SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiển cho học sinh trong dạy học môn Toán Trung học Phổ thông

2.1 Năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn

Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh (HS) sẽ làm thay đổi cách dạy của giáo viên (GV) và cách học của HS theo hướng “học đi đôi với hành”, lí thuyết gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với gia đình và xã hội. Thực trạng dạy học ở các trường phổ thông hiện nay, hầu hết GV mới chỉ tập trung vào việc hình thành và phát triển kiến thức cho HS mà chưa chú trọng vào việc phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. Do đó, quá trình dạy học hướng tới giúp HS có kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất cần thiết, được xem như mục tiêu cốt lõi của chương trình giáo dục phổ thông.

2.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Năng lực được hiểu theo các quan điểm khác nhau như: Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trung của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. Có thể hiểu năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành và phát triển nhờ tố chất có sẵn và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người thực hiện thành công các hoạt động nhất định, đạt được kết quả như mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

Năng lực vận dụng kiến thức vào vào thực tiễn là khả năng của người học tự giải quyết những vấn đề đặ ra một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng cách áp dụng các kiến thức đã lĩnh hội vào nhưng tình huống, hoạt động thực tiễn để tìm hiểu thế giới xung quanh và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn thể hiện phẩm chất và nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức. Như vậy, có thể hiểu: Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn là khả năng chủ thể phát hiện được vấn đề thực tiễn, huy động được các kiến thức liên quan nhằm giải quyết các vấn dề thực tiễn hiệu quả.

2.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong dạy học môn Toán ở THPT.

Mối quan hệ biện chứng giữa Toán học và thực tiễn được xác định đó là Toán học bắt nguồn từ thực tiễn và trở về phục vụ thực tiễn. Thực tiễn là cơ sở để nảy sinh, phát triển các lý thuyết Toán học; Thực tiễn đặt ra những bài toán và Toán học được xem là công cụ hữu hiệu để giải quyết rất nhiều các bài toán này. Mối quan hệ biện chứng giữa Toán học và thực tiễn đó cũng thể hiện trong quy luật nhận thức đã được V.I.Lênin nêu lên: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng để nhận thức chân lý”. Khi DH toán theo hướng phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thì chúng tôi tập trung một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, quá trình dạy học toán trước hết cần phải giúp HS nắm vững kiến thức Toán học. Đây là điều kiện cần để huy động và sử dụng một cách đúng đắn kiến thức cơ bản của Toán học vào các tình huống mới (trong học tập, trong đời sống). Nói cách khác đây là điều kiện cần thiết cho việc vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn .

Thứ hai, phải tạo cơ hội để HS thể hiện, phát triển khả năng chuyển đổi từ ngôn ngữ thực tiễn sang ngôn ngữ Toán học và ngược lại (trong những trường hợp cụ thể nào đó). Nhằm đáp ứng các yêu cầu đã nêu, phần này sẽ đề xuất một số biện pháp về DH toán thông qua việc sử dụng các bài toán có tình huống thực tiễn. Thông qua các ví dụ thực tiễn để củng cố khái niệm, công thức, quy tắc. Chỉ ra khả năng vận dụng của kiến thức toán vào thực tiễn đời sống.

 

docx52 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 3049 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiển cho học sinh trong dạy học môn Toán Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập luận toán học, năng lực mô hình hóa, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị phấn, thước kẻ, máy chiếu, 
 - Máy tính cầm tay. (Có thể thay thế hình vẽ in sẵn trên giấy A0)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1. Thiết lập phương trình tham số của đường thẳng.
a) Học sinh nhận biết phương trình đường thẳng thông qua ví dụ sau.
Đặt vấn đề: Ta đã biết trong mặt phẳng , phương trình tham số của đường thẳng đi qua điểm và nhận véctơ 
làm véctơ chỉ phương là , (Hình 1)
Như vậy trong không gian phương trình đường thẳng có dạng như thế nào?(H.2)
Ví dụ 1. Trong không gian cho các điểm và 
Tính tọa độ . Từ đó chứng tỏ ba điểm thẳng hàng.
Các giá trị cần thỏa mãn điều kiện gì để điểm thuộc đường thẳng 
Học sinh thực hiện các thao tác sau:
+Tình tọa độ các véc tơ 
+ Xác định điều kiện cần và đủ để ba điểm thẳng hàng?
