Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Cơ sở lí luận

 HĐGDNGLL được hiểu là quá trình kết hợp có mục đích vai trò chủ đạo của giáo viên với hoạt động của học sinh nhằm hình thành ý thức, tình cảm, hành vi thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Qua nhiều con đường, đặc biệt con đường dạy học và HĐGDNGLL hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Nếu dạy học là tạo dựng cho học sinh hệ thống những tri thức khoa học, thông qua đó để giáo dục nhân cách và tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao thì HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hoá ở trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động.

 GDNGLL là hoạt động quan trọng đối với việc phát triển tâm hồn, trí lực, thể lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú, hình thức đa dạng hấp dẫn, phạm vi tiến hành rộng, khả năng kết hợp các lực lượng giáo dục lớn hơn nhiều so với dạy học văn hóa. Do đó, khép kín chu trình giáo dục cả về không gian và thời gian. Đó là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trò chủ thể của mình, tính tự giác, tính tích cực chủ động sáng tạo trong mọi hoạt động.

 Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên mà một trong những nguyên nhân đó là tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu biết gì về pháp luật, hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật.

 Các em học sinh trong các trường THPT đang trong giai đoạn phát triển có nhiều biến động về thể chất lẫn tâm hồn, điều này có tác động lớn đến tâm sinh lý của các em.

 Về tâm, sinh lý : Đây là lứa tuổi tâm lý có nhiều biến động, rất nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị kích động, bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như phim, ảnh, các hoạt động văn hoá xã hội. Khi cơ thể phát triển tạo ra các nhu cầu tìm hiểu sự việc, những ham muốn về sinh lý, về giới tính cộng với tính tò mò muốn biết hết mọi việc, muốn làm như “người lớn”, bắt trước người lớn, vì thế, nếu không được giáo dục, không được hướng dẫn đúng cách, nhất là không được trang bị kiến thức pháp luật dễ nảy sinh tâm lý lệch lạc dẫn đến hành vi phạm vi phạm pháp.

 Ở lứa tuổi này nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và chưa ổn định, các em rất dễ sa ngã, dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các hành vi phạm tội do đặc tính hiếu động, tò mò của tuổi trẻ, nhưng cũng dễ uốn nắn, dễ tiếp thu các điều hay, điều tốt khi được định hướng, được giáo dục ngay từ giai đoạn này.

Về nhận thức : đa số các em đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, tâm, sinh lý chưa ổn định, suy nghĩ chưa chín chắn, tính cách hay thay đổi, các em chưa nhận thức đầy đủ được tính chất của hành vi của bản thân.

 Dưới góc độ xã hội, đây là lứa tuổi bắt đầu được phép tham gia một số quan hệ xã hội nhất định, được pháp luật coi là có năng lực hành vi trong một vài quan hệ xã hội, đồng thời cũng bắt đầu phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, khi tham gia các quan hệ xã hội.

 Những đặc điểm đó có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nhận thức và hành động của các em, nếu không có sự định hướng, tác động giáo dục theo các mục tiêu, chuẩn mực xã hội thì rất dễ bị lôi kéo, quyến rũ vào các việc làm, các hành vi xấu.

 Vì thế cần phải đưa phổ biến, giáo dục pháp luật vào nhà trường, vào chương trình học tập, sinh hoạt, vui chơi, giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ngay từ giai đoạn này sẽ có tác động lớn trong việc định hướng, phát triển hình thành tư cách công dân, góp phần điều chỉnh hành vi, nâng cao nhận thức, xây dựng nhân cách, xây dựng tính hướng thiện, đảm bảo tính liên tục trong nhận thức, hình thành trong các em hành vi, thói quen tự giác xử sự đúng pháp luật, và có ý thức tuân thủ pháp luật.

 

