Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh Lớp 3

 Như chúng ta đã biết đạo đức là “cái gốc” của con người. Khi sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Cổ nhân xưa có câu: “Nhân chi sơ, tính bản thiện, con người chỉ không thiện (Đức) khi hấp thụ những điều ác, điều không tốt và không được giáo dục, không được rèn luyện. Cũng chính vì thế mà từ xa xưa các cụ đồ (người dạy học) đã có quan điểm dạy học: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Thật vậy, giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trọng của quá trình sư phạm, đặc biệt là ở tiểu học. Nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày.Có thể nói, nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày.

Cụ thể trong nhà trường hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm giúp các em có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình và cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó nhằm phát triển nhân cách của các em một cách trọn vẹn, là nền tảng cơ bản để hình thành cho các em ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và thói quen đạo đức, nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Mặt trái của quá trình hội nhập đó là tình trạng xói mòn về đạo đức, sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: buôn lậu, ma tuý,nghiện ngập, game oline điều đáng lo ngại là không ít học sinh chưa có chuẩn mực hành vi đúng đắn, có những biểu hiện lệch lạc: nói tục, chửi thề, gây gổ, đánh nhau, thích chơi bời lêu lổng, thiếu lễ độ với người lớn (kể cả ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.).

Với vai trò là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: muốn có những công dân tốt có ích cho xã hội, có ích cho nước, có lợi cho nhà thì trước tiên cần phải giáo dục đạo đức cho học sinh.

 

doc12 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 11862 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đáo, ít liên hệ thực tế để học sinh dễ vận dụng, kiến thức thực tế để xây dựng các hành vi đạo đức cho các em còn hạn chế.
- Chưa quan tâm rèn luyện kĩ năng hành động, thực hành các hành vi đạo đức cho học sinh để việc “học” thực sự đi đôi với “hành” , “lý thuyết” gắn với “thực tế”.
b) Về phía gia đình 
 - Đa số các em học sinh là con em nông dân, công nhân nên thiếu sự quan tâm của gia đình, đồ dùng học tập còn thiếu, chưa được trang bị đầy đủ.
- Chưa có góc học tập thích hợp.
- Chưa nhắc nhở các em làm đúng theo các chuẩn mực.
c) Về phía cá nhân học sinh
- Học sinh còn nhỏ nên chủ yếu ham chơi.
- Học sinh chưa hiểu được ý nghĩa của các việc làm đúng theo chuẩn mực đạo đức.
- Một số em chưa cố gắng xem bài trước ở nhà.
- Học sinh chưa hợp tác với giáo viên.
 3.3 Các biện pháp thực hiện:
Để giúp học sinh hình thành thói quen đạo đức vận dụng được vào trong cuộc sống thì trước hết ta phải giáo dục, hình thành thói quen đạo đức cho các em trong chính môn đạo đức: 
* Giáo dục, hình thành thói quen đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức :
 Chương trình môn đạo đức ở lớp 3 hiện nay được thiết kế theo quan điểm tiếp cận lý thuyết hoạt động. Trong đó, sách giáo khoa đạo đức ở lớp 3 mới được thiết kế dưới dạng vở bài tập. Ở đó, hệ thống bài tập rất đa dạng như: bài tập mẫu hành vi qua tranh, từ việc phân tích tranh, học sinh rút ra bài học tương ứng; bài tập xử lý tình huống; kể truyện theo tranh; đánh giá quan điểm ý kiến, thái độ hành vi; tự nhận xét hành vi của bản thân, của ngưòi khác; thực hiện các trò chơi có nội dung học tập; bài tập đóng vai; bài tập thực hành... Để khái quát rút ra bài học; bài tập để giúp học sinh củng cố kiến thức, hình thành thái độ, kĩ năng hành vi; có bài tập thực hành để giúp học sinh tập áp dụng kiến thức vào cuộc sống và chuẩn bị cho bài học tiếp theo... Với kết cấu nội dung chương trình như vậy, để đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên cần sử dụng các biện pháp tích cực như: Phương pháp tình huống, luyện tập thực hành, đóng vai, đóng kịch, trò chơi, thảo luận nhóm, làm việc cá nhân, phương pháp rèn luyện, báo cáo, điều tra thực tiễn... Vận dụng đa dạng các hình thức tổ chức dạy học cũng như tích cực sử dụng các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học. 
