Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả từ công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học tại trường THPT Quỳnh Lưu 4
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đã xác định phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực: đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Trong đó, các phẩm chất và năng lực của học sinh sẽ dần được hình thành và phát triển thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm trong nhà trường phổ thông cần được hiểu là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của các nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau trong nhà trường cũng như ngoài xã hội với vai trò là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 ( khóa XI) về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”.
Từ năm 2012, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT về quy chế Cuộc thi khoa học kĩ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học (Vietnam Sience and Engineering Fair-ViSEF) với mục đích là khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống. Như vậy, việc tổ chức học sinh tham gia nghiên cứu khoa học là đa dạng hóa các hình thức tổ chức và phương thức dạy học, góp phần thúc đẩy đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
Qua các cuộc thi “nghiên cứu KHKT” do Bộ GDĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An tổ chức, đã giúp học sinh phát huy khả năng yêu thích nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức từ sách vở đi vào thực tiễn, định hướng nghề nghiệp, tương lai của các em sau này.
iêm túc để con em phát huy sở trường, trở thành con người có ích cho xã hội sau này. Đề tài hoàn thành vào tháng 02 năm 2020 TÁC GIẢ Cao Thanh Tuấn MỤC LỤC Trang PHẦN I: PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I Cơ sở khoa học của đề tài 2 1 Cơ sở lí luận đề tài 2 2 Thực trạng về các hoạt động trải nghiệm & nghiên cứu khoa học trên phạm vi cả nước, địa phương và tại đơn vị. 2 II Hệ Thống giải pháp 2 1 Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy trong các lĩnh vực hoạt động của nhà trường 4 2 Tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo 4 3 Chỉ đạo thành lập tổ chức các hoạt động của các câu lạc bộ 5 4 Phối hợp với các cơ sở sản xuất, các đơn vị quân đội trên địa bàn 6 5 Chỉ đạo xây dựng hợp lý quy chế hoạt động của câu lạc bộ 8 6 Chỉ đạo lồng ghép các hoạt động trải nghiệm sáng tạo & nghiên cứu khoa học trong các chương trình chính khóa 9 7 Làm tốt công tác xã hội hóa và công tác thi đua, khen thưởng 9 III Đánh giá chung về đề tài 10 IV Kết quả thực hiện 10 PHẦN III: KẾT LUẬN 1 Thời gian thực hiện 14 2 Ý nghĩa đề tài 14 3 Một số đề xuất 15 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 CLB SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Quỳnh Lưu, ngày 26 tháng 12 năm 2015 QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ SÁNG TẠO KHOA HỌC KỸ THUẬT Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Tên gọi: 1. Tên gọi chính thức của Câu lạc bộ là: “Câu lạc bộ Sáng tạo khoa học kỹ thuật trường THPT Quỳnh Lưu 4’’. Tên gọi bằng tiếng Anh : “ Scientific & Technical Creativity Club” viết tắt là “STC” 2. Fanpage chính thức của Câu lạc bộ là: Là tên gọi chính thức của câu lạc bộ bằng cả tiếng Việt và Tiếng Anh 3. Logo của câu lạc bộ : Ngọn núi có 4 đỉnh nằm trong vòng của bánh răng 4. Câu khẩu hiệu của Câu lậc bộ là: “Kiến thức phổ thông công nghệ cuộc sống” 5. Ngày thành lập và là ngày truyền thống của câu lạc bộ : 05/04/2018 vì đây là ngày kí quyết định thành lập câu lạc bộ 6. Ngày ra mắt câu lạc bộ: 22/05/2018 Điều 2. Mục đích thành lập và hoạt động: 1. Câu lạc bộ được thành lập nhằm tạo một sân chơi cho học sinh trường thpt quỳnh lưu 4 có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu và trao đổi về kiến thức, kỹ năng và các sản phẩm nghiên cứu khoa học. 2. Giúp đỡ hội viên, học sinh trong việc tiếp cận và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học, sản phẩm khoa học vào thực tiễn. 3. Chủ động tham gia các hoạt động sủa chưa trang thiết bị của nhà trường. Điều 3. Yêu cầu về hoạt động nghiên cứu khoa học trong phạm vi Câu lạc bộ: 1. Dựa trên sự tự nguyện của hội viên. 2. Phù hợp với khả năng, nguyện vọng của hội viên. 3. Phù hợp với nội dung của chương trình đào tạo và một số đòi hỏi thực tiễn. 4. Phù hợp định hướng phát triển và hoạt động khoa học của Nhà trường. 5. Không tạo sự cản trở trong học tập chính khóa của hội viên. Điều 4. Vị trí, vai trò của Câu lạc bộ: 1. Vị trí: Câu lạc bộ Khoa học là một tổ chức tự nguyện của học sinh trực thuộc Ban Giám Hiệu. 2. Vai trò: Câu lạc bộ có vai trò tổ chức và thực hiện những hoạt động liên quan tới nghiên cứu khoa học theo quy định của trường THPT Quỳnh Lưu 4. Chương II NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC Điều 5. Nguyên tắc hoạt động: 1. Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai và trên tinh thần tự nguyện, tự giác, sáng tạo của hội viên, phù hợp điều kiện thực tiễn Trường THPT Quỳnh Lưu 4. 2. Mọi hình thức và chương trình hoạt động của Câu lạc bộ, của hội viên phải phù hợp với mục đích của Câu lạc bộ. 3. Theo nguyên tắc quá bán. Điều 6. Hình thức hoạt động: Câu lạc bộ có các hình thức hoạt động sau đây: 1. Hội thảo, tọa đàm; 2. Thực hiện NCKH, tiếp cận thực tế; 3. Tổ chức hoạt động NCKH 4. Hoạt động ngoại khóa; 5. Thời gian hoạt động: 1 tháng 1 lần, 1 buổi sinh hoạt 1 chủ đề; 6. Các hình thức khác. Chương 3 CƠ CẤU TỔ CHỨC Điều 7. Nguyên tắc tổ chức: Câu lạc bộ Sáng Tạo Khoa Học Kỹ Thuật được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ – Tập trung dưới sự điều hành thống nhất của Ban lãnh đạo và sự hỗ trợ của Ban Cố vấn. Điều 8. Cơ cấu tổ chức: Câu lạc bộ có các thành viên sau: 1. Về mặt tổ chức, bao gồm: - Ban lãnh đạo; - Ban cố vấn; - Nhóm nghiên cứu khoa học. 2. Về mặt nhân sự, bao gồm: - Chủ nhiệm: 1 - Phó Chủ nhiệm: 2, gồm 1 phó chủ nhiệm phụ trách chuyên môn và tài chính; 1 phó chủ nhiệm phụ trách truyền thông - Ủy viên Ban lãnh đạo : thư kí (1), thủ quỹ (1), kế toán (1); - Hội viên. Chương 4 BAN LÃNH ĐẠO VÀ BAN CỐ VẤN Điều 9. Nguyên tắc hoạt động của Ban lãnh đạo: 1. Ban lãnh đạo hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. 