doc41 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g việc giảng dạy môn GDCD 12 của mình. Từ chỗ các em chán nản, không thích học hoặc học chống đối, đến nay đa số các em đã có hứng thú và tích cực học tập. Kết quả học tập bộ môn của các em cũng nâng dần lên. Từ chỗ đa số là điểm trung bình thì nay số khá, giỏi ngày càng cao. Lúc trước trong giờ giáo viên gần như độc thoại thì nay sự tương tác giữa thầy và trò rất sôi nổi, nhiều em giơ tay phát biểu và trình bày vấn đề bài học đặt ra, không khí lớp học sôi nổi hết buồn tẻ.
 Việc học tốt môn GDCD lớp 12 giúp các em tôn trọng pháp luật, sống và hành động theo pháp luật để trở thành người công dân có ích.
 Sau khi thực hiện đề tài “Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp”, tôi thấy đã góp phần không nhỏ trong giáo dục pháp luật cho các em, trước hết là truyền cho các em nguồn cảm hứng và nhận thức rằng : để có những hiểu biết về pháp luật không phải là một sớm một chiều mà là học suốt đời, nhưng những năm ở trường THPT, cao đẳng, đại học là đặc biệt quan trọng.
Lợi ích của sáng kiến theo đánh giá của các tổ chức, cá nhân khác
 -Theo các đồng nghiệp của tôi thì giờ GDCD khá sôi nổi, hấp dẫn và thiết thực. Qua thời gian thực hiện đề tài, các đồng nghiệp đều nhận xét các em đã có sự thay đổi tích cực trong nhận thức từ chỗ ban đầu cho rằng từ trước tới nay mình, bố mẹ, ông bà... chẳng biết gì về những quy định của pháp luật mà vẫn sống và sinh hoạt bình thường ; đến chỗ nhận thấy được rất nhiều ích lợi về việc hiểu biết và thực hiện đúng pháp luật. Buổi sinh hoạt đầu tuần luôn đầm ấm, các em đã coi lớp học là “một gia đình lớn”. Buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp thật sôi động.
 - Theo tổ chuyên môn : việc áp dụng sáng kiến giúp việc học và giáo dục pháp luật không nhàm chán, gượng ép mà đã thu hút học sinh học tập thực sự, từ đó giúp việc học tập và rèn luyện của các em đạt hiệu quả cao.
11. Danh sách áp dụng sáng kiến lần đầu
- Năm học 2018-2019 : lớp 10, 11
- Học kì I năm học 2019- 2020 : 10 lớp 12
................Ngày tháng năm ..
 Thủ trưởng đơn vị
......., ngày tháng năm 
Tác giả sáng kiến kinh nghiệm
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Đáp án câu hỏi của phần thi “Ai nhanh hơn”?
Câu 1 : Tại sao bạn cần đội mũ bảo hiểm khi xe đạp điện, xe máy điện?
Đáp án :
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Theo đó, nếu người điều khiển phương tiện xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông tức là đã vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Cụ thể, Điểm d, Khoản 4, Điều 8 quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Ngoài ra, mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật (Điểm đ, Khoản 4, Điều 8).
Câu 2 : Theo em độ tuổi 12, 13 có được đi xe đạp điện không?
Đáp án :
Khoản 19, Điều 3 của Luật Giao thông đường bộ quy định xe đạp máy là  Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Tuy nhiên, xe có vận tốc thiết kế đến 25 km/h, lớn hơn so với vận tốc của xe đạp bình thường. Người sử dụng xe đạp điện cũng cần phải có sức khỏe, hiểu biết và kỹ năng sử dụng. Vì vậy ở độ tuổi 12, 13 còn khá nhỏ nên để đảm bảo an toàn chưa nên sử dụng ; trường hợp nếu sử dụng xe đạp điện khi tham gia giao thông phải chấp hành đúng quy tắc giao thông và đội mũ bảo hiểm đúng quy cách.
Câu 3 : Thời gian gần đây trên các tuyến đường trên cả nước xuất hiện nhiều học sinh, sinh viên điều khiển xe đạp điện, xe đạp máy lưu thông trên đường không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này có bị xử lý không?
Đáp án :
Tại Khoản 2, Điều 31, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”.
Theo điểm d, điểm đ, khoản 4, Điều 8 quy định Nghị định 171 của Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy vi phạm một trong các hành vi sau :
- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ ;
- Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. 
Câu 4 :  Khi điều khiển xe gắn máy và lưu thông trên đường có đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách nhưng mũ không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn thì có bị xử phạt hay không?
Đáp án :
Trước hết, hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn chưa được quy định trong Luật GTĐB năm 2008 và Nghị định 171/2013/NĐ -CP của Chính phủ cũng không quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người dân được sử dụng đúng mũ bảo hiểm đạt chuẩn, tại Thông tư liên lịch số 06/20013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/2/2013 giữa Bộ khoa học công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Công an và Bộ giao thông vận tải đã quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, trong đó có quy định về tính năng cấu tạo và chứng nhận hợp quy của mũ bảo hiểm đạt chuẩn.
Đối với lực lượng CSGT, sẽ thường xuyên tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp người tham gia giao thông đường bộ bằng  mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách; đối với các trường hợp đội mũ không phải “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” thì nhắc nhở, giải thích cho người tham gia giao thông nên sử dụng mũ đúng tiêu chuẩn.
Câu 5 : Em hiểu được vai trò của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy điện, xe đạp điện nhưng em thấy thực hiện hơi khó một chút. Hãy cùng cho nhau những gợi ý là ta nên làm thế nào?