+ Lập luận điều kiện để các điểm thẳng hàng?
+ Tìm điều kiện để một điểm thuộc đường thẳng.
+ Thiết lập mối quan hệ với t 
b) Học sinh thiết lập phương trình đường thẳng thông qua ví dụ sau:
Trong không gian cho đường thẳng đi qua điểm và nhận làm vectơ chỉ phương. Tìm điều kiện cần và đủ điểm để nằm trên ?
Học sinh thực hiện các thao tác sau:
+ Xác định hệ thức liên hệ giữa và Khi điểm nằm trên ?
+ Viết hệ thức liên hệ giữa các tọa độ.
c) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh.
Thông qua các trải nghiệm, học sinh chỉ ra được chứng cứ và biết lập luận hợp lý trước khi kết luận, tìm giải pháp để giải quyết vấn đề. Từ đó góp phần phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học
2. Hoạt động 2. Hình thành phương trình tham số, phương trình chính tắc của đường thẳng.
Phương trình tham số của đường thẳng đi qua điểm và có véctơ chỉ phương là phương trình có dạng 
trong đó là tham số.
Chú ý: Nếu đều khác 0 thì người ta còn có thể viết phương trình đường thẳng dưới dạng chính tắc như sau: 
Hoạt động 3. Viết phương trình đường thẳng hai dạng cơ bản
a) Học sinh viết được phương trình đường thẳng thông qua ví dụ sau
1) Viết phương trình tham số đường thẳng đi qua điểm nhận làm véctơ chỉ phương.
2) Viết phương trình tham số, phương trình chính tắc (nếu có) của đường thẳng với và .
Học sinh thực hiện các thao tác sau:
+ Viết phương trình đường thẳng khi biết véc tơ chỉ phương và đi qua một điểm
+ Xác định được véc tơ chỉ phương của đường thẳng 
+ Viết phương trình đường thẳng 
b) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh.
Thông qua hoạt động 3 học sinh ra được véc tơ chỉ phương của đường thẳng, tìm giải pháp để giải quyết vấn đề. Từ đó góp phàn phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. 
4. Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức để giải bài toán thực tiễn
a) Học sinh vận dụng kiến thức để giải bài toán thực tiễn thông qua ví dụ sau
Dưới đây là hình ảnh Cầu Cổng Vàng ở Mỹ. Dây cáp AD đí qua điểm D thuộc trụcvà điềm thuộc , trong đó D là đỉnh cột trụ các mặt nước 230 m, A là điểm buộc các mặt nước 3m và cách Oz 345m. Người ta sử dụng các dây cáp để nối hai điểm M trên dây cáp với điểm N trên thành cầu các mặt nước 3m và cách Oz 200m sao cho MN song song với cột trụ.
a. Tính độ dài dây cáp MN
b. Nếu vị trí N cách mặt nước 3m và cách thì độ dài điểm M có nằm trên không? Học sinh thực hiện các thao tác sau: Xác định tọa độ A,D,N 
- Phương trình AD là: 
- Xác định tọa độ điểm 
- Xác định h để tọa độ điểm thuộc 
b) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực học sinh
Thông qua hoạt động 4, học sinh được trải nghiệm vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Từ đó góp phần phát triển mô hình toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.
5. Hoạt động 5. Hướng dẫn tự học ở nhà
a) Học sinh ôn tập nội dung bài học và trả lời các câu hỏi sau
- Bài học hôm nay các em a học thêm được điều gì? Những nội dung nào trong bài học cần chú ý?
- Hãy tìm những ví dụ trong cuộc sống hằng ngày mà có thể giải thích được bằng cách vận dụng được kiến thức bài học
b) Thực hành giải bài tập 1,2 SGK hình học 12 NXBGD. Tr 89 
KẾ HOACH DẠY HỌC 6
Bài. Phương trình mũ và phương trình lôgarit
Tiết 32 – SGK Giải tích 12
I. Mục tiêu
 Học xong bài này học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Giải được các phương trình mũ ở dạng đơn giản.
- Giải quyết được một số ván đề liên quan đến môn học khác hặc có liên quan đến thực tiễn gắn với phương trình mũ.
- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học, sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. Đồ dùng học tập.
