạch tạng.
Con thứ nhất và con thứ hai đều da bạch tạng.
Sinh một con da bình thường.
Sinh con thứ nhất và con thứ hai cùng da bình thường.
Sinh một con da bình thường, một con da bạch tạng.
Giải
Ta có sơ đồ lai: P Bb x Bb
 G B b B b
 F1: 1BB : 2 Bb : 1bb
 Kiểu hình: 3/4 da bình thường: 1/4 da bạch tạng.
Xác xuất sinh một con da bạch tạng là 1/4.
Xác xuất sinh con thứ nhất và con thứ hai cùng da bạch tạng là:
 1/4 x1/4 =1/16 
c)Xác xuất sinh một con da bình thường là : 3/4 
d) Xác xuất sinh con thứ nhất và con thứ hai cùng da bình thường là: 
 3/4 x3/4 =9/16.
e) Nếu xét về thứ tự đứa thứ nhất da bình thường, đứa thứ hai da bạch tạng, thì xác suất là: 3/4 x1/4 = 3/16.
 - Nếu không xét về thứ tự thì xác xuất là: 2 x 3/4 x1/4 =6/16.
 2.1.3 Tính xác suất đực và cái trong nhiều lần sinh
 a. Tổng quát:
- Mỗi lần sinh là một sự kiện hoàn toàn độc lập, và có 2 khả năng có thể xảy ra : hoặc đực hoặc cái với xác suất bằng nhau và bằng 1/2. 
- Xác suất xuất hiện đực, cái trong n lần sinh là kết quả của sự tổ hợp ngẫu nhiên: 
Số khả năng xảy ra trong n lần sinh (không gian mẫu) là 2n 
- Gọi số ♂ là a, số ♀ là b
Khả năng xuất hiện con trai là Cna 
Khả năng xuất hiện con gái là Cnb 
Lưu ý: vì a+b = n nên ( Cna = Cnb )
CÔNG THỨC TỔNG QUÁT: 
 Xác suất trong n lần sinh có được a ♂ và b ♀ là kết quả của Cna / 2n 
 b. Bài toán: 
Một cặp vợ chồng dự kiến sinh 3 người con và muốn có được 2 người con trai và 1 người con gái. Khả năng thực hiện mong muốn đó là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Mỗi lần sinh là một sự kiện hoàn toàn độc lập, và có 2 khả năng có thể xảy ra: hoặc đực hoặc cái với xác suất bằng nhau và = 1/2 do đó: 
- Số khả năng xảy ra trong 3 lần sinh = 23
- Số tổ hợp của 2 ♂ và 1 ♀ = C32 
→ Khả năng để trong 3 lần sinh họ có được 2 trai và 1 gái 
 = C32 / 23= = 3/8
 2.1.4 Xác định tần số xuất hiện các alen trội hoặc lặn trong trường hợp nhiều cặp gen dị hợp PLĐL, tự thụ.
 * Bố mẹ dị hợp về tất cả các cặp gen 
 a. Tổng quát:
GV cần lưu ý với HS là chỉ áp dụng đối với trường hợp các cặp gen Phân li độc lập và đều ở trạng thái dị hợp
- Gọi n là số cặp gen dị hợp → số alen trong một KG = 2n
- Số tổ hợp gen = 2n x 2n = 4n
- Gọi số alen trội ( hoặc lặn) là a
→ Số alen lặn ( hoặc trội) = 2n – a 
- Vì các cặp gen PLĐL tổ hợp ngẫu nhiên nên ta có:
(T + L) (T + L)  (T + L) = (T + L)n (Kí hiệu: T: trội, L: lặn)
 n lần
- Số tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn ) = C2na
 CÔNG THỨC TỔNG QUÁT:
Nếu có n cặp gen dị hợp, PLĐL, tự thụ thì tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội ( hoặc lặn ) = C2na / 4n 
 b. Bài toán:
Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định:
- Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội.
- Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm
 Hướng dẫn giải 
 - Tần số xuất hiện : tổ hợp gen có 1 alen trội = C2na / 4n= C61 / 43 = 6/64
tổ hợp gen có 4 alen trội = C2na / 4n= C64 / 43 = 15/64
- Cây có chiều cao 165cm hơn cây thấp nhất = 165cm – 150cm = 15cm 
→ có 3 alen trội ( 3.5cm = 15cm )
 - Vậy khả năng có được một cây có chiều cao 165cm = C63 / 43 = 20/64
* Nếu bố mẹ có kiểu gen khác nhau
Phương pháp.