2. Tại các cuộc họp của ban lãnh đạo, phải có thư ký ghi biên bản cụ thể các nội dung cuộc họp, ý kiến đóng góp và biểu quyết của từng thành viên, theo nguyên tắc quá bán; 3. Tùy thuộc tính chất quan trọng của nội dung biểu quyết mà hình thức biểu quyết có thể hoặc giơ tay, hoặc bỏ phiếu kín. Điều 10. Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban lãnh đạo: 1. Thành viên Ban lãnh đạo phải là người đáp ứng được tất cả các yêu cầu sau đây: - Là hội viên của Câu lạc bộ; - Có đạo đức, phẩm chất tốt; có lối sống lành mạnh; có tinh thần trách nhiệm cao; - Trong suốt quá trình học tập chính khóa, điểm trung bình chung học tập các môn trong mỗi kỳ đều đạt 7,0 trở lên; - Có năng lực lãnh đạo, quản lý, có tính thần trách nhiệm và nhiệt thành với công việc của Câu lạc bộ; - Được hội viên tin yêu và tín nhiệm; 2. Khi bất kỳ thành viên nào không còn đáp ứng được một trong các phẩm chất trên, Ban lãnh đạo tổ chức cuộc họp toàn Câu lạc bộ tuyên bố bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên đó. 3. Hội viên khi phát hiện thành viên Ban lãnh đạo nào không đáp ứng đầy đủ các phẩm chất trên có quyền đề nghị bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên đó. Đề nghị này phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Điều 11. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban lãnh đạo: 1. Ban lãnh đạo có các quyền hạn sau đây: a) Lãnh đạo, quản lý, điều hành mọi công việc của Câu lạc bộ b) Chủ trì các chương trình, hoạt động có phạm vi toàn Câu lạc bộ; c) Quyết định, kết nạp, khai trừ hội viên; d) Thành lập tạm thời các Tiểu ban để đảm nhận nhiệm vụ khi cần thiết. Tiểu ban này đương nhiên giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ; e) Quản lý tài chính của Câu lạc bộ; f) Quyết định khen thưởng và kỷ luật hội viên theo quy định; g) Giới thiệu các thành viên Ban lãnh đạo kế nhiệm 2. Ban lãnh đạo có các nhiệm vụ sau đây: a) Xây dựng chương trình hoạt động của Câu lạc bộ hàng năm. b) Tổ chức hoạt động theo kế hoạch đã được Ban giám hiệu phê duyệt. c) Giải đáp và giải quyết các bức xúc và nhu cầu chính đáng của hội viên khi được yêu cầu; d) Thông báo quyết định khai trừ hội viên bằng văn bản cho người bị khai trừ và báo cáo kết quả trong cuộc họp gần nhất; tiếp nhận và giải quyết đơn xin rút khỏi Câu lạc bộ của hội viên; e) Công khai tài chính của Câu lạc bộ; f) Tự phê bình và kiểm điểm trước hội viên khi không hoàn thành nhiệm vụ; g) Lưu và bảo quản tất cả hồ sơ, văn bản, tài liệu của Câu lạc bộ 3. Các thành viên Ban lãnh đạo bị bãi nhiệm khi không đủ điều kiện để tiếp tục đảm nhận vai trò của mình. Các thành viên Ban lãnh đạo muốn từ chức phải được thông qua hội viên. Điều 12. Vị trí, chức năng và thành viên của Ban Cố vấn: 1. Vị trí: Ban Cố vấn là bộ phận tham mưu, hoạt động có tính độc lập trong tổ chức và hoạt động của Clb. 2. Chức năng: Ban Cố vấn có chức năng hỗ trợ Câu lạc bộ trong vấn đề tổ chức và hoạt động. 3. Thành viên: gồm 2 nhóm: - Thành viên Ban Cố vấn là cán bộ, giáo viên trường THPT Quỳnh Lưu 4. - Thành viên Ban Cố vấn là cựu hội viên Câu lạc bộ, có kinh nghiệm dày dạn, từng có đóng góp quan trọng cho Câu lạc bộ; nhiệt thành và tự nguyện tham gia Ban Cố vấn. Chương 5 HỘI VIÊN Điều 13. Tiêu chuẩn: - Là học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 