Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành năng lực học tập tại thực địa nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua dạy học Địa lí 12

1. Khái niệm về phẩm chất và năng lực.

Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người; cùng

với năng lực tạo nên nhân cách con người.

Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái

độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình

huống đa dạng của cuộc sống.

2. Đặc điểm và phân loại năng lực.

2.1. Đặc điểm năng lực

- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức,

quan hệ xã hội, ) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người

này với người khác.

- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ

tồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng

lực vừa là mục tiêu vừa là kết quả hoạt động.

- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể,

do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự

quản lý bản thân, Vậy không tồn tại năng lực chung chung.

2.2. Phân loại năng lực

- Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi làm nền

tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.

Một số năng lực cốt lõi của học sinh gồm năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn

đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng công

nghệ và thông tin; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên

cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại

hình hoạt động.

3. Các năng lực đặc thù môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông

tổng thể.

3.1. Nhận thức khoa học địa lí.

3.1.1. Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian.

Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian trên cơ sở sử dụng bản đồ để

xác định và giải thích được ý nghĩa của vị trí địa lí, mô tả và lí giải được sự phân

bố của các đối tượng trong không gian, phát hiện, chọn lọc, tổng hợp và trình bày5

được đặc trưng địa lí của một địa phương. Từ đó, hình thành ý niệm về bản sắc

của một địa phương, phân biệt các địa phương với nhau.

3.1.2. Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí.

Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí bao gồm cơ chế diễn ra, sự

hình thành, phát triển và phân bố của quá trình tự nhiên và kinh tế - xã hội trên

Trái Đất; Hệ quả tác động của con người đến tự nhiên; Giải thích được tính cấp

thiết của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên và bảo vệ môi trường.

