Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ, trước hết người lãnh

đạo cần thu thập, cập nhật, nắm vững, hiểu chắc các văn bản quy định, các văn

bản hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến nhiệm vụ phải triển khai.

Hệ thống văn bản BDTX bao gồm: Thông tư 30/2011/TT-BGDĐT ngày

08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường

xuyên giáo viên trung học phổ thông; Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày

10/07/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường

xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư

27/2015/TT-BGDDT Ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ

quản lý cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ

thông có nhiều cấp học; Hướng dẫn nhiệm vụ BDTX của Bộ, của Sở Giáo dục và

Đào tạo hàng năm; Các tài liệu, các mô-đun BDTX giáo viên cấp THPT; Các văn

bản về học tập suốt đời, các chuyên đề, dạy học thể nghiệm, viết sáng kiến kinh

nghiệm,.

Các loại văn bản được BGH cập nhật hàng năm, phân loại, xử lý và lưu trữ

vào máy tính cũng như khai thác lên hệ thống BDTX của nhà trường. Do đó tất cả

các giáo viên, nhân viên của nhà trường thường xuyên được cập nhật những văn

bản mới, chính thống, đảm bảo cho việc thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.

pdf21 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1172 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chuyên môn sẽ có 
đánh giá, nhắc nhở, đôn đốc mỗi cá nhân phù hợp. 
 Nhà trường chú trọng và thực hiện phương châm: “BDTX phải gắn với thực 
tiễn công tác”. Do đó, ngoài việc đánh giá BDTX của giáo viên thông qua hồ sơ, 
nhà trường rất chú trọng đến nội dung sản phẩm của BDTX trong năm học mà 
giáo viên đạt được. Căn cứ vào sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng 
nhất để khích lệ tinh thần phấn đấu của giáo viên, các thành tích chung của nhà 
trường cũng từ đó ngày một nâng lên đáng kể. 
5. Xây dựng hệ thống hỗ trợ triển khai thực hiện nhiệm vụ BDTX 
5.1. Yêu cầu của hệ thống 
 Hệ thống cho phép cán bộ, giáo viên nhà trường có thể học tập, trao đổi, 
thảo luận các nội dung về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật các kiến thức mới, thực 
hiện các bài tập nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ BDTX trong năm 
học. 
 Hệ thống hoạt động online liên tục 24/7, đảm bảo giáo viên có thể truy cập 
sử dụng mọi lúc, mọi nơi. 
 Hệ thống cho phép cập nhật các nội dung bài học một cách dễ dàng, 
 Hệ thống cung cấp công cụ tổng hợp, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành 
nhiệm vụ BDTX của giáo viên một cách tự động. Kết quả đánh giá từ hệ thống là 
căn cứ chính để đánh giá xếp loại giáo viên hoàn thành nhiệm vụ BDTX trong 
năm học. 
 Để đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, tôi đã tìm tòi nghiên cứu xây 
dựng hệ thống trực tuyến hỗ trợ công tác triển khai nhiệm vụ BDTX cho giáo viên 
bằng thông qua hệ thống học trực tuyến. 
5.2. Hệ thống học tập trực tuyến và ứng dụng 
Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo 
thông qua một máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng với một máy chủ ở 
nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể 
hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 7 
hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không 
dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ 
chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn 
nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học 
khác. 
Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức 
theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng. Học viên có thể truy cập các khoá 
học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công 
cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần. 
Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và 
chi phí tổ chức địa điểm. Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng ký khoá học và 
có thể đăng ký nhiều khoá học mà họ cần. 
Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với phương 