- Bảng, phấn, phiếu học tập
- Giấy A3, bút dạ ( Để HS làm việc theo nhóm)
File trình chiếu ghi bài tập, hình ảnh máy chiếu.
III. Kế hoạch hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1. Hình thành khái niệm phương trình mũ
1.1. Học sinh hình thành phương trình mũ thông qua ví dụ sau:
Xét bài toán: Một người gửi tiết kiệm số tiền 100 (nghìn đồng) với lãi suất 8,4%/năm và lãi hàng năm được nhập vào vốn (lãi kép). Giả sử người đó gửi ngân hàng n năm
Tính số tiền người đó thu được sau n năm.
Thiết lập phương trình biểu thị sau n năm người đó thu được số tiền 200 triệu. Vậy n phải thỏa mãn phương trình gì?
Học sinh thực hiện các thao tác sau: 
+ Tính số tiền của người đó sau khi gửi ngân hàng n năm 
+ Thiết lập được điều kiện của n để người đó nhận được 200 triệu. Nhận biết được n thỏa mãn: 
1.2. Hình thành khái niệm phương trình mũ cơ bản và công thức nghiệm.
Phương trình mũ cơ bản có dạng . 
Ví dụ 2: Cho hàm số 
a) Xét số giao điểm của đồ thị và đường thẳng tùy theo giá trị của 
b) Mô tả tính chất nghiệm của phương trình bằng đồ thị hàm số và đường thẳng .
Học sinh thực hiện các thao tác 
+ Nhận biết được và đường thẳng không cắt đồ thị 
+ Nhận biết được và đường thẳng cắt đồ thị tại một điểm.
1.3 Hình thành kiến thức.
Với thì 
1.4 Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các thao tác, học sinh xác định được cách thức, sử dụng kiến thức hợp lý giải quyết vấn đề, sử dụng đồ thị để xác định số giao điểm của hai đồ thị và mô tả được tính chất nghiệm của phương trình . Từ đó góp phần phát triển năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
2. Hoạt động 2. Cũng cố nghiệm của phương trình mũ cơ bản
Ví dụ 3. Tìm tập nghiệm của các phương trình sau:
 a) 	 b) 	 c) 
Học sinh thực hiện các thao tác sau:
+ Nhận biết được cách giải phương trình 
+ Xác định được tập nghiệm.
2.2. Cơ hội học tập và trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua các hoạt động học sinh sử dụng được công thức nghiệm của phương trình mũ cơ bản để giải phương trình. Từ đó góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đè toán học.
3. Hoạt động 3. Hình thành cách giải một số phương trình mũ đơn giản.
3.1. Học sinh. Hình thành cách giải một số phương trình mũ ddowwn giản thông qua các ví dụ sau:
Ví dụ 4. Giải phương trình: .
+ Học sinh thực hiện các thao tác sau:
+ Biến đổi vế trái thành lũy thừa cơ số 2.
+ Tìm x thỏa mãn điều kiện hai lũy thừa cơ số 2 bằng nhau.
+ Nhận biết được phương pháp đưa về cùng cơ số.
Ví dụ 5. Giải phương trình: .
Học sinh thực hiện các thao tác sau:
+ Tìm mối liên hệ giữa và .
+ Nhận biết được phương pháp đặt ẩn phụ.
+ Đặt ẩn phụ biến đổi phương trình đã cho về phương trình bậc hai với ẩn phụ.
+ Tìm ẩn phụ và so sánh điều kiện của ẩn phụ.
+ Tìm khi biết giá trị của ẩn phụ.
Ví dụ 6. Giải phương trình: 
Học sinh thực hiện các thao tác sau:
+ Lấy logarit hai vế để chuyển về phương trình đa thức: 
Giải phương trình: 	
+ Nhận biết được phương pháp logarit hóa.
3.2 Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh.
Thông qua các hoạt động, học sinh xác định được cách thức, sử dụng hợp lý kiến thức để giải quyết vấn đề. Từ đó hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học
4. Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
4.1. Học sinh ôn tập nội dung bài học và trả lời các câu hỏi sau 
a) Học sinh ôn tập nội dung bài học và trả lời các câu hỏi sau
- Bài học hôm nay các em đã học thêm được điều gì? 
- Những nội dung nào trong bài học cần chú ý?
