Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ, là nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Đối với trẻ mầm non cô giáo phải là người vừa dạy, vừa dỗ, vừa là người mẹ chăm sóc vừa là bạn cùng chơi với trẻ, để từ đó mới có những biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng trẻ mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ, để từ đó mới có những biện pháp giáo dục thích hợp với từng đối tượng trẻ mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.

Thông tư số 09/2015/TT-BGDĐT ngày 14/5/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30/12/2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định rõ nhiệm vụ của giáo viên mầm non: Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; Gương mẫu, thương yêu trẻ em, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

 

doc32 trang | Chia sẻ: duongthao25 | Ngày: 08/10/2022 | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm giải pháp Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực giao tiếp, ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII)
Cùng với công tác giáo dục, Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) đây là giải pháp tác động trực tiếp đến nhận thức, định hướng nghề nghiệp của mỗi giáo viên trước diễn biến phức tạp của đời sống xã hội. Bởi vậy triển khai thực hiện nghiêm túc hai nội dung về công tác xây dựng Đảng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên và bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho đội ngũ nhà giáo là vô cùng cần thiết.
Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thực hiện một cách toàn diện, song có trọng tâm, trọng điểm, sát với đội ngũ nhà giáo. Nhà trường cần quán triệt, cụ thể hóa để họ nắm vững tư tưởng của Bác về đạo đức nhà giáo, đã là nhà giáo là phải yêu người, yêu nghề, yêu trường, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo. Bởi vậy, "Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên phải thật yêu nghề của mình". Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, mỗi cán bộ, giáo viên phải xây dựng kế hoạch phấn đấu, đề ra nội dung, biện pháp cụ thể, phù hợp làm cơ sở để điều chỉnh hành vi, xác định ý chí quyết tâm, nhất là trong những tình huống khó khăn, phức tạp, chi phối đến tình cảm, lòng yêu nghề của đội ngũ nhà giáo. Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ nhà giáo phấn đấu, rèn luyện "mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và tự sáng tạo"; lấy nhân tố tích cực để đẩy lùi tiêu cực, tạo điển hình tiên tiến, gương "người tốt, việc tốt" trong rèn luyện phẩm chất đạo đức nhà giáo theo tấm gương đạo đức của Bác.
3.7. Tổ chức đánh giá, động viên khen thưởng kịp thời những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, mẫu mực, có thành tích trong chăm sóc giảng dạy.
Việc kiểm tra, đánh giá tình hình rèn luyện đạo đức nhà giáo của giáo viên có ý nghĩa rất lớn vì nó giúp các lực lượng quản lý giáo dục thu được các thông tin phản hồi về nhiều vấn đề, trong đó có đạo đức của giáo viên, điển hình là những giáo viên mới vào nghề. Việc kiểm tra, đánh giá có tác dụng ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường tác động đến hình thành nhân cách của người giáo viên. Ngoài việc thực hiện đúng những quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành về kiểm tra, đánh giá đạo đức nghề nghiệp của nghề dạy học thì nhà trường cần xây dựng ra những quy định riêng, thích hợp với những điều kiện thực tế của nhà trường.
Việc khen thưởng và trách phạt cũng có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên. Nó có thể khuyến khích, động viên những giáo viên có tinh thần cao trong nghiên cứu và giảng dạy và có thể tự xử lý những hành vi, vi phạm đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Do đó, nó có thể được xem là một biện pháp hữu hiệu trong công tác nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên.
Trong nền kinh tế thị trường, khen thưởng và trách phạt cần chú ý đến những biểu hiện tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Cần đưa ra những nội dung tích cực (Tính năng động, sáng tạo, cống hiến) của nền kinh tế thị trường vào các nội dung khen thưởng. Đồng thời cũng có những mức độ trách phạt nghiêm khắc với những biểu hiện tiêu cực.
Biện pháp này có tác động đến hành lang pháp lý cho việc kiểm tra, đánh giá khuyến khích giáo viên tự kiểm tra, tự đánh giá về nhân cách nghề nghiệp của mình trên cơ sở những quy chế đã ban hành. Xây dựng và thực hiện qui chế khen thưởng và trách phạt rõ ràng hợp lý có tác dụng răn đe đối với giáo viên. Từ đó, góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên.
Tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời ngay cho các cá nhân, tập thể có những thành tích cao trong các Hội thi, hội giảng, các phong trào thi đua, đặc biệt những tấm gương tiên tiến điển hình được tập thể nhà trường hay phụ huynh tôn vinh, đề xuất. Đây là động lực để bản thân người giáo viên đó tích cực phấn đấu hơn nữa, cũng là để lan tỏa những tấm gương sáng tới các đồng nghiệp khác học tập và noi theo. (Hình ảnh 5)
Để thực hiện tốt biện pháp này, ngoài việc xây dựng những quy chế do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành, mà tôi còn phải căn cứ vào những điều kiện thực tiễn của nhà trường để đưa ra những quy định riêng cho phù hợp.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
Nhờ áp dụng những biện pháp trên mà trong năm học qua đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến, có đạo đức nghề nghiệp cao, có cách ứng xử văn hóa, có tinh thần xây dựng tập thể. Đặc biệt tôi thấy đội ngũ giáo viên thực sự gắn bó với nghề, yêu trường, yêu lớp như yêu nhà của mình. Yêu thương chăm sóc học sinh, giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều giáo viên đã chịu khó tham gia vào các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn, một số giáo viên đã biết vận dụng sáng tạo linh hoạt trong các tiết dạy, hoạt động, biết đổi mới phương pháp giảng dạy, đa số giáo viên được bồi dưỡng trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ qua các đợt chuyên đề, học chính trị. Trong năm học qua không có giáo viên nào vi phạm quy chế chuyên môn, đạo đức nhà giáo, thực hiện ứng xử có văn hóa với học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.
* Đối với Ban giám hiệu:
Kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong trường góp phần xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc, đưa chất lượng nhà trường ngày một đi lên.
Tạo nên phong trào thi đua lành mạnh, rộng khắp; nội bộ đoàn kết, biết chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
* Đối với giáo viên:
- Nhận thức của giáo viên về thực hiện giao tiếp ứng xử, đạo đức nhà giáo:
Tốt ( %)
Khá (%)
TB (%)
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
82
96
11
4
7
0
- Đánh giá của giáo viên về thực hiện giao tiếp ứng xử, đạo đức trong nhà trường: 
Tốt ( %)
Khá (%)
TB (%)
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
Đầu năm
Cuối năm
79
93
14
7
7
0
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh yên tâm khi gửi con em đến trường, ủng hộ và đồng tình với các quy chế, nội quy của nhà trường đề ra. 
Trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên cởi mở, gần gũi hơn nhiều. Phụ huynh cũng mạnh dạn đóng góp ý kiến nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục giữa gia đình và nhà trường. 
 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay được xem như một thông điệp góp phần giảm thiểu, tiến tới chấm dứt hiện tượng nhà giáo trong ngành có những hành vi ứng xử không phù hợp, vi phạm đạo đức nhà giáo. Giúp các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo thay đổi tư duy để hướng tới môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện với giá trị cốt lõi; yêu thương, an toàn và tôn trọng, bao dung, độ lượng, sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của học sinh, sinh viên và đồng nghiệp; tận tuỵ với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế giáo dục, quy định của nhà trường đáp ứng với yêu cầu thực tế của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng. Đặc biệt với bậc học mầm non, cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ, là người luôn làm gương để trẻ bắt chước, học theo mọi hành vi, ứng xử. của cô và trẻ đặt trọn sự tin tưởng, tình yêu thương vào cô giáo. Qua một thời gian nghiên cứu về lí luận và thực tiễn, thực hiện một số biện pháp trong nhà trường để nâng cao năng lực giao tiếp ứng xử, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên, tôi rút ra một số kết luận về công tác này như sau:
Người quản lí phải có nhận thức đúng, có phương pháp quản lí tốt, thường xuyên quan tâm giáo dục, nhắc nhở phê bình cán bộ giáo viên cấp dưới từ những khuyết điểm nhỏ với tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp để giáo viên sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, những sai lầm thì sẽ hạn chế những hành vi vi phạm quy chế dạy học cũng như vi phạm đạo đức của giáo viên
Ban giám hiệu chủ động trong việc phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể như: Ban chấp hành Công đoàn, ban chấp hành chi đoàn, ban đại diện cha mẹ học sinh ở trong nhà trường để không ngừng giáo dục, tổ chức triển khai thực hiện đến việc kiểm tra, giám sát, tăng cường quy chế dân chủ ở trường học. Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tấm lòng nhân ái, về tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thường xuyên trau dồi để học tập để nâng cao hiểu biết về kiến thức pháp luật.
