Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả giảng dạy nội dung “Chạy tiếp sức” thông qua các trò chơi vận động

Phương pháp dạy học có quan hệ với mục tiêu, nội dung và cách đánh giá

của chương trình. Phương pháp Trò chơi góp phần giải quyết được mục đích của

giảng dạy chạy tiếp sức ở lớp 12 vì mục đích của giảng dạy nội dung chạy tiếp

sức là “hoàn thiện kỹ thuật chạy tiếp sức 4x 100m, góp phần phát triển sức

nhanh, rèn luyện tinh thần đồng đội và ý chí quyết tháng cho học sinh” và

yêu cầu của nó là “ Biết phối hợp trao-nhận tín gậy khi chạy ở tốc độ tương đối

cao mà không phạm luật .” (Sách Thể dục 12 của GV trang 48)

Hiện nay các môn học ở các nhà trường đang yêu cầu được đổi mới

phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học. Để tổ chức tốt phương

pháp này giáo viên cần có những biện pháp, thủ thuật để học sinh tích cực hoá

5”

một cách tự giác và tự nghiên cứu khám phá những kiến thức, kỹ năng cần thiết.

Đặc trưng của môn học là không gian rộng lớn, do đó giáo viên phải đầu óc tổ

chức, bằng cách chia lớp thành nhiều tổ hoặc nhóm để học sinh tự tổ chức điều

khiển và tiến hành tập luyện, thi đấu một cách tự nguyện, tự giác, tự kiểm tra và

điều chỉnh lẫn nhau. Đặc điểm của quá trình dạy học là sự tác động của người

giáo viên đến học sinh và học sinh đến giáo viên diễn ra đồng thời cùng 1 lúc,

cái khó ở đây là người giáo viên phải điều chỉnh sao cho hai quá trình lao động

diễn ra đồng thời không được cản trở, phá vỡ nhau, mà phải hoà nhịp hỗ trỡ

nhau thì mới đem lại hiệu quả cao. Trong khi đó đối tượng lao động của người

giáo viên là học sinh, là những con người rất sinh động, đa dạng, phức tạp; Học

sinh không chỉ đơn thuần tiếp nhận một cách thụ động những điều người giáo

viên truyền thụ mà nhu cầu các em tiếp nhận có chọn lọc, có suy luận. Đây là là

1 sự lao động có mục đích, rất tích cực, chủ động, kèm theo sự sáng tạo, đó là sự

tự học tập. Chính vì vậy để điều khiển cho 2 quá trình đó phối hợp với nhau đạt

hiệu quả cao là 1 nghệ thuật, không những thế mà còn là một nghệ thuật đặc

biệt. Nghệ thuật của nghề dạy học nói chung và dạy học của môn Thể dục nói

riêng không bao giờ có giới hạn tối đa, nghệ thuật của nghề dạy học xuất phát từ

lòng yêu nghề, tinh thần vì sự tiến bộ của xã hội và sự chăm chút yêu quý, tôn

trọng chính chuyên môn nghề nghiệp của mình.

Trò chơi là một phương pháp tích cực đã được các nhà chuyên môn của

ngành TDTT nói chung, các giáo viên Thể dục nói riêng áp dụng thường xuyên

để nâng cao kỹ thuật và thành tích cho các VĐV và học sinh; Là một cách tranh

đấu do bản năng tạo ra để dần dần đưa các em vào cuộc tranh đấu thật sự, lớn

lao và quyết liệt, là kỹ thuật, là thành tích, là sức khoẻ.