Nhờ đó, học sinh có cơ hội tham gia hoạt động, được luyện tập thực hành, trải nghiệm để hình thành các kĩ năng hành vi ứng xử và bày tỏ thái độ của mình khi áp dụng vào thực tiễn, đồng thời cũng tránh được hiện tượng học sinh đã nắm vững kiến thức, thuộc lòng các chuẩn mực hành vi đạo đức theo yêu cầu bài học nhưng trong cuộc sống vẫn không có được kĩ năng hành vi tương ứng.
Để thực hiện tốt việc giáo dục và hình thành nên những thói quen hành vi chuẩn mực đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức, tôi luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các bài dạy đạo đức, không mang tâm lý xem nhẹ môn học này vì cho rằng đó là môn phụ và không phải thi cử nên có tâm lý chủ quan, dạy qua loa, chiếu lệ. 
Đối với 3 tiết dạy dành cho địa phương, tôi tiến hành khảo sát xem những vấn đề nào cần phải tăng cường giáo dục để từ đó biên soạn các tiết dạy này cho sát với tình hình thực tế ở địa phương.
Khi giảng dạy môn đạo đức, tôi thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức dạy học để tạo hứng thú cho các em khi tham gia học tập. Bên đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, nó ảnh hưởng sâu sắc đến chất lương và hiệu quả dạy học. Việc đánh giá kết quả học tập có nhiều hình thức khác nhau như: quan sát thái độ học tập, kiểm tra vấn đáp, trắc nghiệm, bày tỏ thái độTừ đó, học sinh có điều kiện thể hiện được bản thân và đặc biệt thực hiện được hành vi đạo đức của mình trong cuộc sống hằng ngày. 
Do đó, việc đánh giá phải được thể hiện trên tất cả các mặt: kiến thức, tình cảm thi độ và kỹ năng hành vi ứng xử của các em ở gia đình, nhà trường, cộng đồng. 
* Giáo dục, hình thành thói quen cho học sinh thông qua các môn học khác: 
 Không chỉ giáo dục hình thành cho học sinh các thói quen đạo đức thông qua môn đạo đức. Giáo viên khi dạy các môn nào, bài nào có nội dung liên quan đến môn đạo đức chúng ta nên lồng ghép vào giáo dục đạo đức cho học sinh với cách giáo dục phù hợp nhẹ nhàng sẽ như dòng nước mát thấm vào mặt đất, tăng giá trị giáo dục đạo đức. 
Từ đó, sẽ giúp các em hình thành nên những thói quen đạo đức lâu dài. Điều này phải cần thiết phù hợp, đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ. 
Những điều tưởng không liên quan nhưng là một trong những nền tảng hình thành nhân cách cho từng cá nhân, học sinh.
Ví dụ: Môn tiếng Việt với nhiều bài thơ, bài văn phong phú, đa dạng nói về quê hương, đất nước, con người, về cách ứng xử của các nhân vật khác nhau, nhờ đó mà có thể giáo dục hình thành cho các em tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao động, yêu con người, biết cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội và biết tỏ thái độ đối với các sự vật hiện tượng trong cuộc sống. 
Môn toán với hệ thống các bài học về bốn phép tính được mở rộng nâng cao dần từ đầu đến cuối chương trình học, các bài học về hình học, đặc biệt các bài toán có lời văn đều có ý nghĩa trong việc giúp học sinh hình thành những biểu tượng đạo đức và một số phẩm chất đạo đức tích cực như cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chính xác, tôn trọng sự thật. 
Hoặc như môn thủ công, ngoài kỹ năng khéo léo, tỉ mỉ, giáo viên còn giúp học sinh yêu quý những sản phẩm mình bỏ công sức làm ra, biết giúp đỡ ban bè khi cần thiết, vừa làm vệ sinh lớp học.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3 không chỉ đơn thuần là những bài học đạo đức ở trên lớp; những lý thuyết chung chung học mà không hành. 
