Sáng kiến kinh nghiệm Hình thức thảo luận nhóm và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Văn ở trường THCS
Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được bàn luận một cách sôi nổi, đó là vấn đề quan trọng luôn được đề cập trong mỗi cuộc họp chuyên môn ở tất cả các trường học trên cả nước.Với bộ môn văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.
Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ : “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học” ; “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Trước kia phương pháp dạy – học văn cổ truyền chính là giảng văn và phân tích các nội dung trong bài học, có lẽ đây là hình thức duy nhất để tiếp cận văn bản.Tuy có những thành công nhất định thì vẫn là thầy phân tích –trò tiếp nhận.Dù có thành công nhưng vẫn là áp đặt cách hiểu, cách cảm thụ cho học sinh và lâu dần sẽ dẫn tới sự nhàm chán không thích tìm tòi,sáng tạo của các em. Chính điều đó đòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến trong việc dạy –học văn trong nhà trường,đây là nhu cầu thiết yếu đối với các nhà giáo dục và đội ngũ giáo viên giảng dạy môn văn.Chúng ta biết rằng môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhân cách học sinh,đặc biệt đối tượng của môn văn là những tác phẩm văn thơ,mà văn thơ lại là nghệ thuật của ngôn từ. Vì vậy với đối tượng học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà giáo viên chỉ phân tích, diễn giảng thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Chính vì vậy để thực hiện một giờ học có hiệu quả thì người giáo viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễn giảng,vấn đáp,nêu vấn đề,gợi ý và đặc biệt để tạo một giờ học phong phú, sinh động thì việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh trao đổi ý với nhau, bổ sung cho nhau các kiến thức còn thiếu, học sinh sẽ sôi nổi hơn trong học tập. Còn việc lồng ghép một số trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp học sinh cảm thấy hứng thú, tích cực, sôi nổi hơn đỡ nhàm chán trong một tiết học văn.
Bất cứ một người giáo viên nào có tâm huyết với nghề đều tự đặt ra câu hỏi làm thế nào để dạy và học tốt môn văn ?Từ xưa đến nay người ta vẫn nói :“Học văn thì dễ nhưng dạy văn thì rất khó” và thực tế cũng chứng minh điều đó. Quả là việc dạy văn vô cùng khó bởi dạy văn không chỉ là dạy đúng, đủ mà còn phải hay, phải lôi cuốn học sinh, làm cho học sinh hứng thú, say mê. Môn ngữ văn là môn học kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền thống và nhân loại, là môn học có ý nghĩa trong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh và rèn luyện những kỹ năng cơ bản cần thiết cho các em.Mặt khác đây lại là môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng bay bổng,sáng tạo của học sinh .Chính điều này làm cho việc dạy văn càng khó hơn, đặc biệt với đối tượng học sinh vùng dân tộc thiểu số như ở Long Phú chúng ta .