pdf24 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả giảng dạy nội dung “Chạy tiếp sức” thông qua các trò chơi vận động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương pháp dạy học tích cực
trong trường THPT.
 Thiết kế dạy học trong trong phần “ Chạy tiếp sức” Thể dục 12 bằng
phương pháp dạy học tích cực.
 Kiểm tra tính hiệu quả của các tiết học khi sử dụng các phương pháp
dạy học tích cưc trong môn GDTC.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.
- Phương pháp điều tra sư phạm.
- Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm.
6. Tính mới của đề tài
Đề tài xây dựng được một số nhóm biện pháp nâng cao kết quả và tính tích
cực học tập trong dạy học môn GDTC nội dung phần” chạy tiếp sức ở lớp 12” từ
đó thực nghiệm sư phạm bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tốt.
Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh là người đồng bào các dân
tộc thiểu số.
4
”PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Thực trạng của việc thực hiện đề tài
Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ an là nơi đào tạo học sinh của đồng
bào các dân tộc thiểu số (Thái, H.mông, Khơ mú, Đan lai, Thổ, Ơ đu) miền
tây Nghệ an. Vùng tuyển sinh gồm các huyện Kỳ sơn, Tương dương, con
cuông, Anh sơn, Thanh chương, Tân kỳ..nơi có điều kiện kinh tế, văn hóa ..gặp
nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu sống dựa vào nguồn chính sách của nhà nước.
Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện của nhà trường còn nhiều hạn chế, có
những thời điểm quá nắng hoặc mưa nhiều nên quá trình dạy học không liên tục,
làm ảnh hưởng đến kỹ năng, thói quen và thành tích của các em.
 Nội dung chạy tiếp sức là nội dung mới hoàn toàn đối với học sinh THPT,
thời lượng tập luyện ít, bài tập mang tính lặp lại do đó hầu hết các em tập luyện
nhàm chán không nghiêm túc, không nhiệt tình, .
Sân bãi tập luyện chưa đạt yêu cầu, số lượng học sinh có khi 3 lớp trên 1
sân trong 1 tiết, do đó ảnh hưởng nhiều đến việc giảng dạy và tập luyện của
học sinh, ảnh hưởng đến kết quả dạy học.
2. Sự cần thiết phải đổi mới
Phương pháp dạy học có quan hệ với mục tiêu, nội dung và cách đánh giá
của chương trình. Phương pháp Trò chơi góp phần giải quyết được mục đích của
giảng dạy chạy tiếp sức ở lớp 12 vì mục đích của giảng dạy nội dung chạy tiếp
sức là “hoàn thiện kỹ thuật chạy tiếp sức 4x 100m, góp phần phát triển sức
nhanh, rèn luyện tinh thần đồng đội và ý chí quyết tháng cho học sinh” và
yêu cầu của nó là “ Biết phối hợp trao-nhận tín gậy khi chạy ở tốc độ tương đối
cao mà không phạm luật.” (Sách Thể dục 12 của GV trang 48)
Hiện nay các môn học ở các nhà trường đang yêu cầu được đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học. Để tổ chức tốt phương
pháp này giáo viên cần có những biện pháp, thủ thuật để học sinh tích cực hoá
5