- Học sinh trao đổi thảo luận, tranh luận.
- Giáo viên khái quát và định hướng nhận thức.
2. Phụ lục 2: Câu hỏi và đáp án cuộc thi tìm hiểu Hiến pháp 2013
CÂU HỎI THI TÌM HIỂU HIẾN PHÁP 2013
Câu 1.
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào?
Câu 2.
Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Câu 3.
Vì sao phải sửa đổi Hiến pháp năm 1992?
Câu 4.
Hiến pháp quy định quan hệ giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam như thế nào? Ngôn ngữ quốc gia là gì?
Câu 5.
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao?
Câu 6. 
 	Giáo dục và đào tạo được quy định như thế nào trong Hiến pháp 2013?
Câu 7.
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được quy định như thế nào trong Hiến pháp 2013?
Câu 8. 
Hiến pháp 2013 quy định công dân Việt Nam có nghĩa vụ gì?
Câu 9.
 Đường lối đối ngoại của nước ta được quy định như thế nào trong Hiến pháp 2013?
Câu 10.
 “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013).
Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp? 
ĐÁP ÁN CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU HIẾN PHÁP 2013
Câu 1. 
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp.
- Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946 
- Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua vào ngày 31/12/1959.
- Hiến pháp năm 1980 được Quốc hội khoá VI, tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/12/1980, đã nhất trí thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980. 
- Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam thông qua ngày 15/4/1992, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bỏ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 vào ngày 25/12/2001.
- Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28/11/2013.
Câu 2.
- Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
- So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có 07 điều được giữ nguyên, sửa đổi 101 điều, bổ sung 12 điều.
- Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? 
Câu 3.
Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa về lịch sử.
Đến nay, đất nướ ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới là nhằm xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 
Vì vậy, cần phải sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với yêu cầu tình hình mới. Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để đảm bảo đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền VNXHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế.
Câu 4.
Điều 5 HP 2013 quy định quan hệ giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam và sử dụng ngôn ngữ quốc gia như sau: 
1- Nước CHXHCNVN là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
2 - Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
3- Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình.
4- Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước.
Câu 5. 
- Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Điều 14, 16, 19, khoản 3 Điều 20, khoản 1 Điều 21, 27, 33, 34, 36, 37, 41, 42, 43, Khoản 6 Điều 96, Khoản 3 Điều 107; Khoản 3 Điều 102 (Học sinh nêu đầy đủ các nội dung của các điều khoản của Hiến pháp năm 2013)
- Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? (Học sinh lựa chọn các điểm mới tâm đắc nhất để phân tích).
Câu 6.
HP 2013 quy định về giáo dục và đào tạo như sau:
1- Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
2- Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục ; chăm lo giáo dục mầm non ; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí ; từng bước phổ cập giáo dục trung học ; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp ; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí.
3- Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tà i; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.
Câu 7.
 Bảo vệ Tổ quốc VNXHCN là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân mà nòng cốt là lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
 Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh.
Câu 8.
 Công dân Việt Nam có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
 Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
 Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
 Công dân có nghĩa vụ tuôn theo HP và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Công dân có nghĩa vụ học tập.
Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.
Mọi người có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
Câu 9. 
 Nước CHXHCNVN thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển ; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợ ; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên ; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Câu 10.
Học sinh làm theo suy nghĩ của mình.
Phụ lục 3: 
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT
(Dành cho học sinh)
Để có cơ sở xem xét, đánh giá một cách khách quan thực trạng hiểu biết về pháp luật ; kiến nghị, đưa ra các giải pháp hoàn thiện phương pháp giáo dục pháp luật; bảo đảm các phương pháp truyền thụ pháp luật sinh động, hấp dẫn, đề nghị em vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (x) vào ô có nội dung tương ứng, đối với câu hỏi có sẵn phương án trả lời, đề nghị em trả lời cụ thể. 