- Hãy tìm những ví dụ trong cuộc sống hằng ngày mà có thể giải thích được bằng cách vận dụng được kiến thức bài học.
b) Thực hành giải bài tập 1,2 SGK tr 85.
Nhấn mạnh: - Với thì: 
	- Với thì: 
Nêu được các bước giải bài toán chứa tình huống thực tiễn.
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. KẾT LUẬN. Trên đây là một số biện pháp cơ bản giúp cho học sinh phát triển năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Thông qua các ví dụ minh họa và bài học, chủ đề cụ thể tổ chức và thiết kế các hoạt động cho học sinh vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn phù hợp với nội dung dạy học, người giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo lựa chọn những bài toán đưa ra cần phải phù hợp với nội dung thực tiễn, không quá phức tạp vừa sức với học sinh để tạo sự hứng thú, niềm say mê học Toán cho học sinh để các em thấy rõ được tầm quan trọng của môn Toán trong cuộc sống; từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học Đây là công việc cần thực hiện thường xuyên bởi khi đã rèn luyện cho học sinh phát triển tư duy theo hướng lồng ghép các bài toán có nội dung thực tế vào thì khả năng tư duy lô-gic, tư duy sáng tạo trong học Toán của các em được nâng cao; trước một bài toán hay một tình huống trong cuộc sống, các em có thể linh hoạt nhìn nhận, biến đổi bài toán, giải quyết bài toán hay tình huống ấy một cách tốt nhất sử dụng nền tảng toán học.
Sáng kiến trên cung cấp cho giáo viên một số bài toán thực tế, liên môn có thể vận dụng được vào trong trương trình toán THPT, góp phần làm cho các giờ học toán của học sinh không phải là những tiết học khô khan, trừu tượng, mà lại gần gũi, thiết thực với cuộc sống. Những tiết dạy có lồng ghép nội dung về bài toán thực tế hay liên môn đã góp phần nâng cao năng lực tư duy nói chung và tạo hứng thú học tập cho học sinh , giúp cho việc học, định hướng, tiếp cận dần nội dung thi THPT Quốc gia đạt kết quả tốt. 
3.2. KIẾN NGHỊ
3.2.1. Với Bộ giáo dục: những ứng dụng toán học trong thực tiễn trong chương trình toán THPT tập trung vào các khái niệm, công thức rất cơ bản. Tuy nhiên, chương trình hiện tại lại xuất hiện nhiều các bài tập khá hình thức và rất khó tìm được những “mô hình thực tiễn” gắn với những bài tập như vậy. Ví dụ như phần “Công thức lượng giác”, các tình huống, mô hình mà tác giả biết, hoặc các nguồn tham khảo liên quan đến lượng giác rất hiếm gặp những biểu thức lượng giác cồng kềnh, phức tạp như trong sách giáo khoa và như các đề thi hiện nay. Bộ có thể xem xét, khi xây dựng SGK nên đưa thêm nhiều bài toán thực tế lồng ghép vào chương trình.
3.2.2. Với Sở GD&ĐT: Quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên dạy toán. Nên tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên trong tỉnh.
3.2.3. Với BGH nhà trường: Hiện nay, nhà trường đã có một số sách tham khảo tuy nhiên còn ít, chưa đủ chủng loại. Vì vậy nhà trường cần quan tâm hơn nữa về việc trang bị thêm sách tham khảo môn Toán để học sinh được tìm tòi, học tập khi giải toán để các em có thể tránh được những sai lầm trong khi làm bài tập và nâng cao hứng thú, kết quả học tập môn toán nói riêng, nâng cao kết quả học tập của học sinh nói chung.
3.2.4. Với giáo viên giảng dạy môn Toán: Nên tăng cường tự học, tự sáng tạo. Nên tăng cường các bài toán có nội dung thực tiễn hay lên môn vào giảng dạy. Nên định hướng dần các nội dung từng khối liên quan tới kì thi THPT quốc gia cuối cấp.
3.2.5. Với PHHS: Quan tâm việc tự học, tự làm bài tập ở nhà của con cái. Thường xuyên kiểm tra sách, vở và việc soạn bài trước khi đến trường của các con.
