Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố then chốt trong việc giáo dục học sinh

Nội dung sáng kiến:

Công tác chủ nhiệm rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi người GVCN phải bỏ nhiều công sức và thời gian. Để làm tốt vai trò của mình GVCN cần biết đặt tình thương, trách nhiệm để giải quyết các tình huống của lớp phụ trách trên cơ sở nề nếp, kỷ cương của nhà trường, biết phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội

Vì vậy, trong việc tổ chức giáo dục học sinh, hoạt động giáo viên chủ nhiệm rất đặc thù và đầy sáng tạo, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ tuổi, mức độ trưởng thành của HS, hoạt động của ban cán sự lớp, điều kiện cụ thể của trường, lớp, gia đình HS và các tổ chức xã hội có liên quan.

Do vậy, không thể có một khuôn mẫu nhất định cho hoạt động của GVCN. công tác chủ nhiệm là một bộ phận quan trọng trong nhà trường, đòi hỏi GVCN phải hết sức sáng tạo, có một tinh thần trách nhiệm cao, mới gánh vác được nhiệm vụ này có hiệu quả.

 

docx22 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm là nhân tố then chốt trong việc giáo dục học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi không nóng nãy, Tôi cười vì em đó nói hoàn toàn chính xác. Ta cũng không thể áp dụng bất kỳ một biện pháp thuyết giảng đạo đức nào cho trường hợp này được, chỉ có cách đánh động vào lòng tự ái, vào tính hiếu thắng của tuổi trẻ qua các hình thức sau:
+ Có thể hỏi em đó “Nhưng đến thời của em, vị trí của ba em hiện tại và những người làm việc xung quanh vị trí đó sẽ là những người thế nào?”. Hoặc có thể nói: “Con hơn cha, nhà có phúc: em phải chứng tỏ mình hơn ba mẹ
+ Nêu gương những người học giỏi thành đạt, thu nhập cao trong số con của đồng nghiệp xung quanh mình để cho HS ngẫm nghĩ.
+ Kể chuyện về các trọc phú ngày xưa.
Sau đó, các em nhận thấy thái độ sai trái của mình và tiến bộ hơn trong học tập.
- Khuyến khích học sinh bằng việc khen, chê đúng mục đích, đúng việc, đúng thời điểm và tế nhị. Một câu động viên, một ánh mắt khích lệ đối với học sinh, hãy sử dụng nó thường xuyên như một món quà tinh thần vô giá trong môi trường sư phạm. Vì chúng sẽ là những động lực lớn lao để các em có thể làm tốt hơn nữa. Đừng nhìn bằng con mắt của người lớn mà phải đứng ở phía học sinh để nhìn nhận. Một câu nói vô tình, một trách phạt nôn nóng, một hành xử thiếu cân nhắc, đôi khi gây tổn thương và có thể là một ám ảnh không nguôi! Nếu học sinh vi phạm một lỗi nào đó nhưng không làm ảnh hưởng đến tập thể lớp thì chỉ nên nhắc nhở nhẹ nhàng. Trước mọi sai lầm, vi phạm của học sinh, GVCN cần hết sức bình tĩnh, bao dung và độ lượng để xem xét, giải quyết, xử lý có lý có tình, phải kiên trì, chịu khó và kiên quyết trong việc giáo dục các em.
Ví dụ: Trong giờ ra chơi, bất chợt có 2 học sinh nam trong lớp Tôi chủ nhiệm năm 2015 - 2016, do dành nhau bạn gái nên đã đánh nhau trong lớp. Trong tình huống này Tôi giải quyết tình huống như sau:
Trong tình huống này Tôi nghiêm nghị, mời riêng 2 em lên làm việc riêng và đề nghị từng em đưa ra lý do vì sao đánh nhau trong giờ ra chơi. Sau đó Tôi sẽ phân tích những điểm sai, đúng của từng em (Nếu như các em thích bạn thì hãy giữa tình bạn trong sáng, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. Vì lứa tuổi các em lo học tập là chính) và có thể cảnh báo sẽ thông báo cho phụ huynh nếu lần sau còn có hành động tương tự.
Sau đó, các em nhận thấy thái độ sai trái của mình và tiến bộ hơn trong học tập.