Ý kiến của em sẽ là những thông tin rất có giá trị đối với công tác điều tra, nghiên cứu của chúng tôi. Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng thông tin và ý kiến của em với mục đích đề ra giải pháp đề xuất hoàn thiện phương pháp giáo dục pháp luật. Chúng tôi mong nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của em!
I. THÔNG TIN CHUNG 
Đề nghị em cho biết một số thông tin về cá nhân:
a) Giới tính : 1. Nam o 2. Nữ o 
b) Tuổi : ..
c) Nơi cư trú hiện nay :..............
 d) Lớp đang học : 
II. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT
1. Theo em, hiểu biết một số kiến thức cơ bản về pháp luật đem lại cho em những lợi ích gì?
a
Giúp bản thân tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người thân, cộng đồng; tham gia tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người thân, bạn bè, hàng xóm thực hiện đúng pháp luật; phòng tránh vi phạm pháp luật
o
b
Tự giác chấp hành pháp luật
o
c
Có hiểu biết, kiến thức để tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, chống tham nhũng, tiêu cực
o
d
Lợi ích khác (xin nêu cụ thể) ... ....
..
o
2. Theo em có cần biết một số quy định về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý tương ứng không ?
a Rất cần 
□
b. Cần 
□
c. Không cần 
□
3. Việc tìm hiểu, tiếp cận pháp luật về các quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng của công dân của em ở mức độ nào dưới đây ?
a Chủ động □
b. Khi gặp phải vấn đề cần giải quyết liên quan đến pháp luật mới tìm hiểu □
c. Không chủ động □
4. Thời gian qua, nhà trường có tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ, về một số quy định của Hiến pháp 2013 và Bộ luật Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội, em tham dự ở mức độ nào ?
a Không tham dự □
b Tham dự ít □
c Tham dự đầy đủ □
III. TÌNH HÌNH TUÂN THỦ PHÁP LUẬT
5. Chúng ta đã có một hệ thống pháp luật quy định khá đầy đủ về an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, tình hình vi phạm pháp luật vẫn đang xảy ra ở cả thành thị, lẫn nông thôn. Theo em việc còn hạn chế về hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ do nguyên nhân nào ?
a
Bản thân không thích tìm hiểu, nâng cao hiểu biết pháp luật
□
b
Không có môi trường, điều kiện tiếp cận pháp luật
□
c
Chưa chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở
□
d
Nội dung pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu
□
đ
Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được sử dụng hiệu quả
□
e
Yếu tố khác (ghi cụ thể):
□
6. Để nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của bản thân, em hãy cho biết cần thực hiện những nội dung nào dưới đây ?
a
Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân
□
b
Phổ biến thường xuyên, liên tục về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tôn trọng và chấp hành pháp luật
□
c
Phát động các phong trào học tập, chấp hành pháp luật rộng rãi trong nhân dân tại địa bàn cơ sở 
□
d
Ban hành chế tài xử phạt nghiêm khắc áp dụng cho từng hành vi vi phạm pháp luật
□
đ
Thực hiện chế độ khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời đối với những tấm gương thực hiện pháp luật tốt
□
e
Xây dựng các quy định pháp luật rõ ràng, cụ thể
□
g
Biện pháp khác (xin nêu cụ thể) : 
.
□
7. Em vui lòng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm quy định của pháp luật về giao thông dưới đây :
Số
TT
Hành vi vi phạm
pháp luật
Nguyên nhân
Không biết có quy định của pháp luật
Biết có quy định của pháp luật nhưng chưa thấy ai bị xử phạt nên vẫn thực hiện
Biết có quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình không chấp hành
a.
Chạy xe vượt đèn đỏ 
□
□
□
b.
Tổ chức đua xe hoặc tham gia đua xe 
□
□
□
c
Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu
□
□
□
d
Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông
□
□
□
 8. Em có đề xuất, kiến nghị gì trong việc tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp không ?
.
Xin cảm ơn em!
4. Phụ lục 4 : TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp: www.moj.gov.vn
Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc: www.vksvinhphuc.gov.vn/
Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc: www.tandvinhphuc.gov.vn
Bộ Giáo dục và đào tạo: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn GDCD trung học phổ thông, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2009.
Bộ giáo dục và đào tạo: Sách giáo khoa giáo dục công dân 12, Nxb. Giáo dục, 2012.
Bộ giáo dục và đào tạo: Sách giáo viên giáo dục công dân 12, NXB. Giáo dục, 2008.
Bộ giáo dục và đào tạo: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK lớp 12 THPT, Nxb. Giáo dục, 2006.
Quyết định phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường" của TTCP số 1928 ngày 20/11/2009
Phương Liên – Minh Đức: Kỹ năng sống để làm chủ bản thân, Nxb. Trẻ, 2006.
Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, Tài liệu tập huấn/bồi dưỡng giáo viên, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội 2010. 
Tòa tuyên án, kênh VTV3, VTV6 đài truyền hình Việt Vam.
Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh phổ thông, Tài liệu tập huấn/bồi dưỡng giáo viên, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội 2010. 
Facebook: “Cái Lý Cái Tình”. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_gop_phan_nang_cao_hieu_qua_giao_duc_ph.doc
Sáng Kiến Liên Quan