Do vậy, lời nói việc làm của người lớn (ông, bà, cha, mẹ, thầy cô giáo...) trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày là khuôn mẫu, là gương sáng cho trẻ em ở bậc tiểu học. Để làm được điều đó, giáo viên chủ nhiệm không nên làm một mình mà cần tích cực kết hợp với phong trào đoàn thể trong nhà trường như phong trào Đội, sinh hoạt sao, các bậc phụ huynh và các phong trào đoàn thể ngoài nhà trường. 
Như vậy, từ việc giáo dục đạo đức, chúng ta sẽ hình thành cho trẻ những thói quen đạo đức thông qua các hoạt động ngoại khóa, tham quan du lịch
* Giáo dục hình thành thói quen đạo đức thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
 Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Để giúp các em bớt thời gian chơi vô bổ. Ngoài những giờ học, vào giờ ra chơi nên tổ chức cho học sinh vui chơi với các trò chơi dân gian như: nhảy dây, bắn bi, bịt mắt bắt dê, thi kể chuyện, thi chạy nhanh, thi hát hay múa dẻo, ô ăn quan, chơi chuyền... Hoặc tập cho học sinh những bài tập thể dục với gậy, vòng để rèn luyện thân thể vui chơi nhưng bổ ích. Các em không còn thời gian để gây gổ hay chửi thề.
 Ngoài giờ học chính khóa, tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học sinh tham gia. Chẳng hạn, tổ chức cho học sinh thăm các di tích lịch sử, di tích văn hoá để học sinh học tập các tấm gương của các danh nhân hoặc đến thăm các danh lam thắng cảnh, các khu vui chơi giúp các em có cơ hội vận dụng những điều đã học vào thực tế.
 Lứa tuổi tiểu học, học sinh rất ham hoạt động do đó cần phải tổ chức cho các em được tham gia các hoạt động “chơi mà học – học mà chơi” như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh nói về ước mơ của em, về chủ đề môi trường...
 Ở trường Tiểu học, hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú, đa dạng. Trong đó, có những hoạt động được tổ chức thực hiện theo tiến độ thời gian hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. 
Ví dụ: hoạt động 15 phút đầu giờ thì đọc báo, văn nghệ; 20 phút ra chơi thì bao gồm thể dục giữa giờ, vui chơi giải trí; chào cờ đầu tuần; sinh hoạt Sao; hoạt động thi đua trong tháng; hoạt động hè ở địa phương..., có những hoạt động được tổ chức theo chủ điểm để kỷ niệm các ngày lễ lớn như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; mời các vị lão thành cách mạng hoặc các vị có chức trách trong chính quyền địa phương đến ôn lại truyền thống của bộ đội nhân ngày 22/12..
Có những hoạt động được tổ chức nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội. (Ví dụ: hoạt động nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa như ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt, vùng khó khăn, ủng hộ các bạn nghèo vui xuân; hoạt động văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch, thăm các gia đình chính sách; hoạt động bảo vệ môi trường...). Các hoạt động ngoài giờ lên lớp có vai trò giúp học sinh củng cố, mở rộng, khắc sâu tri thức khoa học nói chung và tri thức đạo đức nói riêng. 
Ngoài ra, Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Liên đội hình thành các câu lạc bộ, đội nhóm sở thích như Câu lạc bộ cờ vua, Đôi bạn cùng tiến, Nói lời hay làm việc tốt, Hoa bé ngoan, Nét chữ nết người hướng các em đến các hoạt động vui chơi bổ ích và giúp nhau cùng tiến bộ.
Qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, học sinh có cơ hội được vận dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, các giá trị nhân văn và kĩ năng ứng xử trong cuộc sống...Do đó, có thể khẳng định hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hình thức quan trọng để giáo dục học sinh.
Để tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt được kết quả như mong muốn, việc xây dựng kế hoạch là rất cần thiết, bao gồm kế hoạch hoạt động cho từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng chủ điểm, từng học kì và từng năm học. Trong đó cần nêu rõ nội dung giáo dục đạo đức được thể hiện trong từng hoạt động được tổ chức. Vì thế muốn tổ chức tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi phải học hỏi, tìm hiểu thu thập thông tin về thực tế cuộc sống, tình hình chính trị xã hội để cung cấp triển khai nội dung cho các em học sinh. Tuy nhiên, để có được bản kế hoạch khoa học, phù hợp với đặc điểm nhà trường thì cần phối hợp chặt chẽ giữa tổng phụ trách đội, nhà trường, nên thiết kế và tổ chức một số hoạt động mẫu có lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức để học sinh học tập. Có thể chọn hoạt động hàng ngày, hàng tuần, hoặc hoạt động theo chủ điểm để làm hoạt động mẫu. 