ủa chúng ta khả năng tư duy còn rất hạn chế ,hầu như các em chưa có tư duy sáng tạo, tư duy logic.Với các môn học khác các em cố gắng học thuộc, học vẹt những điều đã có ở trong sách giáo khoa , còn bộ môn văn do tính đặc thù đó là một môn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của mỗi người học sinh ,môn học mà chất liệu là ngôn từ với những hàm nghĩa sâu xa. Và hiện nay do chương trình vẫn còn những bài dạy dài so với thời lượng từ 45-90 phút nghiên cứu trên lớp nên học sinh lại càng khó tiếp thu hết kiến thức .Chính điều này mà học sinh của chúng ta bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm văn chương . Thứ hai do trình độ nhận thức của cha mẹ và ngay chính học sinh còn hạn chế. Thực tế còn có nhiều bậc phụ huynh không biết chữ nên phó mặc chuyện học hành của con cái cho nhà trường,ở nhà cha mẹ không hướng dẫn, chỉ bảo được cho con em mình mà chủ yếu là khoán trắng cho các em tự lo. Có cha mẹ còn không muốn con đi học mà chỉ muốn con ở nhà lên nương ,lên rẫy ,đi làm kiếm tiền.Cũng có cha mẹ đã nhận thức được việc học là quan trọng ,cũng đã có sự quan tâm nhưng sự quan tâm đó cũng chỉ là ‘hãy cố gắng học đi con” rồi để các con tự lo, từ góc học tập cũng chưa lo được cho con,đồ dùng học tập của con cũng không biết có đầy đủ hay không ? hôm nay con có đến lớp đúng giờ hay không? Chính vì vậy học sinh ngày càng lơ là hơn trong việc học . Đặc biệt chúng ta thấy rằng bộ môn văn là một bộ môn cần đầu tư nhiều thời gian nhất, nhưng đối với học sinh thuộc địa bàn huyện Đam Rông chúng ta việc đầu tư cho môn văn là điều khó khăn. Bởi học sinh của chúng ta ngoài thời gian học trên lớp ra, về đến nhà là buông sách vở lo lao động ,lên nương, lên rẫy kiếm sống, nhiều em còn là lao động chính trong gia đình, ban ngày lao động vất vả ban đêm các em không thể đầu tư cho học hành được nhiều.Đây là một trở ngại lớn nhất trong quá trình dạy –học trên địa bàn huyện Long Phú chúng ta. Bên cạnh những vấn đề trên thì trên thực tế vẫn còn một số ít học sinh ham thích môn văn,các em cũng mong muốn trở thành những học sinh giỏi môn văn bằng chứng là vẫn có những học sinh tham dự kì thi học sinh giỏi văn cấp huyện .Tuy nhiên những học sinh này cũng như các học sinh khác gia đình thì khó khăn thiếu tiền hỗ trợ để mua các phương tiện ,tài liệu học tập ,sách tham khảoChính điều này dần dần làm các em ngại và không mấy đầu tư vào môn văn. Với tất cả những khó khăn trên dẫn tới vấn đề chúng ta dạy học theo phương pháp trên học sinh của chúng ta thực hiện các thao tác chưa được nhanh nhẹn, một số em còn ỷ lại trông chờ bạn bên cạnh trả lời, tư duy ,sáng tạo của các em còn hạn chế nên quá trình thực hiện nội dung bài học còn chậm chạp. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.Các hình thức thảo luận nhóm,sử dụng trò chơi trong dạy học môn văn: 1.Hình thức thảo luận nhóm. 1.1.Cách thức tổ chức. Với hình thức thảo luận nhóm thì chúng ta có thể sử dụng trong tất cả các tiết dạy ở tất cả các bài. Còn hình thức tổ chức trò chơi thì chúng ta chỉ có thể áp dụng ở một số bài cho phù hợp ,chứ không phải bài nào cũng đem áp dụng. Tuy nhiên để sử dụng các trò chơi trong một tiết dạy thì bắt buộc trong đó sẽ có hình thức thảo luận nhóm. Khi cho học sinh thảo luận nhóm có rất nhiều cách để chúng ta thực hiện : 1.1.1. Viết sẵn câu hỏi ra giấy kẻ ngang rồi phát cho học sinh mỗi tổ 1tờ. 1.1.2. Ghi ra giấy rôki treo lên bảng hoặc bảng phụ,bảng mêka. 1.1.3. Chỉ cho học sinh câu hỏi trong sách và học sinh nhìn vào để thảo luận. 1.1.4.Từ một ý kiến của học sinh tổ chức cho các em thảo luận . 1.2.Chuẩn bị của giáo viên: 1.2.1.Chuẩn bị phương tiện: 1.2.1.1.Bảng phụ hoặc giấy rôki,bảng mêka viết bút phốt. 1.2.1.2.In hoặc viết sẵn câu hỏi ra giấy A4. 