pháp giảng dạy truyền thống nhờ hạn chế sự phân tán và thời gian đi lại. 
Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khoá học có sự 
chỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác (Interactive Self-
pace Course), tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao kiến thức 
thông qua những thư viện trực tuyến 
Tối ưu: Nội dung truyền tải nhất quán. Các tổ chức có thể đồng thời cung 
cấp nhiều ngành học, khóa học cũng như cấp độ học khác nhau giúp học viên dễ 
dàng lựa chọn 
Hệ thống hóa: E-learning dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia học, dễ 
dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của học viên. Với khả năng tạo 
những bài đánh giá, người quản lý dễ dàng biết được nhân viên nào đã tham gia 
học, khi nào họ hoàn tất khoá học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ phát triển 
của họ. 
5.3. Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ 
5.3.1. Đăng ký hosting và tên miền 
 Trước hết cần xác định rằng, để có một hệ thống trực tuyến, chúng ta cần 
phải cung cấp một nơi lưu trữ dữ liệu có thể truy cập online mọi lúc mọi nơi, đó 
chính là hosting. Trong thời gian thử nghiệm và ứng dụng trong thời gian đầu 
chúng tôi lựa chọn dịch vụ hosting Godaddy (trong giai đoạn tiếp theo có thể 
chuyển hosting về một số nhà cung cấp hosting Việt Nam như Mắt Bão, 
DIGISTAR, Viettel,...). 
 Đăng ký tên miền, tôi sử dụng tên miền dễ nhớ quen thuộc đối với đơn vị đó 
là  (đây là tên miền tích hợp cả hệ thống học trực tuyến của 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 8 
nhà trường, ban đầu sử dụng tên miền www.bdtxc3anhson2.com với mục đích chỉ 
sử dụng cho việc triển khai nhiệm vụ BDTX). 
5.3.2. Lựa chọn, thiết kế hệ thống trực tuyến 
 Hiện nay, trên thế giới nhiều đơn vị đã triển khai nhiều loại hệ thống học 
trực tuyến khá thành công, tuy nhiên mỗi hệ thống đều có ưu điểm nhược điểm 
của nó. Sau khi nghiên cứu, phân tích tôi đã lựa chọn thiết kế hệ thống trực tuyến 
dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle. 
5.3.3. Nhập danh sách thành viên 
 Danh sách thành viên của hệ thống là danh sách tài khoản của giáo viên các 
trường THPT có tham gia sử dụng hệ thống, việc nhập danh sách thành viên có thể 
thực hiện theo cách nhập hàng loạt từ một tệp excel danh sách thành viên, sau khi 
tạo danh sách thành viên, ban quản trị cung cấp tài khoản và mật khẩu cho các 
thành viên là giáo viên các trường THPT: 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 9 
5.3.4. Tạo khóa học BDTX 2018-2019 
 Sau khi thiết kế hệ thống và hiệu chỉnh phù hợp, ban giám hiệu tiến hành 
tạo lập khóa học BDTX, là không gian dành cho giáo viên tự học và đồng thời thể 
hiện mức độ đạt được của việc thực hiện nhiệm vụ BDTX của năm học. 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 10 
5.4. Hướng dẫn sử dụng hệ thống BDTX trực tuyến 
5.4.1. Tập huấn sử dụng hệ thống 
 Sau khi xây dựng và cấu hình hệ thống hoàn chỉnh, ban giám hiệu tổ chức 
tập huấn cho toàn thể giáo viên, nội dung tập huấn ngoài việc tập huấn về cách 
thức sử dụng hệ thống, một lần nữa quán triệt tinh thần của nhiệm vụ BDTX năm 
học: 
5.4.2. Hướng dẫn đăng nhập 
 Giáo viên sử dụng máy tính hoặc smart phone mở một trình duyệt bất kỳ 
(Google Chrome, Cốc cốc, Firefox,...) và nhập vào địa chỉ c3anhson2.com (trước 
đây là bdtxc3anhson2.com), như hình sau: 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 11 
 Tiếp tục chọn đăng nhập ở góc trên bên phải, tên nhập tài khoản và mật 
khẩu, sau đó chọn đăng nhập: 
Sau khi đăng nhập thành công, chọn khóa học BDTX: 
5.4.3. Sử dụng hệ thống 
Đây chính là không gian BDTX của giáo viên, BGH sẽ chọn lọc các tài liệu 
cần thiết liên quan đến nhiệm vụ BDTX để các đồng chí tham khảo, tại đây các 
đồng chí sẽ thực hiện một số bài tập và một số bài kiểm tra theo yêu cầu của BGH, 
của TTCM. 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 12 
 Giáo viên có thể chọn luyện tập để vừa học, vừa củng cố các kiến thức 
chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, hoặc chọn làm bài kiểm tra để thực hiện bài kiểm 
tra theo yêu cầu: 
 Giáo viên có thể đăng tải các sản phẩm BDTX của mình theo hướng dẫn cụ 
thể trong mỗi mục, các sản phẩm được TTCM, BGH chấm điểm và tham gia vào 
tính để đánh giá kết quả BDTX cuối năm học: 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 13 
5.4.4. Hệ thống có thể sử dụng trên smart phone 
 Hệ thống có thể sử dụng được trên điện thoại thông minh hoặc máy tính 
bảng nhằm giúp giáo viên và quản lý có thể truy cập mọi lúc mọi nơi. 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 14 
6. Xây dựng hệ thống đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ BDTX 
6.1. Căn cứ xây dựng hệ thống 
Việc đánh giá kết quả BDTX của giáo viên dựa vào quy định trong Điều 13 
và Điều 14 của Thông tư 26 /2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục 
và Đào tạo, cụ thể: 
Điều 13. Phương thức đánh giá kết quả BDTX 
1. Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX 
a) Cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX tổ chức đánh giá kết quả BDTX giáo 
viên thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch ... (sau đây gọi 
chung là bài kiểm tra). 
b) Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên 
Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong 
quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên 
đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau: 
- Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương 
trình, tài liệu BDTX (5 điểm). 
- Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt 
động dạy học và giáo dục (5 điểm). 
c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá được quy 
định tại điểm a, điểm b khoản này để chỉ đạo, tổ chức đánh giá kết quả BDTX đối 
với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và từng mô đun thuộc nội dung 
bồi dưỡng 3 đảm bảo sự phù hợp về đối tượng, nội dung, phương pháp BDTX và 
các quy định tại Quy chế này. 
2. Thang điểm đánh giá kết quả BDTX 
Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với 
nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi 
dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần). 
3. Điểm trung bình kết quả BDTX 
Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức 
sau: 
ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + 
điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế 
hoạch BDTX của giáo viên) : 3 
ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định 
hiện hành. 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 15 
Điều 14. Xếp loại kết quả BDTX 
1. Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy 
đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần 
đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau: 
a) Loại TB nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có 
điểm thành phần nào dưới 5 điểm; 
b) Loại K nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có 
điểm thành phần nào dưới 6 điểm; 
c) Loại G nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm 
thành phần nào dưới 7 điểm. 
2. Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX 
của năm học. 
3. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để 
đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính 
sách, sử dụng giáo viên. 
Theo định hướng của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, cụ thể: 
Hồ Sơ (Sổ ghi BDTX, kế hoạch BDTX, sổ dự giờ, sổ tích lũy chuyên môn, 
SKKN, các chuyên đề, giáo án dạy thể nghiệm, tài liệu BDTX,) (3 điểm); 
Sản phầm (kết quả nhiệm vụ được giao: chuyên môn, công tác kiêm nhiệm, 
dạy thể nghiệm, báo cáo chuyên đề, viết SKKN, tự học, hiệu quả công tác BDTX 
vào chuyên môn,) (5 điểm); 
Thái độ (ý thức của bản thân và ảnh hưởng của bản thân với đồng nghiệp về 
nhiệm vụ BDTX, tham gia các hoạt động BDTX,) (2 điểm). 
6.2. Xây dựng hệ thống đánh giá phù hợp tại đơn vị 
Xây dựng hệ thống quản lý và đánh giá công tác BDTX của giáo viên được 
ban giám hiệu nhà trường hết sức chú trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần, 
thái độ và kết quả tự học, tự bồi dưỡng và khả năng phấn đấu của giáo viên trong 
suốt quá trình công tác. 
6.2.1. Đọc hiểu các văn bản 
Nội dung đánh giá thứ nhất là việc giáo viên đọc, biết được nội dung căn 
bản của các văn bản, tài liệu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện năm học, hướng dẫn, 
đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Việc đánh giá mức độ đọc hiểu được thực hiện tự 
động thông qua hệ thống. 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 16 
6.2.2. Xây dựng kế hoạch cá nhân 
Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn nhiệm vụ BDTX năm 
học. Mỗi cá nhân tự xây dựng cho mình một bản kế hoạch BDTX cá nhân theo 
đúng quy định, đúng yêu cầu về nội dung, phù hợp với yêu cầu BDTX của cá nhân 
và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học. Sau đó đăng tải bản kế hoạch lên hệ 
thống để duyệt và chấm điểm phần kế hoạch cá nhân. 
6.2.3. Làm bài thu hoạch 
Nội dung đánh giá thứ hai là mức độ giáo viên làm các bài thu hoạch sau 
mỗi đợt tập huấn chuyên môn, sau mỗi đợt học tập nghị quyết, kết quả của việc 
thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW. Mức độ đánh giá được thực hiện kết hợp giữa hệ 
thống và tổ trưởng chuyên môn hoặc ban giám hiệu. 
6.2.4. Đánh giá sản phẩm 
Nội dung đánh giá thứ ba là sản phẩm BDTX của giáo viên trong năm học 
chẳng hạn như đề tài nghiên cứu khoa học, SKKN, thành tích trong dự thi giáo 
viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả giờ 
dạy thực tập hoặc giờ dạy kiểm tra đột xuất của BGH, các sản phẩm khác như thiết 
kế thể hiện giáo án thể nghiệm, thiết kế ma trận đề, kết quả công tác kiêm 
nhiệm,... 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 17 
6.2.5. Thực hiện các bài kiểm tra 
Nội dung đánh giá thứ tư là mức độ đạt được trong việc hoàn thành các bài 
kiểm tra kiến thức tự học, tự bồi dưỡng các chuyên đề của nội dung 1, nội dung 2, 
nội dung 3, các nội dung cần thiết do ban chuyên môn quy định. Việc thực hiện 
đánh giá được thực hiện tự động thông qua hệ thống chấm điểm trắc nghiệm trực 
tuyến được tích hợp sẵn trong hệ thống. 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 18 
6.2.6. Tự đánh giá 
Nội dung đánh giá thứ năm là đối chiếu, xem xét với bản tự đánh giá mức 
độ hoàn thành nhiệm vụ BDTX của cá nhân giáo viên. 
Đây vừa là kênh thông tin vừa là cách để giáo viên tự nhìn nhận kết quả 
công tác thực hiện nhiệm vụ BDTX trong năm học của bản thân. Từ đó sẽ có 
những chiến lược, có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cá nhân hiệu quả hơn trong 
thời gian tới. 
7. Tổng hợp, đánh giá, xếp loại kết quả BDTX cho giáo viên 
Việc đánh giá thực hiện nhiệm vụ BDTX của cá nhân giáo viên được xem là 
nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi tính chính xác, nhanh chóng, hợp lý, có tính kích 
thích tinh thần phấn đấu của đội ngũ giáo viên. Việc đánh giá kết quả BDTX cá 
nhân luôn gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của cá nhân giáo viên. 
Cuối năm học, việc đánh giá xếp loại được thực hiện tự động thông qua 
chức năng được thiết kế sẵn có trong hệ thống. Kết quả được xuất ra tệp excel và 
có thể chuyển lên hệ thống  của Sở Giáo dục và Đào tạo 
Nghệ An để duyệt công nhận và in chứng chỉ. 
Quản trị BDTX (ban giám hiệu) vào chức năng điểm số để xuất kết quả 
điểm số của giáo viên toàn trường. 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 19 
Sau khi chức năng xuất, hệ thống sẽ xuất ra file Excel tương tự tệp sau: 
 Từ kết quả này, ban quản trị có thể thêm một vài thao tác để cập nhật kết 
quả BDTX của nhà trường lên hệ thống  của Sở, in và 
duyệt kết quả BDTX của năm học. 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 20 
PHẦN 3. KẾT LUẬN 
Góp phần thực hiện 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, không gì thiết thực 
bằng việc mỗi một người dân Việt Nam cùng chung tay hành động. Nhưng trước 
hết mỗi một người trong chúng ta, là những người đã và đang công tác trong 
ngành Giáo dục cùng suy nghĩ, cùng hành động để cùng đổi mới, cùng cải tiến đưa 
chất lượng giáo dục nước nhà vươn tầm các nước tiên tiến trên thế giới. 
Để làm được điều đó, nhân tố con người, chất lượng đội ngũ giáo viên là 
một trong những điều kiện then chốt. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế và 
chương trình BDTX nhằm mục đích tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên từng ngày 
tự học, tự bồi dưỡng để hoàn thiện, để nâng tầm và đáp ứng được nhiệm vụ giảng 
dạy trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, giữa ý tưởng và việc triển khai thực tế còn 
nhiều điều bất cập, nhiều tồn tại làm cho hiệu quả BDTX chưa cao, còn mang tính 
đối phó, còn hình thức. 
Đề tài mà tôi hướng đến nhằm góp phần nhỏ giải quyết những tồn tại, 
những bất cập trong công tác triển khai, đồng thời góp phần to lớn nâng cao chất 
lượng hoàn thành nhiệm vụ BDTX cho giáo viên tại các trường THPT. Với sự coi 
trọng, sự chỉ đạo quyết liệt trong những năm qua, với sự ứng dụng những giải 
pháp của đề tài, đặc biệt là giải pháp đưa BDTX lên hệ thống trực tuyến, trình độ 
nhận thức, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên nhà trường 
được nâng lên đáng kể. Một số thành tích của nhà trường trong những năm qua 
liên quan đến nhiệm vụ BDTX có thể kế đến như: Chất lượng nghiên cứu khoa 
học và đúc kết sáng kiến kinh nghiệm trong những năm qua luôn nằm trong tốp 10 
được Sở Giáo dục biểu dương; Giáo viên hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc 
thi KHKT, sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng cũng được đánh giá cao trong tỉnh, 
giáo viên tham gia các cuộc thi do Bộ phát động đều đạt giải, chất lượng bài thi 
GVDG cấp cụm huyện được nâng lên, hoạt động đổi mới phương pháp dạy học 
trong đơn vị cũng diễn ra sôi nổi, chất lượng dạy học từ đó được nâng lên rõ rệt. 
Tuy nhiên, tùy thuộc mỗi góc độ, mỗi cách nhìn nhận, đánh giá mà sự ghi 
nhận có thể có sự khác nhau. Chúng tôi luôn hy vọng ban nghiệm thu đề tài cùng 
các đồng chí đồng nghiệp nhận xét, góp ý để đề tài ngày một hiệu quả hơn và 
được mọi người xem là một kinh nghiệm hay có thể tham khảo cũng như để hệ 
thống quản lý BDTX trực tuyến được áp dụng nhiều hơn trong các đơn vị. 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 21 
Sự ghi nhận của Ban nghiệm thu đề tài, của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ 
An là điều đáng quý, đáng trân trọng và khích lệ được tinh thần phấn đấu của tôi 
nói riêng, của những người giáo viên nói chung. 
Tôi xin gửi tới ban nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm, các đồng nghiệp đã, 
đang và sẽ góp ý cho bản đề tài này sự trân trọng, lời cảm ơn chân thành nhất. 
Anh Sơn, tháng 4 năm 2019 
NGƯỜI THỰC HIỆN 
Nguyễn Anh Dũng 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 22 
PHẦN 4. PHỤ LỤC 
Hệ thống quản lý công tác thực hiện nhiệm vụ BDTX giáo viên (nay đã tích 
hợp vào hệ thống quản lý học tập chung của đơn vị) tại địa chỉ: 
Hệ thống học trực tuyến của trường THPT Anh Sơn 2: 
Không gian BDTX đã được tích hợp vào hệ thống học trực tuyến: 
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các 
trường trung học phổ thông 
 23 
PHẦN 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng 
thường xuyên cho giáo viên THPT 
2. Hệ thống tài liệu văn bản sử dụng để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, 
nghiệp vụ cho giáo viên 
3. Các tài liệu xây dựng hệ thống học tập trực tuyến 
4. Các tài liệu tập huấn liên quan đến đổi mới công tác quản lý, đổi mới 
phương pháp dạy học 
5. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa 
XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và các văn bản chỉ đạo cấp 
trên 
6. Các tài liệu về phương pháp dạy học tiến bộ, các tài liệu về tâm lý học sư 
phạm và tâm lý học lứa tuổi 
7. Một số kinh nghiệm và ý kiến của đồng nghiệp các trường THPT trên địa 
bàn và các vùng phụ cận 
8. Thông tin trên mạng internet. 

File đính kèm:

  • pdfvideo_79.pdf
Sáng Kiến Liên Quan