Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương thông qua hoạt động ngoại khóa nhà trường và trong dạy học môn Giáo dục công dân

Toàn cầu hóa đã và đang tạo nên xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu

rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội

phát triển nhƣng cũng chứa đựng nhiều thách thức. Một trong những vấn đề cấp

thiết đƣợc Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo đó là: chú trọng giáo dục ý thức bảo tồn và

phát huy một số giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ - chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.

Vậy, làm thế nào để giáo dục học sinh ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hóa dân tộc trong quá trình phát triển kinh tế thời kì hội nhập quốc tế? Đây là vấn

đề cần đƣợc nghiên cứu để có những định hƣớng đúng đắn cho con đƣờng phát

triển của dân tộc, mà trách nhiệm trƣớc hết là của ngƣời làm giáo dục.

Nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về tất cả các mặt nhƣ

đức, trí, thể, mỹ đồng thời gìn giữ và phát huy giá trị của di sản văn hoá và

truyền thống tốt đẹp dân tộc Việt Nam, ngày 26 tháng 8 năm 2016 Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị Số: 3031/QĐ-BGDĐT về nhiệm vụ chủ yếu năm

học 2016 - 2017 trong đó chỉ thị nêu rõ “Giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục

đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã

hội, cộng đồng”. Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch đã có kế hoạch hƣớng dẫn đƣa Giáo dục Di sản vào nội dung dạy học ở

trƣờng phổ thông, từ đó thúc đẩy việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, thực hiện

đa dạng hóa các hình thức dạy học, khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm

sáng tạo “Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở trường phổ thông, trung tâm

GDTX nhằm hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những

giá trị của di sản văn hóa; rèn luyện tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong đổi

mới phương pháp học tập và rèn luyện; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu

quả giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh”(Trích

hướng dẫn sử dung dạy học di dản trong trường Phổ thông 2013).

Nhận thức vai trò và tầm quan trọng của chủ trƣơng này, trong những năm

gần đây Sở giáo dục và đào tạo Nghệ an đã chỉ đạo các trƣờng THPT trên địa

bàn tỉnh đa dạng hóa hình thức dạy học tăng cƣờng hoạt động trải nghiệm, tổ

chức dạy học gắn liền với di sản văn hóa:“Khuyến khích các tổ chức hoạt động

trải nghiệm phù hợp với chương trình giáo dục và đặc điểm tâm lý học sinh,

giúp học sinh hứng thú học tập rèn luyện kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp

luật; bổ sung các hiểu biết về giá trị truyền thống văn hóa dân tộc và trên toàn

thế giới”.(Trích hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2017 -2018).

pdf80 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phương thông qua hoạt động ngoại khóa nhà trường và trong dạy học môn Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông bố kết quả phần thi thuyết 
trình của các đội. 
2.3. Phần thi thuyết trình 
a) Luật thi 
- Nội dung: Thi thuyết trình về món ăn 
tryền thống hoặc các phong tục tập 
quán, đặc sản.của dân tộc mình. (ví 
dụ: DT Thái: múa lâm vông, làm vía, 
mọc, canh nhọc, canh bon; DT 
mông: dƣa, cải, bánh mông, dao 
mẹo; DT Khơ mú: đan lát, cúng cầu 
mƣa, đàn tre,) 
- Hình thức: bài thuyết trình bằng PP -
Mỗi đội cử một đại diện lên thuyết 
trình 
- Thời gian thuyết trình: 7 phút 
- Thang điểm: 30 
- Yêu cầu: 
+Trình bày PP: đẹp, lô-gic, hình ảnh 
đặc sắc, sát chủ đề 
+ Thuyết trình: truyền cảm, tự tin, 
đúng trọng tâm. 
b) Các đội trình bày phần thi 
c) Công bố kết quả phần thi thuyết 
trình 
- HS dẫn chƣơng trình điều hành trò 
chơi dành cho khán giả, tặng quà cho 
khán giả 
- HS biểu diễn văn nghệ 
- HS dẫn chƣơng trình giới thiệu luật thi 
- Các đội thi thực hiện phần thi của 
đội mình 
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm 
- HS dẫn chƣơng trình công bố kết 
quả của các đội thi 
- HS dẫn chƣơng trình điều hành phần 
giao lƣu với nghệ sĩ 
- HS dẫn chƣơng trình giới thiệu luật thi 
- Các đội thi thực hiện phần thi của 
đội mình 
2.4. Trò chơi dành cho khán giả 
- Trò chơi dành cho khán giả: Bạn là 
ngƣời thông thái (trả lời các câu hỏi 
kiến thức về văn hóa) 
- Văn nghệ: Tiết mục thổi kèn lá 
2.5 Phần thi trang phục truyền thống 
a) Luật thi 
- Nội dung: Trình diễn và giới thiệu về 
trang phục truyền thống 
- Hình thức: Trình diễn 
- Thời gian: 5 - 6 phút 
- Thang điểm: 30 
- Yêu cầu: 
+ trang phục: đẹp, đúng truyền thống. 
+ trình diễn: tự tin, uyển chuyển, 
chuyên nghiệp. 
b) Các đội trình bày phần thi của mình 
c) Công bố kết quả phần thi viết lời 
mới và diễn xƣớng dân ca của các đội 
 2.6. Phần thi tài lẻ 
a) Luật thi: 
- Nội dung: Thể hiện đặc sắc trong âm 
nhạc của từng dân tộc 
+ Đội Dân tộc Thái: Múa lam vông 
+ Đội Dân tộc Hmông: Khèn môi 
+ Đội Dân tộc Khơ mú: Đạo cụ của 
dân tộc Khơ mú 
- Thời gian trình bày: 5 phút 
- Thang điểm: 20 
b) Các đội trình bày phần thi 
c) Công bố kết quả phần thi 
 BGK theo dõi và đánh giá cho điểm 
- HS biểu diễn văn nghệ; Ban giám 
khảo và thƣ kí tổng kết điểm; Học sinh 
(là khán giả) bình chọn đội thi ấn 
tƣợng nhất theo phiếu bình chọn(đã 
phát từ đầu buổi) 
- HS dẫn chƣơng trình công bố kết 
quả 
Đại diện ban tổ chức trao giải 
- Ban tổ chức rút kinh nghiệm sau 
cuộc thi 
3. Tổng kết và trao giải: 
- Văn nghệ: nhảy sạp 
- Công bố kết quả chung cuộc; trao 
giải Nhất, Nhì, Ba và các giải phụ, 
chụp ảnh lƣu niệm 
- Rút kinh nghiệm về cuộc thi (tiến 
hành sau buổi thi) 
Phụ lục 2 
TIẾN TRÌNH THAM QUAN TRẢI NGHIỆM DI SẢN VĂN HÓA NHẰM 
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA 
ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH THPT 
 Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa địa phƣơng cho 
học sinh là một việc làm cần thiết, thƣờng xuyên của gia đình, nhà trƣờng và 
toàn xã hội . 
 Đƣợc sự quan tâm của Đảng bộ, Ban lãnh đạo cùng các tổ chức 
đoàn thể trong nhà trƣờng, đặc biệt có sự quan tâm hỗ trợ kinh phí từ phía phụ 
huynh học sinh, nhà trƣờng đã đa dạng hóa đƣợc các hoạt động ngoại khóa nhƣ 
cho học sinh tham quan trải nghiệm các di sản văn hóa, các làng nghề truyền 