Người cán bộ quản lí luôn gương mẫu, quyết tâm thực hiện nâng cao đạo đức nhà giáo, năng lực giao tiếp ứng xử sư phạm một cách thực chất không thực hiện theo kiểu phong trào, hình thức, đối phó với cấp trên thì sẽ có nhiều kết quả khả quan. Nếu bản thân người lãnh đạo “sống, chiến đấu và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”, không chạy theo thành tích, không tiêu cực, không vi phạm đạo đức và kiên quyết loại trừ các tiêu cực, các hành vi phi văn hóa, phi giáo dục trong trường mình quản lí thì cũng chính là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp và học sinh noi theo.
Hiện nay, vấn đề đạo đức nhà giáo đang phải đối diện với nhiều thách thức; một số biểu hiện lệch lạc, bất cập, làm suy giảm truyền thống đó đang nảy sinh và ảnh hưởng tiêu cực đến danh dự, uy tín của người thầy. Vì thế, việc chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức nhà giáo càng trở nên cấp thiết; đây không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài, đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên, liên tục.
Để làm tốt sứ mệnh trồng người của mình, chúng ta phải không ngừng tu luyện đạo đức, trau dồi vốn tri thức và hơn hết là nuôi dưỡng trái tim nhiệt huyết với nghề, để trở thành người thầy biết lấy nhân cách để giáo dục nhân cách, lấy trái tim để nuôi dưỡng tâm hồn, để sống đẹp, sống mẫu mực cho mình, cho học sinh và cho toàn xã hội.
2. Khuyến nghị, đề xuất
2.1. Đối với UBND Huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại nhà trường.
Phối hợp với các tổ chức, ban ngành có liên quan tăng cường mở các lớp bồi dưỡng chính trị, giáo dục tư tưởng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Tổ chức các hoạt động hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo, kỹ năng ứng xử sư phạm để cán bộ quản lý, giáo viên các trường tham dự, học tập. Làm tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo quy hoạch đội ngũ giáo viên cốt cán các trường.
2.2. Đối với cán bộ quản lý nhà trường
Nhà trường cần tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng, kiến tập, tập huấn...để nâng cao kiến thức, trình độ, kinh nghiệm cho bản thân nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách khoa học, sáng tạo, hiệu quả
Hiệu trưởng, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá việc giữ gìn đạo đức nhà giáo của mỗi cán bộ, giáo viên. Qua đó nắm bắt tình hình, phát hiện, xử lí kịp thời, hợp tình hợp lí các giáo viên vi phạm; đồng thời tuyên dương những gương giáo viên điển hình, giáo viên tận tụy, tâm huyết với nghề, tuyên dương, khen thưởng trước tập thể toàn trường, đề nghị cấp trên tuyên dương hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2.2. Đối với giáo viên
Mỗi giáo viên phải học thường xuyên học tập suốt đời, trau dồi đạo đức nhà giáo và năng lực giao tiếp ứng xử sư phạm để đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác chăm sóc giáo dục học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (1991), Giáo trình đạo đức học, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định đạo đức nhà giáo, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Điều lệ trường mầm non.
Ngô Công Hoàn (1997), Giao tiếp và ứng xử sư phạm ĐHSP -ĐHQG Hà Nội.
Lê Thị Bằng - Hải Vang ( 1997), Tâm lý học ứng xử , NXB GD
Ngô Văn Hà (2007), Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức của người thầy giáo, Tạp chí Giáo dục, số 177.
Lê Thành Lập (2005), Đạo đức nghề nghiệp, số 6 trang 49-53. Tạp chí giáo dục.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA
Để giúp chúng tôi nghiên cứu về vấn đề năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non có được những đánh giá đúng đắn, từ đó đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:
I. Thông tin chung
Họ và tên: ..............................................................................Tuổi: .........................