1.2.1.3.Câu hỏi phải được viết thẩm mĩ ,khoa học. 1.2.2.Chuẩn bị nội dung: 1.2.2.1.Câu hỏi thảo luận nên chia nhỏ,câu hỏi khó phải có câu hỏi gợi mở. 1.2.2.2. Nội dung câu hỏi phải rõ ràng ,phù hợp đối tượng học sinh . 1.2.2.3.Câu hỏi phải phát huy khả năng tư duy , kích thích khả năng sáng tạo cho học sinh. 1.2.2.4.Các câu hỏi chỉ tập trung xoay quanh nội dung chính của bài học. 1.2.2.5.Thời gian thảo luận không quá ngắn học sinh không kịp định hình,cũng không quá dài ảnh hưởng tới thời gian tiết học. 1.2.2.6. Phân nhóm cho học sinh thảo luận không nên quá ít mà cũng không quá đông. 1.2.2.7.Học sinh thảo luận xong giáo viên gọi một hai nhóm trả lời còn lại thu bài về nhà chấm và sửa hôm sau phát lại (tránh mất nhiều thời gian của tiết học). 1.2.2.8.Phân công một học sinh nhanh nhẹn làm trưởng nhóm, một học sinh ghi nhanh làm thư kí . 1.2.2.9.Việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm thì có thể sắp xếp bất kì khoảng thời gian nào trong tiết dạy. 1.3.Chuẩn bị của học sinh: 1.3.1.Phiếu học tập, 1.3.2. Đọc kĩ các câu hỏi trong phần bài học. 1.3.3. Ghi ý kiến của bản thân về các câu hỏi cho là khó. *Ví dụ: Khi dạy văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” để làm rõ hơn nhân cách cao đẹp của nhân vật Vũ Nương chúng ta có thể dùng câu hỏi thảo luận như sau: ? Lời trăng trối của bà mẹ chồng giúp ta hiểu thêm điều gì về Vũ Nương. * Hoặc khi dạy văn bản: “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy rõ nghệ thuật của bài thơ cũng như sự chuyển ý thơ chúng ta có thể đặt câu hỏi: ? Câu thơ thứ 7 trong bài có điều gì đặc biệt. *Đối với bài: “ Bếp lửa” của Bằng Việt: ? Tại sao tác giả lại viết “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” sau đó dùng câu hỏi gợi: ( từ ấp iu thể hiện hành động như thế nào? Bếp lửa luôn gắn với hình ảnh nào trong bài thơ? Bếp lửa có thể hiện được sự ấp iu không ?.... *Đối với bài: “Ánh trăng” của Nguyễn Duy : ? Tư thế, tâm trạng , cảm xúc của tác giả khi đột ngột gặp lại vầng trăng?......... 2.Hình thức sử dụng trò chơi trong dạy học văn. 2.1.Cách thức tổ chức. Đối với việc sử dụng trò chơi thì chúng ta cũng cần chú ý lựa chọn trò chơi phù hợp với từng nội dung bài dạy và thời gian của tiết học.Có thể sử dụng trò chơi “giải ô chữ” , “rung chuông vàng”, “tiếp sức” Ví dụ :để dạy các văn bản ,những tác phẩm truyện chúng ta có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : “giải ô chữ” bằng cách kẻ sẵn các ô chữ trên bảng phụ và đưa ra các câu hỏi gợi ý để tìm ra nội dung ,nghệ thuật chính của truyện.Giáo viên cũng có thể tổ chức trò chơi “rung chuông vàng” ở cuối tiết học bằng cách phân chia lớp thành nhiều nhóm và đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm để học sinh thảo luận ,nhóm nào trả lời đúng sẽ được điểm tối đa .Hoặc khi dạy các bài tiếng việt chúng ta có thể tổ chức trò chơi “tiếp sức” ví dụ :học sinh này đưa ra ví dụ ,học sinh trong nhóm bổ sung lẫn nhau đến khi rút ra được kết luận thì giáo viên ghi điểm cho nhóm đó.Tuy nhiên phải chú ý một điều khi tổ chức các trò chơi giáo viên cần lưu ý nêu trước thể lệ trò chơi và quy định thời gian cho học sinh biết để thực hiện.Và đặc biệt phải chú ý kết hợp các phương pháp khác để có hiệu quả cao trong tiết dạy. Và khi đưa ra câu hỏi gợi ý trong trò chơi “giải ô chữ” giáo viên phải chú ý sử dụng các câu hỏi gợi mở để học sinh nhanh chóng tìm ra ô chữ không để làm ảnh hưởng đến tiết học và cuối cùng học sinh sẽ tìm ra được từ khóa chính là nội dung bài học ,hoặc một phần của bài học ,ở mỗi một gợi ý tùy học sinh lựa chọn ô chữ để tăng thêm phần sôi nổi , hấp dẫn.học sinh trong nhóm trả lời không đúng giáo viên có thể gọi em khác tiếp sức thêm tránh để thời gian chết. 2.2.Chuẩn bị của giáo viên. 2.2.1.