Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả đa năng của sơ đồ tư duy

Đa dạng về trình độ học sinh trong lớp. Thật là thách thức cho giáo viên tiếng Anh khi phải giảng dạy ở một lớp học mà trình độ học sinh quá chênh lệch nhau, vì giáo viên sẽ cảm thấy rất khó để có thể tìm được một hoạt động chung cho cả lớp. Điều này đôi khi bất khả thi vì một trò chơi hay bài tập có thể là quá khó nhóm này nhưng lại là quá nhàm chán đối với nhóm khác. Do đó, làm cách nào để có thể giúp cho học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu. Ở các em có sự khác biệt về: khả năng tiếp thu bài, phong cách nhận thức, sức khoẻ so với những học sinh khác. Có lẽ đây là vấn đề không chỉ của riêng ngành giáo dục mà hiện nay cả xã hội cũng đang quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giúp giảm dần khoảng cách về trình độ trong lớp học. Vấn đề nêu trên là khó khăn với không ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức.

doc85 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 3396 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu quả đa năng của sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt bài tập trong sách giáo khoa, sẽ khoa học hơn nếu giáo viên làm cho học sinh vẫn làm bài tập nhưng với cảm giác phấn khởi, vui tươi mà cũng không sai mục đích của giai đoạn “Free-practice” này. Sơ đồ tư duy sẽ giúp mang lại điều đó.
	Ví dụ: UNIT 10: RECYCLING phần “Language focus”
	Sau khi các em hoàn thành bài tập trong sách, giáo viên cho các em xem hai bức tranh, chẳng hạn một bức tranh về lễ tôt nghiệp và một bức tranh về khung cảnh bị tàn phá sau một cơn bão. Yêu cầu các em sử dụng hai điểm ngữ pháp vừa học là “câu bị động” và “cấu trúc tính từ” để mô tả chúng sử dụng sơ đồ tư duy. Các em sẽ trình bày như sau:
	. Nội dung chính:	Language focus
	. Nhánh cấp	1:	Bức tranh dùng câu bị động để mô tả
	. Nhánh cấp 2:	Bức tranh dùng cấu trúc tính từ để mô tả.
	Các nhánh nhỏ tiếp theo là các câu mô tả về hai bức tranh
Cũng là bài tập nhưng với cách thức này mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều mà vẫn hiệu quả
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
Dạng 4: 	Áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy kĩ năng nói và nghe
	Nói, nghe là hai kĩ năng mà phần lớn học sinh chúng ta rất yếu. Phần vì do hoàn cảnh học sinh chúng ta thiếu môi trường tiếng để sử dụng, hoặc thiếu các điều kiện hỗ trợ cho cho việc tự luyện nghe ở nhà đặc biệt là học sinh ở nông thôn, thị trấn, phần vì học sinh chưa thực sự chú trọng vào hai kĩ năng này vì nó không có trong thi học kì của các em. Chính vì vậy, dù học tiếng Anh nhưng học sinh chúng ta hầu không thể nghe, nói được để sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Đó là vấn đề cần phải khắc phục dần và bắt đầu trước tiên là trong mỗi lớp học giáo viên phải tập cho các em nói, nghe từng câu dù là ngắn nhất trong mỗi tiết “Speak” và “Listen. Tuy nhiên giáo viên chúng ta thường không chú ý nhiều đến việc dẫn dắt các em đi dần từng bước để đạt đến mục đích cuối cùng.
Ví dụ: UNIT 8 : COUNTRY LIFE and CITY LIFE” phần “Speak”
	Ở phần “Pre-practice, giáo viên thường có thói quen cung cấp từ vựng sau đó yêu cầu học sinh nhìn vào tranh và nhận xét sự khác nhau giữa hai bức tranh. Học sinh quan sát và mô tả tự do bất kì những gì em nhìn thấy. Sau đó giáo viên yêu cầu các em kết hợp sử dụng những tính từ được cho sẵng và thực hành nói về sự thay đổi của thị trấn bây giờ so với cách đây 5 năm.