4. - Có đạo đức, phẩm chất tốt; có lối sống lành mạnh; có ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao; - Quan tâm, đam mê nghiên cứu khoa học; tự nguyện tham gia Câu lạc bộ; - Tham gia và đạt được tiêu chuẩn thẩm định cảu câu lạc bộ; Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của hội viên: 1. Hội viên có các quyền sau đây: a) Tự do lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học và đề xuất người hướng dẫn; b) Được Câu lạc bộ tạo điều kiện trình bày và thử nghiệm các ý tưởng, tiến hành nghiên cứu khoa học trong điều kiện và khả năng của Câu lạc bộ; c) Được hỗ trợ kinh phí trong hoạt động nghiên cứu khoa học trong phạm vi Câu lạc bộ; d) Kết quả nghiên cứu được Câu lạc bộ chọn lọc để công bố trên các tạp chí, tập san, kỷ yếu, thông báo khoa học và các phương tiện thông tin khác; e) Ứng cử, đề cử vào Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ; ứng cử; f) Yêu cầu Ban chủ nhiệm giải đáp và giải quyết bức xúc, nhu cầu chính đáng của bản thân; g) Được khen thưởng nếu có thành tích, kết quả hoạt động tốt; h) Khiếu nại Quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm; i) Được công nhận và bảo đảm Tư cách Hội viên từ khi tham gia Câu lạc bộ đến trước ngày tốt nghiệp nếu chưa bị khai trừ, hoặc đến trước thời điểm xin rút khỏi Câu lạc bộ; j) Viết đơn xin rút khỏi Câu lạc bộ và đề nghị ban lãnh đạo phê chuẩn; k) Các quyền lợi khác do Câu lạc bộ quy định; 2. Hội viên có các nghĩa vụ sau đây: a) Tham gia tích cực và đầy đủ các chương trình, hoạt động của Câu lạc bộ b) Không ngừng học tập, tu dưỡng, trau dồi đạo đức, kiến thức và kỹ năng; c) Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các hội viên khác cũng như với các học sinh ngoài Câu lạc bộ; d) Bảo vệ và giữ gìn hình ảnh của Câu lạc bộ; e) Giúp đỡ, tư vấn, hướng dẫn cho học sinh ngoài Câu lạc bộ về những vấn đề liên quan đến nghiên cứu khoa học trong phạm vi của Câu lạc bộ khi được yêu cầu. Trong trường hợp ngoài khả năng thì phải giới thiệu cho người yêu cầu các thành viên khác của Câu lạc bộ có khả năng giải đáp, giải quyết; f) Bày tỏ quan điểm, lập trường khi được yêu cầu, chỉ định của Ban chủ nhiệm; g) Thi hành Quyết định kỷ luật của Ban lãnh đạo sau khi đã được Câu lạc bộ nhất trí; h) Chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế của Câu lạc bộ. i) Đóng góp quỹ đúng thời hạn và quy định. Chương 6 TÀI CHÍNH Điều 15. Nguồn thu tài chính: Nguồn thu tài chính của Câu lạc bộ bao gồm: Quĩ đóng góp từ hội viên của câu lạc bộ; Kinh phí hỗ trợ của Nhà trường; Kinh phí từ các nhà tài trợ và các nguồn thu khác. Điều 16. Quản lý và thực hiện chi tiêu: 1. Ban lãnh đạo quản lý tài chính của Câu lạc bộ và thực hiện chế độ chi tiêu tiết kiệm, sử dụng đúng mục đích. 2. Ban lãnh đạo ghi chép việc thu chi; thực hiện công khai minh bạch về tài chính; công bố tài chính định kỳ. Chương 7 KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT Điều 17. Khen thưởng: 1. Hội viên có kết quả hoạt động tốt, có thành tích cao thì Ban lãnh đạo hoặc Nhóm trưởng có trách nhiệm giới thiệu để bình bầu khen thưởng tại cuộc họp. 2. Hình thức khen thưởng do Ban lãnh đạo quyết định và giá trị phần thưởng phải tương xứng với thành tích, công trạng. Điều 18. Kỷ luật: 1. Hội viên nếu không tham gia sinh hoạt quá 03 buổi liên tiếp hoặc quá 04 buổi bất kỳ trong 1 năm liên tiếp thì sẽ bị bãi nhiệm. 