B1: Xác định số tổ hợp giao tử của phép lai = số giao tử ♂ x số giao tử ♀, giả sử là 2k
B2: Xác định số gen trội tối đa được tạo ra từ phép lai, trên giả sử là m
B3: Nhận xét xem trong phép lai trên có phép lai của cặp gen nào chắc chắn cho gen trội hay không, giả sử có b 
(VD: PL AA x Aa sẽ chắc chắn cho 1 gen trội b ở đời sau vậy trong TH này b = 1)
Vì các cặp gen PLĐL tổ hợp ngẫu nhiên nên ta có:
B4: Số tổ hợp gen có a gen trội là: 
 Tần số xuất hiện tổ hợp gen có a alen trội là: /2k
VD 1: Chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFe x AaBbddEeFe cho đời con: cây có chiều cao 190cm chiếm tỉ lệ: 
A. 45/128 	B. 30/128 	C. 35/128 	D. 42/128
 Giải : 
- Phép lai: 	AaBBDdeeFe x AaBbddEeFe
- Số tổ hợp giao tử của phép lai: 23 x 24 = 27
- Số gen trội tối đa tạo được từ phép lai trên là 8 (2+2+1+1+2)
- Ta nhận thấy ở cặp thứ 2 luôn có sẵn 1alen trội (BB x Bb) nên b=1
- Vậy phép lai AaBBDdeeFe x AaBbddEeFe cho đời con: cây có chiều cao 190cm (trong KG có 4 alen trội) chiếm tỉ lệ:  = 35/128 đáp án C
VD2 : Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định:
- Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội.
- Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm
 Giải
* Tần số xuất hiện : tổ hợp gen có 1 alen trội = C2na / 4n = C61 / 43 = 6/64
 tổ hợp gen có 4 alen trội = C2na / 4n = C64 / 43 = 15/64
- Cây có chiều cao 165cm hơn cây thấp nhất = 165cm – 150cm = 15cm 
→ có 3 alen trội ( 3.5cm = 15cm )
* Vậy khả năng có được một cây có chiều cao 165cm = C63 / 43 = 20/64
2.2 Một số bài tập củng cố	
 Câu 1: Lai hai thứ bí quả tròn có tính di truyền ổn định,thu được F1 đồng loạt bí quả dẹt. Cho giao phấn các cây F1 người ta thu được F2 tỉ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài. Cho  giao phấn 2 cây bí quả dẹt ở F2 với nhau.Về mặt lí thuyết thì xác suất  để có được quả dài ở F3 :
 A. 1/81                      B. 3/16                     C. 1/16                             D. 4/81
 Câu 2:  Ở người, bệnh phênin kêtô niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phênin kêtô niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh trên là
 A. 1/2                          B. 1/4  `                     C. 3/4                             D. 3/8
 Câu 3 : Phenylkêtô niệu và bạch tạng ở người là 2 bệnh do đột biến gen lặn trên các NST thường khác nhau. Một đôi tân hôn đều dị hợp về cả 2 cặp gen qui định tính trạng trên. Nguy cơ đứa con đầu lòng mắc 1 trong 2 bệnh trên là
 A. 1/2                       B. 1/4                              C. 3/8                              D. 1/8
 Câu 4: Một đôi tân hôn đều có nhóm máu AB. Xác suất để đứa con đầu lòng của họ là con gái mang nhóm máu là A hoặc B sẽ là:
 A.6,25%                         B.  12,5%                      C.  50%                    D. 25%
 Câu 5: Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Vợ và chồng đều bình thường nhưng con trai đầu lòng của họ bị bệnh bạch tạng. Xác suất để họ sinh 2 người con, có cả trai và gái đều không bị bệnh:
 A. 9/32                             B. 9/64                       C. 8/32                       D. 5/32
 Câu 6: Phép lai : AaBbDdEe  x   AaBbDdEe. Tính xác suất ở F1 có : Kiểu hình trong đó có ít nhất 2 tính trạng trội
 A. 156/256                 B. 243/256                 C. 212/256                 D. 128/256
 Câu 7: Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y.Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy người chồng không bị bệnh mù màu : Xác suất sinh con bị mù màu là:
 A. 1/2                        B. 1/4                         C. 3/4                            D. 1/3
 Câu 8: Chiều cao cây do 5 cặp gen PLĐL tác động cộng gộp, sự có mặt mỗi alen trội làm cao thêm 5cm. Cây cao nhất có chiều cao 220cm. Về mặt lý thuyết, phép lai AaBBDdeeFe x AaBbddEeFe cho đời con
 a) Cây có chiều cao 190cm chiếm tỉ lệ
 A. 45/128                   B. 30/128                   C. 35/128                   D. 42/128
 b) Cây có chiều cao 200cm chiếm tỉ lệ
 A. 24/128                   B. 30/128                   C. 18/128                   D. 21/128
 Câu 9 : (ĐH 2011)Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác suất sinh một người con có 2 alen trội của một cặp vợ chồng đề có kiểu gen AaBbDd là:
 A. 	B. 	C. 	D. 
 Câu 10: Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn (h) trên NST X qui định, không có alen tương ứng trên Y, alen trội (H) tuơng ứng cho tính trạng bình thường. Người phụ nữ di hợp lấy chồng khoẻ mạnh thì xác suất họ sinh con trai bị bệnh là:
 A. 100%.                      B. 25%.                        C. 12,5 %.                    D. 50%.
 Câu 11: Trong phép lai P: ♂ AaBbCcDd  x  ♀ aaBbccDd. Hãy cho biết tỉ lệ đời con có kiểu hình (KH) giống mẹ là bao nhiêu? (Biết rằng các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau)
 A. ¾ . ½ . ½ . ¾            	 B. ½ . ½  . ½ . ½            
 C. ½ . ½ . ¾ . ¾            	 D. ½ . ¾ . ½ . ¾ 
 Câu 12: Giả sử không có đột biến xảy ra, mỗi gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai AabbDdEe x aaBbddEE cho đời con có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ
	 A. 6,25%	B. 12,50%	C. 18,75 % 	D. 37,50%
 Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Cho cây (P) có kiểu gen Aa tự thụ phấn thu được F1; tiếp tục cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết rằng không có đột biến xảy ra, số cây con được tạo ra, khi các cây F1 tự thụ phấn là tương đương nhau, Tính theo lí thuyết, cây có kiểu hình đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ:
	 A. 50,0%	B. 37,5%	C. 62,5%	D. 75,0%
 Câu 14: Cho biết không có đột biến, hoán vị gen giữa alen B và b ở cả bố và mẹ đều có tần số 20% . Tính theo lí thuyết, phép lai x cho đời con có kiểu gen là:
	 A. 10%	B. 16%	C. 4%	D. 40%
 Câu 15: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là:
	 A. 90%	B. 96%	C. 32%	D. 64% 
 Câu 16: Một cặp vợ chồng dự kiến sinh 3 người con .
a) Nếu họ muốn sinh 3 người con trai thì khả năng thực hiện mong muốn đó là bao nhiêu?
b) Tìm xác suất để trong 3 lần sinh họ có được cả trai và gái.
 Câu 17 : Chiều cao cây do 3 cặp gen PLĐL, tác động cộng gộp quy định.Sự có mặt mỗi alen trội trong tổ hợp gen làm tăng chiều cao cây lên 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao = 150cm. Cho cây có 3 cặp gen dị hợp tự thụ. Xác định:
- Tần số xuất hiện tổ hợp gen có 1 alen trội, 4 alen trội.
- Khả năng có được một cây có chiều cao 165cm
 Câu 18 : Ở cà chua gen R quy định quả đỏ, gen r quy định quả vàng. Cà chua quả đỏ lai với quả vàng cho F1 thế nào?
 Câu 19 : Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền.
- Hảy tính tần số các alen và thành phần các kiểu gen của quần thể. Biết rằng, bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.
- Tính xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu lòng bị bệnh bạch tạng.
 Câu 20 : Bố và mẹ đều dị hợp về tóc quăn thì sinh các con thế nào? Biết rằng gen A là trội hoàn toàn quy định tóc quăn, a quy định tóc thẳng.
Ở đây phải hiểu bản chất là nếu xu hướng xảy ra của hiện tượng, tức là xác suất để có con tóc quăn là 75% hay tần số gặp là 0,75.
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
 1, Kết quả đề tài
Qua 2 năm liên tục giảng dạy chương trình sinh học 12, (2009 -2010) , (2011 – 2012), khả năng tiếp thu và vận dụng của học sinh để giải các bài tập xác suất đã mang lại những kết quả đáng mừng . 
 + Số học sinh hiểu bài và vận dụng giải bài tập có hiệu quả cao dần, thể hiện ở số lượng cũng như chất lượng của các lần kiểm tra, thi học kì, thi tốt nghiệp cũng như điểm thi của học sinh khối B vào các trường Đại học, cao đẳng đạt kết quả khả quan.