”một cách tự giác và tự nghiên cứu khám phá những kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Đặc trưng của môn học là không gian rộng lớn, do đó giáo viên phải đầu óc tổ
chức, bằng cách chia lớp thành nhiều tổ hoặc nhóm để học sinh tự tổ chức điều
khiển và tiến hành tập luyện, thi đấu một cách tự nguyện, tự giác, tự kiểm tra và
điều chỉnh lẫn nhau. Đặc điểm của quá trình dạy học là sự tác động của người
giáo viên đến học sinh và học sinh đến giáo viên diễn ra đồng thời cùng 1 lúc,
cái khó ở đây là người giáo viên phải điều chỉnh sao cho hai quá trình lao động
diễn ra đồng thời không được cản trở, phá vỡ nhau, mà phải hoà nhịp hỗ trỡ
nhau thì mới đem lại hiệu quả cao. Trong khi đó đối tượng lao động của người
giáo viên là học sinh, là những con người rất sinh động, đa dạng, phức tạp; Học
sinh không chỉ đơn thuần tiếp nhận một cách thụ động những điều người giáo
viên truyền thụ mà nhu cầu các em tiếp nhận có chọn lọc, có suy luận. Đây là là
1 sự lao động có mục đích, rất tích cực, chủ động, kèm theo sự sáng tạo, đó là sự
tự học tập. Chính vì vậy để điều khiển cho 2 quá trình đó phối hợp với nhau đạt
hiệu quả cao là 1 nghệ thuật, không những thế mà còn là một nghệ thuật đặc
biệt. Nghệ thuật của nghề dạy học nói chung và dạy học của môn Thể dục nói
riêng không bao giờ có giới hạn tối đa, nghệ thuật của nghề dạy học xuất phát từ
lòng yêu nghề, tinh thần vì sự tiến bộ của xã hội và sự chăm chút yêu quý, tôn
trọng chính chuyên môn nghề nghiệp của mình.
 Trò chơi là một phương pháp tích cực đã được các nhà chuyên môn của
ngành TDTT nói chung, các giáo viên Thể dục nói riêng áp dụng thường xuyên
để nâng cao kỹ thuật và thành tích cho các VĐV và học sinh; Là một cách tranh
đấu do bản năng tạo ra để dần dần đưa các em vào cuộc tranh đấu thật sự, lớn
lao và quyết liệt, là kỹ thuật, là thành tích, là sức khoẻ.
Chúng ta không nên quan niệm rằng,: Trò chơi là một trò giải trí, là trò vui
chốc lát, mà chúng ta cần phải nhận thức đúng, coi trò chơi là một phương tiện
quan trọng để giáo hoá, là một phương pháp giáo dục tốt và hay. Tiếng nói rằng
chơi nhưng mà các em học thực sự với kết quả không ngờ về tính tình, về kỹ
thuật và thể chất. Dùng trò chơi ta đã khiến các em từ ít để ý đến sức khoẻ
thường ngày thành tự tập luyện để nâng cao sức khoẻ và để giành phần thắng
6
”trong các trò chơi tiếp theo. Nhờ chơi mà những em lôi thôi, thiếu trật tự nhất lại
thành ra người thích trật tự vì thiếu trật tự không thực hiện thành công trò chơi.
Trong khi chơi các em không xem cái nóng, lạnh, cơ thể mệt nhọc và khát nước
ra gì, coi thường tất cả những chỗ sướt da, mồ hôi đầm đìa không hay biết,
không để ý đến lòng tự ái khi bị tổn thương; Trò chơi làm phát triển óc tự chủ,
sáng tao, là sự cuồng nhiệt lôi kéo, là hưng phấn tích cực ở đỉnh điểm; Trò chơi
ngoài rèn luyện kỹ thuật, thể lực, chúng ta còn có được là hiểu các em hơn, việc
hiểu các em rất cần cho công tác giáo huấn của chúng ta. Chúng ta cần biết tính