pdf73 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 663 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành năng lực học tập tại thực địa nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua dạy học Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..................................................... 16 
1. Học tập tại thực địa thông qua hoạt động trải nghiệm ở địa phương của trường THPT 
Cửa Lò và Cửa Lò 2. ..................................................................................................... 16 
1.1. Quy trình thực hiện. ................................................................................................ 16 
1.2. Nội dung, kết quả thực hiện. ................................................................................... 17 
1.3. Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu. ...................................................................... 23 
2. Tổ chức cho HS thực hiện dự án: “ Mô hình phát triển nông nghiệp sạch ở địa 
phương”. ........................................................................................................................ 25 
3. Tổ chức hội thi và chăm sóc di sản, bảo vệ môi trường địa phương............................ 26 
4. Thi tìm hiểu về các sản phẩm đặc trưng của địa phương. ........................................... 27 
4.1. Về công tác chuẩn bị .............................................................................................. 27 
5.Tổ chức thi tìm hiểu về du lịch biển Cửa Lò thông qua việc khai thác và sử dụng tư liệu 
trên internet, trang youtube. ........................................................................................... 31 
5.1. Về công tác chuẩn bị .............................................................................................. 31 
5.2. Tạo nhóm tham gia. ................................................................................................ 32 
5.3. Tiến hành thảo luận, chia sẻ ý kiến.......................................................................... 32 
5.4. Đánh giá kết quả. .................................................................................................... 32 
6. Tổ chức học thông qua diễn kịch, đóng vai. ............................................................... 32 
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. ............................................................... 33 
I. Thực hiện bài giảng. ................................................................................................... 33 
II. Kết quả thực nghiệm về giờ dạy. ............................................................................... 38 
III. Nhận xét của học sinh. ............................................................................................. 43 
IV. Nhận xét của giáo viên. ............................................................................................ 43 
V. Bài học kinh nghiệm. ................................................................................................ 43 
VI. Hướng phát triển. ..................................................................................................... 44 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 45 
I. Kết luận. ..................................................................................................................... 45 
II. Kiến nghị, đề xuất. .................................................................................................... 46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 48 
52 
PHỤ LỤC 1 
CÁC HÌNH ẢNH HỌC SINH HỌC TẬP NGOÀI THỰC ĐỊA 
Hoạt động học tập thực tế tại địa phương (Nghi Hương, Nghi Thu) 
53 
PHỤ LỤC 2 
CÁC HÌNH ẢNH HỌC SINH HỌC TẬP TRÊN LỚP VÀ 
BÀI THU HOẠCH SAU KHI ĐI THỰC ĐỊA 
54 
55 
PHỤ LỤC 3 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
BÀI 22: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP 
TÍCH HỢP DỰ ÁN “ TRẢI NGHIỆM MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP SẠCH 
TẠI ĐỊA PHƯƠNG” 
Học sinh thảo luận nhóm 
56 
Học sinh trình bày 
Hoạt động phỏng vấn cảm tưởng sau khi học tập tại thực địa 