Đọc ,tìm hiểu nội dung bài học. 2.2.2.Xác định nội dung quan trọng nhất cần sử dụng trò chơi. 2.2.3.Sắp xếp các ô chữ trong bảng phụ,nếu dạy ứng dụng công nghệ thông tin chỉ việc cài đặt chế độ trong máy khi giảng dạy thực hiện từng bước với từng câu hỏi. 2.2.4.Hướng dẫn thể lệ , cách thức thực hiện trò chơi. *Ví dụ: Khi dạy bài “Ôn tập truyện trung đại” để cho giờ học sôi nổi hơn ,học sinh không cảm thấy nhàm chán ,gò bó chúng ta có thể sử dụng trò chơi “Rung chuông vàng” . Giáo viên chia lớp thành 4 đội sau đó nêu thể lệ cách thức,quy định của trò chơi. Lần lượt nêu các câu hỏi về các tác giả,năm sinh ,quê quán ,nội dung , nghệ thuật của các văn bản đã học. Các nhóm trả lời, giáo viên lần lượt loại những học sinh trả lời sai. Cuối cùng còn lại học sinh của nhóm nào trả lời đến câu hỏi cuối cùng thì nhóm đó được rung chuông vàng. *Hoặc khi dạy bài “Tổng kết về từ vựng” chúng ta có thể sử dụng trò chơi tiếp sức. Chia nhóm và công bố thể lệ ,cách thức trò chơi. Mỗi chuẩn bị một nội dung của bài học. Lần lượt gọi học sinh trong nhóm trả lời .Nhóm nào trả lời tiếp sức đúng thì đạt điểm tối đa, nhóm nào không tiếp sức được đổi cho nhóm khác và bị điểm trừ. *Khi dạy tiết tập làm văn: “ Người kể chuyện trong văn bản tự sự” chúng ta có thể sử dụng trò chơi giải ô chữ để tìm ra ngôi kể thứ nhất và vai trò của ngôi kể thư nhất. Trên đây chỉ là một vài ví dụ cụ thể về việc áp dụng các hình thức thảo luận và sử dụng trò chơi trong dạy học văn. Trong chương trình ngữ văn THCS còn rất nhiều bài có thể áp dụng cả hai hình thức trên. II.Phạm vi áp dụng: 1.Các hình thức trên được áp dụng ở học sinh khối 9 trường THCS Long Phú. 2.Phạm vi áp dụng các hình thức trên với phần văn bản đặc biệt một số văn bản tự sự 2.1.Văn bản: “chuyện người con gái Nam Xương”. 2.2.Tác phẩm:“Truyện Kiều”. 2.3. Văn bản “Làng”. 2.4. Văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa”. 2.5. Văn bản:“ Chiếc lược ngà”,(học kì I); 2.6.Văn bản: “Những ngôi sao xa xôi’. 2.7. Văn bản: “Bến quê”. 3.Tiếng việt : 3.1.“ Các phương châm hội thoại” , 3.2.“Xưng hô trong hội thoại”, . 4.Tập làm văn: 4.1. Bài: “Miêu tả trong văn tự sự”, 4.2. Bài: “Đối thoại ,độc thoại .độc thoại nội tâm”, 4.3. Bài: “Người kể chuyện trong văn tự sự”. Bài dạy thực nghiệm : tiết 68 tập làm văn “người kể chuyện trong văn tự sự” –NV 9 (Học kì I). III.Bài dạy thực nghiệm: Tất cả những vấn đề đã nói ở trên chỉ là lý thuyết và để thấy được kết quả cụ thể thì bản thân tôi đã tiến hành thực hiện cụ thể một tiết dạy tập làm văn có sử dụng hình thức thảo luận nhóm và trò chơi như sau: 1.Về phía chuẩn bị của giáo viên: 1.1.Giáo viên thực hiện quy trình lên lớp với bài “người kể chuyện trong văn tự sự” như một tiết dạy bình thường ,trong khi giảng dạy căn cứ từng câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm và chơi các trò chơi. 1.2Giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị bài ở nhà . 