tốt và tật xấu của mỗi em để tìm phương bổ cứu, thường ngày khó hiểu rõ bộ
mặt của các em, đứng trước giáo viên em nào cũng ngoan, hiền như nhau, chỉ
trong lúc chơi vì say sưa với trò chơi, mãi lo thua cuộc các em mới lộ chân
tướng ra, nhờ thế mà người giáo viên mới rõ ưu khuyết điểm của mỗi 
Tóm lại, cốt lõi của phương pháp dạy học là tích cực hoá người học, là đưa
người học vào hoạt động chủ động chứ không để thụ động, giảng giải kỹ thuật
nhiều như trước. Bài tập chạy tiếp sức là bài tập đơn giản dễ thực hiện, nhưng
đòi hỏi phải có sức nhanh và sự phối hợp nhanh nhẹn, khéo léo. Vì vậy sử dụng
phương pháp trò chơi kết hợp với các phương pháp khác là phù hợp nhất, hiệu
quả nhất.
7
”CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG CÁC BÀI TẬP DƯỚI DẠNG CÁC TRÒ
CHƠI CÓ SỬ DỤNG CỤ DẠY HỌC
1. Phân tích nội dung
Chạy tiếp sức trong môn điền kinh là sự phối hợp của các vận động viên
trong cùng một đội, mỗi vận động viên phải chạy một đoạn của cử ly theo quy
định, để mang tín gậy từ vạch xuất phát về đích. Thành tích của đội là thời gian
từ khi có lệnh xuất phát cho vận đông viên chạy đoạn đầu tiên đến khi VĐV
chạy đoạn cuối về đích.
Về kỹ thuật:
+ Xuất phát:
- Xuất phát thấp với tín gậy ( số 1)
- Xuất phát của người sẽ nhận tín gậy ( số 2,3,4)
+ Kỹ thật trao- nhận tín gậy
+ kỹ thật chạy đường vòng.
Với nhiều nhiều kỹ thuật cá nhân và phối hợp đồng đội như thế nếu trong
quá trình giảng dạy giáo viên tổ chức giảng dạy từng nội dung kỹ thuật sau đó
liên kết toàn bộ kỹ thuật thì sẽ mất nhiều thời gian và không gây được hứng thú
cho học sinh.
2. Áp dụng trò chơi theo phương pháp dạy học tích cực
Từ thực tế giảng dạy và góp phần nâng cao hiệu quả giờ học thể dục ở nội
dung “chạy tiếp sức” tôi đã nghiên cứu và vận dụng vào giảng dạy các trò chơi
sau:
Trò chơi 1: Trao, nhận gậy tại chỗ: (Thường sử dụng ở các tiết học đầu
tiên)
1. Mục đích: Nhằm rèn luyện kỹ năng trao- nhận tín gậy, khả năng phối
hợp khéo léo, chính xác.
8
”2. Yêu cầu: Tín gậy mỗi đội 10-15 cái, khi nhận không quay đầu ra sau.
3. Cách tập: Chia 4 tổ thành 4 đội thi đấu, với số lượng bằng nhau, em này
đứng cách em kia 1 m, đầu hàng và cuối hàng kẻ 2 vòng tròn để tập trung tín
gậy, các tín gậy trước khi thi đấu tập trung ở em cuối hàng, thi đấu mỗi lần 2
đội, khi giáo viên hô Bắt đầu thì 2 em cuối cùng ở cuối hàng, nhanh chóng nhặt
các tín gậy trao đến em liền kề, tín gậy được chuyển đến em kế tiếp, cứ tiếp tục
như vậy tín gậy được chuyển đến em đầu hàng, em đầu hàng bỏ tín gậy vào
vòng tròn đúng quy định( ), đội nào chuyền tín gậy xong trước mà không
phạm quy đội đó thắng cuộc, thi đấu 3 hiệp, đội nào thắng 2 là thắng cuộc, 2 đội
thua cuộc nhảy lò cò 2 vòng xung quanh 2 đội thắng cuộc, vừa nhảy vừa hô
“Học tập đội bạn, học tập đội bạn”.
 Đội hình như sau:
 1 x x x x x x x
 2 x x x x x x x
 3 x x x x x x x
 4 x x x x x x x
9
”Trò chơi 2: Ai nhanh tay:
1. Mục đích: Nhằm rèn luyện kỹ năng phản xạ nhanh, phát triển sự khéo
léo, chính xác, kỹ năng tập trung chú ý cao, giáo dục tính kiên trì, tinh thần tập
thể.
2.
Yêu
cầu: 4
đội 4 tín
gậy, kẻ
2
vạch
giới hạn
2 đầu
đội
hình, tập
trung
thành 4 hàng dọc, số lượng bằng nhau về nam nữ.
3. Cách tập: Em cuối hàng cầm tín gậy, còn tất cả những em trong hàng đều
đánh tay theo nhịp vỗ tay của giáo viên. Khi nghe tiếng còi của giáo viên thì em
cuối cùng (Z) trao tín gậy cho em liền kề, cứ tiếp tục trao đến em đầu hàng (A).
Hết lượt tất cả nhanh chóng quay lại phía sau và trao gậy lần lượt theo cách trên
khi gậy về đến em cuối cùng thì dơ gậy lên hô xong. 4 đội thi đấu trong 3 hiệp
đội nào thua phải lò cò quanh đội hình 1 vòng. Trong mỗi hiệp đấu mỗi đội cử 1
giám sát viên để bắt các trường hợp phạm quy.
Các trường hợp phạm quy: Tín gậy trao không theo thứ tự, thực hiện không
hết số người trong hàng, không đánh tay. 
10
”Đội hình như sau:
 x x x x Z 
 x x x x 
 x x x x 
 x x x x 
 x x x x 
 x x x x A 
Trò chơi 3: Tiếp sức con thoi.
11
”1.Mục đích: Rèn luyện kỹ năng trao nhận tín gậy trong khi chạy, phát triển
sức nhanh, sự khéo léo nhanh nhẹn.
2.Yêu cầu: Kẻ 2 vạch giới hạn song song cách nhau khoảng 40m, mỗi vạch
dài khoảng 6m. Tập hợp thành 4 hàng dọc đứng đối diện nhau theo cặp số ở 2
bên vạch giới hạn với số lượng bằng nhau cả về nam và nữ, hai đội mỗi đội 1 tín
gậy.
 x x x x x x x - - - - - - - - - - - - - x x x x x
x x 
 - -40m----------------
 x x x x x x x - - -- - - - - - - - - x x x x x
x x 
 A B
3. Cách chơi: Khi có hiệu lệnh bắt đầu, những em số 1 bên A nhanh chóng
chạy sang bên B trao tín gậy rồi đi về cuối hàng tập hợp, em số 1 bên B nhanh
chóng chạy sang tín gậy em số 2 bên A, trò chơi cứ tiếp tục cho đến hết. Đội nào
xong trước, ít cặp phạm quy được xem là thắng cuộc. Chơi 3 hiệp, cặp hàng nào
thua phải bật cóc từ vạch giới hạn này đến vạch giới hạn kia, sau mỗi cặp đấu
giáo viên công bố kết quả.
Các trường hợp phạm quy: Xuất phát trước hiệu lệnh, chạy không hết
người trong hàng.
Trò chơi 4: Nhanh chân nhanh tay.
1. Mục đích: Nhằm rèn luyện sức nhanh, sự phối hợp khéo léo và linh hoạt.
2. Yêu cầu: Kẻ 2 vạch giới hạn song, cách nhau khoảng 35m. Cách 2 vạch
phía ngoài 1 m kẻ 2 vòng tròn nhỏ. Tất cả tập hợp 4 tổ thành 4 hàng dọc về 2
bên vạch giới hạn, cách vị trí đánh dấu theo chiều ngang khoảng 3 m. Tổ 1 và tổ
12
”2 hợp thành 1 đội, tổ 3và 4 là 1 đội, số lượng bằng nhau cả về nam và nữ. ở giữa
2 vạch đánh dấu khu vực trao tín gậy. (------)
 ----- 6 7 8 9 10
 x x x x x
 x x x x x 
 5 4 3 2 1 
 5 4 3 2 1 ---- x x x x x
 x x x x x 6 7 8 9 10
13
”3. Cách chơi: Khi có lệnh bắt đầu, 2 em số 1 cầm tín gậy chạy qua vạch
giới hạn về phía vòng tròn của hàng đối diện, sau đó chạy vòng lại. Khi số 1
vòng lại thì số 6 bắt đầu chạy về trước. Số 1 và số 6 cùng chạy và trao-nhận tín
gậy ở khu vực giới hạn, số 6 nhận gậy tiếp tục chạy đến vòng tròn quay lại thì số