Tài liệu này đã được tác giả triển khai thực hiện từ năm 2018 – 2019, 2019 -2020, 2020- 2021 tại trường THPT Diễn Châu 2. Qua thực nghiệm và tiến hành áp dụng trong các năm học qua, kết quả tài liệu rất hữu ích trong công tác giảng dạy của giáo viên và công tác ôn tập của học sinh. Đồng thời, chất lượng giảng dạy, tạo được hứng thú và góp phần bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. 
Diễn Châu, ngày 21/03/2021
Người viết
Tạ Khắc Định
ĐT: 0912819966
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Bá Kim (chủ biên). Phương pháp dạy học môn Toán. NXB Đại học sư phạm, H.2004.
[2]. Nguyễn Văn Thuận. Góp phần phần phát triển năng lực tư duy logic và sử dụng chính xác ngôn ngữ Toán học cho học sinh đầu cấp trung học phổ thông trong dạy học đại số. Luận án tiến sỹ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, 2004. 
[3] Hà Xuân Thành. Dạy học toán ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua khai thác và sử dụng các tình huống thực tiễn. Luận án tiến sỹ giáo dục, HN. 2017.
[4] Đỗ Đức Thái ( Chủ biên) Dạy học phát triển năng lực môn Toán trung học phổ thông. NXB. ĐHSP. 2018.
[5] Bùi Văn Nghị. Vận dụng lý luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông. NXB. ĐHSP.2017. 
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông – chương trình tổng thể 26/12/2018. Nxb Giáo dục.
[7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông – môn Toán 26/12/2018. Nxb Giáo dục.
[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008. Giải tích 12, Chương trình cơ bản. Nxb Giáo dục.
[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2008. Đại sô và Giải tích 11, Chương trình cơ bản. Nxb Giáo dục.
[10] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007. Đại số 10, Chương trình cơ bản. Nxb Giáo dục.
[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007. Hình học 12, Chương trình cơ bản. Nxb Giáo dục
[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007. Hình học 11, Chương trình cơ bản. Nxb Giáo dục.
[13] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007. Hình học 10, Chương trình cơ bản. Nxb Giáo dục.
[14] Đề thi THPT Quốc gia 2017 đến 2020.BGD ĐT và đề thi thử THPT 
[15] Các trang web:  
SỞ GDĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2021
Tên đề tài: ...............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Mã số:..........Môn/lĩnh vực:...........................Người đánh giá:..........................
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Nội dung
đánh giá
Tiêu chí
Đánh giá, nhận xét của Giám khảo
Điểm
tối đa
Điểm của GK
(I)
Phần mở đầu
(10.0 điểm)
- Nêu được lý do chọn đề tài, thể hiện được tính cấp thiết của đề tài.
5.0
- Khẳng định những tính mới, đóng góp mới của đề tài về nghiên cứu của môn học, của hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục; các kinh nghiệm dạy học và quản lý giáo dục... 
5.0
(II)
Phần nội dung
(75.0 điểm)
- Nêu được cơ sở khoa học (gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của vấn đề nghiên cứu; tổng quan được các nghiên cứu đã tiến hành trong lĩnh vực nghiên cứu để nêu bật được ý nghĩa của đề tài đang tiến hành.
10.0
- Trình bày được số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế, thực trạng (của đơn vị, lĩnh vực, địa phương,) về những vấn đề liên quan đến đề tài; 
7.5
- Phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn để thấy được những nhược điểm, hạn chế, yếu kém của chủ đề được đề cập;	
7.5
- Trình bày được các giải pháp, các tác động (hoặc các kiến thức,) trong quá trình giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, theo một trình tự đảm bảo lôgic, chặt chẽ
20.0
- Làm nổi bật được tính khoa học, tính sư phạm, tính mới, tính thực tiễn, . . . nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
20.0
- Nêu được những kết quả thực hiện và những nhận định làm nổi bật được tác dụng của đề tài thông qua việc đối chiếu các số liệu liên quan trước và sau khi thực hiện các giải pháp, các tác động,
10.0
(III)
Phần
Kết luận
và kiến nghị
(10.0 điểm)
- Nêu được quá trình nghiên cứu để thể hiện quy trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học, huy động được các nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lý và độ tin cậy cao để thực hiện đề tài (các tài liệu tham khảo, các tổ chức, cá nhân tham gia, );
2.5
- Nêu được ý nghĩa của đề tài (tác dụng đối với bản thân, với tập thể, với địa phương, với lĩnh vực, bộ môn,). 	