2. Hội viên vi phạm Quy chế thì tùy theo mức độ, Ban lãnh đạo sẽ quyết định hình thức kỷ luật sau khi được tối thiểu quá năm mươi phần trăm hội viên ưng chuẩn. Chương 8 HIỆU LỰC CỦA QUY CHẾ Điều 19. Hiệu lực của Quy chế: - Quy chế này là văn bản có hiệu lực cao nhất trong phạm vi tổ chức và hoạt động của Câu lạc bộ, được niêm yết công khai tại phòng câu lạc bộ và fanpage của câu lạc bộ; - Mọi chương trình, hoạt động đều phải phù hợp với Quy chế; - Hội viên của Câu lạc bộ có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành tuyệt đối mọi điều khoản trong Quy chế. - Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày kí và hết hiệu lực khi có qui chế mới thay thế Nơi nhận: - Toàn thể hội viên CLB; - Phó chủ nhiệm truyền thông : Đăng fanpage. THAY MẶT CLB STKHKT CHỦ NHIỆM Nguyễn Trung Kiên PHẦN IV. PHỤ LỤC. PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Ảnh: Lễ thành lập các CLB. Ảnh: Một buổi sinh hoạt thường kỳ của CLB Tiếng Anh. Ảnh: Hoạt động điểm của CLB Tiếng Anh - Lễ Hội Halloween. Ảnh: Hoạt động điểm của CLB Sách – Phát thanh – cuộc thi Xếp sách nghệ thuật. Ảnh: Em Nguyễn Thiên Hương (phải)- (HS lớp 12C1- THPT Quỳnh Lưu 4) – Đạt giải Hoa khôi biển Quỳnh 2015 – Á khôi Người đẹp làng Sen 2018, đặc cách tham dự chung kết Hoa hậu Việt Nam 2018 khu vực Bắc miền trung Ảnh: Em Nguyễn Như Quỳnh (giữa) đạt giải Hoa khôi và giải Người đẹp ứng xử hay nhất, trong cuộc thi Duyên dáng biển Quỳnh 2018, sau đó đạt tiếp Á khôi 1 Người đẹp làng Sen 2019, hiện là sinh viên ĐH ở Hà Nội, dự định thi HHVN 2020 Ảnh: Chung kết cuộc thi “Nam thanh nữ tú Quỳnh Lưu 4 2018” trong Ngày đoàn viên 26 tháng 03 năm 2018. Ảnh: Em Nguyễn Vũ Hoàng(áo số 11)- cựu HS, chủ công đội tuyển bóng chuyền Việt Nam dự Seagames 2017 Em Lê Cường(áo đỏ)- Cựu HS, ca sỹ tại thành phố HCM về quê tổ chưc biểu diễn ủng hộ gia đình khó khăn xã Quỳnh Tam. Ảnh: Chương trình: “Tết sẻ chia” do Đoàn trường tổ chức ủng hộ các em có hoàn cảnh khó khăn Ảnh: Lao động thủy lợi vét kênh 3-2 xã Tân sơn- Quỳnh Lưu, một hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Kết quả hội thi Tin học trẻ năm học 2018-2029 Học sinh tham gia thi STKH năm học 2017 - 2018 Học sinh tham gia thi STKH năm học 2019 - 2020 Học sinh tham gia thi STKH năm học 2017 - 2018 PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ BÀI BÁO LÀ TƯ LIỆU MINH HỌA HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4 Quỳnh Lưu: Máy róc lá mía - Sản phẩm đạt giải đặc biệt cuộc thi sáng tạo tỉnh Nghệ An Tin đăng ngày: 10/6/2019 - Xem: 589 Với công trình “Máy róc lá mía” của hai em học sinh Nguyễn An Anh, Mai Văn Đạt - lớp 11A2 Trường trung học phổ thông Quỳnh Lưu 4 đã xuất sắc giành giải đặc biệt. Tại cuộc thi Sáng tạo trong Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Nghệ An năm 2019 Chia sẻ cảm xúc khi giành giải cao nhất cuộc thi, An Anh nói: “Em rất vui, hy vọng công trình sẽ được các nhà sản xuất quan tâm, cải tiến thêm để trở thành dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho nông dân trồng mía”. An Anh cảm ơn sự tận tình chỉ bảo của thầy Hồ Xuân Hợi, sự giúp sức của bạn cùng lớp Mai Văn Đạt và sự động viên của gia đình, nhà trường. Em Nguyễn An Anh, Mai Văn Đạt và thầy Hồ Xuân Hợi nhận giải thưởng An Anh là con trong gia đình thuần nông ở xã miền núi Quỳnh Thắng, huyện Quỳnh Lưu. Người dân nơi đây chủ yếu làm nông với nhiều loại cây trồng, như: mía, dứa, sắn, cam, quýt, lúa, ngô, trong đó mía là cây chủ lực. Mỗi năm gia đình An Anh trồng khoảng 3-4 hecta mía. Những lần cùng cha mẹ lên đồi, trực tiếp chăm sóc và thu hoạch mía, An Anh ấp ủ ý tưởng làm điều gì đó giúp đỡ cha mẹ. Quan sát quá trình trồng mía, em thấy tốn nhiều công sức nhất chính là róc lá mía. Ý tưởng về cái máy có thể róc lá mía, giúp giảm công sức, nhân công hình thành trong An Anh. Từ đầu năm lớp 10, An Anh đã tham gia câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật của trường Quỳnh Lưu 4. Em trình bày ý tưởng với thành viên câu lạc bộ. Có người cho rằng không khả thi, vì nhiều kỹ sư học hành bài bản còn không làm được. Tuy nhiên, An Anh cũng nhận được sự động viên, giúp đỡ của thầy giáo và bạn bè, đặc biệt là thầy Hồ Xuân Hợi và bạn cùng lớp Mai Văn Đạt. Đầu hè 2018, ba thầy trò bắt đầu thiết kế mô hình sản phẩm, rồi đến hàng đồng nát tìm mua dụng cụ lắp ráp. Họ gặp nhiều khó khăn, do liên tục phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp thực tế, các thiết bị được tận dụng từ đồ cũ nên không đồng bộ, phải làm đi làm lại nhiều lần. Khi máy cơ bản hoàn thiện, đưa ra chạy thử thì lại nảy sinh vấn đề mới. Ở trên đồng, hàng mía không phải lúc nào cũng đều tăm tắp, nhiều cây bị đổ, phải làm sao để dựng chúng lên mà không dùng tay người? Thầy trò lại mày mò thiết kế thêm càng gắn hai bên máy để nâng các cây bị đổ đứng lên. Thiết kế bánh xe trước ban đầu gồm hai vòng tròn bằng sắt, không có răng cưa nhằm hạn chế ma sát. Nhưng khi ra đồng, bánh xe này rất dễ trơn trượt, không phù hợp với địa hình đồi dốc, mặt đất gồ ghề. Do vậy, thầy trò đã thử nghiệm và bổ sung các rãnh sắt để tăng độ bám cho bánh xe. Sau nhiều lần chạy thử và điều chỉnh thiết kế, cuối cùng sản phẩm máy róc lá mía cũng hoàn thành. Tổng kinh phí cho một sản phẩm khoảng 5 triệu đồng. Nếu được sản xuất đại trà, giá thành có thể giảm xuống thấp hơn nữa, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ nông dân. Tác giả Nguyễn An Anh ( đội mũ) hướng dẫn cách sử dụng Máy róc lá mía cho người dân Bên cạnh sản phẩm máy róc mía được giải đặc biết cuộc thi sáng tạo khoa học công nghệ, thì 2 em Nguyễn An Anh và Mai Văn Đạt cùng Câu lạc bộ khoa học kỹ thuật của trường THPT Quỳnh 4 cũng chế tạo các máy khác như: Máy ủ giống, máy cày 3 trong 1, máy con lăn sơn tường bằng khí nén, máy cảnh báo sạt lở đất đạt được nhiều kết quả cao trong các cuộc thi. Nhắc đến hai học trò, thầy Hợi đánh giá An Anh và Văn Đạt năng động, có nhiều ý tưởng sáng tạo, đam mê tìm tòi nghiên cứu. Khi bắt tay vào làm, hai em chưa hiểu nhiều về cấu tạo động cơ, thiết kế bản vẽ, thuyết trình về sản phẩm Quá trình thực hiện, cả hai đã rất nỗ lực, sẵn sàng học hỏi. Nói về ước mơ, An Anh và Văn Đạt đều muốn sau khi