 	Với cách làm trên thì chắc chắn các em sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn sự vật trong tranh cũng như các tính từ nào cho phù hợp để mô tả. Thay vì vậy, giáo viên yêu cầu học sinh dùng sơ đồ tư duy liệt kê những thứ thay đổi và tính từ hay những cụm từ phù hợp với thay đổi đó như sau:
	. Nội dung chính:	The changes of the town
	. Nhánh cấp 1:	5 years ago
	. Nhánh cấp 2:	now
Tương tự như vậy các em tiếp tục vẽ các nhánh còn lại hoàn thiện sơ đồ
	Rõ ràng khi nhìn vào sơ đồ tư duy chắc chắn các em sẽ nói tốt hơn rất nhiều so với không có sơ đồ thậm chí là các em yếu trong lớp. Vì các em dễ dàng nhận ra sự liên kết giữa các từ để tạo thành câu hoàn chỉnh.
2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành:
	Với sự ra đời của những cuốn sách “Use your head” và cuốn “Mind maps at work” của tác giả Tony Buzan đã giúp chúng ta thấy được sự tương thích giữa sơ đồ tư duy với cấu tạo, chức năng và hoạt động của bộ não. Từ đó thấy được vai trò quan trọng của sơ đồ tư duy trong học tập. Ai cũng biết rằng, sơ đồ tư duy là một công cụ ghi chú tối ưu, giúp chúng ta vận dụng được cả hai bán cầu não trong việc ghi nhớ, đặc biệt hữu ích cho người học. Không ai có thể phủ nhận được lợi ích mà nó đem lại. Và bản thân tôi, một giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh, đã nhận thấy rất rõ tác dụng mà nó mạng lại cho học sinh của mình sau gần một năm ứng dụng vào hoạt động dạy và học tại trường cho các em học sinh lớp 8. Trong những năm học tiếp theo, chắc chắn tôi cũng như đồng nghiệp của tôi sẽ áp dụng rộng rãi phương pháp này vào môn Tiếng Anh ở tất cả các khối lớp trong nhà trường. Và tôi nghĩ rằng mô hình dạy học này có thể được nhân rộng ở khắp mọi nơi trên thế giới này, ở tất cả các bộ môn học trong nhà trường. Bởi vì lợi ích mà phương pháp này mang lại là vô giá trong khi điều kiện để áp dụng nó thì thật đơn giản, chỉ với một mẫu giấy và những cây bút màu. 
3. Lợi ích kinh tế - xã hội:
3.1. Lợi ích có thể đạt đến quá trình giáo dục, công tác:
Sơ đồ tư duy được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo.Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng. Sơ đồ tư duy thực sự đem lại những hiệu quả rất đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Sau đây tôi xin đưa ra một vài lợi ích mà bản thân đã kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy.
a. Giúp cân bằng não, tăng khả năng ghi nhớ:
Chúng ta có hai bán cầu não: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái thiên về các chức năng logic, ngôn ngữ, phân tích, sắp xếp... Bán cầu não phải thiên về các chức năng nghệ thuật, sáng tạo, tưởng tượng, cảm nhận.... Các nghiên cứu đã cho thấy: nếu chỉ sử dụng bán cầu não trái, hiệu suất tư duy của chúng ta chỉ đạt từ 5 - 10% so với khi chúng ta kết hợp và phát triển cân bằng cả hai. Vì vậy khi sử dụng sơ đồ tư duy, chúng ta không chỉ cần sự logic, hệ thống mà khả năng tưởng tượng, sáng tạo, làm việc với màu sắc, hình ảnh cũng được huy động. Điều đó có nghĩa là cả 2 bán cầu não của chúng ta đều được kích hoạt. Kết quả sẽ tạo được sự cân bằng, giúp khả năng tư duy, sáng tạo, ghi nhớ của chúng ta tăng lên đáng kể.
Ví dụ: Trong UNIT 11: TRAVELING AROUND VIET NAM phần Language focus, học sinh sẽ được học thêm hai điểm ngữ pháp mới là “-ed and –ing participles” và “ requests with would/ do you mind.”. Tôi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy hai điểm ngữ pháp này và học bài theo sơ đồ ở nhà. Kết quả hôm sau tôi kiểm tra bài cũ các em cũng lên trình bày theo sơ đồ tư duy và thuyết trình rất rõ ràng, lưu loát, không hề có sự nhầm lẫn. Cứ thế tôi thường xuyên áp dụng phương pháp này và nhận thấy học sinh mình nhớ bài tốt hơn rất nhiều.