Ví dụ: chọn hoạt động theo mẫu ở chủ điểm tháng 11: “Biết ơn thầy cô giáo”. Nội dung của chủ điểm bao gồm nhiều hoạt động đa dạng như thi đua nề nếp học tập tốt, giờ học tốt, giành nhiều điểm 10 kính tặng thầy cô, mit - tinh kỉ niệm và biểu diễn văn nghệ, thi viết chữ đẹp, thi kể chuyện... Mục tiêu của các hoạt động này nhằm giáo dục ý thức “Tôn sư trọng đạo”. Điều đó được thể hiện bằng lòng tôn kính, chăm chỉ học tập giành nhiều điểm tốt, vâng lời thầy cô... 
Về cách thức tổ chức, điều kiện thực hiện, thời gian,... cần phải được thiết kế, lên kế hoạch khoa học, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường. Trong quá trình thực hiện nên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tạo điều kiện về mọi mặt để tổ chức tốt hoạt động.
Khi đánh giá, cần xây dựng tiêu chí, chuẩn mực đánh giá cho mỗi hoạt động cụ thể và sử dụng nhiều hình thức kiểm tra nhằm thực hiện cho việc đánh giá kết quả hoạt động một cách khách quan, công bằng, chính xác, tạo tâm lý phấn khởi, tích cực thi đua hoạt động ở học sinh. 
Ví dụ: Hàng ngày, học sinh thực hiện hành vi đạo đức theo mẫu các chuẩn mực được học ở mọi lúc, mọi nơi trong các mối quan hệ, các tình huống khác nhau. Nhờ việc thực hiện thường xuyên như vậy hành vi của các em sẽ trở thành kỹ xảo thói quen bền vững (như lễ phép với người lớn tuổi, đi thưa về chào, bỏ rác đúng nơi quy định, giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng)
Khi luyện tập hành vi đạo đức cho học sinh có thể sử dung biện pháp tạo tình huống giáo dục, tức là chủ động tạo ra tình huống đạo đức một cách tự nhiên, đặt ra cho học sinh một cách “tình cờ”. Trước tình huống đó, các em tự lựa chọn cách ứng xử cho mình. Khi đó, việc thực hiện hành vi của trẻ không do thầy cô, cha mẹ, bạn bè ép buộc mà hoàn toàn theo ý thức, thái độ tự giác của các em. Từ đó, học sinh biết lựa chọn hành vi sao cho phù hợp chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở luyện tập các hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng sẽ hình thành nên những thói quen tích cực và bền vững. 
Ngoài những việc làm trên, chúng ta có thể sử dụng thêm những gương danh nhân, những gương đạo đức thực tế trong cuộc sống sẽ trở nên cụ thể hơn, sinh động hơn và có sức thuyết phục hơn để kích thích các em bắt chước theo.
Đối với các học sinh chưa ngoan, có những biểu hiện lệch lạc về mặt nhận thức đạo đức, tôi luôn tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân, phân tích những sai trái cho học sinh hiểu đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng, trao đổi trực tiếp với các em. Khi các em có tiến bộ tôi khuyến khích, động viên để các em phấn khởi, tự tin thêm vào năng lực của mình và từ đó mong muốn cố gắng tiếp tục thực hiện tốt hoạt động hành vi đó, đồng thời tạo nên dư luận tập thể lành mạnh khi các em biết ủng hộ, tán thành, khen ngợi việc làm tốt, hành vi tích cực của bạn. 