- Người GVCN nắm vững, vận dụng mọi phương pháp giáo dục học sinh và biết kết hợp chúng trong mọi hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ: Cùng một biểu hiện hư như nhau, nhưng có em phải phê bình nghiêm khắc, có em thì nhắc nhẹ, có em chỉ nhắc chung hoặc có em phải trực tiếp bằng chính những lời tâm sự như mẹ, con, có em phải thông qua bạn bè, gia đình, tập thể.
- Tuyệt đối, GVCN không nên biến giờ sinh hoạt chủ nhiệm thành giờ tra tấn học sinh, làm cho các em luôn lo sợ, phập phồng và có cảm giác nặng nề, căng thẳng, chán nản.
- Nếu GVCN không đo được mức độ của hành vi, sử dụng không tương ứng, dẫn tới phản tác dụng giáo dục. 
Ví dụ: không đáng khen mà khen quá lời cũng không tốt hoặc chỉ đáng nhắc nhở mà vì lẽ gì GVCN cảnh cáo, phê bình thì sẽ làm cho học sinh hậm hực, bi quan, mất lòng tin.
- Khi uốn nắn, giáo dục học sinh vi phạm chúng ta cũng nên khéo léo, làm từ từ, tìm hiểu sự việc cho cặn kẽ, rõ ràng, xử lý nghiêm khắc nhưng cũng mền dẻo, tránh trường hợp dồn các em đến bước đường cùng.
Ví dụ: Giờ ra tiết, một học sinh lớp Tôi chủ niệm năm học 2013 - 2014, gặp riêng Tôi và báo cho Tôi biết bạn A (bạn cùng lớp) hăm doạ sẽ đánh một bạn B sau giờ học.. Trước tình huống đó Tôi xử lý như sau:
+ Gặp riêng 2 em đó để tìm hiểu sự việc
+ Phân tích điều đúng, sai về hành vi đó của 2 em
+ Nêu tác hại của hành vi, giáo dục , nhắc nhỡ khuyên răn 2 em.
Sau đó, các em nhận thấy thái độ sai trái của mình và tiến bộ hơn trong học tập.
Một vấn đề nóng bỏng cần bàn đến nữa đó là tình trạng học sinh bỏ học hiện nay là một vấn đề rất đau đầu từ các cấp lãnh đạo đến Ban giám hiệu nhà trường. Đặc biệt là đội ngũ những thầy cô giáo đảm nhận công tác chủ nhiệm hiện nay.
 Trước thực trạng đó, Tôi xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân với vai trò là một GVCN mong quý thầy cô chia sẻ. 
Chúng ta đã biết trong những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng ngày càng gia tăng. Đây là nổi bức xúc đối với ngành, chính quyền địa phương và toàn xã hội. Tình trạng bỏ học có nhiều nguyên nhân:
- Do nhận thức của một số PHHS chưa cao về ý nghĩa, tầm quan trọng và cần thiết của việc học tập của con em (Thường có suy nghĩ học để biết viết, tính toán chút ít là được rồi, không cần học cao mới có việc làm ổn định,...).
Ví dụ: Một học sinh lớp Tôi chủ nhiệm năm học 2014- 2015 vừa bước sang tuổi 16 đã bị bố mẹ bắt em nghỉ học để lấy chồng vì lý do gia đình bên đó rất giàu có, sau này khỏi lo cái ăn, cái mặc. Đồng thời vì phong tục của địa phương là con gái nên lấy chồng sớm. Nhưng em học sinh này rất muốn đi học, lại không muốn trái lời gia đình. Trước tình huống đó Tôi xử lý như sau:
 Động viên em giữ vững tinh thần. tiếp tục đi học tốt.
 Tôi gặp trực tiếp phụ huynh học sinh này để tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh để có biện pháp giúp đỡ. Đề xuất với nhà trường có biện pháp hỗ trợ, trao đổi với các ban ngành, chính quyền địa phương.
 Tuyên truyền cho phụ huynh biết việc bắt con gái lấy chồng khi chưa đủ tuổi là vi phạm pháp luật. đồng thời đó là hủ tục đã lạc hậu.
Kết quả, mẹ em đổi ý và cho em này tiếp tục học tiếp và em học ngày càng tiến bộ và khi học xong trung học phổ thông em trở thành một Bác sĩ .
- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế nên cha mẹ phải đi làm ăn xa hoặc bản thân học sinh phải đi tìm việc làm để có thu nhập giúp đỡ gia đình.