2.5
 - Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng, những nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi.... Đề xuất những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu và những kiến nghị đối với cấp liên quan....
5.0
(IV)
Hình thức
(5.0 điểm)
- Hành văn trôi chảy, trình bày khoa học, dễ hiểu,
2.5
- SKKN được đánh máy vi tính in trên khổ giấy A4; font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 1,5cm, dãn dòng đặt ở chế độ Exactly 17pt, xuống dòng đặt chế độ Before 6pt, After 3pt. Số trang được đánh ở góc dưới bên phải mỗi trang; trang trí khoa học, đóng bìa cẩn thận.
2.5
Tổng điểm
100.0
 Diễn Châu, ngày 25 tháng 03 năm 2021. 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
(Ký ghi rõ họ tên)
SỞ GDĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ 
Sáng kiến kinh nghiệm năm 2021
Tên đề tài: ...............................................................................................................................
..............................................................................................................................................................
Mã số:..........Môn/lĩnh vực:...........................Người đánh giá:..........................
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Nội dung
đánh giá
Tiêu chí
Đánh giá, nhận xét của Giám khảo
Điểm
tối đa
Điểm của GK
(I)
Phần mở đầu
(10.0 điểm)
- Nêu được lý do chọn đề tài, thể hiện được tính cấp thiết của đề tài.
5.0
- Khẳng định những tính mới, đóng góp mới của đề tài về nghiên cứu của môn học, của hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục; các kinh nghiệm dạy học và quản lý giáo dục... 
5.0
(II)
Phần nội dung
(75.0 điểm)
- Nêu được cơ sở khoa học (gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn) của vấn đề nghiên cứu; tổng quan được các nghiên cứu đã tiến hành trong lĩnh vực nghiên cứu để nêu bật được ý nghĩa của đề tài đang tiến hành.
10.0
- Trình bày được số liệu điều tra, khảo sát tình hình thực tế, thực trạng (của đơn vị, lĩnh vực, địa phương,) về những vấn đề liên quan đến đề tài; 
7.5
- Phân tích, đánh giá những vấn đề thực tiễn để thấy được những nhược điểm, hạn chế, yếu kém của chủ đề được đề cập;	
7.5
- Trình bày được các giải pháp, các tác động (hoặc các kiến thức,) trong quá trình giải quyết vấn đề một cách có hệ thống, theo một trình tự đảm bảo lôgic, chặt chẽ
20.0
- Làm nổi bật được tính khoa học, tính sư phạm, tính mới, tính thực tiễn, . . . nhằm đạt được mục đích nghiên cứu.
20.0
- Nêu được những kết quả thực hiện và những nhận định làm nổi bật được tác dụng của đề tài thông qua việc đối chiếu các số liệu liên quan trước và sau khi thực hiện các giải pháp, các tác động,
10.0
(III)
Phần
Kết luận
và kiến nghị
(10.0 điểm)
- Nêu được quá trình nghiên cứu để thể hiện quy trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan, khoa học, huy động được các nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lý và độ tin cậy cao để thực hiện đề tài (các tài liệu tham khảo, các tổ chức, cá nhân tham gia, );
2.5
- Nêu được ý nghĩa của đề tài (tác dụng đối với bản thân, với tập thể, với địa phương, với lĩnh vực, bộ môn,). 	
2.5
 - Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng, những nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi.... Đề xuất những nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu và những kiến nghị đối với cấp liên quan....
5.0
(IV)
Hình thức
(5.0 điểm)
- Hành văn trôi chảy, trình bày khoa học, dễ hiểu,
2.5
- SKKN được đánh máy vi tính in trên khổ giấy A4; font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, định lề trên 2cm, dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 1,5cm, dãn dòng đặt ở chế độ Exactly 17pt, xuống dòng đặt chế độ Before 6pt, After 3pt. Số trang được đánh ở góc dưới bên phải mỗi trang; trang trí khoa học, đóng bìa cẩn thận.
2.5
Tổng điểm
100.0
 Diễn Châu, ngày 25 tháng 03 năm 2021. 
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
(Ký ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_nang_luc_van_dung_kien_thuc.docx
Sáng Kiến Liên Quan