Bên cạnh đó, kết quả giáo dục đạo đức của học sinh còn chịu sự ảnh hưởng của gia đình. Vì thế, trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, tôi phải thực hiện liên kết với gia đình các em để tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh sống, đặc điểm về thể chất, tâm sinh lý của các em. Đồng thời, tôi cũng trao đổi với gia đình qua điện thoại, hoặc gặp trực tiếp thông báo về trường hợp học sinh có những biểu hiện cá biệt để cùng phối hợp giáo dục đạo đức đạt kết quả tốt hơn. Qua đó, tôi sẽ làm công tác tư vấn giúp cha mẹ các em hiểu rõ về giáo dục đạo đức cho học sinh. 
Phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể xã hội: Thực chất đây là sự liên kết giáo dục giữa nhà trường với xã hội. Các lực lượng xã hội cùng liên kết để giáo dục các em. Trên cơ sở đó, tổ chức các hoạt động như: tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, an toàn giao thông, chăm sóc bia tích lịch sử Điều đặc biệt quan trọng là mỗi thành viên của lực lượng xã hội khi tham gia công tác phải thực sự gương mẫu, là tấm gương về lao động, công tác, nhân ái, vị tha, văn minh trong quan hệ ứng xử với mọi ngườiđó là những tấm gương sống động và mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành nhân cách của các em và đây cũng chính là môi trường tốt và lành mạnh để các em thể hiện rõ hành vi của mình.
Giáo viên là tấm gương sáng tự học và tự rèn cho học sinh noi theo. Mọi cử chỉ lời nói của giáo viên đều có ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh cho nên nếu các hành vi đó không mẫu mực cũng sẽ làm cho học sinh dễ bắt chước theo. Chính vì thế, mà tôi luôn không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức, luôn mẫu mực trong cuộc sống, thiết lập mối quan hệ thường xuyên, thân thiết quan tâm gần gũi với các em như một người chị, người mẹ để dẫn lối chỉ đường nhằm hoàn thiện nhân cách đạo đức cho các em.
* Kết quả: Sau một thời gian giảng dạy lớp 3B, với những biện pháp nêu trên thì việc hình thành thói quen và vận dụng được vào trong cuộc sống của học sinh lớp tôi có bước tiến triển như sau : 
- Hình thành cho các em ý thức về những chuẩn mực hành vi đạo đức (tri thức và niềm tin) tạo nên những giá trị đạo đức phù hợp với những chuẩn mực quy định. 
- Giáo dục cho các em những xúc cảm, thái độ tình cảm đúng đắn liên quan đến những chuẩn mực hành vi quy định.
- Hình thành được cho các em những kỹ năng, hành vi phù hợp với các chuẩn mực và trên cơ sở đó rèn luyện thành thói quen đạo đức tích cực.
- Học sinh hứng thú với môn học hơn, các em thấy yêu thích môn học này.
- Học sinh rèn được các thói quen đạo đức và cũng vận dụng được vào cuộc sống thông qua các hành vi đạo đức cụ thể.
* Kết quả cụ thể:
 Sau bài đạo đức: “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước” ngày 25 tháng 03 năm 2015 tôi thu được kết quả như sau:
- Số lượng học sinh học bài: 26/26.
 * Ưu điểm:
- Học sinh nắm được lý thuyết là phải biết tiết kiệm cũng như bảo vệ nguồn nước ở trường học, ở nhà và địa phương.
- Các em đã có những việc làm cụ thể, thiết thực thể hiện sự tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
 * Hạn chế:
- Bên cạnh đó có một số em vẫn còn lãng phí nước, chưa có ý thức bảo vệ.
 * Cụ thể:
Tháng 9/2014
Số lượng
Tỉ lệ
Sĩ số
26
100%
Học sinh có thói quen đạo đức, biết vận dụng bài học vào cuộc sống
10
38,5%
Học sinh chưa có thói quen vận dụng vào cuộc sống
16
61,5%
Tháng 3/2015
Sĩ số
26
100%
Học sinh có thói quen đạo đức, biết vận dụng bài học vào cuộc sống
21
80,8%
Học sinh chưa có thói quen vận dụng vào cuộc sống
5
19,2%
 4. Kết luận và kiến nghị
* Nội dung: 
 Trong quá trình dạy và áp dụng những kinh nghiệm trên nhằm góp phần hình thành nên những thói quen đạo đức cho học sinh ở lớp 3, tôi cũng đã đọc kỹ và tìm hiểu nội dung chương trình môn học Đạo đức của lớp 3. Điều này rất có ích để tôi giáo dục đạo đức tốt hơn cho học sinh. Bên cạnh đó tôi cũng rút ra được một vài kinh nghiệm trong việc dạy học, tổ chức các hoạt động trong việc hình thành những thói quen đạo đức cho học sinh tiểu học.