tốt nghiệp THPT sẽ theo học chuyên ngành chế tạo máy ở trường đại học. Nguồn: Trường THPT Quỳnh Lưu 4 đạt giải đặc biệt cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng 25/04/2019 18:44 (Baonghean.vn) - Giải đặc biệt của Cuộc thi Sáng tạo trong Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Nghệ An năm 2019 là một sản phẩm đến từ Trường THPT Quỳnh Lưu 4. Cuộc thi năm nay thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh với nhiều độ tuổi khác nhau. Ảnh: Mỹ Hà Đây là một kết quả bất ngờ vì cuộc thi quy tụ rất nhiều sản phẩm từng được đạt nhiều giải thưởng ở các cuộc thi quốc gia và của tỉnh. Theo đánh giá của Ban tổ chức, số lượng hồ sơ dự thi năm nay cao hơn năm trước và chất lượng các đề tài có tính thực tiễn cao, thể hiện năng lực sáng tạo và niềm đam mê khoa học của đông đảo học sinh. Kết quả của cuộc thi cho thấy nhiều em học sinh đã thực sự có phẩm chất và năng lực trong nghiên cứu khoa học. Đây cũng là lần đầu tiên cuộc thi có sự hỗ trợ của các ban, ngành nhằm động viên khích lệ cho các tác giả tham dự. Qua đó, các đơn vị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc miền núi, Sở Du lịch, Tỉnh đoàn, Điện lực Nghệ An, Hội Doanh nghiệp tiêu biểu đã trao 48 phần quà cho các dự án thuộc lĩnh vực của ngành với tổng số tiền hỗ trợ hơn 40 triệu đồng. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao giải đặc biệt cho các tác giả. Ảnh: Mỹ Hà Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao Giải Đặc biệt cho sản phẩm “Máy róc lá mía” của 2 học sinh Nguyễn An Anh, Mai Văn Đạt - lớp 11 A2 Trường THPT Quỳnh Lưu 4. Đây là chiếc máy đầu tiên được chế tạo để róc lá mía nhằm hỗ trợ người dân trồng mía với nhiều ưu điểm như giảm công sức, thời gian chăm sóc và tăng hiệu quả kinh tế. Giải thưởng cũng tạo được sự bất ngờ vì vượt qua nhiều sản phẩm xuất sắc khác từng được đạt giải ở các cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh và cấp quốc gia. Sản phẩm đạt Giải Đặc biệt của cuộc thi. Ảnh: Mỹ Hà Bên cạnh đó, có 3 sản phẩm được trao giải Nhất, đó là sản phẩm: Nghiên cứu chiết tách anthocyanin từ của khoai lang tím làm chất chỉ thị màu an toàn phát hiện PH môi trường (Trường THPT Hà Huy Tập), Cải tiến xe lăn hỗ trợ dụng cụ phục hồi chức năng cho bệnh nhân (Trường THCS Trà Lân - Con Cuông) và Máy tạo nước từ không khí thích hợp hút ẩm và lọc khí (Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng). Lãnh đạo Sở GD&ĐT, Sở KH&CN trao giải cho các sản phẩm đạt giải Nhất. Ảnh: Mỹ Hà. Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Văn Thành và đại diện Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật khen thưởng cho các tập thể xuất sắc. Ảnh: Mỹ Hà Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao 5 giải Nhì, 12 giải Ba và 18 giải Khuyến khích; trao giấy chứng nhận cho 6 tập thể đã có nhiều đóng góp và đạt thành tích cao của cuộc thi cho Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện: Thanh Chương, Đô Lương; các trường THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Quỳnh Lưu 4, THPT Nguyễn Trường Tộ (Hưng Nguyên) và THPT Anh Sơn 2. Nguồn: Mỹ Hà- Báo
File đính kèm:
- 100_skkn_2019-_2020_Cao_Thanh_Tuan_058a81368d.docx