Ví dụ: Một học sinh lớp Tôi chủ nhiệm năm học 2013- 2014 , học lực khá trong lớp vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, nên em đến trình bày với Tôi, xin cho em nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình. Trước tình huống đó, Tôi ứng xử như sau:
 	Tôi đến gia đình em và tìm hiểu nguyên nhân, trình bày với gia đình em : Em là một học sinh khá trong lớp đang có nhiều triển vọng, vì em còn chưa đến tuổi lao động nên nhà trường rất tiếc nếu em phải nghỉ học. Tôi cũng tìm hiếu những khó khăn cụ thể để Tôi sẽ bàn bạc với tập thể lớp, Hội phụ huynh học sinh, Hội khuyến học của địa phương có biện pháp giúp đỡ cụ thể.
Phân tích cho gia đình và em biết rõ , mình càng khó khăn thì phải cố gắng học tập để sau này có việc làm ổn định.
Kết quả, em đổi ý và cho em này tiếp tục học tiếp và em học ngày càng tiến bộ, khi học xong trung học phổ thông em trở thành một cô công an .
- Do nề nếp sinh hoạt gia đình còn hạn chế, thiết sự quan tâm chặt chẽ đối với con em.
Ví dụ: Một em học sinh trong lớp Tôi chủ nhiệm trước đây rất ngoan và chăm học, nhưng thời gian gần đây có biểu hiện bỏ một số tiết học và kết quả học tập đi xuống. Sau khi tìm hiểu Tôi biết bố mẹ em đó mới li hôn và em đã bỏ tiết đi chơi game. Khi Tôi gọi riêng em đó để nhắc nhở thì em đó trả lời: “ Bố mẹ có thương em đâu, không ai quan tâm cả thì em cố gắng học làm gì, không sớm thì muộn em cũng phải bỏ học thôi. Trước tình huống trên Tôi xử lý như sau:
Có thể nhẹ nhàng khuyên em đó hãy bình tĩnh, vì tương lai của mình em hãy xem lại những hành động của em. Ngoài tình cảm gia đình dành cho em còn có thầy cô, các bạn luôn quan tâm, đứng đằng sau giúp đỡ em, em không nên biểu hiện như thế mà phụ lòng mọi người. đồng thời Tôi về nhà học sinh đó tìm hiểu, gặp mặt người đại diện nuôi em để phối hợp khuyên răn em với thái độ ân cần, quan tâm hơn đối với em đó, luôn động viên nhắc nhở, trò chuyện sau các giờ học, theo dõi biểu hiện của em trong các ngày tiếp theo để có thể phối kết hợp với GVBM và BGH nếu em đó chưa tiến bộ.
Sau đó, các em nhận thấy thái độ sai trái của mình và tiến bộ hơn trong học tập.
- Do bản thân học sinh yếu kém, mất căn bản dần dần chán nản từ đó bỏ học.
- Do một số học sinh ham chơi game, không ham học, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, không chấp hành nội quy của nhà trường, yếu kém học tập, suy thoái về đạo đức.
- Một số học sinh ham chơi đua đòi và thử nghiệm cuộc sống từ bạn bè (Thấy một số bạn đi làm ăn xa một thời gian về có tiền rủ nhau đi làm)
- Cũng phải nói là một phần do công tác chủ nhiệm của chúng ta thật sự chưa tốt, công tác liên hệ, tiếp xúc, giúp đỡ, động viên, khuyến kích chưa kịp thời, đúng lúc.
- Do gắn kết giữa ba môi trường giáo dục (Nhà trường- gia đình- xã hội) chưa chặt chẽ.
- Do địa phương chưa có biện pháp tối ưu để quản lí và buộc thanh niên trong bộ tuổi đi học phải thực hiện nghĩa vụ học tập. Đó là một số nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học hiện nay.
*Trước tình trạng đó Tôi xin đưa ra một số giải pháp mang tính chủ quan mong quý thầy cô chia sẻ.
- Một là: Đối với gia đình
Cần nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng việc học tập của con em.
Cần quan tâm sâu sát đến con em về nề nếp học tập và hành vi đạo đức để uốn nắn kịp thời (Nhất là đối với học sinh cá biệt, thường xuyên bỏ học, bỏ tiết được GVCN thông báo đến Phụ huynh)
Gia đình thường xuyên liên hệ với GVCN để nắm thông tin về con em mình.
Khắc phục mọi khó khăn, tạo điều kiện tốt nhất để con em thực hiện tốt nhất nghĩa vụ học tập.
- Hai là: Đối với nhà trường
Xây dựng: “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tổ chức nhiều hoạt động tập thể, trò chơi dân gian, hội thao,...