57 
PHỤ LỤC 4 
TỔ CHỨC HỘI THI VÀ CHĂM SÓC DI SẢN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
 ĐỊA PHƯƠNG 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp của tổ Sử - Địa – Công dân – GDQP THPT Cửa Lò 
2 
Sân chơi rung chuông vàng THPT Cửa Lò 
Học sinh tham gia vệ sinh tại Nghĩa Trang tưởng niệm Liệt Sĩ Cửa Lò 
58 
PHỤ LỤC 5 
 (Tìm hiểu thủy sản nước ta bài 24: “Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm 
nghiệp”) 
(Phần thi kiến thức: Hoạt động 1: Khởi động: “Vòng quay may mắn”) 
59 
60 
PHỤ LỤC 6 
 (Hội thi tìm hiểu các sản phẩm đặc trưng địa phương vận dụng vào dạy học 
mục 1 - bài 24: “Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp”) 
(Phần thi kiến thức: Hoạt động 2: “Ô chữ bí mật”) 
61 
62 
PHỤ LỤC 7 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI XÂY 
DỰNG KẾ HOẠCH VÀ GIỜ DẠY BÀI 22: “VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN 
NGÀNH NÔNG NGHIỆP”TÍCH HỢP DỰ ÁN “ TRẢI NGHIỆM MÔ HÌNH 
NÔNG NGHIỆP SẠCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG” 
63 
PHỤ LỤC 8 
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM 
(LẬP KẾ HOẠCH) 
1. Thời gian, địa điểm, thành phần 
- Địa điểm:............................................................................................ 
- Thời gian: từ......giờ.....đến ....giờ ..........Ngày.......tháng......năm ..... 
- Nhóm số: ...; Số thành viên: ........................... Lớp:. 
- Số thành viên có mặt............ 
Số thành viên vắng mặt.......... 
2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành) 
.......................................................................................................................... ......
............................................................................................................................. ...........
.................................................................................................................. ......................
.......................................... 
 3. Bảng phân công cụ thể 
STT Họ và tên Công việc được giao 
Thời hạn 
hoàn thành 
Ghi chú 
1 
2 
3 
4 
5 
6 
7 
8 
9 
10 
4. Kết quả làm việc 
 ................................................................................................................................................. 
 ................................................................................................................................................. 
 ................................................................................................................................................. 
5. Thái độ tinh thần làm việc 
 ................................................................................................................................................. 
 ................................................................................................................................................. 
 ................................................................................................................................................. 
6. Đánh giá chung 
 ................................................................................................................................................. 
 ................................................................................................................................................. 
7. Ý kiến đề xuất 
 ................................................................................................................................................. 
 ................................................................................................................................................. 
Thư kí Nhóm trưởng 
64 
65 
PHỤ LỤC 9. 
PHIẾU ĐIỀU TRA: “Tình hình sử dụng hình thức dạy học tại thực địa ở 
trường THPT thông qua môn Địa lí 12 của giáo viên” 
Họ và tên giáo viên:............................... 
Trường:................... 
(Quý Thầy/Cô có thể không cần ghi các thông tin trên) 
Để có cơ sở thực tiễn cho nghiên cứu đề tài khoa học. Chúng tôi rất mong quý 
Thầy/Cô vui lòng trả lời đầy đủ các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô 
mà quý Thầy/Cô lựa chọn 
Câu 1. Theo thầy (cô), việc dạy - học và tổ chức học tập thực địatrên địa bàn 2 
trường THPT tại địa phương giảng dạy là 
□ rất cần thiết. □ cần thiết. □ chưa cần thiết . 
Câu 2. Theo thầy (cô), mục đích của việc tổ chức các hoạt động học tập thực địa tại 
địa phương mình qua dạy học Địa lí cho học sinh lớp 12 nhằm mục đích gì? 
□ Giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.
□ Hiểu hơn được đặc điểm Địa lí địa phương. 
□ Bị động trong xử lí các tình huống. 
Câu 3. Theo thầy (cô), HS chúng ta có thích hình thức học tập tại thực địa hay không? 
□ Có. □ Không. 
Câu 4. Nội dung chương trình Địa lí 12 để tổ chức học tập thực địa tại địa phương là 
□ rất phù hợp với nội dung chương trình giáo dục.. 
□ phù hợp với nội dung chương trình giáo dục. 
□ không phù hợp với nội dung chương trình giáo dục. 
Câu 5. Trong dạy học Địa lí 12 THPT hiện nay tại địa phương, việc dạy - học và tổ 
chức học tập thực địatrên địa bàn 2 trường cho học sinh là: 
□ thỉnh thoảng. □ hiếm khi. □ không bao giờ. 
Câu 6. Theo thầy (cô), việc dạy - học và tổ chức học tập thực địatrên địa bàn 2 
trường THPT tại địa phương nên tổ chức mức độ như thế nào? 
□ Thường xuyên. □ Thỉnh thoảng. □ Hiếm khi. 
Câu 7:Thầy/cô có sáng kiến gì để tổ chức dạy học trên thực địatrên địa bàn 2 
trường THPT tại địa phương thông qua dạy học môn Địa lí cho học sinh khối 12, 
nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh? 
66 
PHỤ LỤC 10 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH POWERPOINT/ẤN PHẨM 
Nhóm thực hiện:.............................................Ngày: ....................... 
Nhóm đánh giá:................................................................................... 
Nội dung Tiêu chí Điểm 
Đánh giá 
của bạn 
Đánh giá 
của giáo 
viên 
1. Bố 
cục 
- Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem 
- Cấu trúc mạch lạc, lôgic. 
- Nhất quán trong cách trình bày tiêu 
đề và nội dung 
0,75 
0,75 
0,5 
2. Nội 
dung 
- Sử dụng thông tin chính xác. 
- Thể hiện được kiến thức cơ bản, có 
chọn lọc. xác định được trọng tâm. 
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức 
1 
1 
1 
3. Hình 
thức 
- Thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn, 
sáng sủa. 
- Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ hợp 
lý. Số lượng slide đúng quy định 
- Nhất quán trong cách trình bày tiêu 
đề và nội dung 
- Hiệu ứng trình chiếu sinh động, hấp 
dẫn 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
4. 
Trình 
bày của 
HS 
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm 
nhấn, thu hút người nghe. 
- Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ 
phía GV hoặc bạn học. 
- Duy trì được giao tiếp bằng mắt, xử 
lý tình huống linh hoạt. 
- Không bị lệ thuộc vào phương tiện, 
có sự phối hợp nhịp nhàng giữa diễn 
giảng và trình chiếu. 
- Phân bố thời gian hợp lý. 
1 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
Tổng điểm 10 
67 
PHỤ LỤC 11 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIỂU PHẨM/ HOẠT CẢNH 
Nhóm thực hiện:.............................................Ngày: ....................... 
Nhóm đánh giá:................................................................................... 
Nội 
dung 
Tiêu chí Điểm 
Đánh giá 
của bạn 
Đánh giá của 
giáo viên 
1. 
Nội 
dung 
- Sử dụng thông tin chính xác. 
- Thể hiện được kiến thức cơ bản, có 
chọn lọc. xác định được trọng tâm. 
- Có sự liên hệ mở rộng kiến thức 
- Sinh động, hấp dẫn người xem 
1 
1 
1 
1 
3. 
Hình 
thức 
- Đạo cụ sinh động, hấp dẫn 
- Trang phục đẹp, tiết kiệm 
1 
1 
4. 
Trình 
bày 
của 
HS 
- Diễn linh hoạt, rõ ràng, mạch lạc, có 
điểm nhấn, thu hút người xem 
- Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ 
phía GV hoặc bạn học. 
- Duy trì được giao tiếp bằng mắt, xử 
lý tình huống linh hoạt. 
- Phân bố thời gian hợp lý. 
1 
1 
1 
 1 
Tổng điểm 10 
68 
TIỂU PHẨM: “KHỞI NGHIỆP TỪ GIA ĐÌNH” 
Mẹ: Ông ơi, thôi đừng uống rượu nữa. Tôi nấu ăn xong rồi, mời ông xuống ăn 
cơm. 
Bố: Bà để tôi uống thêm vài chén nữa. Cứ nghĩ đến thằng Thành là tui lại sầu 
bà ạ. 
Mẹ: Tôi đã nói nhiều mà ông vẫn cứ uống nó phá sức khỏe lắm ông ạ. Tôi 
cũng buồn lắm, tốt nghiệp Đại học 2 năm rồi mà suốt ngày nó chỉ ăn với ngủ, 
lúc nào cũng kè kè cái máy điện thoại trên tay. 
Bố: Bà là bà chiều nó quá. Từ ngày mai để nó làm nước mắm với tôi, chứ 
không thể để mãi như thế này được bà ạ. 
Mẹ: Ối giời, sao số tôi nó khổ thế này. Nuôi con ăn học 4 năm tốn kém mấy 
trăm triệu giờ chả nhẽ nó lại làm nước mắm như tôi với ông. 
Bố: Bà thấy đó, trong bối cảnh như hiện nay tìm việc làm ko hề dễ đặc biệt lại 
gặp dịch covid nữa. Việc làm đang là một vấn đề lớn ở nước ta bà ạ. Hiện nay 
trình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở nước ta còn nhiều. Tôi đọc mạng thấy 
năm 2019 ở nước ta tỉ lệ thất nghiệp 2,16%, thiếu việc làm 11,2%. Tôi với bà 
phải thay đổi tư duy cho con thôi bà ạ. Bà gọi Thành xuống đi ta sẽ nói chuyện 
với con. 
Mẹ: Thành ơi, Thành ơi xuống đây bố mẹ bảo. 
Thành: (nói vọng với giọng ngái ngủ) Mẹ đợi con một chút để con đánh răng rửa 
mặt đã ạ. 
Bố: Bà thấy chưa, thanh niên trai tráng mà 11h trưa mới ngủ dậy. Tôi không 
thể chấp nhận được điều này nữa. 
Thành đi vào mắt vẫn chăm chăm vào màn hình điện thoại. 
Bố: Con có cất cái điện thoại không, lúc nào cũng dí mắt vào cái điện thoại. 
Thanh niên 24 tuổi rồi mà không làm được trò trống gì cả. 
Thành: Bố mẹ chả tâm lý gì với con cái ạ. Con xem điện thoại là để tìm kiếm 
thông tin tuyển dụng của mấy công ty nước ngoài ở Hà Nội đấy ạ. Chớ giờ 
nghe bố mẹ đi làm mấy công ty ở Cửa Lò khi nào cho giàu được. 
Mẹ: Con suốt ngày mơ mộng hão huyền thôi, giờ phải thực tế con ạ. Năm 
ngoái mấy công ty ở gần nhà tuyển con không chịu đi giờ muốn xin cũng chịu. 
Bố mẹ tính rồi, trước mắt con sẽ cùng làm nước mắm với bố mẹ nhé. 
Bố: Mẹ nói đúng đấy con ạ. Sáng mai bắt đầu dậy sớm làm nước mắm cùng bố 
mẹ nha. 
69 
Thành (mắt vẫn dí vào màn hình điện thoại giọng giãy nảy lên): Con không 
làm nước mắm đâu. Bố mẹ không sợ người ta cười cho à. Đằng đằng là cử 
nhân kinh tế lại về đi làm nước mắm với lại làm nghề này khi nào cho đổi đời 
được. 
Bố: Thằng này láo. Thử hỏi không có nước mắm thì sao bố mẹ có thể sống lại 
còn nuôi mày và chị mày ăn học đại học tử tế, lo lắng cho cái nhà này khang 
trang được. 
Thành: Kệ bố mẹ, con không làm nước mắm đâu ạ. Con sẽ chờ đợi ra Hà Nội 
làm 
Bố: Mày cút ra khỏi nhà cho tau. 
Mẹ: Xin ông bớt giận. Để tui khuyên răn con từ từ 
Đi qua thấy ầm ĩ, anh cán bộ Đoàn của xóm bước vào. 
Cán bộ đoàn: Cháu chào hai bác, hai bác bình tĩnh ạ. 
Cả nhà chào lại cán bộ Đoàn 
Cán bộ đoàn: Nãy giờ cháu đứng ngoài nghe hết câu chuyện rồi ạ. Hai bác và 
em cứ bình tĩnh ạ. Trong bối cảnh hiện nay xin việc không hề dễ. Có nhiều 
hướng giải quyêt vấn đề việc làm mà chúng ta đã biết như : 
 - Ph©n bè l¹i d©n c-, lao ®éng. 
 - Gi¶m tØ lÖ gia t¨ng d©n sè. 
 - §a d¹ng ho¸ ho¹t ®éng s¶n xuÊt, ph¸t triÓn dÞch 
vô. 
 - Thu hót ®Çu t- n-íc ngoµi, xuÊt khÈu lao ®éng. 
 - §a d¹ng ho¸ lo¹i h×nh ®µo t¹o n©ng cao chÊt l-îng 
lao ®éng. 
Với em Thành, được đào tạo bài bản có kiến thức về kinh tế. Tại sao em 
ko dùng những kiến thức đã được học để áp dụng vào việc sản xuất kinh doanh 
của gia đình. Trong khi đó lợi thế của gia đình em là làm nước mắm gia truyền, 
ngon là một trong những hộ có uy tín chất lượng nhất trong phường Nghi Hải, 
trong khi Cửa Lò lại phát triển mạnh về du lịch. Chị tin nếu em cố gắng thì sẽ 
mở rộng được sản xuất kinh nước mắm và quảng cáo được thương hiệu nước 
mắm gia đình em đến người tiêu dùng ở ta, khách du lịch thậm chí vươn xa 
trên toàn quốc. 
Thành: Dạ, em đã hiểu rồi ạ. Con xin lỗi bố mẹ. Con hứa bắt đầu từ mai sẽ bắt 
đầu bắt tay vào làm cùng với bố mẹ để xây dựng thương hiệu nước mắm gia 
đình ta ạ. Con tin với kiến thức của con và sự hỗ trợ của bố mẹ con sẽ thành 
70 
công. Các bạn ạ, có nhiều cách khởi nghiêp, tuổi trẻ có thể suy nghĩ viển vông, 
to tát nhưng nếu có định hướng thì khởi nghiệp từ những cái nhỏ cũng sẽ rất 
thành công. 
PHỤ LỤC 12 
Bài dự thi : Hướng dẫn viên du lịch: 
“NGUỒN LỢI HẢI SẢN Ở THỊ XÃ CỬA LÒ”. 
NHÓM ĐẠI DƯƠNG – Lớp 12A3 
(Phần thi năng khiếu) 
Xin chào tất cả các bạn, tôi xin đại diện cho nhóm Đại Dương trình bày về 
sản phẩm của nhóm mình: 
Trước khi trình bày về sản phẩm của nhóm, tôi xin giới thiệu qua về những 
thuận lợi để phát triển nguồn lợi hải sản Cửa Lò như: Có ngư trường rộng lớn 
với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao, người dân cần cù, có nhiều kinh 
nghiệm trong sản xuất. Ngoài ra, trên địa bàn Cửa Lò còn có Phân viện nghiên 
cứu nuôi trồng thủy sản Bắc Trung Bộ, ngoài chức năng chính là nghiên cứu 
khoa học công nghệ và thực hiện các đề tài, dự án khoa học thì hàng năm đơn 
vị này còn sản xuất được khoảng 17 vạn cá giống các loại như: cá vược, cá giò, 
cá hồng Mỹ cung cấp cho người nuôi trong và ngoài tỉnh. Đây là điều kiện 
thuận lợi để Cửa Lò khai thác tốt tiềm năng kinh tế biển. 
 Hải sản là một nguồn quan trọng cung cấp protein trong khẩu phần ăn 
trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các vùng ven biển. Hải sản là nguồn thực phẩm 
quan trọng của con người. Hải sản không những có hương vị thơm ngon mà 
còn có giá trị dinh dưỡng cao. Nhiều loại hải sản được dùng làm thực phẩm và 
được chế biến làm nhiều món ăn, có mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn.Đồng 
thời có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch. 
 Nguồn lợi hải sản ở thị xã Cửa Lò rất đa dạng gồm: Tôm, cua , mực, ghẹ, 
ốc các loại....... 
1.Ghẹ: Là loại hải sản mà mọi người ưa chuộng nhất. Có năm loại ghẹ phổ 
biến nhất: ghẹ hoa, ghẹ xanh, ghẹ đỏ, ghẹ chấm, ghẹ bầu. Giá cả cũng không 
quá đắt, khi mua xong sẽ được người bán cho vào thùng xốp nhỏ có sẵn đá để 
bảo quản độ ươi nguyên của ghẹ. 
71 
2. Các loại cá: Hàng ngày, từ 5 giờ sáng, khi những chiếc thuyền đánh cá 
nối đuôi nhau về cập bến, cũng là lúc phiên chợ bến cá Nghi Thủy – Cửa Lò 
(Nghệ An) bắt đầu sôi nổi, thu hút nhiều khách hàng. Những chiếc thuyền cập 
bến mang theo niềm vui của một chuyến đánh bắt bội thu. Cá được chuyển lên 
bến, chung tay chuyển cá lên bến. Các tư thương chen nhau mua những mớ cá 
tươi ngon vừa được đánh bắt về, người bán, người mua nhộn nhịp. 
3. Tôm: Cung cấp nguồn protein dồi dào, bổ sung chất sắt, can xi, chứa 
nhiều omega 3 với rất nhiều loại có giá trị dinh dưỡng cao như tôm hùm, tôm 
sú, tôm he, tôm tít.... 
4. Các loại ốc, nghêu, sò: Gồm có: Ốc hương, ốc mỡ, ốc sư tử, ố vòi voi, ốc 
bàn tay, ốc tỏi, ốc hút......Nghêu, sò như: Sò huyết, sò lông, nghêu mật, nghêu 
trắng.....Đều là loại thực phẩm ít chất béo, giàu protein và rất giàu vitamin cùng 
khoáng chất cần thiết cho cơ thể như magie, selen, vitamin E và phốt pho 
72 
5. Mực: Mực là hải sản được nhiều người yêu thích với thịt mực dai giòn, 
ngọt ngọt., có nhiều khoáng chất như: Đồng, can xi, selen, prôtêin và các loại 
vitamin. Ở Cửa Lò câu mực nháy vào buổi đêm vừa là thú vui vừa đặc sản. 
Và nhiều loại hải sản khác: Sứa, cua biển, hải sâm......có giái trị dinh dưỡng 
cao 
Tất cả những nguồn lợi hải sản trên được người dân chế biến qua các món 
ăn hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng. Mặt khác, từ những sản phẩm 
ấy tạo thành làng nghề hải sản khô, 'đại sứ' du lịch Cửa Lò. 
Hay các sản phẩm chế biến nước mắm tương truyền từ lâu đời ở Cửa Hội 
73 
Một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của làng nghề chế biến nước mắm 
Cửa Lò là “nói không với hóa chất, không chất bảo quản”. Nước mắm được 
sản xuất ra và làm chín bằng ánh sáng tự nhiên của Mặt Trời, đảm bảo an toàn 
vệ sinh thực phẩm. 
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn lợi hải sản đang suy giảm do 
khai thác không bền vững như: Dùng chất nổ; chất độc; điện trong khai thác, 
tập trung khai thác ven bờ, khai thác hải sản không đúng kích thước qui định, 
công nghệ bảo quản còn lạc hậu... 
Vì vậy, cần phải tăng cường đánh bắt xa bờ, khai thác đúng tuyến; đúng 
thời vụ, ngăn chặn khai thác bằng ngư cụ cấm, bảo toàn nguồn lợi hải sản, 
hoàn thiện hệ thống pháp lí, tuyên truyền ý thức người dân, quản lí chất thải ra 
môi trường biển, hợp tác quốc tế..... 
Em xin hết, trân trọng cảm ơn quý thầy cô và các bạn đã lắng nghe. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_nang_luc_hoc_tap_tai_thuc_d.pdf
Sáng Kiến Liên Quan