Trình độ chuyên môn: ... ...... ....... ...... ...... ...... ....... ...... ...... ...... ...... ....... ...... 
Số năm công tác trong ngành: ...............................................................................
II. Nội dung điều tra
Câu 1: Theo đồng chí những phẩm chất đạo đức mà người giáo viên mầm non phải có ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp).
TT
Nội dung
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
Không quan trọng
Không có ý kiến
1
Nhận thức tư tưởng chính trị tốt, thực hiện trách nhiệm của một công dân. Chấp hành tốt pháp luật, chính sách của Đảng và nhà nước, quy định của ngành, của trường.
2
Có lối sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu.
3
Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
4
Yêu nghề, tinh thần lao động nghiêm túc, chuyên nghiệp, có ý thức học hỏi, lắng nghe ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, luôn sẵn sàng giúp đỡ, có ý thức cộng tác với đồng nghiệp
5
Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp
6
Luôn yêu thương, chăm sóc, giáo dục học sinh, tôn trong nhân cách
của học sinh, bình đẳng trong đối
xử với trẻ
7
Luôn là tấm gương sáng mẫu mực về đạo đức, lối sống trong gia đình và xã hội.
8
Luôn có thái độ tôn trọng, có ý thức học hỏi, lắng nghe ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, luôn sẵn sàng giúp đỡ, có ý thức cộng tác với đồng nghiệp
9
Luôn thẳng thắn, trung thực, có ý thực phê bình và tự phê bình
10
Có ý thức tôn trọng mọi người trong xã hội, có tinh thần giúp đỡ cộng đồng nhân dân.
11
Nghiêm khắc với bản thân, có lòng tự trọng, biết điều chỉnh bản thân cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội và chuẩn mực nghề nghiệp.
Câu 2: Theo đồng chí những năng lực ứng xử mà người giáo viên mầm non phải có ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp).
TT
Nội dung
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
Không quan trọng
Không có ý kiến
1
Tạo mọi điều kiện tốt nhất để trẻ được học tập và vui chơi
Khi trẻ hoạt động để trẻ được lựa chọn theo ý thích, nhu cầu của bản thân để được phát huy khả năng của trẻ, không áp đặt trẻ.
2
Cần tôn trọng học sinh, luôn lắng nghe những ý kiến mong muốn của trẻ, giải đáp tất cả các mong muốn của trẻ.
3
Trong mọi tình huống, giáo viên bình tĩnh để xử lý một cách khéo léo, phù hợp với từng trẻ,
4
Luôn động viên khuyến khích trẻ khi trẻ hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao
5
Giáo viên phải đối xử công bằng với tất cả học sinh trong lớp
6
Khi trẻ mắc lỗi phải dùng lời nói khéo léo tránh làm tổn thương trẻ và giúp trẻ nhận ra lỗi sai để sửa chữa và ngoan ngoãn hợp tác với cô giáo
7
Giữ mối giao tiếp tốt với phụ huynh, chia sẻ với phụ huynh về nội dung, biện pháp giáo dục của mình. từ đó có các phối hợp tốt giữa cô giáo và phụ huynh trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
8
Giao tiếp tốt với đồng nghiệp, chia se những khó khăn và thành công trong công việc.
Câu 3: Theo đồng chí để hình thành những phẩm chất đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm của giáo viên mầm non cần phải tiến hành ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào phương án lựa chọn)
TT
Nội dung
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Ít quan trọng
Không quan trọng
Không có ý kiến
1
Giáo dục lòng yêu nghề.
2
Giáo dục lòng yêu thương học sinh, tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu
3
Giáo dục ý thức học tập, trau dồi chuyên môn
4
Giáo dục ý thức rèn luyện nghiệp vụ
5
Giáo dục lòng vị tha, nhân ái
6
Giáo dục tác phong mẫu mực, mô phạm
7
Giáo dục phẩm chất khiêm tốn, lịch sự, giản dị
8
Giáo dục ý thức tự rèn luyện, tự bồi dưỡng
9
Giáo dục ý thức phối hợp với đồng nghiệp trong công việc
Câu 4: Đồng chí hãy cho biết ý kiến đánh giá của mình về việc thực hiện giao tiếp ứng xử, đạo đức nhà giáo trong nhà trường hiện nay ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào mức độ lựa chọn).