1.3Lên lớp hướng dẫn cho học sinh biết về hình thức học tập,cách thức tiến hành trò chơi ,thảo luận như thế nào để các em định hình được. 1.4.Nếu dạy bình thường thì giáo viên chuẩn bị một bảng phụ bằng mêca để sử dụng bút phốt còn nếu dạy học ứng dụng công nghệ thông tin thì có sự thuận lợi hơn đó là khi đưa ra các ô chữ chúng ta có thể cho xuất hiện lần lượt với các kiểu chữ khác nhau ,từ chìa khóa có thể được bôi màu ẩn đi khi học sinh trả lời xong mới xuất hiện .khi học sinh trả lời đúng trên máy chúng ta cài chế độ cổ vũ ,khen thưởng làm học sinh hứng thú hơn . 2.Về phía chuẩn bị của học sinh: 2.1.Cần đọc các ví dụ thật kỹ nghiên cứu các câu hỏi trong SGK 2.2.Có thể chuẩn bị sẵn phiếu học tập và giấy nháp. 3.Tiến trình bài học: -Ổn định tổ chức -Kiểm tra bài cũ: bằng hình thức vấn đáp hoặc trắc nghiệm. -Bài mới: *Hoạt động 1:Giới thiệu bài (dẫn vào bài). *Hoạt động 2: Học sinh đọc đoạn trích SGK trả lời các câu hỏi nhỏ(a,b,c) riêng câu d để kích thích khả năng tư duy của học sinh giáo viên tổ chức phát phiếu học tập trong đó có các câu hỏi gợi ý để học sinh thảo luận trả lời. *Hoạt động 3: giáo viên đọc đoạn trích qua một lần chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức trò chơi “giải ô chữ” để học sinh xác định được nội dung đọan trích ,ngôi kể,vai trò của ngôi kể. *Hoạt động 4: Giáo viên dùng hình thức vấn đáp để học sinh so sánh vai trò của hai ngôi kể ( ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất ). Tuần 14 Tiết 68 Tập làm văn: NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A.Mục đích yêu cầu: - KT:giúp học sinh hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện , vai trò và mối quan hệ giữa người kể với ngôi kể trong văn tự sự. -KN:Rèn luyện kỹ năng nhận diện ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể trong văn tự sự -TĐ: Nhập vai phù hợp khi kể chuyện , sử dụng ngôi kể thích hợp không lẫn lộn khi viết văn,khi kể chuyện. -Tích hợp: văn bản “lặng lẽ Sa Pa” tiết luyện nói của tuần 13 . B.Phương pháp: Đàm thoại ,vấn đáp,gợi mở, thảo luận ,sử dụng trò chơi. C.Chuẩn bị : -GV: bài soạn , tìm hiểu các đoạn văn có các ngôi kể khác nhau, phiếu học tập ,bảng phụ có ô chữ, bút phốt. -HS: tìm hiểu các đoạn văn trong SGK ,phiếu học tập. D.Tiến trình bài dạy: 1.ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp,vệ sinh lớp học. 2.Kiểm tra bài cũ: dùng hình thức vấn đáp: -GV: Khi kể chuyện người kể thường sử dụng các ngôi kể nào? Khi người kể xưng “tôi’ trong văn bản thì ngôi kể đó thuộc ngôi kể nào? -HS: Khi kể chuyện người kể thường sử dụng các ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba để kể chuyện. Khi người kể xưng “tôi” thì ngôi kể đó thuộc ngôi kể thứ nhất. 3.Bài mới: giới thiệu bài : ở các lớp 6,7,8 các em đã được học về ngôi kể và chuyển đổi ngôi kể .Trong chương trình ngữ văn lớp 9 ,các em tiếp tục được học nâng cao hơn một bước về người kể chuyện và ngôi kể trong văn bản tự sự ,cụ thể như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu giờ học hôm nay. *Tiến trình bài học: *Hoạt động 1: ngữ liệu và phân tích ngữ liệu: -HS: đọc đoạn trích SGK/192 -GV nêu vấn đề: đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ,của tác giả nào? ?Đoạn trích trên kể về ai ? kể về sự việc gì? ?Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên. ? Những dấu hiệu nào cho biết ở đây không phải là các nhân vật trong đoạn trích kể chuyện?