- Người giáo viên cần nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình, chuẩn bị bài giảng chu đáo để tiết học thêm phong phú, đa dạng, sôi nổi, các em tiếp thu bài tốt hơn như thế kiến thức sẽ khắc sâu hơn.
- Kết hợp tốt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các tiết dạy ngoại khoá, các buổi sinh hoạt tập thể với nhiều chủ đề, nội dung phong phú, đa dạng về hình thức tổ chức để cuốn hút các em tham gia. 
- Liên hệ thực tế, thực hành vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày và luyện tập lâu dài để trở thành những thói quen tích cực và bền vững. Tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện các hành vi đạo đức một cách tự nhiên, các hành vi đó khi được lặp đi lặp lại sẽ trở thành các thói quen đạo đức
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá, tuyên dương những hành vi đúng, phát triển những gương người tốt việc tốt, kịp thời uốn nắn những biểu hiện sai lệch của học sinh để các em rèn luyện đúng hướng.
- Phối hợp chặt chẽ giữa: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức tốt cho học sinh.
- Ngoài ra giáo viên phải luôn có ý thức rèn luyện tay nghề, bồi dưỡng khả năng nghiệp vụ chuyên môn, không ngừng học hỏi để vươn lên, phải tích cực sáng tạo, tìm tòi suy nghĩ thiết kế nên một giờ học có nhiều hoạt động. Thường xuyên trau dồi phẩm chất tư cách đạo đức, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 * Ý nghĩa:
 Học sinh biết vận dụng các thói quen đạo đức vào cuộc sống, biết cách ứng xử phù hợp: lễ phép, kính trên nhường dưới, yêu thương cha mẹ, thầy côCác em dần dần học được cách “làm người” khi đang ngồi trên ghế nhà trường thì đó là niềm vui lớn nhất mà mỗi một người giáo viên đều muốn. Tạo được niềm vui cho phụ huynh.
 * Hiệu quả
 Học sinh tiến bộ rõ rệt, thường xuyên vận dụng các thói quen đạo đức tốt vào cuộc sống. 
 * Kiến nghị đề xuất
 - Hằng năm nhà trường chọn các sáng kiến tốt về môn học để in thành các tập san làm tài liệu tham khảo.
 - Cần phối hợp với phụ huynh một cách chặt chẽ để theo dõi hành vi của học sinh ở nhà.
 - Giáo viên cần phải như một tấm gương mẫu mực để học sinh noi theo.
 5. Tài liệu tham khảo
 Tôi thường mượn và sưu tầm các sách liên quan đến vấn đề hình thành thói quen đạo đức cho học sinh
 1/ Vở bài tập Đạo đức 3
 2/ Sách giáo viên Đạo đức 3
 3/ Tình huống Đạo đức từ thực tế. 
Qua thực tế giảng dạy trên lớp cùng với những kinh nghiệm của bản thân và qua sự nghiên cứu, học hỏi ở tài liệu, sách báo, đồng nghiệp tôi đã đúc kết được một số bài học kinh nghiệm như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, phần trình bày của tôi có thể còn những điều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các anh chị em đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Gio Sơn, ngày 20 tháng 4 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
 (Ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
1. Tên sáng kiến:	. trang 1
2. Phần mở đầu:	trang 1
a, Khảo sát số liệu: 	trang 2
b, Kết quả cụ thể:	trang 2
3. Nội dung:	trang 3
 3.1 Thực trạng: 	trang 3
 3.2 Nguyên nhân: 	trang 3
 3.3 Các biện pháp: 	trang 3 
* Giáo dục, hình thành thói quen thông qua môn Đạo đức:	trang 4
* Giáo dục, hình thành thói quen thông qua các môn học khác:	trang 5
* Giáo dục, hình thành thói quen thông qua hoạt động NGLL:	trang 5
4. Kết luận và kiến nghị:	trang 9
5. Tài liệu tham khảo:	trang 10

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan