Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự tác động có định hướng, có mục tiêu , có tổ chức, có kế hoạch. Đó là quá trình hoạt động có sự kết hợp đồng bộ vai trò chủ đạo của người thầy với sự tự giác, tích cực chủ động và rèn luyện của học sinh nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ.

Trong luật giáo dục Việt Nam năm 2005, mục tiêu giáo dục được xác định “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Nghị quyết Đại hội lần thứ hai Ban chấp hành trưng ương Đảng khóa VIII khi nói về vấn đề yếu kém của Giáo dục và Đào tạo đã nêu lên sáu yếu kém. Trong yếu kém về chất lượng và hiệu quả của Giáo dục và Đào tạo còn thấp” có nêu rõ: “ Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận trong học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão, lập thân lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước.

Nghị quyết cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân của những yếu kém là “ Giáo dục và Đào tạo chưa kết hợp chặt chẽ với lao động và sản xuất, nhà trường chưa gắn kết với gia đình và xã hội.”

Thực tế trong những năm gần đây cùng với sự hội hập vào nền kinh tế thế giới, lối sống mới đã có nhiều tích cực phần nào cũng ảnh hưởng đến các em học sinh, làm cho tinh thần động cơ của các em giảm sút.

Về phía gia đình, hầu hết đều muốn con em mình học đến nơi đến chốn, cố gắn tạo điều kiện cho con em học tập. Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh của con em ở vùng sâu, vùng xa có trình độ thấp, ít hiểu biết, suốt ngày chỉ lo lao động ngoài nương rẫy hoặc phải làm thuê kiếm sống nên ít quan tâm, thậm chí không quan tâm đến việc học hành của con em. Từ đó, cũng không có biện pháp giáo dục thích hợp hoặc không phối hợp với nhà trường để giáo dục mà hầu như chỉ giao khoán cho nhà trường.

 

doc44 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4985 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt xã Đạo Nghĩa huyện ĐắkR’lấp tỉnh Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tích tích cực và triệt để. Việc hỗ trợ cho học sinh yếu kém, có hoàn cảnh khó khăn, chống bỏ học chưa mang lại hiệu quả mà chỉ dừng lại ở mặt hình thức.
-Trong việc nâng đỡ học sinh yếu, kém trường chưa tổ chức và xây dựng kế hoạch thu- chi cụ thể nên chưa mang lại hiệu quả thiết thực.
-Hiệu trưởng chưa làm tốt công tác tham mưu với các ban ngành đoàn thể địa phương sâu sát để tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặng những biểu hiện bên ngoài xâm nhập vào trường học.
3.3 Đề xuất giải pháp: 
-Hiệu trưởng cần thường xuyên cải tiến công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh để xây dựng các kế hoạch phong phú hơn để thu hút tốt các tiềm năng đóng góp về mọi mặt của cha mẹ học sinh và tập trung ưu tiên cho các hoạt động dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
	-Trong những năm học tới hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo cho các giáo viên chủ nhiệm định hướng xây dựng quỹ hội ở lớp từ đó hổ trợ định hướng dạy và học ở lớp. Có thể vào năm học tới làm thí điểm một vài lớp mà cha mẹ học sinh có điều kiện và thật sự quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh.
	-Kiến nghị thêm khoản chi bồi thường giáo viên dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém. Đây là giải pháp tốt nhằm nâng cao chất lượng học sinh nhất là học sinh yếu kém. Tuy nhiên, trong việc hỗ trợ cho các học sinh giỏi còn đối với các học sinh yếu kém thì chưa.
	- Hiệu trưởng cần phối hợp tốt để Ban đại diện thể hiện vai trò của mình đối với địa phương cần công tác tạo môi trường giáo dục lành mạnh tại địa phương.
	4. Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học lớp và gia đình học sinh.
	4.1 Thực trạng 
	- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải mời đầy đủ và đúng đối tượng là cha mẹ học sinh trong các cuộc họp.Nội dung thư mời phải ghi đầy dủ, rõ ràng.
	- Để cuộc họp có hiệu quả Hiệu trưởng phải chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phải chuyển bị đầy đủ từng khâu từ khâu tổ chức đến khâu nội dung nào cần phải ghi trước lên bảng .....Đặc biệt về nội dung phải chuẩn bị chu đáo nắm bắt thật kỷ về nhà trường để có thể giải trình trả lời những chất vấn của cha mẹ học sinh. Đồng thời thuyết phục cha mẹ học sinh hiểu và tham gia cùng phối hợp với nhà trường và của lớp trong việc giáo dục con em mình.
	-Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phân tích thật kỹ bản thỏa ước giữa nhà trường và gia đình bản nội quy và bện pháp những học sinh khi vi phạm.Từ đó gia đình ký cam kết vào bản thỏa ước và phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em mình.
	- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm đi thăm gia đình học sinh tập trung vào những học sinh có điều kiện khó khăn về kinh tế học sinh học yếu kém học sinh cá biệt về đạo đức ..... Định kỳ 2 lần /học kì giáo viên chủ nhiệm báo cáo hiệu trưởng về tình hình đi thăm gia đình học sinh.
	- Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm họp giao ban với hiệu trưởng trong tuần nắm bắt tình hình và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm mời gia đình học sinh để giải quyết. Ngoài ra giáo viên chủ nhiệm tùy vào tình hình của lớp để mời và xử lý những học sinh vi phạm nội quy.	
- Hàng tuần hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thống kê tình hình học sinh bỏ học và vi phạm nội quy thường xuyên gửi về địa phương để cùng gia đình giáo dục.
	- Trong cuộc họp đầu năm giáo viên chủ nhiệm lấy đúng chữ ký mẫu của cha mẹ qua đó dễ dàng liên lạc với cha mẹ học sinh mà không sợ mạo chữ ký.
	- Hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm liên lạc với cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc để gia đình nắm bắt được tình hình học tập của con em mình.
	- Giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh có thể liên lạc với nhau qua số điện thoại tuy nhiên không lạm dụng quá nhiều.
	- Hiệu trưởng cũng trang bị kỹ năng giao tiếp nhất là các giáo viên trẻ.
	- Tuy nhiên hiệu trưởng chưa chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm định hướng gợi ý để Ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp lớp xây dựng kết hoạch phối hợp với mình và phát huy được vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh cấp lớp.
	- Thực tế cho thấy có những gia đình chỉ liên lạc qua điện thoại là đủ, có những gia đình phải mời ra nhưng có những gia đình phải đi thăm.Do đó hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tùy tình hình mà phối hợp thực hiện nhưng phải chú trọng 2 hình thức là mời ra trường và về thăm tại gia đình.
	4.2 Phân tích thực trạng 
	- Theo sự chỉ đạo của hiệu trưởng phối hợp giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh và thông qua những biện pháp nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm thực hiện ngay từ đầu năm đã giúp cho giáo viên chủ nhiệm thực hiện ngay từ đầu năm đã giúp cho giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu sâu sắc đối tượng học sinh và khả năng, học tập, tâm tư, nguyện vọng về đời sống sinh hoạt của học sinh ở nhà. Đây là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch năm học của lớp cũng như kế hoạch phói hợp với cha mẹ học sinh. Một điệm thuận lợi của giáo viên chủ nhiệm là hầu hết các lớp hiệu trưởng đều phân công các giáo viên chủ nhiệm theo lên từ lớp 6. Qua đó giáo viên chủ nhiệm hiểu rất rõ từng học sinh cũng như gia đình học sinh ở lớp mình.
	- Giáo viên chủ nhiệm tổ chức tốt các cuộc họp cha mẹ học sinh với những nội dung thiết thực nhằm đảm bảo được quyền của cha mẹ học sinh thống nhất với cha mẹ học sinh về việc giáo dục con em mình ở trong và ngoài nhà trường. Đây là dịp tốt để giáo viên chủ nhiệm trao đổi thông tin hai chiều với cha mẹ học sinh và cũng là dịp để giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ hướng dẫn cha mẹ học sinh về cách thức quản lý con em mình ở gia đình. Trên cơ sở đó cha mẹ học sinh có thể nhận thức đầy đủ và sâu sắc về trách nhiệm phối hợp với nhà trường. Tuy nhiên, đối với các giáo viên chủ nhiệm trẻ chưa có kinh nghiệm khi thực hiện nội dung này bởi các giáo viên chủ nhiệm mới ngại nói trước những cha mẹ học sinh hầu hết là lớn tuổi hơn mình nhiều.
	- Đối với việc mời gia đình ra tiếp xúc tại trường hoặc đi thăm tại gia đình học sinh giáo viên chủ nhiệm thường thiếu sự chuẩn bị tốt về nội dung trao đổi cách giao tiếp chủ yếu là nêu lên những khuyết điểm của con em họ than phiền quá nhiều về học sinh mà chưa nêu được những điểm tốt trong nhân cách của học sinh hoặc chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao học sinh học yếu kém vi phạm nội quy để phối hợp gia đình tìm biện pháp tháo gỡ để giúp các em tiến bộ. Từ đó làm giảm đi rất nhiều kết quả phối hợp giáo dục học sinh.
	- Qua phân tích trên cho ta thấy rằng giáo viên chủ nhiệm thực hiện quan hệ phối hợp với gia đình học sinh còn hạn chế chưa có định hướng và tạo điều kiện cụ thể để Ban đại diện ở lớp hoạt động chưa phát huy được vai trò của ban đại diện ở cấp lớp và việc thăm gia đình đạt là còn rất ít.
	4.3 Đề xuất giải pháp
	- Trước hết hiệu trưởng phải làm rõ cho giáo viên chủ nhiệm nhận thức rõ sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh là cơ sở đầu mối quan trọng nhất trong sư phối hợp giữa gia đình và học sinh.
	- Hiệu trưởng phải đề ra những quy định cụ thể, thống nhất, phù hợp để giáo viên chủ nhiệm thực hiện các hình thức phối hợp với gia đình học sinh có nề nếp.Đây là những yêu cầu tối thiểu mà giáo viên chủ nhiệm ở các lớp phải đạt được.Nội dung này sẻ có thể gồm: Kế hoạch hoạt động của Ban đại diện ở các lớp, kế hoạch thu chi xây dựng quỹ hội, lịch họp giữa giáo viên chủ nhiệm với Ban đại diện cha mẹ học sinh, lịch dự một số tiết sinh hoạt của lớp.....
	- Giáo viên chủ nhiệm phải chuẩn bị tâm lý trước khi gặp và tiếp xúc với cha mẹ học sinh, thái độ, sự tự tin, biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm .....
	- Mở các chuyên đề giới thiệu các sáng kiến kinh nghiệm ..... về kinh nghiệm của các giáo viên phối hợp với gia đình để giáo viên học tập.
	- Tăng cường thăm gia đình đạt 20%.
	- Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra phối hợp của giáo viên chủ nhiệm với gia đình học sinh bằng nhiều hình thức.
PHẦN KẾT LUẬN
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua phân tích thực trạng hiệu trưởng tổ chức phối hợp với ban dại diện cha mẹ học sinh trường THCS Võ Văn Kiệt nhận thấy:
1. Những thành công :
- Hiệu trưởng đã phối hợp tốt với ban đại diện cha mẹ học sinh một số kết quả của nhà trường có được đều có sự hổ trợ đắc lực của ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường.
- Hiệu trưởng đã tổ chức thành công hội nghị cha mẹ học sinh đầu năm theo đúng quy trình đã xây dựng được ban đại diện cha mẹ học sinh r cấp trường.
- Ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp trường đã hoạt động tích cực có hiệu quả theo đúng kế hoạch đề ra trong hội nghị dầu năm.
- Đã xây dựng được quĩ hội từ đó hổ trợ cho nhà trường trong hoạt động dạy và học. Quỹ hội được quản lý theo đúng quy định của nhà trường trong việc quản lý tài chính được công khai hằng năm không tiêu cực trong việc sử dụng quỹ hội.
- Đã xây dựng được đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình có nhiều tâm huyết với nghề, thực hiện công tác phối hợp với gia đình học sinh một cách tích cực.
Kết quả trên có được là do:
- Hiệu trưởng nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của gia đình, của Ban đại diện cha mẹ học sinh đặt đúng vị trí của hội trong mối quan hệ với nhà trường trên tinh thần phối hợp hợp tác hỗ trợ.
- Hiệu trưởng đã tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác phối hợp chặt chẽ, có kế hoạch từ đầu năm.
- Hiệu trưởng đã phối hợp tốt với ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường. Mối quan hệ này không đơn thuần là quan hệ hành chính mà ở đây đòi hỏi sự khéo léo trong quan hệ, đòi hỏi sự uy tín của hiệu trưởng và đặc biệt là kết quả của nhà trường đạt được trong giảng dạy con em họ.
2. Những hạn chế
- Hiệu trưởng chưa chú ý trong việc xây dựng Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp lớp. Từ đó Ban đại diện được bầu ra chưa đúng đối tượng, thiếu trách nhiệm, không hoạt động, không có kế hoạch, không xây dựng được quỹ hội ở lớp, đây chính là điểm yếu nhất trong việc phối hợp chỉ đạo với gia đình cha mẹ học sinh của hiệu trưởng. Từ đó chưa phát huy được tiềm lực của cha mẹ học sinh.
- Ban đại diện tuy có hoạt động nhưng chưa đều tay, tập trung nhiều vào ông trưởng ban.
- Hiệu trưởng chưa tham mưu tốt để Ban đại diện có thể hổ trợ về kinh phí trong việc hoạt động nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém.
- Hiệu trưởng chưa tổ chức được chuyên đề, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm hoặc hướng dẫn một cách chi tiết nhằm trang bị cho đội ngũ những kĩ năng, những kinh nghiệm trong giao tiếp, trong xử lý tình huống, đặc biệt là các giáo viên còn non trẻ về tuổi đời, tuổi nghề.
- Hiệu trưởng chưa tổ chức để ban đại diện hoạt động có nề nếp mà các hoạt động đều thông qua ông trưởng ban. Từ đó cũng chưa phát huy hết khả năng của các thành viên trong ban đại diện.
Nguyên nhân:
- Hiệu trưởng chưa chú ý dến ban đại diện ở cấp lớp chỉ tập trung hoạt động ở cấp trường, chưa mạnh dạn giao cho các lớp tự xây dựng ban đại diện thực sự lành mạnh để hoạt động cho tốt từ đó làm cho các giáo viên chủ nhiệm xem nhẹ vai trò của mình trong mối quan hệ cấp lớp.
- Hiệu trưởng chưa chú trọng vai trò của từng thành viên trong Ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp trường mà chỉ tập vào ông trưởng ban.
II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 
Từ thực tiển mối quan hệ giưa nhà trường và gia đình ở trường THCS Võ Văn Kiệt trong thời gian qua có thể rút ra được bài học kinh nghiệm sau đây:
Thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình là thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng và pháp luật của nhà nước. Công việc này chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự nhận thức đúng đắn, đầu tư đúng mức của người hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải làm đúng chức trách của mình là người tuyên truyền tổ chức lực lượng bên trong nhà trường và là người đối tác tin cậy của cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ở vị trí đó hiệu trưởng điều phối công việc và các mối quan hệ, luôn luôn kiểm tra của sự phối hợp công việc của các mối quan hệ, luôn kiểm tra kết quả của sự phối hợp để kịp thời điều chỉnh thì sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình mới đạt hiệu quả cao.
2. Để mối quan hệ giưa nhà trường và gia đình phát triển tốt, hiệu trưởng phải làm công tác tham mưu với Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc xã và có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các đoàn thể ở địa phương để tạo thuận lợi cho việc kết hợp.
3. Hiệu trưởng cần chỉ đạo để tổ chức hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh ở cấp lớp thực sự có hiệu quả. Không nên chú trọng việc kết hợp của nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và cũng không nên xem nhẹ việc kết hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh cấp lớp, mà phải biết kết hợp hài hòa cả hai lực lượng này thì mới có hiệu quả thiết thực.
4. Để các hoạt động nhà trường đi vào hoạt động sôi nổi, có hiệu quả, thiết thực thì cần huy động ở phụ huynh học sinh, các mạnh thường quân và tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức xã hội. Quỹ hội phải được quản lý, sử dụng, công khai và có hiệu quả. Chi tiêu tiết kiệm, đúng quy định tài chính của nhà nước.
5. Chi bộ Đảng, các đoàn thể và tất cả giáo viên đều phải quan tâm đến công tác phối hợp của nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Hiệu trưởng là người giữ vai trò trung tâm trong mối quan hệ này. Sự phối hợp này không chỉ đơn thuần là sự phối hợp để xây dựng cơ sở vật chất nhà trường mà là sự phối hợp về giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, truyền kinh nghiệm giữa cha mẹ học sinh, sự cung cấp kiến thức khoa học giáo dục cho cha mẹ học sinh nhằm đưa công cuộc xã hội hóa giáo dục thực sự đi vào đời sống và mang lại hiệu quả giáo dục nhất định.
6. Để mối quan hệ giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh được bền chặt, tạo niềm tin cho nhau. Hiệu trưởng cần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để tạo động lực cho mối quan hệ này phát triển thông qua đội ngũ giáo viên trong trường vì họ là đối tượng tuyên truyền sâu rộng hơn ai hết đến cha mẹ học sinh thông qua học sinh mình giảng dạy, giáo dục.
III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Nhà trường:
Cần đưa ra nhiều giải pháp để phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh về việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Tổ chức họp sơ kết với Ban đại diện cha mẹ học sinh sau khi kết thúc học kỳ I.
Họp đột xuất với Ban đại diện cha mẹ học sinh khi quyết định khen thưởng cho giáo viên, học sinh; khi tổ chức các hoạt động lớn như cắm trại, tổ chức thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tuyên dương, nhân rộng những điển hình giáo viên chủ nhiệm phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Quán triệt đến từng giáo viên tầm quan trọng của mối quan hệ, hợp tác với Ban đại diện cha mẹ học sinh.
2. Chính quyền địa phương:
Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc cần quan tâm đến công tác giáo dục tại địa phương, cần biết nhà trường gặp những khó khăn gì, để kịp thời cho chủ trương và chỉ đạo các lực lượng để phối hợp. Chỉ đạo y tế chăm lo sức khỏe cho học sinh, tổ chức phụ nữ quan tâm đến gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, công an xã với công tác an ninh trường học, Ủy ban mặt trận với công tác ủng hội cho gia đình học sinh có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn Chính quyền địa phương triển khai rộng rãi công tác xã hội hóa giáo dục đến tận các thôn, bon để người dân nắm được chủ trương này của Đảng.
Khen thưởng, tuyên dương những tập thể, cá nhân có thành tích đóng góp xây dựng công tác giáo dục tại địa phương.
IV. LỜI KẾT.
Sau khi tham gia lớp học bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở khóa 10 tại trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh. Được sự giảng dạy nhiệt tình, tâm huyết của các thầy cô. Tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung. Để mang lại hiệu quả ấy hiệu trưởng cần quan tâm đến các việc thanh tra, kiểm tra, ra kế hoạch, quản lý tài chính, công tác văn thư nhưng một điều không kém quan trọng là “hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” trong đó có việc “ Hiệu trưởng phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh” tôi đặt biệt quan tâm vì xưa nay người ta chưa chú trọng việc này ở địa phương nơi tôi công tác và chưa ai nhận thức đúng về vấn đề này.
Trong bài thu hoạch cũng còn nhiều hạn chế do các yếu tố khách quan, chủ quan như thời gian học tập ngắn, nghiên cứu chuyên đề còn ít, khả năng tiếp thu còn hạn chế. Song bằng những kiến thức học được từ chuyên đề tôi rất tâm huyết để xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục thế hệ trẻ để hình thành nhân cách cho các em.
Tôi xin cảm ơn phòng Giáo dục – Đào tạo huyện ĐắkR’lấp đã tạo điều kiện thuận lợi để cho tôi được tham gia học lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở khóa 10. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã tận tâm giảng dạy, truyền thụ hết khả năng những kiến thức bổ ích về quản lý giáo dục cho lớp quản lý cán bộ THCS K10 và cá nhân tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân sâu sắc. 
Đắk Nông, ngày 30 tháng 04 năm 2010
 Người viết 
 Lưu Đức Diện
MỤC LỤC
Phần mở đầu ...trang 1
I. Lý do chọn đề tài .....trang 1
II. Mục đích đề tài ......trang 2
III. Nhiệm vụ đề tài .....trang 2
IV. Giới hạn đề tài .......trang 2
Phần nội dung ..........trang 3
I.Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận ......trang 3
1.Các khái niệm .......trang 3
2.Cơ sở lý luận .................................trang 3
2.1.Đạo đức và nội dung giáo dục đạo đức ở trường trung học cơ sở .trang 3
2.2 Vai trò của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ ........trang 4
2.3 Kết hợp giwuax nhà trường và gia đình là thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng .trang 6
2.4 Tính chất, vai trò, trách nhiệm của Ban đại diện cha, mẹ học sinh ...trang 6
2.5 Vai trò và trách nhiệm của hiệu trưởng trong mối quan hệ với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh. ........ trang 7
3. Cơ sở pháp lý ................................................................... trang 18
II. Đặc điểm tình hình .............................................................. trang 18
1.Điều kiện kinh tế, xã hội .................................................... trang 18
2. Cơ sở vật chất nhà trường ..................................................... trang 19
3. Tình hình học sinh trường ..................................................... trang 19
4.Về giáo viên .......................................................................... trang 22
III. Thực trạng của công tác phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh ở trường THCS Võ Văn Kiệt ................................................................... trang 24
1.Hiệu trưởng tổ chức hội nghị cha mẹ đầu năm ở cấp trường, cấp lớp ....trang 24
1.1 Thực trạng tổ chức ...trang 24
12. Phân tích thực trạng .trang 28
1.3 Đề xuất giải pháp .trang 29
2. Hiệu trưởng xây dựng ban đại diện cha mẹ học sinh cấp trường, cấp lớp .30
2.1 Thực trạng  ...trang 30
22. Phân tích thực trạng .trang 30
2.3 Đề xuất giải pháp .trang 31
3.Hiệu trưởng định hướng cho cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động 32
3.1 Thực trạng  ...trang 32
32. Phân tích thực trạng .trang 33
3.3 Đề xuất giải pháp .trang 33
4. Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh lớp và gia đình học sinh
4.1 Thực trạng  ...trang 34
42. Phân tích thực trạng .trang 35
4.3 Đề xuất giải pháp .trang 36
Phần kết luận ..trang 36
I.Đánh giá chung ....trang 37
1. Những thành công ..trang 37
2. Những hạn chế ...trang 37
II. Bài học kinh nghiệm .trang 38
III. Những đề xuất, kiến nghị .trang 39
1. Nhà trường .trang 39
2. Chính quyền địa phương.trang 40
IV. Lời kết...trang 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Giáo dục năm 2005
2. Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ( Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 2/4/2007 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.)
3. Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ( Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2008 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.)
4. Mục 4, điều 10 và mục 5, điều 14 quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường. ( Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/3/2000 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.)
 5. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII.
 6. Giáo trình nghiệp vụ quản lý phổ thông tập 1 – trường cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh – năm 2010.

File đính kèm:

  • docSKKN_hieu_truong.doc
Sáng Kiến Liên Quan