( gợi: người kể có xưng tôi hoặc tên của một trong ba nhân vật không?). -HS: trả lời -GV: chốt ý. ? Những câu “giọng cười .tiếc rẻ”, “những người .như vậy” là nhận xét của người nào ,về ai? -HS: trả lời -GV:=> đó là lời của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. HS: Thảo luận câu d* SGK (3phút) -GV: gợi ý : căn cứ vào chủ thể kể câu chuyện ,đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn của người kể và lời văn. -GV: phát phiếu học tập->HS: Thực hiện -GV:Dùng bảng phụ đã ghi sẵn nội dung và phân tích ? Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy ? người kể chuyện có vai trò gì ? - HS: Thực hiện ghi nhớ Sgk/193. *Hoạt động 2: -phân tích ngữ liệu 2 -HS: Đọc đoạn trích 2phút: -GV:chia lớp thành 4 nhóm và tổ chức trò chơi “giải ô chữ” trong thời gian 5phút Nêu thể lệ ,cách thức tiến hành trò chơi + trò chơi có các ô chữ gồm 8 hàng ngang Mỗi một hàng ngang có một gợi ý để trả lời Lần lượt các tổ được gọi và lựa chọn hàng ngang -Hàng ngang số1: gồm 10 chữ cái :Bút danh của tác giả đoạn trích trên là gì? -Hàng ngang thứ 2: gồm 11 chữ cái: tên của văn bản trên ? -Hàng ngang thứ 3:gồm 6 chữ cái :nhân vật chính đoạn trích trên là ai? -Hàng ngang thứ 4:gồm 3 chữ cái : câu nói đầu tiên khi mẹ chú bé gặp chú bé là gì? -Hàng ngang thứ 5: gồm 3 chữ cái : người kể chuyện trong đoạn trích xưng hô như thế nào? -Hàng ngang thứ 6:gồm 7 chữ cái: khi đuổi theo mẹ chú bé đã thở như thế nào? -Hàng ngang thứ 7:gồm 11 chữ cái :mẹ chú bé đã lấy vạt áo làm gì ? -Hàng ngang thứ 8:gồm 1 chữ cái: số đầu tiên trong dãy số tự nhiên? -Từ chìa khóa: hàng dọc gồm 8 chữ cái bắt đầu bằng chữ N là ngôi kể của đoạn trích? ? So sánh vai trò của 2 ngôi kể ?( gợi :ngôi kể thứ 3 có ưu ,nhược gì ,ngôi kể thứ nhất có ưu nhược gì ?) -GV: Phân tích qua và củng cố lại nội dung của bài. *Hoạt động 3: -GV:Tổ chức cho học sinh chuyển đổi ngôi kể . -HS :Thực hiện. -GV:Nhận xét I.Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự : 1.Đoạn trích SGK/192: -kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già ,cô kỹ sư và anh thanh niên. -người kể không xuất hiện trong câu chuyện (vô nhân xưng ) -người kể ở ngôi thứ ba (tác giả là người kể câu chuyện. Ngôi kể này người kể chuyện dường như biết hết ,thấy hết mọi việc => Trong văn bản tự sự kể theo ngôi thứ 3 người kể dấu mình đi nhưng lại có mặt khắp nơi trong văn bản nên miêu tả bao quát các đối tượng ,tạo ra cái nhìn nhiều chiều .Người kể có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện * Ghi nhớ SGK /193: 2.Đoạn trích SGK/ 193: N G U Y Ê N H Ô N G T R O N G L O N G M E B E H Ô N G C O N N I N Đ I T Ô I H Ô N G H Ô C T H Â M N Ư Ơ C M Ă T I *.Kết luận: - Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ cảm động giữa chú bé Hồng với mẹ . -Cách kể ở đọan trích này xưng “tôi” là bé Hồng . -Người kể chuyện xưng “tôi” thuộc ngôi thứ nhất => người kể đi sâu miêu tả nội tâm với những diễn biến tinh vi ,phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn mình.Tuy nhiên lại không bao quát được các đối tượng khác. II.Luyện tập: -Chuyển đổi ngôi kể ở đoạn trích 1 thành ngôi kể thứ nhất với người kể chuyện là anh thanh niên. *Hoạt động 4: Củng cố -dặn dò: - GV: hệ thống lại vai trò người kể chuyện ở hai ngôi kể trên - Về nhà các em chuyển đổi ngôi kể ở hai đoạn trích trên theo các ngôi -Soạn bài “ Chiếc Lược Ngà” KẾT QUẢ Trên đây là một vài nhận biết và việc làm cụ thể của bản thân tôi trong việc thực hiện theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy –học giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở. Qua tiết dạy có vận dụng hình thức thảo luận nhóm và sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở Long Phú tôi đã thu được một số kết quả sau: -Tiết học tập làm văn khi xưa trầm lắng ,tẻ nhạt ,chỉ có thầy hỏi trò trả lời thì bây giờ các em cảm thấy thoải mái hơn ,sôi nổi thảo luận với nhau và đưa ra các ý kiến của bản thân. -Giờ học không còn là thầy hỏi rồi tự trả lời mà đã có học trò tham gia đối thoại ,tranh luận -Các em cảm thấy hứng thú hơn không uể oải trong giờ học . -Các em rất thích thú với việc tổ chức trò chơi ,hầu như tất cả học sinh đều muốn tham gia vào cuộc chơi đó -Và đặc biệt có những em học yếu cũng tích cực tham gia trò chơi .Khi học sinh đã tích cực tham gia sôi nổi thì sẽ tránh được hiện tượng không chú ý khi thầy cô giảng bài. C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Với hình thức thảo luận nhóm và sử dụng trò chơi trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học cơ sở đã một phần gây hứng thú hơn trong tiết học ,học sinh đã có sự chuyển biến hơn tích cực giao lưu với thầy cô giáo hơn ,trong mỗi giờ học tất cả học sinh đều tham gia và muốn tham gia vào quy trình dạy –học,các em không còn thụ động ngồi nghe giáo viên giảng bài mà cảm thấy hứng thú hơn ,hăng say phát biểu bài hơn.Tuy nhiên đây chưa phải là phương pháp tối ưu nhất bởi vì cũng không phải tiết dạy văn nào chúng ta cũng áp dụng được các trò chơi một cách hiệu quả .Chính vì vậy khi dạy bất kì một tiết học nào chúng ta cũng cần kết hợp rất nhiều các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy của mình. Hình thức thảo luận nhóm thì chúng ta đã áp dụng từ rất lâu và ít nhiều đã đạt kết quả cao trong dạy học,còn hình thức sử dụng trò chơi khi giảng dạy môn ngữ văn chắc chắn đây là hình thức đang còn khá mới mẻ đối với mỗi giáo viên văn .Mặc dù trong quá trình giảng dạy bản thân tôi cũng nhận thấy còn một số thiếu sót ,hạn chế khi áp dụng các hình thức trên .Bởi kinh nghiệm trên chỉ là kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi và những kinh nghiệm đó bản thân tôi cũng chỉ mới áp dụng ở một số tiết ở lớp 9 trong những tháng gần đây.Tuy nhiên tôi cũng xin được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp mong góp một chút sức mình vào công tác đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường .Trong quá trình thể nghiệm và viết lý thuyết những kinh nghiệm này không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự góp ý ,chỉnh sửa của lãnh đạo nhà trường cũng như của các đồng nghiệp. Qua việc chia sẻ một chút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy của mình bản thân, tôi cũng rất mong được sự quan tâm,giúp đỡ của các cấp lãnh đạo: *Về phía nhà trường: Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn văn,sắp xếp để các em học sinh có điều kiện tham khảo,nghiên cứu.Có thể mua thêm máy chiếu để việc giảng dạy thuận lợi hơn. *Về phía lãnh đạo phòng giáo dục: Nên tăng cường mở các hội nghị ,chuyên đề trao đổi về phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ở Long Phú chúng ta. Long Phú ,ngày 10 tháng 09 năm 2009 Người viết Bùi Như Lạc
File đính kèm:
- Sang_kien_cuc_hay.doc