Sau đây là sơ đồ tư duy minh họa
b.Tăng sự hứng thú trong học tập:
Thực tế cho thấy chúng ta sẽ không làm tốt những những gì mà chúng ta không thích. Chỉ khi nào chúng ta có hứng thú hoặc tạo ra được hứng thú trong học tập, công việc thì chúng ta mới có thể học tập, làm việc đạt hiệu quả cao.
Với sơ đồ tư duy, việc tạo ra và học tập với những trang giấy đầy màu sắc, hình ảnh, được hệ thống và dễ nhớ sẽ giúp học sinh có được sự hứng thú đó để gia tăng hiệu quả trong học tập. Đây là một tiết học mà tôi đã áp dụng sơ đồ tư duy vào phần “Controlled -practice” ngay lập tức hầu hết các em đều hăng hái tham gia hoạt động từ đầu đến cuối tiết học.
Unit 6: THE YOUNG PIONEERS CLUB phần “ Listen and Read”
Khi làm bài tập 2 thay vì để học sinh hoàn thành bảng chi tiết về Nga, tôi yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy về các thông tin. Học sinh sẽ làm việc theo 6 nhóm và hoàn thành trong vòng 4 phút. Các em sẽ tiến hành như sơ đồ dưới đây:
Mô tả sơ đồ hoàn chỉnh
- Tôi đưa ra nhận xét và chỉnh sửa sơ đồ của học sinh. Sau đó các em có thể nhìn vào sơ đồ để trả lời các câu hỏi về Nga.
Ví dụ: What’s her name?
	 What’s her phone number?
	 Where does she live?
	 What does she like?
	 When was she born?
- Đây là một bài tập khá đơn giản và nhàm chán đối với học sinh khá giỏi, nhưng với cách làm như thế này tôi nhận thấy các em rất hăng hái tham gia vẽ, trang trí, thuyết trình. Trong khi đó học sinh yếu trong lớp thay vì ngồi yên không biết gì, giờ các em cũng làm việc rất tích cực.
c. Phát huy khả năng sáng tạo: 
Bộ não của chúng ta tư duy theo cơ chế bùng nổ, từ 1 ý tưởng ban đầu bạn có thể bùng nổ ra hàng trăm ý tưởng có liên quan khác. Bán cầu não phải là thiên về chức năng sáng tạo, chính là vùng được kích thích hoạt động khi chúng ta làm việc với sơ đồ tư duy. Hơn nữa, khác với khuôn khổ của những trang giấy viết bình thường khiến tư duy chúng ta bị giới hạn, sơ đồ tư duy với việc phát triển các nhánh một cách tự do cũng là cơ sở để phát huy khả năng sáng tạo của người sử dụng.
Tận dụng lợi thế này tôi đã thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy và học sinh của tôi trở nên sáng tạo lên rất nhiều.
Ví dụ: UNIT 5: STUDY HABITS phần “Read”
Sau khi các em đã hoàn thành bài đọc về cách học từ vựng hiệu quả. Tôi yêu cầu các em trình bày một số kinh nghiệm của bản thân để học tốt các kĩ năng còn lại. Các em sử dụng sơ đồ tư duy và làm việc theo nhóm. Kết quả cho thấy học sinh của tôi đã tự nghĩ ra các cách học khác nhau rất phong phú và vô cùng hữu ích cho bản thân các em để học hỏi lẫn nhau. Sau đây tôi xin minh họa một trong số những sơ đồ đó.
d. Phát huy sức mạnh tập thể: 
Sơ đồ tư duy không chỉ có tác dụng với mỗi cá nhân mà nó còn phát huy được sức mạnh của tập thể. Trong quá trình thảo luận nhóm có rất nhiều ý kiến trong khi đó mỗi người luôn giữ chính kiến của mình, không hướng vào mục tiêu đã đề ra dẫn đến không rút ra được kết luận cuối cùng. Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ khắc phục được những hạn chế đó bởi sơ đồ tư duy tạo nên sự đồng thuận trong nhóm, các thành viên đều suy nghĩ tập trung vào một vấn đề chung cần giải quyết, tránh được hiện tượng lan man và đi lạc chủ đề. Không những vậy, sơ đồ tư duy đa chiều tạo nên sự cân bằng giữa các cá nhân và cân bằng trong tập thể. Mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và cùng nhau xây dựng nên sơ đồ tư duy của cả nhóm. Các thành viên tôn trọng ý kiến của nhau và các ý kiến đều được thể hiện trên sơ đồ tư duy. 
	Ví dụ: UNIT 12: A VACATION ABROAD phần “Speak”
Sau khi các em thực hành các bài tập nói trong sách giáo khoa xong, tôi yêu cầu các em thảo luận thêm về vấn đề “Advantages and disadvantages of traveling by plane?”. Trước tiên các em sẽ thảo luận trong nhóm dùng sơ đồ tư duy, rồi sau đó các em sẽ dùng sơ đồ để trình bày thành một bài nói. Đề tài này hơi rộng vì vậy chỉ nhờ làm việc theo nhóm thì các em mới có thể đưa ra được ý kiến hay và phong phú. Một các nhân chắc chắn sẽ rất khó để hoàn thành trong thời gian ngắn. Sau đây là sơ đồ minh họa.
e. Tăng sự tự tin và khả năng diễn đạt:
	Học sinh chúng ta vốn rất nhút nhát và sợ nói tiếng Anh. Trong khi đó tiết luyện nói trong chương trình thì có giới hạn và thời gian dành cho các em cũng không nhiều, nên hầu như các em không thể tự tin để nói bất kì điều gì trước lớp. Tuy nhiên từ khi áp dụng sơ đồ tư duy vào mỗi tiết học, tôi nhận thấy học sinh của mình dần trở nên mạnh dạn, tự tin lên rất nhiều. Bởi vì mỗi lần vẽ sơ đồ tư duy là các em phải thuyết trình. Chính vì vậy các em được rèn luyện khả năng diễn thuyết, nói chuyện trước mọi người và dần dần sự nhút nhát cũng biến mất một cách đáng kinh ngạc.
	Ví dụ: Khi dạy xong UNIT 13: FESTIVAL phần “Listen and Read”. Tôi yêu cầu các em trình bày lại lễ hội nấu cơm mà các em đã học dùng sơ đồ tư duy. Như vậy các em sẽ viết các ý chính ra trước rồi sau đó mới nhìn vào sơ đồ diễn đạt lại thành câu hoàn chỉnh. Cứ mỗi lần như vậy các em trở nên tiến bộ hơn rất nhiều trong cách tạo câu từ các cụm từ và không còn cảm giác run không nói được câu trôi chảy như lúc tôi mới bắt đầu áp dụng phương pháp này. Sau đây là sơ đồ minh họa.
3.2. Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng:
Sơ Đồ Tư Duy (phát minh bởi Tony Buzan) chính là công cụ ghi chú tuyệt vời giúp bạn tận dụng được những từ khóa cũng như các nguyên tắc của Trí Nhớ Siêu Đẳng. Với cách ghi chú như thế, cả não trái lẫn não phải, hay phần lớn công suất của não bộ sẽ được huy động triệt để nhằm mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Thật sự đây là một phương pháp dạy và học vô cùng đơn giản không đòi hỏi tốn nhiều chi phí, chỉ cần một mẫu giấy và những cây bút màu, nhưng những cây bút màu quả thật có “phép màu”. Với sơ đồ tư duy chúng ta có thể sử dụng ở bất kì đâu, trong bất kì hoàn cảnh không có bất kì một giới hạn nào về không gian và thời gian vì nó không đòi hỏi phải có những điều kiện cần và đủ nào để tiến hành thực hiện và đạt được mục đích. Chính vì vậy mà ở khắp nơi trên trái đất mọi người đều biết đến “công cụ vạn năng cho bộ não’ này. Và không chỉ riêng ngành giáo dục mà rất nhiều những lĩnh vực khác cũng sử dụng và cảm thấy lợi ích vô cùng, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh. Nếu chúng ta tiếp tục nhân rộng mô hình dạy và học này, tôi tin chắc rằng trong một tương lai không xa nữa, những người thầy giáo, cô giáo sẽ cho ra đời những “sản phẩm” thật hoàn hảo, những con người được trang bị những tư chất tuyệt vời: một trí nhớ siêu đẳng, khả năng phân tích, tổng hợp logic cùng sự liên tưởng, tư duy, sáng tạo siêu phàm.
3.3. Tác động xã hội tích cực, cải thiện môi trường, điều kiện lao động.
Có thể thấy việc áp dụng phương pháp dạy học sử dụng “ SƠ ĐỒ TƯ DUY’ như trên, không chỉ mang lại kết quả mỹ mãn cho người dạy lẫn người học, mà nó còn tác động rất lớn đến môi trường học tập. Tôi nhận thấy những giờ học áp dụng phương pháp này, không khí lớp học trở nên nóng hẳn lên. Các em học sinh sôi nổi, hăng say hoạt động, làm việc tích cực hơn, đôi khi các em hồi hộp, bồn chồn khi chờ đợi kiểm nghiệm thành quả, rồi vỡ òa ra trong sự vui sướng khi thấy những kết quả mình đạt được. Hòa trong không khí đó, giáo viên chúng ta cũng sẽ cảm thấy yêu nghề hơn, tự thấy mình phải có trách nhiệm hơn, nghiêm túc hơn, nhiệt tình hơn trước ánh mắt khát khao kiến thức mới của lớp lớp đàn em thân yêu. 
Phần C: KẾT LUẬN
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp:
Mỗi giáo viên đều có suy nghĩ và phong cách giảng dạy khác nhau. Song đều có chung một mục đích là truyền thụ cho các em học sinh đúng, đủ kiến thức giúp các em hiểu bài và khắc sâu kiến thức một cách nhanh nhất. Tuy nhiên để thành công trong giờ dạy tiếng Anh thì đòi hỏi người giáo viên phải có một phương pháp dạy học thật phù hợp nhằm lôi kéo hết mọi đối tượng học sinh cùng tham gia với mình. Cũng giống như một nghệ sĩ, chỉ cần họ diễn thật hay thì dù một người không am hiểu gì về nghệ thuật cũng sẽ thích thú ngồi xem đến những giây cuối cùng. 
Bản thân tôi đang duy trì phương pháp dạy học đã nêu trên và tôi nghĩ rằng tất cả giáo viên chúng ta cũng nên tích cực sử dụng “sơ đồ tư duy” vào giảng dạy. Tuy nhiên khi áp dụng người dạy cũng cần tuân thủ một số điều kiện nhất định. Trước hết mỗi giáo viên chúng ta phải có sự đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng cho việc soạn dạy. Sau đó phải xác định rõ mục đích sử dụng “ sơ đồ tư duy” để làm gì- củng cố kiến thức, mở rộng tư duy, giúp học sinh hoạt động tích cực trong giờ học, hứng thú trước khi học bài mới hay tăng sự tự tin cho các em khi đứng trước lớp. Bởi vì chỉ có như vậy chúng ta mới phát huy hết được hiệu quả của sơ đồ tư duy và đạt được mục tiêu trong tiết dạy. Sau một thời gian áp dụng phương pháp dạy học này tôi muốn chia sẻ một ít kinh nghiệm đã được rút ra từ thực tế bản thân. Như tôi đã đề cập ở trên “sơ đồ tư duy “ thật sự mang lại rất nhiều hiệu quả nhưng người dạy cũng cần vận dụng một cách linh hoạt khéo léo ở từng điều kiện lớp học cụ thể. Ví dụ đối với lớp học có nhiều học sinh khá giỏi hoặc lớp chọn, chúng ta không nên vận dụng “sơ đồ tư duy” nhiều vào phần củng cố bài học. Bởi vì học sinh giỏi chắc chắn sẽ hiểu bài ngay trong quá trình giáo viên giảng nếu nhắc lại nhiều sẽ gây sự nhàm chán “ biết rồi, khổ quá, nói mãi”. Tương tự như vậy, giáo viên chúng ta cũng nên cẩn thận khi áp dụng phương pháp này ở phần mở rộng kiến thức tại các lớp có nhiều học sinh yếu kém. Vì đa số các em nghèo về vốn từ vựng cũng như ý tưởng nên sẽ thật khó để các em đáp ứng được yêu cầu của giáo viên. Đối với các lớp học này giáo viên có thể hướng dẫn cho đề tài về nhà yêu cầu các em chuẩn bị trước để các em cảm thấy đỡ khó khăn và tự tin hơn.
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp:
Tóm lại vận dụng như thế nào là tùy thuộc vào mỗi bài học và mục đích của người dạy nhưng rõ ràng chúng ta phải nhìn nhận “ sơ đồ tư duy “ như một công cụ bổ ích cho các đối tượng học sinh. Với phương pháp dạy và học như thế này, chắc chắn trong một tương lai không xa mỗi lớp học sẽ là một “xã hội thu nhỏ”, ở đó học sinh chúng ta sẽ nâng cao trình độ tiếng Anh một cách toàn diện bởi vì các em không chỉ được rèn luyện về ngữ pháp, kĩ năng đọc, viết mà các em còn có một “môi trường tiếng” thực sự để phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử với các bài học nghe và nói đầy hấp dẫn và mang lại nhiều hiệu quả. Như vậy sự thành công của mỗi giáo viên cũng chính là sự thành công của nền giáo dục Việt Nam với mong muốn đổi mới phương pháp dạy ngoại ngữ- dạy ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp. 
Những vấn đề được trình bày trên đây chỉ là ý kiến chủ quan của riêng tôi và tôi tiếp tục học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp để đưa giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất có thể.
3. Đề xuất, kiến nghị:
3.1. Đối với học sinh:
- Khuyến khích học sinh sử dụng sơ đồ tư duy trong việc học bài ở nhà để phát triển khả năng tư duy, hệ thống của mình.
- Động viên các em học tập theo nhóm và thành lập các buổi nói tiếng Anh hay câu lạc bộ tiếng Anh trong lớp hoặc khối để dần dần năng động, tự tin hơn.
- Yêu cầu các em luôn luôn có thói quen ôn tập để khắc sâu kiến thức cũ.
            3.2. Đối với giáo viên:
- Tạo cho các em có một tình yêu, đam mê với môn tiếng Anh cũng như nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như khen ngợi, động viên nhắc nhở kịp thời.
	- Không ngừng đầu tư, mở rộng kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học.
3.3. Đối với các cấp lãnh đạo:
- Nên tạo điều kiện cho tất cả mọi giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm cũng như trang bị những thiết bị cần thiết và tài liệu để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và phục vụ cho học tập của học sinh.
 	Bình Dương, ngày 31 tháng 3 năm 2012
 	Người thực hiện
 Nguyễn Thị Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa lớp 8 môn Tiếng Anh – Nguyễn Hạnh Dung (chủ biên)-NXB Giáo dục năm 2005
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Anh THCS-Vũ Thị Lợi (chủ biên)- NXB Giáo dục 2009
Sách bài tập thực hành tiếng Anh lớp 8
Các tài liệu qua các lớp tập huấn hè.
Các bài viết, trang thông tin về học tiếng Anh trên mạng
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
1. Thực trạng của vấn đề..1
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới....5
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài..6
II. Phương pháp tiến hành
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 6
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.8
B. NỘI DUNG
I. Mục tiêu9
II. Mô tả giải pháp của đề tài
1. Thuyết minh tính mới
1.1. Sơ đồ tư duy là gì?.....................................................................................................9
1.2. Cách tiến hành vẽ sơ đồ tư duy................................................................................10
1.3. Vận dụng ‘sơ đồ tư duy ‘ trong các tiết học cụ thể
a/ Áp dụng ‘ sơ đồ tư duy’ vào phần kiểm tra bài cũ học sinh.....................................10
 	Unit 13 : FESTIVALS ( Listen and Read)..11
	 	Unit 10: RECYCLING ( Listen and Read)13
b/ Áp dụng ‘ sơ đồ tư duy trong phần ‘ Lead –in”.15
 	Unit 8: COUNTRY LIFE AND CITY LIFE ( Listen and Read).15
	Unit 2: MAKING ARRANGEMENTS ( Read)..18
c/ Áp dụng ‘sơ đồ tư duy” trong phần “Pre.”.....20
	Unit 4: OUR PAST ( Speak)..20
d/ Áp dụng “sơ đồ tư duy” trong phần “While..”...23
	Unit 13: FESTIVALS ( Read).23
	Unit 6: THE YOUNG PIONEERS CLUB ( Listen and Read).25
e/ Áp dụng “sơ đồ tư duy “ trong phần “Post.” hay “ Pre – practice”27
	Unit 11: TRAVELING AROUND VIET NAM (Read).27
	Unit 13: FESTIVALS (Listen)30
f/ Áp dụng “sơ đồ tư duy” trong phần “ Consolidation”...32
	Unit 5: STUDY HABITS (Language fucus ).32
	Unit 3: AT HOME (Read).34
2. Khả năng áp dụng:...................................................................................................36
	3. Lợi ích kinh tế- xã hội .36
C. KẾT LUẬN37
* Đề xuất, kiến nghị38
* Tài liệu tham khảo...40

File đính kèm:

  • docskkn.doc
Sáng Kiến Liên Quan