Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh Lớp 12 trên địa bàn huyện Yên Thành

Hiện nay, hội nhập nền kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế toàn cầu đòi hỏi ở mỗi người sự năng động, nhạy bén, kĩ năng sống và vốn kiến thức phong phú. Xã hội hiện đại luôn cần những con người có đủ yếu tố chân – thiện – mỹ, đức và tài. Đây cũng chính là mục tiêu giáo dục hướng tới, đặc biệt trong thế kỉ XXI - thế kỉ của tự do hóa, thương mại hóa. Để làm được điều đó, giáo dục phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng phương pháp đào tạo.

Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mô hình học tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia của nhiều người do tính hiệu quả mà nó đem lại. Học tập trải nghiệm là một quá trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó, giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy học. Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần gắn thực tiễn nhà trường với xã hội, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra cũng như đáp ứng kì vọng của những người dân vào nền giáo dục của đất nước.

Địa lí được coi là "ngành học về thế giới" đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông nhằm mục đích trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về khoa học địa lí, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống để biết cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh, đồng thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước. Vì thế, khi hình thành khái niệm địa lí (nhất là các khái niệm địa lí chung) không có gì tốt bằng việc học sinh được tự mình trải nghiệm và rút ra khái niệm sẽ làm vấn đề được rõ nét và khắc sâu hơn. Việc học trải nghiệm giúp tạo hứng thú cho học sinh mà vẫn đảm bảo cung cấp kiến thức theo yêu cầu của chương trình.

Tổ chức hoạt động dạy – học địa lí gắn với trải nghiệm thực tế cho học sinh bằng thực hiện hoạt động trải nghiệm sáng tạo các di tích văn hóa, danh thắng, đặc biệt là các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng ở nơi học sinh sinh sống sẽ khiến cho bài giảng địa lí được sinh động, sẽ giúp học sinh cảm thấy bài học địa lí gắn bó hơn với cuộc sống ở xung quanh các em, sẽ bồi dưỡng học sinh sự tự hào với những giá trị văn hóa truyền thống do ông cha để lại, càng thêm yêu quê hương, yêu đất nước mình hơn cũng như khơi dậy cho học sinh khát khao tìm hiểu, khám phá và phát huy tiềm năng của quê hương mình.

 

docx51 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh Lớp 12 trên địa bàn huyện Yên Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương lai.
	Từ những cơ sở trên, chúng tôi nhận thấy viết thu hoạch là nội dung có vai rất quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo của học sinh. Về cách thức thực hiện, giáo viên yêu cầu học sinh triển khai sau khi đã báo cáo xong các sản phẩm hoạt động. Cụ thể với chủ đề: Tài nguyên du lịch trên quê hương Yên Thành, giáo viên đưa ra vấn đề sau: Trình bày cảm nhận của em sau hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng trên quê hương em. Hãy đưa ra giải pháp để bảo vệ và phát huy tiềm năng du lịch của các địa danh đó.
Nhìn chung, các em học sinh làm bài thu hoạch khá tốt, các em chia sẻ rất thật suy nghĩ của mình, với đề tài này các em rất hứng thú. “Qua chuyến đi trải nghiệm lần này, em cảm thấy rất thích thú. Chúng em tìm hiểu và có thêm những thông tin quý giá về các di sản bằng trải nghiệm thực tế. Học sinh chúng em ai ai cũng cảm thấy rất vui và tự hào về quê hương mình Qua đây cũng khơi dậy cho chúng em niềm đam mê, trách nhiệm và ý thức trong việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển các di sản, di tích và em nghĩ chúng em phải có các biện pháp thiết thực và tinh thần trách nhiệm để bảo vệ, gìn giữ và phát triển di tích ngày một tươi đẹp hơn”. (Bài của em tăng Thị Sâm, lớp 12D7).
Hầu hết học sinh biểu hiện sự hào hứng khi học theo hình thức tham quan trải nghiệm. Em Nguyễn Hữu Sáng lớp 12C1 cho rằng: “Em nghĩ phương pháp học này rất thú vị và thực tế, vì vậy ta nên ứng dụng vào học tập đặc biệt là trong môn Địa lí. Vì khi tìm hiểu thực tế như thế sẽ không nhàm chán, giúp chúng em có hứng thú với môn học, tìm hiểu được kĩ hơn và sâu hơn. Từ đó nhớ lâu hơn và có thể ứng dụng kiến thức trong đời sống.” 
Trong bài thu hoạch, các em cũng đưa ra các biện pháp hữu ích, khả quan để bảo vệ và phát huy tiềm năng du lịch của các di tích, danh thắng. “Để bảo vệ vẻ đẹp và giá trị của cảnh vật nơi đây em xin đưa ra một số biện pháp như sau: Nâng cao ý thức của mọi người; không vứt rác bừa bãi, không hái hoa bẻ cảnh; tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dânTăng cường quản lí đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; Cung cấp thông tin về dich vụ du lịch của địa phương qua Internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch; Cơ quan quản lí cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động mọi thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch..” (Bài của em Nguyễn Thị Thảo, lớp 12C – trường A)
Bài thu hoạch của các em không chỉ được thể hiện trên giấy mà các nhóm còn xây dựng một video theo nhiệm vụ đã trải nghiệm, quảng bá, giới thiệu về di tích Đình Sừng, về nhà Thờ và Trạng Nguyên Hồ Tông Thốc, về đền Đức Hoàng và núi Tháp Lĩnh – đền Cả. Video khá chất lượng, có thời lượng gần 10 phút, có nhạc nền, hình ảnh đẹp thể hiện sự sáng tạo và tài năng của các em về công nghệ thông tin.
Có thể nói, mỗi bài thu hoạch là một trải nghiệm riêng của chính các em. Nhìn chung các em đã thể hiện những thay đổi trong nhận thức, tình cảm đối với bộ môn nói chung và với di sản văn hóa của huyện nhà nói riêng. Mọi sự thay đổi tốt đẹp trong hành vi của con người đều bắt nguồn từ gốc rễ của nhận thức, nên qua đây chúng tôi có thể hi vọng rồi đây các em sẽ có những hành động thiết thực, ý nghĩa đối với quê hương.
Giáo án thể nghiệm
Chủ đề: Tài nguyên du lịch trên quê hương Yên Thành
I. Mục tiêu:
Thuyết trình về một số di tích văn hóa lịch sử, danh thắng trên quê hương Yên Thành
1. Hiểu sâu sắc giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị của tài nguyên du lịch của một số địa danh xung quanh địa bàn mà các em đang sinh sống nói riêng cũng như trên địa bàn huyện Yên Thành nói chung. Qua đó củng cố kiến thức về địa lí địa phương. 
2. Rèn luyện nhiều kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quan sát, kỹ năng hợp tác và giải quyết nhiệm vụ học tập
3. Bồi dưỡng tình yêu, ý thức và trách nhiệm đối với di tích lịch sử - văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống, và những giá trị vốn có tự nhiên của quê hương, đất nước. Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống uống nước nhớ nguồn, truyền thống hiếu học,
4. Hình thành năng lực:
Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Năng lực giao tiếp 
Năng lực nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
Năng lực thông qua sử dụng ngôn ngữ thể hiện chính kiến của mình
Năng lực sáng tạo qua việc trải nghiệm đóng vai như: hướng dẫn viên, thể hiện các sơ đồ tư duy
II. Thời gian thực hiện: Khoảng từ tuần thứ 27 cho đến trước tuần 30 của năm học – trước tiết kiểm tra định kỳ, học kỳ II. Thời gian các em chuẩn bị = 2 tuần. 
III. Phương tiện thực hiện: 
Sách giáo khoa địa lí lớp 12
Sổ tay giấy bút để ghi chép
Máy tính kết nối mạng Internet
IV. Hình thức hoạt động: Làm việc theo nhóm 12 -14 người.
V. Tiến trình hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin
- Giáo viên: 
+ Hướng dẫn học ghi chép khi đến tham quan trải nghiệm tại các công trình di tích, danh thắng, gặp gỡ với người quản lí di tích, cán bộ phụ trách văn hóa các xã, các bậc cao niên của xóm, làng;
+ Hướng dẫn học sinh ghi vào phiếu thu thập thông tin
+ Liệt kê các di tích lịch sử - văn hóa, các danh thắng tiêu biểu trên quê hương Yên Thành.
 Học sinh: 
+ Tìm kiếm thông tin từ sách giáo khoa
+ Thông tin từ mạng Internet
+ Từ thực tế quan sát, tiếp xúc với người quản lí di tích, cán bộ phụ tráchvăn hóa các xã, các bậc cao niên của xóm, làng
Hoạt động 2: Xử lí thông tin
 Giáo viên: 
+ Yêu cầu nộp phiếu thu thập thông tin, sau đó trao đổi kết quả tìm kiếm của các nhóm.
+ Tư vấn việc lựa chọn di tích hoặc danh thắng tiêu biểu để thuyết trình, tránh trùng lặp giữa các nhóm.
 Học sinh:
+ Nhóm trưởng yêu cầu các thành viên trình bày kết quả đã tìm kiếm.
+ Thảo luận thống nhất nội dung, ý nghĩa , giá trị của các di tích văn hóa, danh thắng trên quê hương Yên Thành 
+ Thống nhất di tích hoặc danh thắng để giới thiệu bằng lời hoặc bằng đoạn video ngắn.
Hoạt động 3: Xây dựng ý tưởng bố cục nội dung của sản phẩm
 Giáo viên: 
 + Đưa ra các dạng sơ đồ tư duy
+ Hướng dẫn cách viết bài thuyết trình. 
Cho xem một băng đĩa về giới thiệu một trong các địa danh trong các di tích, danh thắng mà các em đã tiến hành trải nghiệm. 
+ Tư vấn trong việc lựa chọn bạn thuyết trình
+ Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều có một nhiệm vụ cụ thể.
 Học sinh
+ Lựa chọn hình thức, cách trình bày bài thuyết trình của nhóm bằng sơ đồ tư duy.
+ Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm: chuẩn bị nội dung, phương tiện cho việc giới thiệu.
Hoạt động 4: Báo cáo sản phẩm
 Giáo viên:
 Công bố thời gian, địa điểm cụ thể để các em báo cáo sản phẩm
+ Thời gian: buổi chiều
+ Tại phòng học.
+ Mời ban chuyên môn đến dự
 Học sinh:
+ Báo cáo sơ đồ tư duy (qua giấy A0 hoặc qua trình chiếu PowerPoint).
+ Đại diện nhóm thuyết trình.
+ Tiến hành nội dung giới thiệu về một di tích hoặc một danh thắng đã trải nghiệm của nhóm mình.
Hoạt động 5: Đánh giá sản phẩm, quá trình hoạt động
 Giáo viên:
+ Đưa ra tiêu chí đánh giá cá nhân trong nhóm ở các mức độ đóng góp vào nhiệm vụ học tập chung: rất tích cực, tích cực, chưa tích cực.
+ Đưa ra tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của nhóm: Xuất sắc, tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành.
+ Kết hợp đánh giá của học sinh đưa ra những nhận xét về toàn bộ quá trình hoạt động học tập của chính các em.
 Học sinh:
+ Dưới sự điều hành của nhóm trưởng, các thành viên trong nhóm tự đánh giá bản thân và đánh giá lẫn nhau.
+ Các nhóm đánh giá lẫn nhau về mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Hiểu được khái niệm tài nguyên du lịch.
- Sưu tầm được các tài liệu,văn bản về các di tích lịch sử - văn hóa cũng như những danh thắng tiêu biểu của quê hương Yên Thành. 
- Thống nhất thông tin để lập được sơ đồ tư duy về nội dung giới thiệu về di tích, danh thắng trên quê hương Yên Thành.
- Chọn được di tích hoặc danh thắng để giới thiệu
- Xây dựng được dạng sơ đồ tư duy đảm bảo cái nhìn khái quát về nội dung và ý nghĩa, giá trị của các di tích, danh thắng trên quê hương Yên Thành và các giải pháp bảo vệ, phát huy tài nguyên du lịch.
- Tiến hành vẽ sơ đồ tư duy và viết bài thuyết trình.
- Tiến hành chuẩn bị bài giới thiệu .
Công bố sản phẩm hoàn chỉnh:
+ Sơ đồ tư duy
+ Bài thuyết trình về ấn tượng sâu sắc nhất sau hoạt động trải nghiệm
+ Bài giới thiệu về di tích, về hoạt động tại di tích của học sinh bằng video do nhóm xây dựng
- Đảm bảo sự đánh giá công, bằng, khách quan, có tác dụng thúc đẩy động cơ học tập của học sinh.
VI. Củng cố
Câu hỏi rắc nghiệm
Câu 1: Đình Sừng được xây dựng từ năm nào
1580
1583
1780
1783
Câu 2: Loài gỗ quý hiếm có nhiều trong núi Tháp Lĩnh là
Sến
Lát
Lim
Gụ
Câu 3: Đền thờ Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn và thần rắn là
Đền Đức Hoàng (xã Phúc Thành)
Đền Cả (xã Nhân Thành)
Đền thờ Hoàng Tá Thốn ( xã Long Thành)
Đền Bạch Mã (xã Liên Thành)
Câu 4: Nhà thờ họ Hồ Tam Công được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia và năm nào
1891
1791
2001
1991
Câu 5: Di tích Đình Sừng có kiến trúc gì độc đáo
Kiến trúc bố trí theo kiểu chữ Tam
Bái đình được điêu khắc, chạm trổ hình “rồng chầu, phượng múa”
Nhà Bái đường kết cấu kiểu giá chiêng kẻ chuyền
Kiến trúc kiểu rường kiệu
V. Mở rộng
Em hãy liệt kê và trình bày hiểu biết của mình về các di tích, danh thắng khác mà em biết trên quê hương Yên Thành.
	Chủ đề: Di tích, danh thắng trên quê hương em
Học sinh: Lớp:
Tên di tích, danh thắng
Những hiểu biết về di tích
VI. Bài tập thu hoạch
Trình bày cảm nhận của em sau khi được tham quan trải nghiệm tại các di tích, danh thắng trên quê hương mình. Hãy đưa ra các giải pháp để bảo vệ và phát huy tiềm năng du lịch của các di tích, danh thắng đó.
VII. Phụ lục: 
	Hình ảnh một số sản phẩm của hoạt động trải nghiệm: Di tích, danh thắng trên quê hương Yên Thành
Hình ảnh các nhóm học sinh thảo luận, làm sơ đồ tư duy về di tích, danh thắng và biện pháp bảo vệ, phát huy tiềm năng du lịch
2. Học sinh thuyết trình về di tích, danh thắng và giải pháp bảo vệ, phát huy bằng sơ đồ tư duy (có gửi kèm video)
3. Phiếu thu thập thông tin của học sinh: hiểu biết về di tích, danh thắng trên quê em
4. Bài thu hoạch của học sinh
III. KẾT LUẬN
	3.1. Hiệu quả của đề tài
- Về phía học sinh:
 Sau khi triển khai, thực nghiệm đề tài “Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Yên Thành”, bản thân giáo viên đã thu nhận những hiệu ứng tốt đẹp từ phía các em học sinh. Ở trường sở tại, giáo viên tổ chức thực nghiệm hai trên bốn lớp dạy của mình. Kết quả ban đầu cho thấy: 
Các em học sinh rất hào hứng, thích thú hơn trong các giờ học địa lí. Các em đã tham gia hoạt động trải nghiệm rất sôi nổi, tích cực thu thập thông tin, tài liệu. Nhiều em chia sẻ: em thấy bất ngờ và thú vị về những giá trị, những điều mới mẻ khi được tham quan và học tập tại những nơi rất gần gủi với mình – những nơi mà trước đây em chỉ thấy nó bình thường và ít nhắc đến. Qua đây chúng em càng yêu làng quê nơi mình sinh ra nhiều hơn. Nhờ các kiến thức cụ thể, sinh động mà khả năng tiếp thu kiến thức địa lí của các em đã tốt hơn. Các em lĩnh hội nhanh, nhớ lâu và biết vận dụng kiến thức từ thực tế để lấy ví dụ chứng minh cho kiến thức trong sách giáo khoa.
Sau khi đựơc tham quan trải nghiệm, học sinh yêu thích hơn với bộ môn địa lí và ham muốn thể hiện những hiểu biết của cá nhân về những kiến thức thực tế ngoài sách giáo khoa. Các em đã biết tìm hiểu, tham khảo kiến thức thực tế từ các nguồn khác nhau như từ mạng Internet, từ các bậc cao niên, sách báo, tài liệu cha ông để lạiTừ đó hình thành thói quen chủ động, độc lập trong việc lĩnh hội tri thức và cả trong các hoạt động học tập khác. Các em cũng tích cực tham gia phát biểu ý kiến trong các tiết học, biết đưa ra các quan điểm cá nhân của mình để trao đổi với giáo viên và các bạn. Trong giờ học, học sinh không còn ngồi nghe một cách thụ động, giáo viên không còn phải “ độc thoại” trên bục giảng mà biểu hiện rõ sự sôi nổi, tichs cực của học sinh. Kiến thức địa lí cũng trở nên sinh động, gần gũi với thực tế cuộc sống. Chất lượng học tập vì vậy cũng được nâng cao rõ rệt.
Thông qua hoạt động trải nghiệm, giáo viên cũng đã phát hiện ra một số hạt nhân tiêu biểu. Nhiều em tự tin và có khả năng thuyết trình trước đám đông trong vai trò là hướng dẫn viên du lịch. Có những em bình thường nhút nhát nhưng khi được giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng thì rất chững chạc và hoàn thành xuất sắc vai trò của mình.
Đề tài không chỉ có tác dụng tạo hứng thú học tập cho học sinh mà còn có ý nghĩa giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, giúp các em có nhận thức đúng đắn về các di tích, danh thắng trên quê hương mình. Từ đó nâng cao ý thức bảo vệ các di tích, danh thắng và tích cực tham gia các phong trào, hoạt động quảng bá các địa danh, để lan tỏa rộng hơn giá trị vốn có tiềm ẩn bấy lâu chưa được phát huy nhiều. 
Hiệu quả của đề tài còn được thể hiện ở việc các em được hình thành và phát triển một số kĩ năng, năng lực như năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực hợp tác, năng lực trình bày một vấn đề, năng lực sáng tạo, kĩ năng sử dụng các phương tiện trực quan, kĩ năng viết báo cáo thu hoạch, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc làm các video sản phẩm sau khi trải nghiệm
 - Về phía giáo viên: 
	Sau khi thực hiện đề tài, giáo viên nhận thấy việc tổ chức dạy - học địa lí gắn với trải nghiệm thực tế là cần thiết. Nó có ý nghĩa giáo dục rất lớn cho học sinh trong việc bồi dưỡng năng lực hợp tác, giải quyết tình huống trong thực tiễn, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức giữ gìn các giá trị tốt đẹp của địa phương; Tạo hứng thú hơn trong học tập. Cách thực hiện đơn giản, chi phí hoạt động không tốn kém phù hợp với địa bàn, hoàn cảnh gia đình của các em học sinh còn nhiều thiếu thốn. Phạm vi trải nghiệm gần gũi nên các nhóm có thể linh hoạt thời gian để khám phá thu thập thông tin, tổ chức luyện tập.
	Trong giờ dạy, giáo viên đỡ phải bỏ nhiều công sức để tìm hiểu, đưa các kiến thức trừu tượng vào bài giảng, bởi có những kiến thức rất gần gũi với học sinh trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ vậy bài giảng trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả và thuyết phục hơn.
- Khảo sát sau khi kết thúc hoạt động: 
Với phương châm khảo sát khách quan đối tượng dạy học. Trong đề kiểm tra định kỳ của học kỳ II, chúng tôi đã vận dụng đưa vào trong nội dung đề kiểm tra.
 Cùng một thời điểm, cùng một dung lượng thời gian, cùng một nội dung phạm vi kiến thức, và giữa các lớp có khả năng tiếp thu kiến thức ngang nhau, chúng tôi thu được kết quả như sau.
Năm học 2018 - 2019
* Lớp thực nghiệm:
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12C8
(37HS)
10/37
27.2 %
18/37
48.5%
8/37
21.6 %
1/37
2.7%
12A4
(37 HS)
7/37
18.9 %
15/37
40.5%
11/37
29.7%
4/37
10.9%
* Lớp đối chứng: 
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12C7
(38 HS)
3/38
7.9%
15/38
39.5%
14/38
36.8%
6/38
15.8%
12A5
(38 HS)
2/38
5.2%
14/38
36.9%
15/38
39.5%
7/38
18.4%
Năm học 2019 - 2020 
* Lớp thực nghiệm:
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12D7
(36 HS)
9/36
25.0%
13/36
36.1%
11/36
30.6%
3/36
8.3%
12C1
(38 HS)
10/38
26.3%
15/38
39.5%
11/38
28.9%
2/38
5.3%
* Lớp đối chứng: 
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
12D6
(37HS)
3/37
8.1%
12/37
32.4%
15/37
40.6%
7/37
18.9%
12C2
(39HS)
2/39
5.1%
11/39
28.3%
18/39
46.1%
8/39
20.5%
Ở cơ sở trường bạn, chúng tôi cũng đã thu được kết quả tương tự sau khi nhờ đồng nghiệp triển khai áp dụng.
	Kết quả khảo sát trường A
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Thực nghiệm
12A6(37HS)
10/37
27.0%
15/37
40.5%
11/37
29.7%
1/37
2.8%
Đối chứng
12A8 (35HS)
5/35
14.3%
12/35
34.3%
15/35
42.9%
3/35
8.6%
	Kết quả khảo sát trường B
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Thực nghiệm
12C (36 HS)
9/36
25.0%
14/36
39.0%
12/36
33.3%
1/36
2.7%
Đối chứng
12D (36 HS)
5/36
13.9%
12/36
33.3%
14/36
33.5%
5/36
13.9%
Qua bảng điểm các bài kiểm tra sau thực nghiệm cho thấy, kết quả đạt được của lớp được tiến hành thực nghiệm khác hẳn so với lớp không được thực nghiệm (lớp đối chứng). Phân phối tỉ lệ điểm khá –  giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Chứng tỏ học sinh ở các lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra tốt hơn học sinh ở các lớp đối chứng. Từ đó có thể cho thấy, hình thức dạy học mà tôi thực hiện trong quá trình thực nghiệm đã có những tác động tích cực đến kết quả học tập của học sinh lớp 12 THPT trong môn địa lí.
3.2. Khả năng nhân rộng
Đề tài tuy mới chỉ triển khai trong phạm vi 3 cơ sở giáo dục là trường chúng tôi(2 năm học liền kề) và 2 cơ sở trường khác trong huyện nhưng có thể cung cấp một mô hình đưa di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vào các hoạt động giáo dục, kết hợp học đi đôi với hành để nâng cao hiệu quả thiết thực việc tổ chức dạy học qua di sản. Hơn nữa, trên địa bàn các trường THPT, kể cả THCS của Tỉnh Nghệ an hầu như địa phương nào cũng có di tích, làng quê nào cũng có danh thắng, nhà thờ, đền chùa... Vì thế đề tài này có khả năng vận dụng để áp dụng cho tất cả các trường THPT, THCS không chỉ ở Yên Thành, mà còn có thể ở nhiều địa phương khác.
3.3. Những kiến nghị
Để việc dạy học địa lí nói chung và vận dụng hình thức tham quan trải nghiệm vào dạy học chủ đề địa lí du lịch nói riêng đạt kết quả cao, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:
	- Ý tưởng của sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng rộng rãi trên cơ sở nội dung giáo dục phải gắn liền với thực tiễn địa phương, mục tiêu giáo dục là phát huy tính cực, chủ động sáng tạo và phát triển phẩm chất năng lực của chủ thể học tập. 
	- Việc dạy – học gắn với trải nghiệm thực tế nên áp dụng phổ biến ở các cơ sở trường học, bởi rằng trên khắp địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng cũng như trên cả nước nói chung địa phương nào cũng có di tích, danh thắng tiêu biểu. Hoạt động này thực sự đem lại hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước –.
- Các cấp quản lí cần tạo điều kiện về kinh phí và thời gian để giáo viên và học sinh thường xuyên thực hiện những chuyến đi thực tế, được “ mắt thấy tai nghe”, tận tay sờ hiện vật trong các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương. Để các em hiểu biết sâu sắc hơn những vấn đề đã được học trong sách vở, rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức trừu tượng, chung chung với thực tế cuộc sống.
- Nhà trường và giáo viên cần quan tâm hơn nữa trong việc giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy các giá trị của các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương để học sinh thấy được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của quê hương, đất nước. Điều này rất cần thiết trong giáo dục “kĩ năng sống” cho học sinh hiện nay.
	Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: :“Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch qua hoạt động trải nghiệm tại một số di tích, danh thắng ở địa phương cho học sinh lớp 12 trên địa bàn huyện Yên Thành”. Chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Yên Thành - Di tích và danh thắng - NXB Hội nhà văn – 2015
2. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh, Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông, NXB giáo dục 2006.
3. Theo Phạm Tâm - Quốc Huy/Vietnamnet: https://news.zing.vn/rung-lim-co-thu-duoc-ca-xa-bao-ve-post1048398.html
4. Theo Lê Quyết: https://thuonghieucongluan.com.vn/huong-uoc-ky-la-giup-rung-lim-ngan-doi-xanh-tuoi-a63696.html?fbclid=IwAR1qXJ456bnzS67Cq1I7zWxKurrh5CccEC__s1FAASzJNM7GJMmpIgvC41Q
5. Theo báo https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/nghe-an-ky-bi-khu-rung-lim-xanh-nghin-tuoi-doc-nhat-giua-dong-bang-446333.html
6.Tài liệu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo THCS- NXB giáo dục Việt Nam -2017
7.Tài liệu dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2014- Bộ GD-ĐT.
8. Xã Hậu Thành địa chí – lịch sử. NXB Nghệ An 2004
9. Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 – NXB Giáo dục
10. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12 – NXB Giáo dục
11. Lời kể của một số nhân chứng. 
. 

File đính kèm:

  • docx13_SKKN_Hoa_-_2020_31c08770cb.docx
Sáng Kiến Liên Quan