Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục môi trường trong chương Nitơ - Photpho Hóa học 11
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu thành phần, tính chất, ứng dụng, sự biến đổi giữa các chất, sản xuất các chất do đó bộ môn Hoá học góp phần giáo dục môi trường rất hiệu quả.
Hiện nay, chủ đề giáo dục môi trường đang được phổ biến rộng rãi trong nhà trường nên việc kết hợp giáo dục sẽ được đồng bộ, hiệu quả giáo dục cao hơn.
Đã có rất nhiều đề tài viết về vấn đề giáo dục môi trường thông qua môn Hoá học, tuy nhiên hầu hết các đề tài đều chỉ viết một cách chung chung, chưa đi vào cụ thể từng chương, từng bài cũng như các phương pháp, cách thức chi tiết cho từng bài. Do đó, khi giảng dạy nhiều giáo viên do tính cách thụ động, tâm lí ngại tìm tòi, sáng tạo hay các lí do khác, lại kết hợp thêm không có sẵn nguồn tài liệu một cách chi tiết, phong phú nên đã không đưa việc giáo dục môi trường vào bài dạy một cách hiệu quả. Cụ thể là khi giảng dạy đến những nội dung có liên quan đến giáo dục môi trường, có nhiều giáo viên chỉ đi lướt qua hoặc hình thức đưa giáo dục môi trường vào còn mang nặng tính lí thuyết, không đưa được những vấn đề thực tiễn, những hình ảnh trực quan, những thông tin ngoài sách giáo khoa nhưng thiết thực.đến học sinh. Thậm chí có những giáo viên còn cho rằng đây không phải là trọng tâm của bài cho nên chỉ chú trọng vào giải quyết những kiến thức liên quan đến các dạng bài tập, các kì thi. Vì vậy mà làm cho học sinh cảm thấy giờ học môn Hoá rất nặng nề, mệt mỏi; không tạo được hứng thú, niềm say mê học tập cho học sinh; không làm cho học sinh thấy được sự gần gũi giữa Hoá học với thực tiễn, thấy được mối liên hệ giữa Hoá học với môi trường, thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.
Chương "Nitơ - Photpho" Hoá học 11 là một trong những chương có rất nhiều nội dung có thể giáo dục môi trường cho học sinh. Nhưng nếu không được khai thác một cách sâu sắc và hợp lí thì các nội dung giáo dục môi trường đó sẽ không được truyền tải hết đến học sinh. Vậy làm thế nào để đưa nội dung giáo dục môi trường vào bài dạy trong chương này một cách hiệu quả nhất?
hiệm bảo vệ môi trường cho học sinh không phải là một sớm, một chiều, do đó giáo viên cần kiên trì phối hợp với các chương trình tuyên truyền, giáo dục cộng đồng của nhà nước ta. Hơn nữa, đây không chỉ là công việc của các giáo viên giảng dạy bộ môn Hoá học mà là công việc chung của toàn thể những người làm công tác giảng dạy ở tất cả các bậc học, cấp học. Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ để việc giáo dục có hiệu quả hơn, góp phần cải thiện môi trường sống của nhân loại, “cái nôi của loài người”. II. KIẾN NGHỊ Vấn đề đổi mới phương pháp trong dạy học trong trường phổ thông đang là vấn đề bức xúc. Để dạy hóa học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả tôi đề nghị một số vấn đề sau: + Đối với mỗi giáo viên dạy môn Hoá học ngoài việc tự học, tự nâng cao kiến thức chuyên môn còn phải biết kết hợp linh động, thành thạo nhiều phương pháp dạy học, phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề Hóa học, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy Hoá học để có bài giảng thu hút được học sinh. + Đối với nhà trường và các cấp lãnh đạo cần tạo điều kiện tốt hơn về cơ sở vật chất, tổ chức nhiều buổi trao đổi chuyên đề về phương pháp giảng dạy để các giáo viên có thể học tập cũng như bổ sung kinh nghiệm cho nhau nhằm tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất phục vụ cho nhu cầu dạy và học trong nhà trường. Cần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên một cách có hệ thống. + Tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn, qua đó các giáo viên cùng nhau nghiên cứu bài học một cách có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì thời gian đầu tư có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi kính mong thầy, cô giáo và các bạn thông cảm, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn để có thể ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy. Xin trân trọng cảm ơn! Ninh Bình, ngày 17 tháng5 năm 2014 Xác nhận của cơ quan, đơn vị Các tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hương Trần Thị Phương TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoá học công nghệ và môi trường Trần Thị Bính - Phùng Tiến Đạt - Lê Viết Phùng - Phạm Văn Thưởng NXBGD, năm 1999 [2]. Sách giáo khoa Hoá học lớp 11 cơ bản - NXBGD, năm 2007 [3]. Sách giáo viên Hoá học lớp 11 - NXB GD, năm 2007 [4]. Thông tin trên mạng internet. [5]. Tạp trí môi trường. PHỤ LỤC I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO A. Trắc nghiệm: 1. Sấm sét trong khí quyển sinh ra chất nào sau đây ? A. NH3 B. H2O C. NO D. NO2 2. Sự có mặt của NO2 trong không khí gây ra một số tác động: A. Làm cho không khí bị ô nhiễm B. Gây ảnh hưởng đền tầm nhìn C. Góp phần gây ra hiện tượng mưa axit D. Cả A,B,C 3. Khí NO2 có tác hại rõ rệt đối với sức khỏe vì khi nó ở phổi sẽ chuyển hóa thành các nitrosamin, một trong số các chất này có khả năng gây ung thư. Ngoài ra NO2 có thể được chuyển vào máu tạo ra hợp chất methemoglobin có hại cho sức khỏe con người. Để loại bỏ khí NO2 trong công nghiệp người ta dùng hóa chất nào trong các hóa chất sau: A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch Ca(OH)2 C. Dung dịch H2SO4 D. Cả A,B. 4. NO, NO2 là những chất gây ô nhiễm môi trường, không khí vì: A. Chúng là chất khí có khả năng thâm nhập vào mạch máu để phản ứng với Hemoglobin. B.Chúng làm tổn thương lá cây, làm rụng lá và làm thực vật giảm sinh trưởng. C. Chúng là những oxit độc, có mùi khai. D. Chúng tan vào nước mưa gây hiện tượng mưa axit. 5. Một loại chất có mùi khó chịu, độc hại đối với người và động vật, nồng độ cao làm lá cây trắng bạch, làm đốm lá và hoa, làm giảm rễ cây, làm cây thấp đi, quả bị thâm tím, giảm tỷ lệ hạt giống nảy mầm. Công thức hóa học của chất này là: A. H2S B. Cl2 C. NH3 D. NO2 6. Người ta dùng NH3 dư để phun vào không khí bị nhiễm Cl2 vì sau phản ứng thu được sản phẩm không độc hại đến môi trường, đâu là sản phẩm quá trình trên: A. N2, HCl B. N2, HCl, NH4Cl C. HCl,NH4Cl D. NH4Cl, N2 7. Khí NH3 khi tiếp xúc làm hại đường hô hấp, làm ô nhiễm môi trường. Khi điều chế khí NH3 trong phòng thí nghiệm, có thể thu NH3 bằng cách nào trong các cách sau : A. Thu bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình để ngửa B. Thu bằng phương pháp đẩy không khí ra khỏi bình để sấp C. Thu bằng phương pháp đẩy nước D. Cách nào cũng được 8. Sau khi phân tích mẫu nước rác tại bãi chôn lấp rác Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội thu được kết quả sau: Các chỉ tiêu Hàm lượng nước ở rác Tiêu chuẩn cho phép pH 7,71 - 7,88 5,50 - 9,00 NH4+ (mg/l) 22,3 – 200 1,0 CN- (mg/l) 0,012 0,100 Như vậy là hàm lượng ion amoni (NH4+) trong nước rác quá cao so với tiêu chuẩn cho phép nên cần được xử lý bằng cách chuyển ion amoni thành amoniac rồi chuyển tiếp thành nitơ không độc thải ra môi trường. Có thể sử dụng hóa chất nào để thực hiện việc này? A. Xút và oxi. C. Nước vôi trong và khí clo. B. Nước vôi trong và không khí. D. Xođa và khí cacbonic. 9. Một học sinh lớp 11 làm đổ một ít amoniac ra sàn bếp. Dùng chất nào sau đây có sẵn trong nhà để trung hòa amoniac? A. Giấm ăn (axit axetic) C. Xođa (natricacbonat). B. Muối ăn (natriclorua) D. Bột tẩy trắng (canxihipoclorit). 10. Cho các phương trình hóa học sau: N2 + O2 2NO 2NO + O2 2 NO2 4NO2 + 2H2O + O2 4 HNO3 các phản ứng trên giải thích: A. Quá trình điều chế HNO3 trong công nghiệp B. Hiện tượng mưa axit của tự nhiên C. Hiện tượng cung cấp năng lượng đạm tự nhiên cho cây trồng D. Chu trình biến đổi nitơ trong tự nhiên 11. Sau thí nghiệm Cu tác dụng với HNO3 đặc, biện pháp tốt nhất để khí tạo ra thành thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường thấp nhất là: A. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm nước B. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm cồn C. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm giấm D. Nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nước vôi trong 12. Nồng độ ion NO3- trong nước uống tối đa cho phép là 9ppm. Nếu thừa ion NO3- sẽ gây ra loại bệnh thiếu máu hoặc tạo thành nitrosamin (một chất gây ung thư trong đường tiêu hóa). Người ta dùng hóa chất nào sau đây để nhận biết ion NO3- có mặt trong nước: A. CuSO4 và NaOH C. Cu và H2SO4 B. Cu và NaOH D. CuSO4 và H2SO4 13. Sau khi làm thí nghiệm với photpho trắng, các dụng cụ đã tiếp xúc hóa chất này cần được ngâm trong dung dịch nào để khử độc? A. Dung dịch HCl B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch CuSO4 D. Dung dịch Na2CO3 14. Thành phần của thuốc diệt chuột là Zn3P2 Nếu không quản lí được thuốc khi sử dụng, để lâu ngày trong không khí ẩm sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường do phản ứng thủy phân sinh ra PH3 là chất khí, mùi trứng thối. Thuốc diệt chuột loại này thường có lẫn tạp chất là kẽm kim loại. Hòa tan một ít thuốc bằng dung dịch HCl dư thì thu được hỗn hợp khí có tỷ khối so với H2 bằng 15,435. Tính % khối lượng Zn tạp chất có trong thuốc. A. 4,2% B. 4,5% C. 5,2% D. Kết quả khác 15. Thuốc diệt chuột là hóa chất độc hại, gây tử vong nếu rơi vào thực phẩm. Thành phần thuốc diệt chuột có chứa: A. Ba3P2 B. ZnSO4 C. PH3 D. Zn3P2 16. Photpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho photpho trắng vì lí do nào sau đây? A. Photpho đỏ không độc hại đối với con người. B. Photpho trắng là hóa chất độc hại C. photpho đỏ không dễ gây hỏa hoạn như photpho trắng D. Cả A, B, C 17. Phương án nào sau đây dùng để diệt rêu và làm cho lúa tốt hơn ? A. Bón vôi bột trước một lát rồi bón đạm B. Trộn đều vôi bột với đạm rồi bón cùng một lúc C. Bón đạm trước một lát rồi bón vôi D. Bón vôi bột trước, vài ngày sau mới bón đạm 18. Khi bón loại phân đạm NH4NO3, (NH4)2SO4, độ chua của đất tăng lên vì A. NO3-, SO42-, là gốc của axit mạnh B. Ion NH4+ bị thủy phân cho H+ hoặc H3O+ C. Ion NH4+ rất dễ phản ứng với kiềm cho NH3 D. Lượng đạm trong các loại phân này cao nhất 19. Khi bón phân hóa học cho đất, loại nào sau đây không ảnh hưởng đến pH của đất? A. NH4NO3 B. NH4Cl C. (NH2)2CO D. Cả A, B, C. 20. Khi bón phân vô cơ hoặc phân chuồng có thể gây ô nhiễm môi trường vì A. Tích lũy các chất độc hại, thậm chí gây nguy hiểm cho đất do phân để lại. Tích lũy nitrat trong nước ngầm làm giảm chất lượng của nước uống. B. Tăng lượng dung dịch ở lớp nước trên mặt có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi (gây hại cho cá và các loài động vật thủy sinh khác) C. Làm tăng lượng NH3 không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do quá trình nitrat phân đạm dư hoặc bón không đúng chổ. D. Tất cả các trường hợp trên Đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C D B D C D B B A B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D C D C D D D B C D B. Tự luận: 21. Trong nước mưa ở các vùng công nghiệp thường có lẫn axit sunfuric và axit nitric, nhưng trong nước mưa ở những vùng thảo nguyên cách rất xa vùng công nghiệp vẫn có lẫn một ít axit nitric. Giải thích? Hướng dẫn: Đó là do các phản ứng xảy ra khi có sấm sét: N2 + O2 tia lửa điện 2NO 2NO + O2 2NO2 4NO2 + 2H2O + O2 4 HNO3 22. Sự thối rữa của các xác chết động thực vật cũng gây ô nhiễm môi trường vì nó tạo ra một số chất khí có mùi SO2, NH3, H2S, PH3 Hiện tượng “ ma trơi” cũng tạo ra chất khí có mùi. Hiện tượng xảy ra ở các nghĩa địa khi có mưa và gió nhẹ, hiện tượng được giải thích như thế nào? Hướng dẫn: Khi xác chết bị thối rữa, ở não người chứa một lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin PH3 có lẫn đi photphin P2H4. Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 1500C thì nó mới cháy được. Còn điphotphin thì tự bốc cháy trong không khí và tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc cháy: 2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm. Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên. Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm. 23. Các nguyên tắc vận tải axit HNO3 đậm đặc đựng trong các toa thùng yêu cầu một cách nghiêm ngặt phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát sau khi tháo axit ra khỏi toa thùng. Tại sao sau khi tháo axit ra mà khoá chặt ngay vòi lại thì toa không bị hư hỏng, còn nếu cứ để mở thì không dùng được toa thùng nữa? Hướng dẫn: HNO3 đặc được vận chuyển bằng các toa thùng bằng thép, do sắt bị thụ động hóa trong axit HNO3 đặc nguội nên không có phản ứng. Khi tháo HNO3 ra sẽ có một lượng nhất định axit HNO3 còn lại trong toa thùng. Nếu không đóng kín lại thì hơi ẩm, oxi không khí, bụi bẩn sẽ xâm nhập vào phá hủy tính thụ động của toa thùng với axit. Khi đó HNO3 sẽ phản ứng với toa xe làm hỏng toa. 24. Nồng độ tối đa cho phép theo tiêu chuẩn nước ăn uống của tổ chức sức khỏe Thế giới của ion NO3- là 10 mg/l. Nếu thừa ion NO3- sẽ rất có hại cho sức khỏe. Người ta lấy 50 ml nước giếng ở một làng nọ phân tích thì có 0,31 mg NO3-. Hỏi nồng độ NO3- trong nước giếng đó là bao nhiêu và nước ở đó có bị ô nhiễm không? Hướng dẫn: CNO3- = = 10-4 (mol/l) = 6,2 (mg/l) < 10 (mg/l) Nước giếng ở đó không bị ô nhiễm. 25. Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản đánh bắt được trên biển? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người tiêu dùng? Hướng dẫn: Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu. Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng không tốt cho con người, vì thế việc ướp hải sản bằng urê rất độc hại. Theo các tài liệu nghiên cứu thì khi ăn phải các loại hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn hải sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ. II. GIỚI THIỆU GIÁO ÁN BÀI "PHÂN BÓN HOÁ HỌC" BÀI 16: PHÂN BÓN HÓA HỌC ( SGK chương trình chuẩn) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: HS biết: - Các nguyên tố dinh dưỡng chính cần thiết cho cây trồng. - Thành phần một số loại phân bón hóa học thường dùng và tác dụng của chúng đối với cây trồng. Bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học. 2. Về kỹ năng - Phân biệt một số loại phân bón hóa học. Đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học. - Liên hệ thực tế về việc sử dụng phân bón hoá học hiện nay. 3. Về giáo dục tư tưởng cho học sinh - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường. - Sử dụng phân bón hiệu quả, an toàn sản phẩm. II. Chuẩn bị của GV và HS GV: - Hình ảnh một số loại phân bón có mặt trên thị trường. - Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón hóa học ở Việt Nam. - Tờ rời về tác hại của sự dư thừa phân bón hóa học. - Clip gây ô nhiễm môi trường của nhà máy sản xuất phân đạm. - Phiếu học tập . HS: - Sưu tầm các loại mẫu phân bón hoá học trên thị trường - Xem lại các bài muối amoni, muối nitrat, muối photphat. III. Phương pháp: Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại. IV. Trọng tâm: - Vai trò của các loại phân bón đến cây trồng. - Ảnh hưởng của dư lượng phân bón hoá học đến môi trường. V. Tiến trình dạy học Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình hoá học hoàn thành các phản ứng sau: 1. NH3 + H2SO4 2. NH3 + HNO3 3. (1mol)Ca(OH)2 + (2 mol) H3PO4 4.(NH4)2CO3 + NaOH Vào bài: GV: Chiếu các sile so sánh kết quả việc dùng và không dùng phân bón hoá học trong nông nghiệp. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – nội dung GV đặt vấn đề: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng. Dựa vào những hiểu biết của mình, các em hãy cho biết có các loại phân bón hóa học chính nào? GV: Cho học sinh quan sát một số mẫu phân bón hoá học. HS: Có 3 loại phân bón hóa học chính: phân đạm, phân lân, phân kali. Ngoài ra còn có phân hỗn hợp, phức hợp, phân vi lượng. Hoạt động 2: Tìm hiểu về phân đạm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh – nội dung GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK và thảo luận: - Các loại phân đạm em đã xem đều có mặt nguyên tố nào ? Từ đó cho biết phân đạm cung cấp nguyên tố nào cho cây? - Tác dụng của phân đạm? - Đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm? - Các loại phân đạm? HS: - Cung cấp N hóa hợp dưới dạng NH4+, NO3-. - Làm cho cây trồng phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. - Dựa vào hàm lượng %N trong phân. - Có 3 loại: phân đạm amoni, phân đạm nitrat, phân đạm urê. GV phát phiếu học tập 1 và yêu cầu HS hoàn thành? Phân đạm amoni Phân đạm nitrat Phân đạm urê Thành phần Tính tan Điều chế GV bổ sung: Phân đạm dễ chảy rữa nên cần bảo quản nơi khô ráo. GV: đặt câu hỏi cho HS: Dự đoán môi trường của đất sau khi bón phân đạm amoni? Phân đạm bón cho cây tốt như thế vậy càng bón nhiều càng tốt cho cây em nghĩ thế nào? GV: lắng nghe ý kiến của HS và bổ sung. ( đưa giáo dục môi trường vào) GV: chiếu slide tờ rời việc sử dụng nhiều phân bón hoá học: GV: chiếu hình ảnh minh hoạ:Dư đạm trong nước GV: Kết luận: - Bón đúng liều lượng, đúng thời điểm , đủ thời gian. - Tưới ẩm, rau chỉ nên bón đạm ure và amoni sunfat. GV: đặt câu hỏi: Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản đánh bắt được trên biển? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người tiêu dùng? * Giải thích: Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu. Urê là chất rất tốt cho cây trồng nhưng không tốt cho con người, vì thế việc ướp hải sản bằng urê rất độc hại. Theo các tài liệu nghiên cứu thì khi ăn phải các loại hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn hải sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ. GV giới thiệu nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ, công ty phân đạm Bắc Giang.( chiếu slide) GV bổ sung:Ngày nay các nhà máy sản xuất phân đạm mọc lên rất nhiều tuy nhiên việc sản xuất không đúng theo quy định về bảo vệ môi trường cũng đang gây ô nhiễm môi trường . GV: - Chiếu slide về khí thải của nhà máy sản xuất phân đạm - Cho HS xem clip về ô nhiễm môi trường do sản xuất đạm gây ra. Hoạt động 3: Tìm hiểu về phân lân Hoạt động của giáo viên, Hoạt động của học sinh GV: chiếu các hình ảnh về phân lân. GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để rút ra nhận xét về: - Nguyên tố dinh dưỡng trong phân lân? - Tác dụng đối với cây trồng? - Đánh giá độ dinh dưỡng của phân lân? - Các loại phân lân? - Nguyên liệu sản xuất phân lân? HS nhận xét: - Photpho ở dạng ion photphat. - Tác dụng: thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật, làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to. - Dựa vào hàm lượng %P2O5 tương ứng với lượng photpho trong phân. - Các loại phân lân: supephotphat đơn, supephotphat kép, phân lân nung chảy. - Quặng photphorit và apatit. GV: phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành Supephotphat đơn Supephotphat kép Phân lân nung chảy Thành phần Độ dinh dưỡng của phân Tính tan Điều chế GV giới thiệu nhà máy supephotphat Lâm Thao - Phú Thọ. GV: Giới thiệu tác hại của lượng dư phân lân đến môi trường, con người, cây trồng qua tờ rời ( đưa giáo dục môi trường vào) Hoạt động 4: Tìm hiểu về phân Kali và một số loại phân bón khác. GV: đặt câu hỏi: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây? HS: trong tro bếp có chứa K2CO3 cung cấp nguyên tố K cho cây. GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK rút ra các kiến thức cơ bản về phân kali, phân hỗn hợp và phức hợp, phân vi lượng. GV: tống kết lại ( chiếu slide) Hoạt động 5: Thảo luận về vai trò của phân bón hóa học GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm về công dụng, tác hại, việc sử dụng phân bón hoá học hiện nay. HS trình bày: Phân bón hóa học có tác dụng tăng năng suất mùa màng, tuy nhiên sử dụng nhiều phân bón hóa học không đúng cách, đúng thời điểm, đủ thời gian chỉ vì lợi nhuận trước mắt đã đang và sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, nước và chất lượng nông sản thực phẩm, ảnh hưởng đến hệ sinh thái. GV: Để thấy rõ vấn đề này các em xem thông tin sau: Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới OMS và cộng đồng Châu Âu: hàm lượng nitrat trong rau quả là không quá 300mg/kg rau quả tươi, trong nước uống không quá 10mg/l. Sự dư thừa nitrat có thể gây ra một loại bệnh thiếu máu (bệnh methemoglobinemie). Và có thể đưa đến sự tạo thành nitrosamin, một hợp chất gây ung thư trong đường tiêu hóa. Ở Việt Nam, tất cả các sông hồ của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều bị ô nhiễm bởi nitrat và photphat. Sự ô nhiễm này tạo ra hiện tượng phát triển hỗn loạn của thực vật nổi và cây có hoa thủy sinh do trong nước có quá nhiều muối khoáng và chất dinh dưỡng. Những khối lượng lớn thực vật này sẽ tích lũy ở đáy hồ. Các vi khuẩn ưa khí sẽ phân hủy khối thực vật này qua con đường oxi hóa sẽ kéo theo sự tiêu thụ oxi có trong nước (BOD), kết quả là xảy ra sự chết hàng loạt của các động vật. Giai đoạn tiếp theo của sự phú dưỡng là sự lên men yếm khí của khối thực vật ở dưới đáy, giải phóng ra CH4 và các mùi khó chịu khác, đặc biệt là H2S, NH3. 3.Củng cố: GV: yêu cầu các HS là bài tập trắc nghiệm sau: Câu 1:. Khi bón phân vô cơ hoặc phân chuồng có thể gây ô nhiễm môi trường vì A. Tích lũy các chất độc hại, thậm chí gây nguy hiểm cho đất do phân để lại. Tích lũy nitrat trong nước ngầm làm giảm chất lượng của nước uống. B. Tăng lượng dung dịch ở lớp nước trên mặt có tác dụng xấu đến việc cung cấp oxi (gây hại cho cá và các loài động vật thủy sinh khác) C. Làm tăng lượng NH3 không mong muốn trong khí quyển và lượng N2O do quá trình nitrat phân đạm dư hoặc bón không đúng chổ. D. Tất cả các trường hợp trên Câu 2: Khi bón phân hóa học cho đất, loại nào sau đây không ảnh hưởng đến pH của đất? A. NH4NO3 B. NH4Cl C. (NH2)2CO D. Cả A, B, C. Câu 3: Độ dinh dưỡng của phân ure là A. 46,67% B. 34,56% C. 66,47% D. 54,2% 4. Bài tập về nhà: Bài 1,2,3,4 sgk
File đính kèm:
- DTH Nguyen Quynh Huong mon Hoa.doc