+ Đa số học sinh tỏ ra tự tin, hứng thú khi giải quyết các bài tập về xác suất sau khi được tiếp cận với nội dung, phương pháp giải được nêu trong sáng kiến kinh nghiệm.
+ Học một số dạng toán sinh học về xác suất, qua đó học sinh đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức liên quan tới quy luật di truyền. từ đó hiệu quả thi của học sinh ngày càng được nâng cao.
 2, Lớp kiểm chứng 
 - Trong quá trình nghiên cứu trong 2 năm, năm 2010 - 2011 đã thực nghiệm 2 lớp (12A2, 13A3), Năm học 2011 – 2012 đã thực nghiệm 3 lớp( 12A4, 12A5, 12A6) bằng 20 câu liên quan tới bài tập tính xác suất “ Thu thập trong đề thi học kì I, tốt nghiệp, đại học và một số câu hỏi khác”, kết quả như sau :
 * Năm học 2010 – 2011
 - Học sinh đạt loại giỏi ( Làm từ 16 câu trở lên) đạt 5%	
 - Học sinh đạt loại Khá ( Làm từ 13 đến 15 câu) đạt 28%
 - Học sinh đạt loại Trung bình ( Làm từ 10 đến 12 câu) đạt 56% 
 - Học sinh đạt loại Yếu ( Làm dưới 10 câu) đạt 11%
 * Năm học 2011 – 2012
 - Học sinh đạt loại giỏi ( Làm từ 16 câu trở lên) đạt 8 %	
 - Học sinh đạt loại Khá ( Làm từ 13 đến 15 câu) đạt 41 %
 - Học sinh đạt loại Trung bình ( Làm từ 10 đến 12 câu) đạt 44% 
 - Học sinh đạt loại Yếu ( Làm dưới 10 câu) đạt 7 %
* Qua hai lần thi học kì và một lần thi tốt nghiệp đều đạt kết quả cao.
ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Áp dụng cho tất cả học sinh lớp 12, nhất là học sinh học khá, giỏi, học sinh có nhu cầu thi vào Đại học, Cao đẳng khối B. (Khó khăn với học sinh học yếu, học thụ động)
- Thời gian sửa bài trên lớp ít, trong đó một số học sinh lại không chú ý tới học môn sinh nên cần có phương pháp để học sinh tự nghiên cứu là chủ yếu.
- Bài tập xác suất cần được phân loại cụ thể hơn, hệ thống bài tập cần được bổ sung nhiều hơn để học sinh tự làm
- Phải phân loại học sinh “ Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém” trong quá trình hướng dẫn để đạt kết quả tốt nhất.
V. MỘT SỐ SÁCH THAM KHẢO
 - Sách giáo khoa sinh học 12 (cơ bản + nâng cao), nhà xuất bản GD
 - Sách bài tập sinh học 12
 - Đề thi học kì , tốt nghiệp, đại học, cao đẳng
 - Toán xác suất - thống kê tác giả Đỗ Đức Thái – Nguyễn Tấn Dũng
 Nhà xuất bản Hà Nội
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Đình Đắc
PHỤ LỤC 
 I, Lí do
 II, Tổ chức thực hiện đề tài
 1, Cơ sở lí luận
 1.1 Khái niệm về xác suất
 1.2 Tổng xác suất
 1.3 Tích xác suất
 2, Nội dung, biện pháp thực hiện
 2.1 Một số dạng bài tập thường gặp và phương pháp làm
 2.2 Một số bài tập củng cố
 III, Hiệu quả đề tài
 IV, Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng.
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị :Trường THPT Thanh Bình
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân phú, ngày 21 tháng 5 năm 2012 
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2011- 2012
–––––––––––––––––
 Tên sáng kiến kinh nghiệm: HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ LÀM MỘT 
SỐ DẠNG TOÁN SINH HỌC VỀ XÁC SUẤT
Họ và tên tác giả: Nguyễn Đình Đắc Chức vụ: Giáo viên giảng day môn sinh học
Đơn vị : THPT Thanh Bình 
Lĩnh vực: 
- Quản lý giáo dục 	1	- Phương pháp dạy học bộ môn: .............................. 1
- Phương pháp giáo dục 	1	- Lĩnh vực khác: ........................................................1
Tính mới 
Có giải pháp hoàn toàn mới 1
Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có 	1
Hiệu quả 
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 1
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 1
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả 1
Khả năng áp dụng 
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: 	 	Tốt 1	 Khá 1	Đạt 1
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: 	Tốt 1	 Khá 1	Đạt 1
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: 	Tốt 1	 Khá 1	Đạt 1
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc
Sáng Kiến Liên Quan