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
1
Nhận thức tư tưởng chính trị tốt, thực hiện trách nhiệm của một công dân. Chấp hành tốt pháp luật, chính sách của Đảng và nhà nước, quy định của ngành, của trường.
2
Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3
Yêu nghề, tinh thần lao động nghiêm túc, chuyên nghiệp, có ý thức học hỏi, lắng nghe ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, luôn sẵn sàng giúp đỡ, có ý thức cộng tác với đồng nghiệp
4
Yêu thương, chăm sóc, giáo dục trẻ, tôn trong nhân cách của trẻ, bình đẳng trong đối xử với trẻ, gương mẫu trong từng hành vi, lời nói.
5
Giữ mối giao tiếp tốt với phụ huynh, chia sẻ với phụ huynh về nội dung, biện pháp giáo dục của mình, từ đó có các phối hợp tốt giữa cô giáo và phụ huynh trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
PHIẾU ĐIỀU TRA
Sau khi thực hiện một số biện pháp để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non tại nhà trường xin đồng chí cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:
I.Thông tin chung
Họ và tên: ..................................................................... Tuổi: .......................................
Trình độ chuyên môn: ... ...... ....... ...... ...... ...... ....... ...... ...... ...... ...... ....... ...... ...... 
Số năm công tác trong ngành: ................................................................................
II.Nội dung điều tra
Câu 1: Sau một thời gian thực hiện một số biện pháp để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong trường mầm non tại nhà trường, đồng suy nghĩ như thế nào về nghề dạy học ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào phương án lựa chọn).
TT
Nội dung
Đánh giá
Rất đúng
Đúng
Không đúng lắm
Ít đúng
Không có ý kiến
1
Yêu nghề hơn.
2
Hạnh phúc với công việc của mình
3
Dạy học là nghề cao quý.
4
Dạy học là nghề vất vả
5
Dạy học là một công việc đòi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và sáng tạo
6
Dạy học là một công việc là một công việc buồn chán
7
Không yêu nghề và cũng không coi thường nghề dạy học
Câu 2: Đồng chí hãy cho biết ý kiến đánh giá của mình về việc thực hiện giao tiếp ứng xử, đạo đức nhà giáo trong nhà trường hiện nay ( Cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu X vào mức độ lựa chọn).
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
1
Nhận thức tư tưởng chính trị tốt, thực hiện trách nhiệm của một công dân. Chấp hành tốt pháp luật, chính sách của Đảng và nhà nước, quy định của ngành, của trường.
2
Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
3
Yêu nghề, tinh thần lao động nghiêm túc, chuyên nghiệp, có ý thức học hỏi, lắng nghe ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, luôn sẵn sàng giúp đỡ, có ý thức cộng tác với đồng nghiệp
4
Yêu thương, chăm sóc, giáo dục trẻ, tôn trong nhân cách của trẻ, bình đẳng trong đối xử với trẻ, gương mẫu trong từng hành vi, lời nói.
5
Giữ mối giao tiếp tốt với phụ huynh, chia sẻ với phụ huynh về nội dung, biện pháp giáo dục của mình, từ đó có các phối hợp tốt giữa cô giáo và phụ huynh trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Các hình ảnh minh họa
Hình ảnh 1: Tuyên truyền, triển khai các quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo trong Hội nghị
Hình ảnh 2: Tặng quà tết cho giáo viên có hoàn cảnh khó khăn
Hình ảnh 3: Tiết dạy lấy trẻ làm trung tâm
Hình ảnh 4: Tổ chức hội thi đồng diễn thể dục và thi nấu ăn giữa các khối
Hình ảnh 5.1: Trao giải hội thi dân vũ cho CBGVNV kỉ niệm 20/10
Hình ảnh 5.2: khen thưởng giáo viên giỏi cấp huyện

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_mot_so_bien_phap_quan_ly_chi.doc
Sáng Kiến Liên Quan