2 tiếp tục xuất phát và nhận tín gậy từ số 6, số 2 chạy và trao cho số 7, trò chơi
tiếp tục như vậy cho đến hết, những em trao gậy xong chạy về tập hợp cuối
hàng, trong khi chạy làm rơi tín gậy thì cho phép nhặt lên và chơi tiếp.
Những trường hợp phạm quy: Xuất phát trước hiệu lệnh, không chạy theo
vòng tròn, không trao tín gậy cho nhau.
Trò chơi 5: Tiếp sức trao tín gậy:
1 .Mục đích: Nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo khi chạy trao và nhận tín gậy
sự thông minh nhanh nhẹn, khéo léo và tinh thần đồng đội.
2. Yêu cầu: Chia thành nhiều đội, mỗi đội 4 em. Em số 1 cầm tín gậy ở
vạch xuất phát, em số 2 cách em số 1 khoảng 20m, em số 3 đứng ở điểm chuẩn
giới hạn, em số 4 đứng giữa điểm chuẩn và vạch xuất phát
14
”. Xuất 4
 Phát
 1 2 3 
 4
 1 2 3
3. Cách chơi: Khi có lệnh em số 1 chạy lên trao tín gậy cho em số 2, em số
2 nhận tín gậy và chạy trao cho em số 3, em số 3 trao cho em số 4, em số 4 nhận
gậy và chạy về đích. Trò chơi này tổ chức 4-5 đội cùng 1 lúc, đội nào về trước
đội đó thắng cuộc. Đội nào về cuối cùng phải bật cóc từ vạch xuất phát đến vòng
tròn.
Trò chơi 6: Thi tài 4x80m. (Bài này thường sử dụng vào những tiết cuối
cùng của chạy tiếp sức)
1. Mục đích: Nhằm hoàn thiện kỹ thuật và khả năng phối hợp nhịp nhàng 4
em với nhau để chuẩn bị kiểm tra.
15
”2. Chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 4 em; Chuẩn bị 4 cờ đuôi neo cắm ở
gần các góc sân vận động.
 4x xx xx 3x
 xxxx xxx
 xxx xxx
 1x xx xx 2x
3. Cách chơi: Giáo viên cho các đội điểm số theo chu kỳ 1,2,3,4 và quy
định các em số 1, 2,3,4 ở các góc, các em tự về theo số đã định. Chơi 2 nhóm 1
lúc để có sự thi đua, khi có lệnh xuất phát thì 2 em số 1nhanh chóng chạy trao
tín gậy cho 2 em số 2, 2 em số 2 trao cho 2 em số 3, 2 em số 3 chạy trao 2 em số
4, giáo viên bấm thành tích. đội nào có thành tích tốt nhất đội đó thắng cuộc.
3. Thực nghiệm sư phạm
Từ thực tế cho thấy, vận dụng biện pháp này học sinh rất ham vận động và
đạt được thành tích rất tốt.
Cụ thể: Nhóm nam lớp 12A1, năm học 2018-2019: Lúc tập bình thường
thành tích đạt 49 giây 09, lúc đưa vào trò chơi thi đấu đạt 43 giây 77.
 Trên đây là những bài tập tôi thường sử dụng vào sau phần khởi động
chung và khởi động chuyên môn trong các tiết dạy tiếp sức. Để đánh giá hiệu
quả sử dụng các biện pháp trên tôi đã thực nghiệm đối chứng nhiều năm khi vận
16
”dụng cá bài tập trên, theo tiêu chí đánh giá xếp loại cụ thể về kỹ thuật và thành
tích như sau:
Ví dụ 1:
Nhóm HS Về kỹ thuật.
HS loại A Cả 4 học sinh đều xuất phát đúng kỹ thuật, trao nhận tín gậy ở
tốc độ cao, chính xác trong phạmvi qui định 20m.
HS loại B Cả 4 học sinh đều xuất phát đúng kỹ thuật trao- nhận tín gậy
nhưng tốc độ đạt chưa cao, phối hợp giữa 4 em chưa nhuần
nhuyễn.
HS loại C Trao – nhận tín gậy chưa chính xác, tốc độ thấp.
HS Loại D Khi trao nhận để rơi tín gậy, tốc độ chạy 4 em đều thấp.
Thành tích 4x80m Điểm tương ứng với kỹ thuật
loại ANam Nữ
41giây 46 giây 10
41”01-41”50 47 9
41”51-42”00 47”01-47”50 8
42”01-42”50 47”51-48”00 7
42”51-43”00 48”01-48”50 6
43”00-43”25 48”51-49”00 5
43”26-43”50 49”01-49”25 4
43”51-43”75 49”26-49”50 3
43”76-44”30 49”51-49”75 2
17
”* Ví dụ 2:
 Kết quả các lớp vận dụng trò chơi.
(TL%)
Các lớp không vận dụng trò chơi
Năm Lớp Giỏi Khá TB Yếu Lớp Giỏi Khá TB Yếu
2017-
2018
12A1 7% 15% 68% 0 12C1 2% 12% 84% 2%
2018-
2019
12A2 8% 17% 65% 0 12C2 4% 13,5% 62,5% 0%
2019-
2020
12A3 5% 14% 71% 0 12C3 3% 13% 79,7% 4,3%
Ví dụ 3: Năm học 2020-2021 tôi đã thực nghiệm trên lớp 12A1, với 2
nhóm: Nhóm vận dụng trò chơi và nhóm không vận dụng trò chơi, kết quả như
sau:
Nhóm vận dụng trò chơi:
TT Họ Và Tên Nhóm Thành tích
4x80m
Xếp loại
1 Ngân Văn An Vận dung 41’’05 Giỏi
2 Nguyễn Văn Viên Vận dung 41’’02 Giỏi
3 Vi Tuấn Anh Vận dung 41’’07 Giỏi
4 Mai Văn Chuẩn Vận dung 41’’04 Giỏi
5 Lỳ Bá Long Vận dụng 41’’00 Giỏi
6 Vi Quang Tùng Không vận dung 42’’51 T.Bình
7 Hờ Bá Xừ Không vận dung 43’’21 T.bình
8 Ngân Văn Thiện Không vận dung 43’’11 T.bình
9 Quang Vinh Tài Không vận dụng 42’’53 T.bình
18
”10 Nguyễn Huy Hoàng Không vận dụng 42’’57 T.bình
Nhận xét- Đánh giá:
 Qua quá trình đánh giá so sánh kết quả trên cho thấy, kết quả bài tập của
các em được nâng lên rõ rệt qua thời gian tập luyện có vận dụng các bài tập bổ
trợ là thông qua hình thức trò chơi, thi đấu. Cụ thể ở lớp 12C1 là 1 lớp đa số học
sinh nữ nên giờ học thường tẻ nhạt, khó đạt kết quả như mong muốn vì vậy các
em nữ ít em ham thích tập luyện. Các biện pháp trên cho thấy kết quả bài tập
của các em được nâng lên khá rõ so với trước khi chưa vận dụng các bài tập này.
(Giỏi tăng 8%, Khá tăng 13%, TB tăng 21 %).Như vậy thông qua kết quả kiểm
tra cho thấy, sử dụng các biện pháp trên hiệu quả cao hơn, thành tích các nhóm
tăng rõ rệt. Một số nhóm đạt mức trung bình nhưng thời gian vẫn nhanh hơn, kết
quả cao hơn.
Ví dụ thành tích một số nhóm lớp như sau: Nhóm giỏi của lớp 12A1 năm
học 2017-2018 là 7%, ( có sử dụng các trò chơi trên tăng), nhóm giỏi 12A1 năm
2017-2018 là 3%(Không sử dụng trò chơi); Nhóm khá 12A năm 2018-2019 là
15%, nhóm khá 12A1 năm 2019-2020 là 13%.
PHẦN 3. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận chung
 Cùng với sự phát triển và đổi mới toàn diện của đất nước, trong đó có giáo
dục đào tạo. Đổi mới phương pháp trong dạy học là nhằm đưa ra các giải pháp
không ngoài mục đích là nâng cao năng lực tiếp thu của học sinh. Phương pháp
không phải là 1 thứ công nghệ cứng nhắc, không có phương pháp nào hoàn toàn
mới, cũng không có phương pháp nào hoàn toàn lạc hậu, cũ rích mà chúng ta
cần phải tìm tòi, sáng tạo để cho nó có sự mới mẻ giúp cho sự phát triển của thế
hệ trẻ về phát triển sức khoẻ bằng con đường ngắn nhất.
Trên đây là một số trò chơi và thi đấu mang tính đặc trưng của bộ môn để
bổ trợ cho “chạy tiếp sức” có được thành tích cao hơn, thắng lợi trong thi đấu
19
”chỉ đạt được khi mỗi cá nhân, mỗi đội biết tuân thủ theo ý đồ chiến thuật chung,
có nghĩ là tuân thủ kỷ luật chơi đồng đội; Các trò chơi được sắp xếp theo thứ tự
thời gian của các tiết học, nó có sự logic tuần tự về kỹ thuật và thành tích
Tập luyện TDTT nói chung, chạy môn chạy tiếp sức nói riêng thường
xuyên sẽ giúp con người có được những phẩm chất cao đẹp trong cuộc sống,
góp phần nâng cao vị thế của bản thân. Trên đây là một số biện pháp tập luyện
cơ bản cho nội dung chạy tiếp sức, mà qua tìm hiểu nghiên cứu để đề xuất, chắc
chắn đang còn nhiều biện pháp và bài tập bổ trỡ gây được hứng thú và hiệu quả
tập luyện cho học sinh, rất mong các thầy cô giáo là đồng nghiệp đóng góp ý
kiến bổ sung. 
2. Một số đề xuất kiến nghị
Đối với nhà trường:
1. Nhà trường tạo nguồn kinh phí chăm lo cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn để
đáp ứng các yêu cầu bộ môn GDTC và nhu cầu hoạt động TDTT của học sinh.
2. Hàng năm tổ chức các hoạt động TDTT, hội khỏe phù đổng cấp trường
tạo cơ hội để học sinh được tham gia.
Đối với giáo viên:
 1. Vận dụng trò chơi một cách linh hoạt, không máy móc, không lạm
dụng quá nhiều thời gian, gây sự nhàm chán hoặc quá sức cho học sinh.
 2. Giáo viên giáo dục tốt tư tưởng cho học sinh về vai trò sức khoẻ,
chuẩn bị tốt các bài giảng trước giờ lên lớp.
 3. Yêu cầu học sinh đi dày thể thao và khuyến khích học sinh có trang
phục thể thao càng tốt; Hướng dẫn học sinh làm tín gậy, kịp thời tuyên dương
những em làm tín gậy đẹp và đúng kích thước. 
 4. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học như đồng hồ bấm dây,
thước dây, dây đích, cờ đuôi nheo, vôi bột Sau khi áp dụng 3-4 trò chơi, giáo
viên có thể gọi 1 vài nhóm để thi đấu đánh giá lấy điểm kiểm tra thường xuyên. 
20
” 5. Giáo viên nên tích luỹ các thành tích của VĐV quốc gia và thành tích
VĐV quốc tế môn chạy tiếp sức 4x100m để cung cấp thông tin cho học sinh
biết, góp phần gây hứng thú học tập cho các em.
Trên đây là “ Hiệu quả từ một số trò chơi trong giảng dạy nội dung chạy
tiếp sức”. Những nội dung này tuy không lớn nhưng nó mang lại hiệu quả khá
tốt trong công tác giảng dạy nội dung chạy tiếp sức. Trong quá trình ứng dụng
vào thực tế ở các địa phương, các nhà trường chắc chắn cần sự điều chỉnh, bổ
sung để giải pháp này hiệu quả hơn.
 Vinh, ngày 12 tháng 3 năm 2021
 Tác giả: Nguyễn Đức An
 Điện thoại: 0919561056
21
”TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất- Nhà xuất bản GD 1997.
2. 100 trò chơi vận động- NXB giáo dục 1997.
3. Sách giáo viên thể dục 10, 11, 12.
4. Phân phối chương trình 10, 11, 12 năm 2017 đến năm 2020. 
5. Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
2017,2018,2019,2020
6. Chương trình GDPT 2018.
22

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_hieu_qua_giang_day_noi_dung_chay_tiep.pdf
Sáng Kiến Liên Quan