thống, tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc, bảo vệ di sản tại địa phƣơng 
Nhờ đó đã nâng cao đƣợc hiệu quả trong công tác giáo dục di sản cho học sinh, 
giúp các em học tập và tìm hiểu truyền thống của nhà trƣờng, quê hƣơng, đất 
nƣớc. 
I. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM 
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN 
HÓA ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH THPT 
1. Lựa chọn chủ đề ngoại khoá 
Căn cứ vào nội dung chƣơng trình, mục tiêu dạy học và tình hình thực tế 
của dạy học nội khoá bộ môn, đặc điểm của học sinh và điều kiện của giáo viên 
cũng nhƣ của nhà trƣờng để lựa chọn chủ đề của hoạt động ngoại khoá cần tổ 
chức. Việc lựa chọn này phải rõ ràng để có tác dụng định hƣớng tâm lí và kích 
thích sự tích cực, tự lực của học sinh ngay từ đầu. 
2. Lập kế hoạch ngoại khoá 
Khi lập kế hoạch hoạt động ngoại khoá thì giáo viên cần phải xây dựng 
các nội dung sau: 
- Xác định mục tiêu giáo dục của hoạt động, gồm có: mục tiêu về kiến thức; 
mục tiêu về kĩ năng và yêu cầu về phát triển năng lực, trí tuệ; mục tiêu về thái độ, 
tình cảm. 
- Xây dựng nội dung cho hoạt động ngoại khoá dƣới dạng những nhiệm 
vụ học tập cụ thể. 
- Dự kiến hình thức tổ chức, phƣơng pháp dạy học. 
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết. 
- Dự kiến những công việc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các lực lƣợng 
giáo dục khác. 
- Dự kiến thời gian và địa điểm tổ chức. 
3. Tiến hành hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch 
Khi tổ chức hoạt động ngoại khoá theo kế hoạch giáo viên cần phải chú ý 
những nội dung sau: 
- Luôn theo dõi quá trình học sinh thực hiện các nhiệm vụ để có thể giúp 
đỡ kịp thời, đặc biệt là những tình huống phát sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều 
chỉnh những nội dung diễn ra không đúng kế hoạch. 
- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô lớn nhƣ lớp, khối thì giáo 
viên đóng vai trò là ngƣời tổ chức, điều khiển các hoạt động. Đồng thời giáo 
viên cũng phải là ngƣời trọng tài để tổ chức cho học sinh có thể tham gia tranh 
luận hay bảo vệ ý kiến của mình về những nội dung hoạt động ngoại khoá. 
- Đối với những hoạt động diễn ra ở quy mô nhỏ nhƣ trong tổ, nhóm học 
sinh thì cần để cho học sinh hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện nhiệm 
vụ đƣợc giao, giáo viên chỉ có vai trò hƣớng dẫn khi học sinh gặp khó khăn hoặc 
việc không xử lí đƣợc. 
- Sau mỗi đợt tổ chức hoạt động ngoại khoá thì giáo viên phải đánh giá, 
rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung, hình thức và phƣơng pháp cho hợp lí để 
tổ chức những đợt ngoại khoá về sau đạt kết quả cao hơn. 
4. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen 
thƣởng 
Việc đánh giá kết quả của quá trình hoạt động ngoại khoá không giống 
nhƣ trong nội khoá, mà phải đánh giá thông qua cả quá trình hoạt động. Giáo 
viên đánh giá hiệu quả thông qua sự tích cực, sự hứng thú, sự sáng tạo của học 
sinh và cả những kết quả mà học sinh đạt đƣợc trong quá trình hoạt động. Trong 
đó sản phẩm của quá trình hoạt động là một căn cứ quan trọng để đánh giá. Do 
vậy, cần tổ chức cho học sinh giới thiệu, báo cáo sản phẩm đã tạo ra đƣợc trong 
quá trình hoạt động ngoại khoá. Mặt khác, việc làm này còn có tác dụng trong 
việc khích lệ, động viên tinh thần tích cực học tập của học sinh về sau. 
Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khoá nhƣ trên có thể đem lại hiệu quả 
cao nếu giáo viên biết vận dụng tốt các điều kiện và tổ chức hợp lí các hoạt động 
của học sinh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì giáo viên cần phải căn cứ 
vào tình hình thực tế của nhà trƣờng, học sinh và các yêu cầu giáo dục của bộ 
môn mà vận dụng quy trình trên một cách mềm dẻo sao cho quá trình hoạt động 
ngoại khoá đạt hiệu quả cao nhất. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NHẰM 
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN 
HÓA ĐỊA PHƢƠNG CHO HỌC SINH THPT 
1. Tiến trình tổ chức hoạt ngoại khóa nhằm giáo truyền thống “yêu 
nƣớc” thông qua trải nghiệm tại khu di tích Pu Nhạ Thầu ở Huyện Kỳ Sơn. 
1.1 Hình thức: Tham quan để khắc sâu kiến thức 
1.2. Đối tượng tham quan: Học sinh khối 10 
1.3. Lựa chọn địa điểm tham quan: Để khắc sâu kiến thức đồng thời giúp 
học sinh có những hiểu biết về những giá trị di sản của địa phƣơng nơi mình 
đang sống và học tập giáo viên cần lựa chọn địa điểm tham quan ở địa phƣơng 
phù hợp với những nội dung của bài học trên lớp, vừa mang lại hiệu quả giáo 
dục cao. Trong hoạt động ngoại khóa trải nghiệm di sản lich sử chúng tôi chọn 
địa điểm cho học sinh tham quan trải nghiệm phù hợp, có tính điển hình cao. 
Nơi đây có hồn cốt của ngƣời việt, có những chiến tích lẫy lừng, dấu tích oai 
hùng và công lao to lớn của cha ông ta. Cụ thể: 
Trong địa bàn huyện Kỳ Sơn, chúng tôi cho học sinh tham quan di sản 
văn hóa cấp Tỉnh nơi hùng thiêng của miền sơn cƣớc cũng là nơi thợ tự tâm linh 
của dân tộc nơi đây. 
1.4. Các bước tiến hành tham quan: Việc tổ chức tham quan diễn ra theo 
các bƣớc sau: 
Bƣớc 1: Chuẩn bị cho hoạt động tham quan 
Đây là bƣớc quan trọng và cần thiết để hoạt động tham quan diễn ra một 
cách thuận lợi, ví dụ sau khi thảo luận và thống nhất trong nhóm tổ chuyên môn, 
đƣợc sự nhất trí của hội cha mẹ học sinh, giáo viên lên kế hoạch từ đầu năm học, 
lựa chọn địa điểm di tích Pu Nhạ Thầu, để học sinh tham quan trải nghiệm, giáo 
viên cần: 
- Xác định mục tiêu của buổi tham quan. 
 + Về Kiến thức: 
HS có điều kiện trực quan sinh động các tài liệu hiện vật liên quan đến nội 
dung bài học. 
+ Về Kĩ năng: 
Rèn luyện cho các em một số kỹ năng học tập nhƣ kỹ năng quan sát, thu 
thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiến thức cần thiết thu đƣợc trong quá 
trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn đã học để giải 
thích những hiện tƣợng, sự vật có trong các di sản văn hóa. 
 - Liên hệ trước với ban quản lí di tích, mời người thuyết minh, người 
hướng dẫn tham quan, trình bày rõ mục đích yêu cầu của buổi tham quan để 
cùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho hoạt động đạt kết quả cao. Mặc dù 
buổi tham quan ngoại khoá không gắn với nội dung chƣơng trình của bài học, 
song vẫn có tác dụng không nhỏ, trực tiếp tới việc bổ sung kiến thức môn học 
của học sinh. Vì vậy, trong kế hoạch tham quan, trải nghiệm giáo viên cần xác 
định rõ những hiện vật, tài liệu nên hƣớng dẫn học sinh tập trung tìm hiểu, phù 
hợp với mục đích yêu cầu đề ra. 
- Phổ biến mục đích, yêu cầu của buổi tham quan 
 Để thu đƣợc kết quả cao, giáo viên cần phổ biến cho học sinh rõ mục 
đích, yêu cầu của buổi tham quan. Đây là một trong các yếu tố đƣa đến sự thành 
công của hình thức hoạt động này. Bởi lẽ, nếu giáo viên không tổ chức chặt chẽ 
thì với số lƣợng học sinh khá đông sẽ khó quản lý, khó hƣớng dẫn các em chấp hành 
nội quy của nơi có di sản. Những yêu cầu quan trọng đối với học sinh trong khi 
tham quan là: 
+ Phải có ý thức giữ trật tự, gìn giữ, bảo vệ di sản, không phá phách di 
sản. 
+ Không đƣợc tự ý bỏ đoàn đi. 
+ Tất cả phải thực hiện theo chỉ dẫn của ngƣời điều hành. 
+ Mọi việc làm nảy sinh phải thông qua ngƣời điều hành và đƣợc ngƣời 
điều hành đồng ý rồi mới thực hiện. 
+ Cần ghi chép những số liệu, tài liệu do ngƣời thuyết minh cung cấp, hoặc 
những ghi chú ở các tƣ liệu đƣợc trình bày khi tự tìm hiểu. 
+ Phải viết bài thu hoạch sau khi tham quan trải nghiệm. 
+ Những cá nhân tự làm trái các quy định phải tự chịu trách nhiệm và chịu 
hình phạt của nhà trƣờng. 
- Dự kiến thời gian tham quan: Một buổi đối với địa điểm trong huyện Kỳ 
Sơn. (Tùy thuộc vào quãng đƣờng đi đến khu di tích mà giáo viên dự kiến thời 
gian phù hợp) . 
- Dự kiến các phương pháp sử dụng chủ yếu trong tham quan: Quan sát, 
phỏng vấn 
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị: 
+ Giấy bút, máy ảnh, máy ghi âm 
+ Tìm hiểu một số thông tin về di tích trên Internet hoặc tài liệu tham 
khảo. 
+ Tự túc về nƣớc uống, tƣ trang. 
Bƣớc 2: Tiến trình tham quan học tập. 
Buổi tham quan đƣợc chia thành 2 phần 
Phần I. Tham quan dưới sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ quản lí di 
tích 
Ngƣời quản lí Đền giới thiệu toàn bộ di tích Pu Nhạ Thầu (Quá trình xây 
dựng, do ai xây dựng, xây dựng nhằm mục đích gì, cấu tạo, quy trình thực hiện, 
cách bố trí, sắp đặt các tƣ liệu thời kháng chiến. 
Phần 2: Học sinh tham quan tự do 
Sau khoảng 30 phút tham quan có sự định hƣớng của giáo viên, học sinh 
chia thành các nhóm đi quan sát để tìm hiểu, ghi chép, chụp ảnh theo những vấn 
đề giáo viên giao trên lớp. Trong quá trình tìm hiểu, giáo viên theo dõi, nhắc 
nhở học sinh làm việc, giải đáp thắc mắc những vấn đề học sinh chƣa hiểu. 
Bƣớc 3: Tổng kết tham quan(Giáo viên tập trung học sinh trƣớc sân Đền 
Pu Nhạ Thầu, nhận xét chung, tổng kết khái quát, dặn dò học sinh làm bài thu 
hoạch) 
Trên cơ sở tập trung vào một số chủ đề chỉ định ngay từ khâu chuẩn bị và 
chú ý trong cả quá trình tham quan, tổng kết sẽ giúp cho học sinh hệ thống lại 
những cái rời rạc mà họ thu nhận đƣợc, các điểm hiểu sai sẽ đƣợc sửa lại và 
kiến thức đƣợc mở rộng. Nội dung tổng kết đƣợc xây dựng trên cơ sở các báo 
cáo của từng nhóm học sinh về các vấn đề mà giáo viên đã phân công chuẩn bị 
từ trƣớc. 
Hình thức tổng kết có thể dƣới dạng thuyết trình, đối thoại trong đó có thể 
cho học sinh trình bày những báo cáo tổng kết về vấn đề đƣợc giao. Muốn vậy, 
học sinh phải đƣợc chuẩn bị rất chu đáo, ngoài việc thu thập những thông tin 
cần thiết có thể giới thiệu cho học sinh tham khảo thêm tài liệu hoặc giúp đỡ họ 
cách viết, cách trình bày để báo cáo có chất lƣợng. Có thể kết hợp việc tổng kết 
với tổ chức hội vui, hội thi Địa lí trong đó có sử dụng những thông tin thu đƣợc 
từ buổi tham quan. 
Bƣớc 4: Thực hiện kiểm tra, đánh giá sau khi tham quan. 
Đây là bƣớc quan trọng và cần thiết để kiểm tra mức độ nhận thức của các 
em sau buổi tham quan, có nhiều hình thức đánh giá nhƣ: 
- Nhận xét chung về ý thức tham gia của mọi thành viên trong tập thể. 
- Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đề 
của học sinh. 
 - Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của học sinh về một vấn 
đề nào đó của hoạt động. 
- Thông qua sản phẩm hoạt động. 
Bƣớc 5: Học sinh tham gia vệ sinh khu di tích Pu Nhạ Thầu 
2. Tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục “lòng tự 
hào dân tộc” thông qua tìm hiểu trang phục truyền thống dân tộc 
 Tổ chức các hoạt động: Tìm hiểu về trang phục ngƣời Thái, H’Mông, 
Khơ Mú 
2.1 Hình thức: Tìm hiểu qua tài liệu và phỏng vấn già làng trƣởng bản và 
các nghệ nhân 
.2.2. Đối tượng tham gia: Hoạt động ngoại khóa này thƣờng không ứng 
dụng đƣợc cho tất cả học sinh của khóa học, vì số lƣợng học sinh quá lớn. Vì 
thế, đối tƣợng học sinh đƣợc tham gia hoạt động ngoại khóa này thƣờng là 
những em học sinh lớp 12 có thành tích cao trong học tập, đội tuyển học sinh 
giỏi Tỉnh của nhà trƣờng và những cán bộ Đoàn tiêu biểu. 
2.3. Lựa chọn địa điểm tham quan: 
Đƣợc sự đồng ý của Đảng ủy, Ban lãnh đạo nhà trƣờng, tổ Sử - Địa - 
GDCD tổ chức buổi ngoại khóa chuyên đề “ Giáo dục lòng tự hào dân tộc thông 
qua tìm hiểu về trang phục truyền thống 
2.4. Các bước tiến hành tham quan trải nghiệm di sản theo chuyên đề. 
 Quy trình này áp dụng cho đợt tham quan ngoại khóa quy mô lớn hơn, 
đối tƣợng là học sinh lớp 12, các bƣớc tiến hành tham quan về cơ bản đƣợc thực 
hiện nhƣ hình thức tham quan trải nghiệm di sản tại địa phƣơng cho học sinh 
khối 10. Tuy nhiên do quy mô lớn hơn, hành trình xa, tham quan nhiều địa điểm, 
thời gian dài hơn, nên từ việc lập kế hoạch cho đến việc tổ chức thực hiện tham 
quan phải có quy trình chặt chẽ và chuẩn bị thật công phu, chu đáo. Cần lƣu ý 
những nội dung sau: 
 Bước 1: Tổ chuyên môn kết hợp với BCH Đoàn trƣờng lên kế hoạch cụ 
thể về thành phần tham gia, thời gian tiến hành, kinh phí ngoại khóa... Sau đó cử 
ngƣời liên hệ trƣớc địa điểm tham quan để khảo sát (tiền trạm) hoặc nhờ sự hỗ 
trợ của địa phƣơng. 
 Bước 2: Thông báo cho học sinh biết về kế hoạch và địa điểm điều tra, 
phỏng vấn. 
Bước 3: Tập trung học sinh tại trƣờng. Đại diện BGH, Hội Cha mẹ học 
sinh, giáo viên và BCH Đoàn trƣờng tổ chức cho học sinh đến địa điểm tham 
quan an toàn. Học sinh sẽ đƣợc nghe các hƣớng dẫn viên giới thiệu về những nội 
dung cần thiết. 
 Bước 4: Học sinh lắng nghe, ghi chép, có thể nêu lên những thắc mắc để 
đƣợc các hƣớng dẫn viên giải đáp. 
Bước 5: Học sinh làm bài thu hoạch. 
Cảm nhận của các em khi tìm hiểu về trang phục truyền thống. Bằng cách 
hùng biện về trang phục mình tìm hiểu đƣợc. 
Lồng ghép hoạt động ngoại khóa là buổi sinh hoạt tập thể giữa giáo viên 
và học sinh nhằm rèn luyện thêm cho các em những kỹ năng trong ứng xử, giao 
tiếp, tự tin trong các hoạt động tập thể. Buổi sinh hoạt đã tạo sự gần gũi, khắc 
sâu thêm tình cảm giữa Thầy và Trò. 
Trong quá trình tìm hiểu về quá trình làm trang phục truyền thống các em 
không những hiểu thêm đƣợc các trang phục truyền thống từ cách làm, đến chất 
liệu, cách bảo quản và ý nghĩa sau xa các họa tiết trên trang phục truyền thống 
của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. 
 Điều quan trọng hơn: Qua một ngày thực tế và trải nghiệm hoạt động đã 
rèn luyện các em về những kỹ năng quan sát, thu thập thông tin, tổng hợp, 
nghiên cứu, làm việc nhóm và thuyết trình về một số nội dung cụ thể; biết chia 
sẻ, hợp tác trong các hoạt động tập thể; biết quản lý bản thân,... tạo khả năng tự 
tin trong các buổi sinh hoạt, hình thành kỹ năng sống phù hợp trong mọi hoàn 
cảnh. 
Sau buổi ngoại khóa trải nghiệm, chúng tôi tổ chức cho các em nhận xét, 
rút kinh nghiệm, trình bày những cảm nhận của mình trong việc tìm hiểu về 
trang phục đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện. 
3. Tiến trình tổ chức hoạt động ngoại khóa trải nghiệm làng nghề 
truyền thống trên địa bàn huyện Kỳ Sơn 
 Tổ chức các hoạt động: Trải nghiệm làng nghề truyền thống. 
3.1 Hình thức: Ngoại khóa tham quan trải nghiệm 
3.2. Đối tượng tham quan: Học sinh THPT khối 11 
3.3. Lựa chọn địa điểm tham quan: Làng dệt thổ cẩm Hữu Lập và đan lát 
mây tre ở Đỉnh Sơn - Huyện Kỳ Sơn, Làng rèn dao của ngƣời H’Mông ở bản 
Tiền Tiêu-Nậm Cắn. 
3.4. Các bước tiến hành tham quan trải nghiệm di sản làng nghề. 
 Bước 1: Tổ chuyên môn kết hợp với BCH Đoàn trƣờng lên kế hoạch cụ 
thể về thành phần tham gia, thời gian tiến hành, kinh phí ngoại khóa... Sau đó cử 
ngƣời liên hệ trƣớc địa điểm tham quan để khảo sát (tiền trạm) hoặc nhờ sự hỗ 
trợ của địa phƣơng. 
 Bước 2: Thông báo cho học sinh biết về kế hoạch và địa điểm tham quan. 
Bước 3: Tập trung học sinh tại trƣờng. Đại diện BGH, Hội Cha mẹ học 
sinh, giáo viên và BCH Đoàn trƣờng tổ chức cho học sinh đến địa điểm tham 
quan an toàn. Học sinh sẽ đƣợc nghe các hƣớng dẫn viên giới thiệu về những nội 
dung cần thiết. 
 Bước 4: Học sinh lắng nghe, ghi chép, có thể nêu lên những thắc mắc để 
đƣợc các hƣớng dẫn viên giải đáp. 
Bước 5: Học sinh trải nghiệm làm thử sản phẩm dƣới sự hƣớng dẫn của 
các nghệ nhân. 
Bước 6: Học sinh làm bài thu hoạch. 
Phụ lục 3 
HÌNH ẢNH TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH 
1. Tham quan Pu Nhạ Thầu 
. 
2. Hình ảnh hoạt động ngoại khóa 
3. Hình ảnh về trang phục dân tộc 
Hình ảnh trải nghiệm làng nghề 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn sử dụng di sản vào dạy học ở 
trƣờng phổ thông, Hà Nội 2013. 
2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết 
quả học tập theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh, Hà Nội 2014 
3. Bộ Giáo dục và đào tạo, Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các 
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trƣờng trung học,, Hà Nội 2015 
4. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn 10,, NXB Giáo dục 2014 
5. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn 11,, NXB Giáo dục 2014 
6. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn 12,, NXB Giáo dục 2014 
7. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử 10,, NXB Giáo dục 2014 
8. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử 11,, NXB Giáo dục 2014 
9. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử 12,, NXB Giáo dục 2014 
10. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Địa lí 10,, NXB Giáo dục 2014 
11. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Địa lí 11,, NXB Giáo dục 2014 
12. Bộ Giáo dục và đào tạo, Sách giáo khoa Địa lí 12,, NXB Giáo dục 2014 
13. Bộ GD & ĐT, SGK Giáo dục công dân 10,, NXB Giáo dục 2014 
14. Bộ GD & ĐT, SGK Giáo dục công dân 11,, NXB Giáo dục 2014 
15. Bộ GD & ĐT, SGK Gióa dục công dân 12,, NXB Giáo dục 2014 
16. Bộ GD & ĐT, Sách giáo khoa tiếng Anh 10,, NXB Giáo dục 2014 
17. Bộ GD & ĐT, Sách giáo khoa tiếng Anh 11,, NXB Giáo dục 2014 
18. Bộ Giáo dục và đào tạo, SGK tiếng Anh 12,, NXB Giáo dục 2014 
19. Đặc trƣng văn hóa và truyền thống cách mạng các dân tộc ở Kỳ Sơn -Nghệ 
An, Tập thể tác giả 1995 
20. Trang mạng 

File đính kèm:

  • pdf67_SKKN_Loai_A_-_2019-2020_-_Nguyen_Thi_Ty_-_Le_Van_Tao_e5b273d863.pdf
Sáng Kiến Liên Quan