Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng phòng chống một số thiên tai qua các bài học trong chương trình Địa lí 12

Những kỹ năng phòng chống thiên tai.

2. 1. Khái niệm kỹ năng

Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay

một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) để giải quyết

tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống nhằm tạo ra kết quả mong

đợi.

2. 2. Khái niệm kỹ năng phòng chống thiên tai

Là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục các hành động

trước, trong và sau khi thiên tai qua đi để giảm thiểu tác động của thiên tai, đảm bảo

bản thân và những người bị ảnh hưởng thoát khỏi hoặc được cứu trợ và hỗ trợ kịp

thời.

2.3. Những kỹ năng phòng chống thiên tai

2.3.1. Kỹ năng phòng chống bão

* Trước bão:

Đầu tiên, bạn nên dự trữ sẵn thức ăn và nước sạch, đặc biệt chuẩn bị những loại

thực phẩm ăn liền không cần phải qua nấu nướng.

Đèn pin hay nến thắp sáng là thứ không thể thiếu. Bạn nên sạc đầy pin cho các

thiết bị chạy bằng pin và để ở những vị trí dễ tiếp cận.

Hãy kiểm tra lại toàn bộ nhà cửa, nhanh chóng sửa chữa những chỗ bị hư hỏng,

buộc lại cửa sổ, mái che đề phòng gió bão có thể giật tung và thổi bay gây tai nạn cho

người cũng như thiệt hại về của cải.15

Thu hoạch ngay những nông sản phẩm đã đến mùa gặt hái. Đưa gia súc về nơi

trú ẩn an toàn. Với các gia đình ngư dân, nên để tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn.

Luôn cập nhật các bản tin thời tiết mới nhất.

Nếu phải sơ tán, nhớ mang theo quần áo, thực phẩm, các thiết bị cứu hộ, đèn

Pin, nến, đài chạy bằng pin.

* Trong bão:

Nên ở trong nhà, tránh đi lại trong nước đề phòng bị điện giật hay giẫm phải

những vật sắc nhọn.

Nếu trong nhà không có sẵn nguồn nước an toàn, hãy đun tạm nước mưa trong

vòng 20 phút và để nó trong bình chứa có nắp đậy.

Nếu buộc phải di chuyển đến một trung tâm sơ tán, cần chú ý tuyệt đối bình

tĩnh, đóng tất cả cửa sổ và cửa ra vào, đồng thời tắt công tắc điện nguồn. Bạn cũng

nên cất các thiết bị hay đồ đạc quan trọng và quý giá ở vùng đất cao. Đặc biệt, nếu

phải di chuyển, cần tránh các con đường có thể dẫn đến các dòng sông để tránh bị lũ

cuốn.

* Sau bão

Nếu nhà đã bị bão phá hủy, hãy đảm bảo rằng bạn an toàn trước khi bước vào.

Hãy chắc chắn rằng không có cái gì sẽ rơi trúng người bạn. Cần cảnh giác với những

con vật nguy hiểm như rắn. có thể vào nhà bạn. Cần cảnh giác với các nguồn điện có

thể gặp nước.

Việc dọn dẹp nhà cửa sau bão cũng rất quan trọng và cần được tiến hành khẩn

trương. Hãy thông báo ngay cho nhà chức trách nếu các đường cáp, đường dây điện bị

hỏng.

Bạn cũng cần nhanh chóng thu dọn nước mưa bị tồn đọng trong các vũng, thau

chậu. để tránh muỗi sinh sôi nảy nở.

pdf49 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng phòng chống một số thiên tai qua các bài học trong chương trình Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch phòng tránh 
28 
5.4.3 Cách 3. Hoạt động cặp đôi: Với tên gọi Tôi là Ai? 
Ví dụ 3: Vận dụng một số bài dạy lồng ghép 
Giáo viên chuẩn bị tranh có liên qua đến thiên tai 
Bước 1: Giáo viên gọi các cặp học sinh tham gia 
Bước 2: Luật chơi 
-1 Em được nhìn tranh minh họa có nhiệm vụ miêu tả gợi ý cho bạn còn lại nói ra tên 
thiên tai 
- 1 Em còn lại không được nhìn tranh chỉ nghe bạn minh họa bằng hành động hoặc lời 
nói để đoán tên chính xác của thiên tai đó 
Bước 3: Học sinh từng cặp tham gia 
5.4.4 Cách 4. Hoạt động nhóm kết hợp với các hình thức dạy họckhác để dạy tiết 
học : 
Ví dụ 4: Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 
1: Khởi động 
1.1. Mục tiêu 
 Nhằm huy động kiến thức thực tiễn của HS, để từ đó HS có thể có đưa ra được 
những nhận xét hoặc nêu được một vài đặc điểm về tự nhiên của nước ta. Qua đó, 
giúp HS kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới. 
29 
 - Huy động kiến thức thực tiễn hiểu biết cá nhân về các vấn đề môi trường và 
thiên tai, kết nối nội dung bài học. 
- Tạo tâm thế sẵn sàng học tập. 
1.2. Phương pháp và phương tiện dạy học 
- Phát vấn hoặc kĩ thuật KWL. 
- Hình ảnh về môi trường thiên nhiên, thiên tai ở nước ta hoặc phiếu học tập 
KWLH. 
1.3. Cách thức tiến hành 
GV sử dụng kĩ thuật KWLH để kết nối những điều đã biết và muốn biết về môi 
trường và thiên tai ở nước ta. 
Cách thức tiến hành: 
- Bước 1. GV giới thiệu bài học, phát phiếu học tập KWLH cho HS. 
- Bước 2. Hướng dẫn HS điền các thông tin vào phiếu 
Bảng KWLH 
K 
Em đã biết gì về môi 
trường và thiên tai ở 
nước ta. 
W 
Em muốn biết 
gì về môi 
trường và thiên 
tai ở nước ta. 
L 
Em đã học được 
gì về môi trường 
và thiên tai ở 
nước ta. 
H 
Em có thể đưa ra thông 
điệp nào qua bài học 
hôm nay? 
- Bước 3. Đề nghị HS suy nghĩ nhanh và viết ra những điều có liên quan đến môi 
trường và thiên tai ở nước ta.vào cột K và W. 
- Bước 4. GV thu phiếu và tổng hợp qua các ý kiến của HS, trên cơ sở đó tạo ra các 
tình huống có vấn đề giữa cái biết và cái chưa biết về môi trường và thiên tai ở nước 
ta. Sau đó, GV kết nối vào bài mới. 
2: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu một số thiên tai chủ yếu 
2.1. Mục tiêu 
- Biết được một số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống. 
-Trình bày được nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống một số loại 
thiên tai chủ yếu ở nước ta. 
30 
- Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, sử dụng bản đồ. 
2.2. Phương pháp và phương tiện dạy học 
- Phương pháp thảo luận nhóm 
- Đồ dùng dạy học: Bản đồ treo tường các vùng kinh tế Việt Nam, Atlat Địa lí 
Việt Nam, bảng số liệu, tranh ảnh, tư liệu video. 
2.3. Cách thức tiến hành 
- Bước 1. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm . (1 nhóm một 
búc tranh về 1 loại thiên tai). 
Yêu cầu các nhóm thảo luận tìm raloaij thiên tai,nguyên nhana, hậu quả ,giải pháp? 
 Nhóm 1: nghiên cứu về bão 
 Nhóm 2: nghiên cứu về ngập lụt 
 Nhóm 3: nghiên cứu về lũ quét 
 Nhóm 4: nghiên cứu về hạn hán 
- Bước 2. Giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
Nhóm 1:Báo cáo 
 - Học sinh quan sát hình ảnh bão đổ bộ vào đất liền. 
+ Hầu như những nước nằm ở khu vực gió mùa thường đối mặt với rất nhiều 
thiên tai đặc biệt là bão. Đây cũng là nguyên nhân mà chúng ta phải chịu sự tác động 
mạnh do bão gây ra, trung bình mỗi năm có từ 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển. 
* Dựa vào bản đồ bão, hình 9.3 trang 43, SGK Địa lí 12: nhận xét về: vùng phân 
bố, tần suất và thời gian bão ở nước ta (phụ lục hình 12). 
+ Phân bố: vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất: Bắc Trung Bộ, Bắc Bộ, càng vào 
Nam số lượng càng giảm dần. 
+ Tần suất: bão tập trung vào tháng 8, 9, 10: 70% số cơn bão trong năm. 
+ Thời gian: mùa bão bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12, tập trung nhiều nhất vào 
tháng 9 và chậm dần khi đi từ Bắc vào Nam. 
* Bão đã gây ra những hậu quả như thế nào? 
* Nếu em là trưởng ban phòng chống lụt bão Trung Ương, em sẽ đưa ra những 
chỉ đạo gì để giúp người dân phòng tránh và giảm bớt thiệt hại trong thiên tai? 
31 
+ Hướng dẫn HS nắm kiến thức về sự phân bố, nguyên nhân, hậu quả và liên hệ 
giáo dục kỹ năng phòng chống lụt, lũ quét, hạn hán. 
* MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BÃO 
Hình 12: Thời gian hoạt động của bão 
32 
Hình 13:Hậu quả của bão 
Hình 14:Biện pháp phòng chống 
33 
THÔNG TIN PHẢN HỒI BÃO 
Mùa bão Vùng chịu 
ảnh hưởng 
của bão 
Hậu quả của bão Cách phòng tránh bão 
-Tháng 6-12, 
nhiều nhất 
vào tháng 9 
sau đó đến 
tháng 10,8 
- Mạnh nhất 
ở ven biển 
miền Trung, 
sau đó đến 
đồng bằng 
Bắc bộ ( 
hình 12) 
- Lật úp tàu thuyền 
-Mực nước biển 
dâng gây ngập 
mặn 
- Đổ nhà cửa, ngập 
lụt trên diện rộng. 
- Gây tác hại lớn 
cho sản xuất và 
sinh hoạt ( hình 
13) 
- Dự báo chính xác đường đi và 
hướng di chuyển của bão 
- Củng cố công trình đê biển và 
sơ tán dân 
- Kêu gọi tàu thuyền về nơi trú 
ẩn an toàn 
- Chèn chống nhà cửa 
- Chống ngập úng, xói mòn 
( hình 14) 
Nhóm 1: Nghiên cứu và báo về bão 
34 
Nhóm 2 : Báo cáo về ngập lụt 
Nhóm 2: Nghiên cứu và báo về ngập lụt 
35 
THÔNG TIN PHẢN HỒI NGẬP LỤT 
Loại 
thiên tai 
Phân bố Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp 
phòng tránh 
Ngập lụt 
- ĐBSH, ĐBSCL 
-Vùng trũng Bắc 
Trung bộ, hạ lưu 
sông lớn Nam 
Trung bộ 
- Mưa bão, nước 
biển dâng, lũ 
nguồn. 
- Mưa lớn, triều 
cường 
- Gây hậu quả 
nghiêm trọng 
cho sản xuất vụ 
hè thu ở đồng 
bằng (Phụ lục 
hình 15) 
- Xây dựng 
các công 
trình thủy lợi 
để thoát lũ 
Nhóm 3: Báo cáo Lũ quét 
Hình 16: Hậu quả của lũ quét 
36 
THÔNG TIN PHẢN HỒI LŨ QUÉT 
Loại 
thiên tai 
Phân bố Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp 
phòng tránh 
Lũ quét 
- Vùng núi phía 
Bắc. 
- Vùng núi từ Hà 
Tĩnh đến Nam 
Trung bộ 
- Mưa lớn, địa 
hình dốc, bị cắt 
xẻ mạnh, mất lớp 
phủ thực vật 
Gây hậu quả 
nghiêm trọng 
cho đời sống và 
sản xuất ở 
những vùng lũ đi 
qua ( hình 16) 
- Quy hoạch 
vùng dân cư 
tránh vùng lũ 
quét. 
- Làm thủy 
lợi, trồng 
rừng, kỹ 
thuật trên đất 
dốc 
Nhóm 3: Nghiên cứu và báo về 
37 
Nhóm 4: Báo cáo Hạn hán 
Hình 17: Hạn hán 
Nhóm 4 : nghiên cứu và báo cáo 
38 
THÔNG TIN PHẢN HỒI HẠN HÁN 
Loại 
thiên tai 
Phân bố Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp 
phòng tránh 
Hạn hán 
- Miền Bắc: thung 
lũng khuất gió 
- Đồng bằng Nam 
bộ 
- Vùng thấp Tây 
Nguyên 
-Ven biển Nam 
trung bộ 
- Môi trường suy 
thoái dẫn đến 
mùa khô kéo dài 
- Đe dọa hàng 
vạn ha cây 
trồng, hoa màu 
và thiêu hủy 
hàng ngàn ha 
rừng ( hình 17) 
- Xây dựng 
các công 
trình thủy lợi 
hợp lý 
- Bước 4 Giáo viên: Nhận xét và bổ sung kiến thức (thông tin phản hồi) 
- Các thiên tai khác 
- GV: Ngoài ra chúng ta còn phải gánh chịu các thiên tai khác: động đất, sương 
muối, sương giá, lốc xoái... tuy mang tính cục bộ nhưng cũng gây thiêt hại to lớn về 
người và tài sản. Xét về không gian và thời gian mọi lúc mọi nơi chúng ta đều có thể 
gánh chịu hậu quả do thiên tai gây ra. Và trong số tất cả chúng ta ai cũng đã từng một 
lần trãi qua những thiên tai này vậy em sẽ ứng phó với nó như thế nào? 
3. Luyện tập 
3.1.Mục tiêu 
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng trong bài học. 
3.2. Phương pháp và phương tiện dạy học 
- Hoạt động cá nhân. 
3.3. Cách thức tiến hành 
3.31.Yêu cầu học sinh vẽ lược đồ tư duy các thiên tai hoặc vẽ lược đồ cảnh báo vùng 
nguy hiểm do thiên tai 
- Bước 1: GV yêu cầu HS khái quát lại nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy. 
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. 
- Bước 3: GV kiểm tra kết quả thực hiện, điều chỉnh kết quả sao cho chính xác. 
39 
 3.3.2 Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm hoặc trò chơi ô chữ 
Chọn câu trả lời đúng nhất: 
1. Mùa bão ở Việt Nam 
 A. chậm dần từ Bắc vào Nam. B. diễn ra cùng thời gian ở mọi nơi. 
 C. chậm dần từ Nam ra Bắc. D. diễn ra chủ yếu ở miêng Nam. 
2. Ở nước ta, nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất của bão là 
 A. đồng bằng Bắc Bộ. B. đồng bằng ven biển miền Trung. 
 C. vùng ven biển Nam Bộ. D. những vùng núi chắn gió. 
3. Hiện nay ở nước ta, nơi chịu lụt úng nghiêm trọng nhất khi có mưa lớn là 
 A. châu thổ sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. 
40 
 C. đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
4. Lũ quét thường xảy ra ở những nơi có địa hình 
 A. Núi cao, nhiều hang động. 
 B. Núi thấp, độ dốc lớn, tầng phong hóa dày. 
 C. Tương đối bằng phẳng, ít thấm nước. 
 D. Chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật. 
5. Vùng có động đất mạnh nhất nước ta là 
 A. Tây Bắc. B. Bắc Trung Bộ. 
 C. Đông Bắc. D. Đồng bằng sông Cửu Long. 
6. Để phòng tránh hạn hán lâu dài, biện pháp nào dưới đây là thích hợp nhất 
 A. Xây dựng hệ thống giếng khoang quy mô lớn. 
 B. Xây dựng những công trình thủy lợi hợp lý. 
 C.Hạn chế dòng chảy mặt và bốc hơi nước. 
 D. Làm mưa nhân tạo. 
4 . Vận dụng và sáng tạo 
4.1. Mục tiêu 
- Giúp HS vận dụng và liên hệ kiến thức thực tế về việc bảo vệ tài nguyên môi 
trường và các loại thiên tai bị ảnh hưởng nơi địa phương các em sinh sống. 
4.2. Phương pháp và phương tiện dạy học 
- Bước 1. GV có thể đưa vấn đề một số thiên tai tại địa phương. Và cách giải quyết 
vấn đề. 
- Bước 2. GV cho HS về nhà làm và tuần sau sẽ nộp báo cáo. 
4.3. Sản phẩm và công cụ đánh giá 
 4.3.1 Báo cáo của học sinh: 
Đây là nội dung cuối cùng của hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống thiên 
tai với mục đích: 
- Trang bị cho học sinh những kiến thức kĩ năng phòng chống thiên tai từ đó 
vận dụng vào thực tiễn đời sống, nhờ đó các kinh nghiệm được tích lũy và dần 
chuyển hóa thành năng lực. 
41 
 - Hơn nữa, hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống thiên tai tạo cơ hội cho 
học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của bản thân, huy động 
sự tham gia của tất cả học sinh vào các hoạt động phòng chống thiên tai. Học sinh 
được trình bày, lựa chọn ý tưởng, biện pháp và cách khắc phục hậu quả của thiên tai. 
Chính vì thế, viết thu hoạch chính là nội dung quan trọng giúp học sinh tự chiêm 
nghiệm, ngẫm nghĩ, đánh giá những gì bản thân thu nhận được trong quá trình học 
tập đồng thời làm cơ sở định hướng về hành vi, thái độ sống đúng đắn trong tương 
lai. 
 Từ những cơ sở trên, chúng tôi nhận thấy viết thu hoạch là nội dung có vai rất 
quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động phòng chống thiên tai của học sinh. 
Về cách thức thực hiện, giáo viên yêu cầu học sinh triển khai sau khi đã báo cáo 
xong các sản phẩm hoạt động. Cụ thể với chủ đề: Giáo dục phòng chống thiên tai tại 
địa phương, giáo viên đưa ra vấn đề sau: Trình bày cảm nhận của khi được trang 
bị kiến thức, kĩ năng phòng chống thiên tai. Em đã vận dụng vào thực tế khi 
gặp một số thiên tai tại địa phương như thế nào? Hãy đưa ra biện pháp khắc 
phục và hạn chế ảnh hưởng của thiên tai. 
Nhìn chung, các em học sinh làm bài thu hoạch khá tốt, các em chia sẻ rất thật 
suy nghĩ của mình, với đề tài này các em rất hứng thú. “Qua thực tế tại địa phương, 
em cảm thấy kiến thức, kĩ năng được trang bị tại trường rất bổ ích và cảm thấy rất 
an toàn, tự tin khi xử lý những thiên tai tại địa phương như bão, lũ lụt... Qua đây đã 
cho chúng em thấy sự nguy hiểm của thiên tai và cách phòng chống, khắc phục 
những hậu quả mà thiên nhiên để lại”. (Bài của em Lưu Văn Đạt, lớp 12A4, trường 
THPT Lê Hồng Phong). 
Hầu hết học sinh rất hứng thú khi được tìm hiểu các kĩ năng phòng chống thiên 
tai. Em Hoàng Thu Phương lớp 12A4, trường THPT Thái Lão cho rằng: “Qua tiết 
học về kĩ năng phòng chống thiên tai đã để lại trong em nhiều cảm xúc với bao bài 
học đáng quý. Đầu tiên, buổi học đã đem đến cho em cảm giác thích thú, hứng khởi 
khi được tìm hiểu về các vấn đề bức thiết trong cuộc sống hằng ngày bằng những 
hình ảnh, sơ đồ tư duy đã cho em một cái nhìn trực quan, toàn diện. Đặc biệt qua tiết 
học em đã biết đến cách phòng tránh mối nguy hiểm của thiên tai mà mình chưa biết 
từ bạn bè, cô giáo. Và qua đó em biết cần làm gì mỗi khi thiên tai ập đến. Em nghĩ 
tiết học này rất thú vị và bổ ích, có thể ứng dụng kiến thức trong đời sống...” 
Trong bài thu hoạch, các em cũng đưa ra các biện pháp hữu ích, khả quan để 
phòng chống thiên tai. “Để phòng chống thiên tai tại địa phương em xin đưa ra một 
số biện pháp như sau: Luôn cập nhật dự báo thời tiết để kịp thời ứng phó, tuyên 
truyền những kĩ năng, kinh nghiệm phòng chống thiên tai cho mọi người, trang bị 
những kĩ năng cần thiết để tự bảo vệ mình khi có thiên tai, khoanh vùng các điểm có 
42 
thiên tai nguy hiểm như sạt lở, lũ quét,... trang bị các phương tiện cứu hộ, củng cố 
đê điều, khơi thông cống rãnh thoát lũ, bảo vệ rừng...” (Bài của em Lưu Trà, lớp 
12C3 – trường THPT Phạm Hồng Thái) 
Có thể nói, mỗi em sẽ tiếp thu được những kiến thức phòng chống thiên tai ở 
các mức độ khác nhau nhưng các em đã tự trang bị cho mình những kĩ năng và các 
biện pháp phòng chống thiên tai một cách an toàn và hiệu quả nhất. 
Bài thu hoạch của học sinh 
43 
4.3.2 Học sinh vận dụng kỹ năng phòng chống thiên tai và hoạt động cứu trợ, 
thăm hỏi tại địa phương( hình ảnh học sinh cung cấp) 
44 
5.5. Thực nghiệm sư phạm 
5.5.1. Mục đích thực nghiệm 
 Kiểm nghiệm tính phù hợp và khả thi của các nội dung và phương pháp giáo 
dục kỹ năng phòng chống thiên tai đã lựa chọn qua bài dạy Địa lí lớp 12. 
5.5.2. Nguyên tắc thực nghiệm 
 Đảm bảo đúng mục tiêu, nội dung, cấu trúc chương trình SGK Địa lí lớp 12 
hiện hành, tiến độ, phân phối chương trình tiết học Địa lí 12. 
 Đảm bảo tính đa dạng, phân hóa, đối tượng học sinh, lớp học sinh (Trung bình, 
khá, giỏi) trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của giáo viên. 
 Đảm bảo đúng các nguyên tắc trong việc sử dụng các phương pháp dạy học 
trong giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai . 
5.5.3 . Nội dung thực nghiệm 
 Khảo sát, điều tra, thăm dò về thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai 
qua các bài dạy Địa lí lớp 12. 
 Trên cơ sở mục tiêu, nội dung của sách giáo khoa Địa lí 12, phân phối chương 
trình dạy học Địa lí 12. Chọn 2 bài có tích hợp, lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng 
phòng chống thiên tai cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12 để dạy thực nghiệm. 
5.5.4. Đối tượng thực nghiệm 
 Hoạt động thực nghiệm được tiến hành ở 6 lớp có 3 lớp dạy thực nghiệm theo 
thiết kế của đề tài, 3 lớp đối chứng dạy theo lối thông thường, với trình độ, năng lực, 
tâm lí nhận thức của học sinh khác nhau (giỏi, khá, trung bình, sôi nổi, nhiệt tình, 
năng động, trầm, thụ động...). Ngoài ra phối hợp với các đồng nghiệp ở các trường 
trong huyện triển khai dạy thực nghiệm và thống kê, phân tích kết quả nghiên cứu. 
5.5.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm 
5.5.5.1. Nhận xét về định lượng 
- Qua số liệu thực nghiệm, kết quả bài kiểm tra của học sinh một số lớp thực 
nghiệm và đối chứng ở trường cho thấy việc áp dụng các phương pháp giáo dục kỹ 
năng phòng chống thiên tai qua bài dạy Địa lí lớp 12 của đề tài đưa ra khá hiệu 
quả.Chúng tôi thu được kết quả như sau. 
Năm học 2019 - 2020 
45 
* Lớp thực nghiệm: 
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 
12A5 
(34HS) 
10/34 
29.4 % 
15/34 
44.1% 
8/34 
23.5 % 
1/34 
3.0% 
12A4 
(35 HS) 
7/35 
20.0 % 
13/35 
37.1% 
11/35 
31.5% 
4/35 
11.4% 
* Lớp đối chứng: 
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 
12A7 
(36 HS) 
3/36 
8.3% 
13/36 
36.1% 
14/36 
38.9% 
6/36 
16.7% 
12A3 
(34 HS) 
2/34 
5.8% 
12/34 
35.3% 
13/34 
38.2% 
7/34 
20.7% 
 Năm học 2020 - 2021 
* Lớp thực nghiệm: 
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 
12A2 
(40 HS) 
9/40 
22.5% 
13/40 
32.5% 
11/40 
27.5% 
3/40 
7.5% 
12A4 
(39 HS) 
10/39 
25.6% 
16/39 
41.0% 
11/39 
28.3% 
2/39 
5.1% 
* Lớp đối chứng: 
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 
12A3 
(45HS) 
3/45 
6.7% 
15/45 
33.3% 
20/45 
44.5% 
7/45 
15.5% 
12A6 
(39HS) 
2/39 
5.1% 
11/39 
28.3% 
18/39 
46.1% 
8/39 
20.5% 
46 
 Ở cơ sở trường bạn, chúng tôi cũng đã thu được kết quả tương tự sau khi nhờ 
đồng nghiệp triển khai áp dụng. 
 Kết quả khảo sát trường THPT Phạm Hồng Thái 
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 
Thực nghiệm 
12C3 (41HS) 
10/41 
27.0% 
18/41 
40.5% 
12/41 
29.7% 
1/41 
2.8% 
Đối chứng 
12A3 (41HS) 
5/41 
12.2% 
14/41 
34.1% 
18/41 
43.9% 
4/41 
9.8% 
 Kết quả khảo sát trường THPT Thái Lão 
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu 
Thực nghiệm 
12A5 (39 HS) 
9/39 
23.0% 
17/39 
43.6% 
12/39 
30.8% 
1/39 
2.6% 
Đối chứng 
12A7 (41 HS) 
3/41 
7.3% 
12/41 
29.3% 
19/41 
46.3% 
7/41 
17.1% 
 - Qua đó chúng ta thấy ở các lớp tham gia thực nghiệm có kết quả tốt hơn lớp đối 
chứng. Điều này chứng tỏ việc dạy thực nghiệm bước đầu đã đạt kết quả nhất định 
trong việc xác định nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai 
cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12. 
5.5.5.2. Nhận xét về định tính 
 Qua hoạt động thực nghiệm về nội dung và phương pháp giáo dục kỹ năng 
phòng chống thiên tai cho học sinh qua bài dạy Địa lí lớp 12 cho thấy: Trong khi tiến 
hành các nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai và phương pháp giáo dục 
kỹ năng phòng chống thiên tai của đề tài, đa số học sinh rất hứng thú học tập, không 
khí giờ học sôi nổi, khả năng hoạt động trí tuệ cao, các em có nhiều cơ hội để tự khám 
phá tri thức mới và tự thể hiện mình. Các diễn biến của thiên tai, hậu quả cũng như 
cách phòng chống các loại thiên tai được các em học sinh nắm bắt nhanh hơn. Cuối 
giờ học, giáo viên phát phiếu thu hoạch kết quả học tập đã có hơn 70% đạt điểm khá 
giỏi. 
47 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Sau một thời gian nghiên cứu, thực nghiệm đề tài đã đạt được một số kết quả 
đáng khích lệ. 
- Làm rõ được thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua các bài học 
Địa lí lớp 12. 
- Xác định được các phương pháp, nội dung giáo dục kỹ năng phòng chống 
thiên tai qua bài dạy Địa lí lớp 12. 
- Đã vận dụng các phương pháp nêu trong đề tài để xây dựng một số giáo án mẫu 
về giáo dục kỹ năng phòng chống thiên tai qua bài dạy Địa lí lớp 12. 
- Đã tiến hành dạy thực nghiệp sư phạm ở trường THPT trên địa bàn nghiên cứu 
có hiệu quả. 
2. Kiến nghị 
 Vài năm gần đây, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai liên tục 
xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, phần kiến thức về thảm họa thiên nhiên được đưa trở 
lại chương trình với thời lượng quy định khá nhiều. Tuy nhiên, các kiến thức này chủ 
yếu ở tầm vĩ mô, thiếu định hướng quản lý nhà nước, thiếu hẳn kiến thức về các kỹ 
năng sống chung với thiên tai. Do đó, để góp phần vào việc giáo dục kỹ năng phòng 
chống thiên tai cho học sinh một cách hiệu quả hơn, tôi có một số kiến nghị sau: 
2.1. Đối với nhà trường 
 Để hình thành được phản xạ ứng phó với thiên tai, đòi hỏi nhà trường tổ chức 
các buổi tập dợt tình huống, chứ không thể học chay như hiện nay. Tuy nhiên, điều 
này đòi hỏi phải có sự phối hợp của các ban ngành, trang bị cơ sở vật chất và quan 
trọng hơn hết là sự đồng thuận của phụ huynh, của xã hội. 
2.2. Đối với giáo viên 
 Tăng cường thời gian và thường xuyên khai thác các nội dung giáo dục kỹ năng 
phòng chống thiên tai khi có cơ hội cũng như vận dụng các phương pháp giáo dục kỹ 
năng phòng chống thiên tai sao cho hiệu quả nhất. 
 Trong các kỳ kiểm tra đánh giá cũng cần tăng cường các câu hỏi có kiến thức 
về phòng chống thiên tai . 
48 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa Địa lí 12 (2013), Lê Thông (chủ biên), NXB Giáo dục Việt 
Nam. 
2. Sách giáo viên Địa lí 12 (2013), Lê Thông (chủ biên), NXB Giáo dục Việt 
Nam. 
3. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lí ở trường THCS (2010, tài liệu dành 
cho giáo viên), NXB Giáo dục Việt Nam. 
4. Giáo dục kỹ năng sống trong môn Địa lí ở trường THPT (2010, tài liệu dành 
cho giáo viên), NXB Giáo dục Việt Nam. 
5. Nguồn thông tin trên Internet 
6. Bộ NN và phát triển nông thôn, Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, 
2001. Tài liệu hướng dẫn Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng 
7. Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Chín điều trẻ em cần chú ý trong mùa lũ. Sống 
chung với lũ. 
8. Lê Anh Tuấn, 2004. Phòng chống thiên tai. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_phong_chong_mot_so_th.pdf
Sáng Kiến Liên Quan