Hoạt động nêu gương điển hình.
* Đối với đoàn thể
Kết hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục.
Lên kế hoạch hỗ trợ, giúp học sinh khó khăn (Xét học bổng, tập sách và tranh thủ vận động các mạnh thường quân ủng hộ học sinh,...)
* Đối với GVCN
Chúng ta phải thường xuyên làm công tác tư tưởng đối với gia đình học sinh về tầm quan trọng của việc học
Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh để nắm rõ hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng nhằm đề ra biện pháp giúp đỡ kịp thời tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập.
Kết hợp với GVBM để theo dõi học sinh về nề nếp học tập, đạo đức để có biện pháp giáo dục, uốn nắn, bồi dưỡng kịp thời, có kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu kém.
Động viên khuyến kích học sinh cố gắng vươn lên trong học tập, khắc phục khó khăn.
Xây dựng tập thể và cá nhân học sinh có ý thức tự giác, ý thức tổ chức kỷ luật nhằm hoàn thiện dần phẩm chất đạo đức học sinh.
Kết hợp chặt chẽ kịp thời, đúng lúc giữa ba môi trường giáo dục.
- Ba là : Đối với chính quyền địa phương
Tùy theo điều kiện địa phương tạo môi trường giáo dục học sinh vui chơi giải trí lành mạnh.
Có biện pháp tối ưu để quản lí và buộc thanh niên trong bộ tuổi đi học phải thực hiện nghĩa vụ học tập.
3. Phương hướng, giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm của bản thân.
Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm đòi hỏi trước tiên là người GVCN phải có một nhân cách tốt để phát huy tính ảnh hưởng của mình đến học sinh. Bởi vì, mọi thầy cô đều có ảnh hưởng không nhỏ trong môi trường giáo dục. Nhưng GVCN mới là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất tới học sinh lớp chủ nhiệm vì GVCN với học sinh một lớp được thiết lập trên mối quan hệ thường xuyên, quan hệ tình cảm đặc biệt thân thiết trong mọi hoạt động. GVCN được học sinh coi như người dắt lối chỉ đường, đồng thời vừa coi là người thân thiết như cha mẹ, anh chị và như người ban luôn động viên chia sẻ mỗi khi các em gặp chuyện buồn hay bối rối, Có những điều các em không thể nói với cha mẹ được thì thầy cô chính là người duy nhất giúp các em tâm sự nói lên những suy nghĩ và lo lắng của bản thân mình.
Chỉ có thể làm tốt công tác chủ nhiệm khi thật sự là một người mẫu mực trong cuộc sống, không chỉ tốt với học sinh lớp chủ nhiệm mà còn đối với gia đình, đồng nghiệp, công dân gương mẫu.
Nếu muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thì bản thân phải lựa chọn phương hướng và giải pháp phù hợp để giáo dục học sinh.
Ví dụ: Một học sinh học yếu không thể yêu cầu học khá, giỏi ngay phải nắm rõ nguyên nhân yếu do sức khỏe, do hoàn cảnh thì không thể áp dụng giải pháp như đối với những em học yếu do lười, không chăm chỉ.
Cũng như một hiện tượng không thuộc bài hoặc không làm bài tập thì cũng không thể dùng phương pháp giống nhau mà phải xem đối tượng học sinh đó và tìm hiểu nguyên nhân.
Mỗi một đối tượng học sinh cá biệt, học yếu, lười học, thường xuyên vi phạm nề nếp,...phải áp dụng một phương pháp gần như khác nhau. Phương pháp giáo dục của người GVCN vừa cứng rắn vừa mềm dẻo, vừa nghiêm khắc vừa khoan dung thì mới có hiệu quả.
Ngoài giải pháp giáo dục trực tiếp GVCN còn phải lựa chọ giải pháp gián tiếp thông qua Ban cán sự lớp để các em động viên, giúp đỡ nhau.
Tổ chức thi đua trong nhóm, tổ kịp thời biểu dương, khen thưởng không chỉ ở những học sinh khá, giỏi ngay cả những học sinh yếu nếu có biểu hiện tốt thì phải biểu dương, khen thưởng ngay để các em có niềm tin và ý chí vươn lên đẩy lùi mặc cảm.
Luôn luôn lấy phương châm khen đặt lên hàng đầu, nhất là tìm mọi cơ hội để khen những học sinh yếu, kém. Điều cấm kị nhất của GVCN là sự đối xử thiên vị, là áp dụng kiểu giáo dục quyền uy, thích dùng những biện pháp mạnh quá nghiêm khắc, lúc nào cũng phê bình, kiểm điểm, la lối, mời phụ huynh, đòi kỷ luật học sinh, biến giờ sinh hoạt thành giờ xử án làm cho những học sinh có khuyết điểm không hứng thú, sợ giờ này. Phải luôn luôn vừa dạy vừa dỗ, nghiêm túc nhưng hết sức khoan dung, độ lượng đối với học sinh. Không nên trừng phạt thân thể học sinh, phải giáo dục bằng tình thương và trách nhiệm.
Cũng không thể dùng phương pháp áp đặt mà yêu cầu giáo dục cũng phải được thảo luận để mọi thành viên nhận thức, tự giác biến thành nhu cầu rèn luyện của bản thân học sinh.
Tạo mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường- gia đình và xã hội
Xây dựng: “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, tạo không khí thoải mái để các em tự tin, phấn khởi, hăng say trong học tập cũng như sinh hoạt vui chơi, “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Thái độ, cử chỉ, gần gũi, lắng nghe ý kiến học sinh, chia sẽ mọi tâm tư nguyện vọng với học sinh cũng là một giải pháp hữu hiệu trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh của người GVCN, đúng nghĩa“ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Nhưng dù thế nào, công tác chủ nhiệm vẫn là niềm vui, là niềm tự hào của giáo viên khi mỗi năm một lớp học sinh trưởng thành. Ngày bế giảng những ánh mắt tin yêu, lưu luyến của học sinh, những lời cảm ơn chân tình của phụ huynh là nguồn động viên rất lớn để người GVCN tiếp tục là người đưa đò cần mẫn.
Tóm lại, phương pháp sư phạm sâu sắc và rộng lớn vô cùng. Có lẽ, không có công thức nào chung nhất cho nội dung, phương pháp và kĩ năng cho người GVCN. Hoạt động của người GVCN về bản chất là một trong những hoạt động sáng tạo nhất trong quá trình giáo dục, là người xây dựng kế hoạch riêng để giáo dục tập thể học sinh lớp mình. Nhưng cái chung nhất trước tiên cần phải có cái tâm, là lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lí, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu học sinh thì nhất định sẽ đem lại thành công.
Mỗi ngày, Tôi thường dành một chút thời gian nhất định để tĩnh tâm suy nghĩ về học sinh mắc lỗi. Làm thế nào để giải quyết vấn đề sao cho vừa xây dựng được lòng tin, sự tôn trọng và ý thức kỉ luật của học sinh một cách thân thiện. Bằng sự tâm quyết với nghề, bằng tình yêu thương học sinh, ý thức trách nhiệm cao và sự nỗ lực phấn đấu, chúng ta hãy làm hết khả năng để trong tâm trí của những học trò thân yêu ghi lại một hình ảnh đẹp về người giáo viên chủ nhiệm và Tôi mong được giúp đỡ, dạy dỗ, giáo dục cho các em học sinh trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng được xã hội ban tặng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói:”Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
V. Hiệu quả áp dụng
Đề tài đã được nghiên cứu từ năm học 2013- đến nay và đã được dạy ở các lớp ban khoa học tự nhiên và ban cơ bản. Qua các tiết dạy ở lớp, tôi nhận thấy các em đã có nhiều tiến bộ, hiểu rõ hơn về bài tập đột biến gen.So với các năm học trước, năm nay học sinh nắm phần này vững hơn, và tiết học sôi nổi hơn. 
Kết quả cụ thể  ở bài kiểm tra như sau :
Chưa áp dụng đề tài:
Năm
học
Lớp
CN
Học sinh
Xếp loại học lực
Xếp loại hạnh kiểm
TNTHPT
Đầu năm
Cuối năm
Tỉ lệ
G
K
Tb
Y
G
K
Tb
Y
SL
TL
2013
2014
11CB1
30
25
83,3%
1
5
19
5
10
14
5
1
- Áp dụng đề tài:
Năm
học
Lớp
CN
Học sinh
Xếp loại học lực
Xếp loại hạnh kiểm
TNTHPT
Đầu năm
Cuối năm
Tỉ lệ
G
K
Tb
Y
G
K
Tb
Y
SL
TL
2014
2015
10CB1
31
31
100%
7
20
4
0
28
3
0
0
2015
2016
12B2
29
29
100%
7
18
4
0
28
1
0
0
29
100%
C. PHẦN KẾT LUẬN
I. Ý nghĩa của sáng kiến đối với công tác giảng dạy, học tập.
Công tác chủ nhiệm lớp là công tác chiến lược trong nhà trường, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục và kết quả đào tạo ở nhà trường.
Công tác chủ nhiệm gây nên những ảnh hưởng lớn và lâu dài đối với học sinh, ảnh hưởng về mọi mặt chứ không chỉ là về học tập hay đạo đức.
Công tác chủ nhiệm lớp rất cần thiết cho lứa tuổi thanh niên THPT với những đặc điểm sinh lý, trình độ hiểu biết và vốn sống còn hạn chế. Công tác chủ nhiệm lớp sẽ đáp ứng cho nhu cầu có một chỗ dựa tinh thần của HS để các em có thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ hoặc sự hướng dẫn, chỉ dạy, uốn nắn cần thiết kịp thời.
II. Khả năng áp dụng
- Áp dụng học sinh trường THPT Dương Háo Học ở tất cả các hệ. 
- Là tài liệu trao đổi phương pháp giáo dục học sinh với đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở nhà trường.
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển.
Công tác chủ nhiệm rất phức tạp, khó khăn, đòi hỏi người GVCN phải bỏ nhiều công sức và thời gian. Để làm tốt vai trò của mình GVCN cần biết đặt tình thương, trách nhiệm để giải quyết các tình huống của lớp phụ trách trên cơ sở nề nếp, kỷ cương của nhà trường, biết phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội 
Vì vậy, trong việc tổ chức giáo dục học sinh, hoạt động giáo viên chủ nhiệm rất đặc thù và đầy sáng tạo, phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
 	- Độ tuổi, mức độ trưởng thành của HS.
- Hoạt động của ban cán sự lớp.
 	- Điều kiện cụ thể của trường, lớp, gia đình HS, và các tổ chức xã hội có liên quan.
Do vậy, không thể có một khuôn mẫu nhất định cho hoạt động của GVCN. công tác chủ nhiệm là một bộ phận quan trọng trong nhà trường, đòi hỏi GVCN phải hết sức sáng tạo, có một tinh thần trách nhiệm cao, mới gánh vác được nhiệm vụ này có hiệu quả. 
Trên đây là một số biện pháp giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm mà tôi đã vận dụng và có hiệu quả trong công tác chủ nhiệm 3 năm qua ở các lớp của khối 10, 11, 12. Tôi mạnh dạn viết lên ý kiến về đề tài của mình để đồng nghiệp cùng tham khảo. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp BGH nhà trường, quý đồng nghiệp, để tôi có dịp bổ sung, sửa chữa và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm hay. Trong phạm vi đề tài còn mang nhiều tính chủ quan và không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong sự đóng góp chân thành của BGH nhà trường và quý đồng nghiệp. 
Xin ch©n thµnh c¶m ¬n!
IV. Đề xuất , kiến nghị
Để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của GVCN, nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến công tác chủ nhiệm lớp.
Sở GD – ĐT nên mở lớp bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. 
Tổ chức cuộc thi GVCN giỏi cấp cơ sở và cấp sở. 
Tân An, ngày 04 tháng 11 năm 2016
 	 Người thực hiện 
 Bùi Thị Kiều Nhi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhiệm vụ GVCN trong điều lệ trường THPT theo quyết định số 07/2007/QĐ- Bộ GD - ĐT ngày 02/04/2007 của bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo.
2. Một số bài viết tham luận trên internet về công tác chủ nhiệm.
3. Sổ chủ nhiệm các năm học 2013 - 2014; 2014 - 2015; 2015 - 2016.
 4. Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường THPT số 2 Nghĩa Hành và trường bạn.
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
01
Lý do chọn đề tài
4
02
Mục đích và phương pháp nghiên cứu đề tài
4
03
Giới hạn đề tài
5
04
Kế hoạch thực hiện
5
05
Cơ sở lí luận 
6
06
Cơ sở thực tiển
6
07
Thực trạng và những mâu thuẫn
7
08
Biện pháp giải quyết thực trạng vấn đề 
7
09
Hiệu quả áp dụng
18
10
Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
19
11
Khả năng áp dụng
19
12
Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển
19
13
Đề xuất , kiến nghị
19
08
Tài liệu tham khảo
21
09
Mục lục
22

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_la_nhan_to_then_ch.docx
Sáng Kiến Liên Quan